main billboard

Món ăn chay càng lúc càng phổ biến tại Little Saigon, nơi có rất nhiều nhà hàng chọn bán món ăn chay vì nhiều lí do.


monchay bunkiem
Món bún kiểm ở nhà hàng chay Hoa Nguyên (Hình: Titi Mary Trần)

WESTMINSTER, California (NV) – Ông Tôn Duy Anh, 51 tuổi, nếm thử đồ chay lần đầu trong ngày giỗ tổ tiên tại Huế. Ông rất ngạc nhiên vì những món ăn không có thịt cá lại rất ngon miệng.

“Trời, sao ngon quá vậy?” Ông Duy Anh nghĩ. Gia đình, khách khứa và bạn bè ông cũng nghĩ như vậy.

Bây giờ, nhiều năm sau lần nếm thử đó, ông Tôn và gia đình làm chủ ba nhà hàng ở Little Saigon: Quán Hỷ, Quán Hợp, và Hoa Nguyên. Quán Hợp chuyên các món ăn miền Bắc. Quán Hỷ chuyên các món ăn miền trung. Hoa Nguyên thì chuyên các món chay kiểu Huế.

Món ăn chay càng lúc càng phổ biến tại Little Saigon, nơi có rất nhiều nhà hàng chọn bán món ăn chay vì nhiều lí do.

Ăn chay vì lý do tôn giáo

Ăn chay và tôn giáo có sự liên quan gián tiếp với nhau, mặc dù không phải người ăn chay nào cũng theo Phật giáo, nhiều người Việt và người Mỹ gốc Việt cho rằng tín ngưỡng là lí do mà họ ăn chay.

Xuất thân trong một gia đình gốc Huế, ông Tôn cho biết, “Huế là thành phố có nhiều đền chùa nhất Việt Nam. Người dân xây rất nhiều đền chùa để thờ vị vua cuối cùng của Việt Nam cho nên vùng này có rất nhiều các món ăn chay.”

Bí mật trong việc mở quán chay của ông Tôn là gì? Là mẹ của ông.

“Bà từng nấu cho các môn đồ của thiền sư Thích Nhất Hạnh khi ông đến Hoa Kỳ để giảng những năm 92, 93,” ông kể. Cả gia đình nấu món chay cho từ 50 đến 100 người mỗi lần họ tập họp.

“Ai cũng khen ngon và kêu chúng tôi mở quán, nhưng lúc đó chưa có nhu cầu cho món chay nhiều, nên chúng tôi mở Quán Hỷ bán món mặn,” ông Tôn nhớ lại khởi điểm kinh doanh nhà hàng của gia đình từ năm 1998.

Ông Tôn mở nhà hàng chay như một cách để tưởng nhớ tổ tiên và bảo tồn văn hóa Việt Nam.

“Tôi muốn nấu món chay ngon như món mặn,” ông nói. “Tôi nghĩ nhờ thờ phụng tổ tiên mà gia đình biết các món ăn chay.”

“Văn hóa Việt là thờ cúng tổ tiên – qua cầu nguyện và cúng thức ăn – và đó là văn hóa bản địa.”

Khi Phật giáo hòa nhập với văn hóa bản xứ ở quê ông, ông nói, người dân tin rằng “khi tâm hồn được khai sáng thì thức ăn tốt nhất là đồ chay.”

Bồ Đề Tịnh Tâm Chay cũng là một nhà hàng chay mà chủ nhân có quá trình nấu ăn cho nhiều người. Nhà hàng này do bà Quảng Ngọc cùng con gái Sammy Trần làm chủ. Từ năm 2009, Bồ Đề Tịnh Tâm Chay đã nấu hơn 180 món mà không hề có nguyên liệu từ động vật.

monchay banhquaivac
Bánh quai vạc chay ở nhà hàng Hoa Nguyên (Hình: Titi Mary Trần)

“Truyền thống trong nhà thôi. Cha mẹ tôi từng nấu ăn cho đám tiệc,” bà Quảng Ngoc chia sẻ. “Tôi chưa bao giờ đi học trường nấu ăn, nhưng dì tôi có đi. Bà dạy các lớp nấu ăn ở Việt Nam, rồi cứ vậy, nấu ăn như thấm vào máu tôi. Như bây giờ, nhà hàng Bồ Đề Tịnh Tâm Chay ở Sài Gòn cũng do cháu tôi làm chủ.”

Khác với ông Tôn, bà Quảng Ngọc mở nhà hàng chay vì được con gái động viên. Bà từng là đầu bếp tình nguyện tại chùa Bát Nhã ở Little Saigon, và đã nắm bắt được cách làm chủ nhà hàng vì đã theo học gia đình từ lâu. Là một tín đồ sốt sắng của Phật giáo, bà Quảng Ngọc rất tin vào sự tạo ra nghiệp chướng tốt. Điều đó dẫn đến việc bà đồng ý giúp làm nhà hàng với con gái.

Ăn chay vì lý do sức khỏe

Trong khi ông Tôn, tốt nghiệp trường ẩm thực Le Cordon Bleu, nói rằng ông muốn nấu “các món chay ngon nhất,” bà Quảng Ngọc thì muốn truyền nghiệp chướng tốt, thì với bà Liêu Tú Anh, 54 tuổi, chủ quán chay Long Hoa, và Mai Nguyễn, chủ các nhà hàng chay Âu Lạc, việc mở quán chay là vì lí do sức khỏe.

“Tôi ăn chay 21 năm rồi, sức khỏe tôi rất tốt,” bà Liêu nói. “Từ đầu đến chân, tôi thấy mình đầy sinh lực và phấn khởi. Tôi muốn truyền thói quen ăn chay và đã cầu nguyện để mình mở được một quán chay.”

Tuy nhiên, bà Liêu phải đối mặt và vượt qua thực tế khó khăn của việc làm chủ một nhà hàng.

“Tôi làm chủ nhà hàng này được ba năm rồi,” bà nói. “Hai năm đầu rất khó khăn. Tôi nợ ngân hàng gần cả trăm ngàn, giờ vẫn chưa trả hết.”

Bà nói rằng chồng bà muốn bán nhà hàng đi vì đang thua lỗ tiền bạc. Nhưng vì sợ rằng chủ mới sẽ biến nơi này thành quán bán các món thịt, nên bà vẫn ráng cầm cự. Chồng và con gái bà quyết định giúp bà với nhà hàng, và kinh doanh bắt đầu khá hơn, bà nói.

Solongo McGarbey, 24 tuổi, một người ăn chay thuần và ăn sống định cư ở Fountain Valley, Calif., lớn lên ở Mông Cổ, cho biết, “Tôi ăn thịt từ nhỏ. Sau khi trở thành người ăn chay, tôi trở nên nhạy cảm với động vật hơn,”

Cô kể, “Lúc trước, tôi không quan tâm nhiều về chuyện người khác ăn thịt. Tôi chỉ nói ‘Ồ, họ ăn thịt, còn mình thì không ăn thịt… Nhưng bây giờ thì tôi thấy lạnh người mỗi khi tới cái nhà hàng có món thịt. Tôi không còn cảm thấy thoải mái nữa.”
Thức ăn chay ở Little Saigon: Không thường chút nào!
Bún sả Huế ở nhà hàng Hoa Nguyên (Hinh: Titi Mary Trần)

Từ lúc 14 tuổi, McGarbey là người đầu tiên trong gia đình cô bắt đầu ăn chay. Cô đã thuyết phục được mẹ và các anh em trong nhà ăn chay, nhưng cha cô vẫn còn ăn thịt.

“Động vật chịu rất nhiều đau đớn khi chúng chết, và khi chúng ta ăn nó, chúng ta sẽ trở thành động vật,” McGarbey nói về lý do chuyển qua ăn chay của cô.

“Nếu chúng ta muốn tránh xa điều đó, những năng lượng xấu và các điều tiêu cực, chúng ta sẽ trở nên thương yêu và cảm thông với các sinh vật sống trên trái đất hơn,” cô nói.