Điển Tích Truyện Kiều Print
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Ba, 01 Tháng 6 Năm 2010 14:11
Hàng năm phải cung cho thần rắn một người con gái đồng trinh thì dân mới yên ổn làm ăn...

 1. Ả Lý

Dâng thư đã thẹn nàng Oanh
Lại thua ả Lý bán mình hay sao ?

Sách "Sưu Thần ký" có chuyện nàng Lý Ký:

Thời Hán Vũ Đế, ở quận Mân Trung đất Đông Việt., trong một cái hang sâu có con rắn khổng lồ; dân chúng trong vùng rất kinh hãi, gọi là thần rắn. Hàng năm phải cung cho thần rắn một người con gái đồng trinh thì dân mới yên ổn làm ăn. Nhưng dần cũng hết, tìm đâu ra con gái.

Bấy giờ ở huyện Tương Lạc, có nàng Lý Ký, nhà nghèo xơ xác, cả cha mẹ đều bệnh năng không tiền thuốc thang. Nàng Lý đã trốn cha mẹ, đến cửa quan tự nguyện bán mình nộp mạng cho rắn, rồi nhờ chuyển tiền về cho cha mẹ.

Nàng xin quan lệnh ban cho một cây gươm bén và một con chó dữ. Vào bên trong hang, nàng thả chó dữ ra chiến đấu với rắn, và dùng gươm chém rắn từng khúc.

Dư Thiện là cháu lâu đời của Việt Câu Tiễn được Hán Vũ Đế phong vương ở đất Đông Việt. Biết được chuyện người con gái hiếu thảo, can trường, Đông Việt vương đã đón ả Lý về làm vợ.
 
2. Ả Tạ

Khen tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban, Ả Tạ cũng đâu thế này.

Ả Tạ là Tạ Đào Uẩn, con gái quan Thái úy Tạ Công đời nhà Tấn, có nhan sắc tuyệt trần lại thông minh nhất mực. thơ phú hay lừng tiếng.

Trong cùng một vùng, có họ Vương cũng dòng giỏi gia phong, con cháu cũng thuộc vào bậc vọng tộc. Họ Tạ và họ Vương bắt thông gia với nhau, con trai con gái hai họ chỉ kết duyên vói nhau, không lấy người ngoài họ.

Khi Tạ Đào Uẩn đến tuổi cập kê, Tào Công nhờ em la Tạ An sang hà họ Vương kén rể. Được tin, tất cả nho sinh nhà họ Vương người nào cũng áo quần tươm tất, ăn nói đoan trang, muốn phô diễn mình là bậc tài hoa thế phiệt. Tạ An hồi giờ để ý từng người nhưng chưa để mắt người đàn ông nào. Một hôm, Tạ An qui tụ các nho sinh họ Vương lại để thử tài đối đáp văn chương. Mọi người đang thi thố tài năng thì Tạ An nhìn thấy về phía đông, một chàng trai tuấn tú, mặc áo để trật bụng ra ngoài, đang nằm vắt vẻo chân chữ ngũ trên giường. Tạ An hỏi dò:

- Công tử nằm ở giường phía đông tên là gì vậy?
- Chàng tên là Vương Ngưng Chi, tự Vương Hưu Quân có tiếng ham học, thông minh.

Tạ An ưng ý, về báo với Tạ Công. Quan Thái úy vỗ tay:
- Người đó mới là rể tốt của ta đó.

Vài hôm sau, Tạ Công gọi Vương Ngưng Chi đến, gả nàng Tạ Đào Uẩn. Chàng trai lơ đãng chuyện kết duyên rước nàng dâu tài sắc về rồi, thuờng ngày hay ra bờ sông Lan Chữ (tỉnh Triét Giang) ngâm vịnh, viết thư pháp, nét chữ tuyệt đẹp, người đời sau gọi là Thiếp Lan Đình. Trong Kiều còn có câu:

Khen rằng bút pháp đã tinh
So vào với Thiếp Lan Đình nào thua.

Chàng trai tuấn tú thông minh nằm vắt chân chữ ngũ trên giường phiá đông (đông sàng) mà lại được vợ đẹp. Người đời sau dùng điển tích Đông sàng là ý muốn nói chàng rể quí, xứng đôi với gái thuyền quyên.

3. Ba Đào

Gặp cơn bình địa ba đào
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em.

Các văn nhân xưa có câu đối:
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách.
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.

Gió mưa không có then khóa mà giữ được khách.
Nhan sắc không phải sóng lớn mà dìm chết người.

Điển tích "Ba đào"- sóng lớn - trong sách Dị Văn lục: Triều Huệ Đế đời nhà Minh, tại huyện Tề Hàng, tỉnh Sơn Nam, có hai vợ chồng Trần Hoá Chiêu, Lương Tiểu Ngạ Tiểu Nga là con một gia đình thúc nho lễ giáo, nổi tiếng là một trang quốc sắc thiên hương; thuở nhỏ được cha mẹ cho theo đòi bút nghiên, mười hai tuổi đã biết làm thơ phú, đọc thông các sách thánh hiền. Hoá Chiêu là học trò của cha Tiểu Nga; cậu học trò nghèo, mồ côi cha, thông minh, ham học, mặt mày khôi ngô, được thầy thương, gả con gái và cho ở rể. Sống chung với nhau được ba năm, thì bố mẹ vơ, lần lượt qua đời, để lại cho vợ chồng một căn phố và ít vốn liéng để mở một tiệm tạp hóa.

Đời sống cũng được êm đềm. Trong vùng, các văn nhân thỉnh thoảng đến mua hàng và cùng vợ chồng Trần Hóa Chiêu xướng họa ngâm thơ. Cũng không ít khách lai vãng thường xuyên đến đó vờ vĩnh mua hàng, để được dịp chiêm ngưỡng dung nhan Tiểu Nga; có phú hộ Trát Hiếu Sắc cũng thuộc loại khách này.

Nhưng không như những mối tình câm kia, đến nhìn để rồi thầm yêu trộm nhớ, Hiiếu Sắc đã manh tâm chiếm hữu người đàn ba này cho được. Phú hộ tìm hiểu, biết vợ chồng vì ham thích thơ văn , nên buông lỏng chuyện mua bán, vốn liếng cụt dần. Phú hộ ra tay hào hiệp, cho mượn vàng bạc để gầy dựng lại. Ngại ngùng lần đầu, nhưng rồi tiếp những lần sau, Hoá Chiêu cầm vàng bạc mượn đi buôn bán xa, chuyến nào cũng lời khẫm. Lần nào, vợ chồng cũng nài nỉ hoàn lại vốn và trả lời, nhưng Hiếu Săc đều từ chối lấy lãi.

Cứ vậy, hai năm họ trở thành bạn thâm giao. Hiếu Sắc luôn tỏ ra mình là người đàng hoàng, nghiêm túc, không bao giờ đến nhà bạn trong lúc vắng mặt Hoá Chiêu; những lúc tiếp chuyện với Lương Tiểu Nga, luôn luôn giữ thái độ đứng đắn. Vợ chồng Hoá Chiêu vui mừng có được người bạn hiền, hào phóng. Khi tự xét lý lịch "nằm vùng" của mình đã đến lúc kết nạp được, Hiếu Sắc đề nghị chung vốn làm ăn lớn. Vợ chồng Hóa Chiêu hoàn toàn tin tưởng, hớn hở nhận lời ngay.

Việc buôn bán phất lên nhanh, nhưng Hiếu Sắc vẫn cương quyết không bao giờ nhận chia lãi, nại lý do để giúp vợ chồng bạn.

Một lần, Hiếu Sắc bàn với Hóa Chiêu phải đi buôn một chuyến lớn ở Hàng Châu xa xôi và thuê thuyền xong, cả hai cùng lên đường. Ròng rã cả tháng trời thuyền mới đến Hàng Châu vào một đêm trăng thanh gió mát. Hai người đem rượu ra mũi thuyền đối ẩm tâm sự Hoá Chiêu, tình thật, ngâm một câu thơ, lại ngậm một chén rượu ; Hiếu Sắc thì cứ làm động tác giả, hắt rượu qua vai. Quá nửa đêm, Hoá Chiêu rụng, người mềm nhũn. Lúc bấy giờđám gia nhân dưới thuyền cũng đã ngủ saỵ Hiếu Sắc lôi Hóa Chiêu, xô xuống sông. Đôi ba lần Hoá Chiêu ngoai ngóp trồi đầu lên, Hiếu Sắc lại dùng sào dìm xuống cho đến khi mặt nước không còn sủi bọt nữa.

Không cần phải buôn bán chi, Hiếu Sắc cho thuyền quay về Tề Hàng ngay. Mẹ Hoá Chiêu và Tiểu Nga đau lòng với nỗi bất hạnh, nhưng vần cảm kích Hiếu Sắc đã bỏ cả chuyến hàng lớn để vội vàng trở về báo hung tin.

Rồi sau đó, đều đều, Hiếu Sắc lui tới thăm viếng và cấp dưỡng cho mẹ Hoá Chiêu và cô vợ góa trẻ. Và lần nào nước mắt phú hộ hào phóng cũng đầm đìa.

Người đời càng nể trọng hơn khi thấy Hiếu Sắc ân cần chăm sóc mẹ của Hoá Chiêu chu đáo hơn vợ bạn, khiến mẹ già cũng có phần đăm chiêu\

Ba năm sau, mãn tang. Hiếu Sắc cho người đến thưa chuyện với mẹ Hóa Chiêu xin cưới Tiểu Nga lam vợ. Bà mẹ đã đăm chiêu nhiều, nên thuận tình ngay, khuyên nhủ con dâu nên bước thêm bước nữa.

Lương Tiểu Nga vốn là gái hiền thục, vẫn còn thương yêu người chồng vắn số, nhưng vẫn phải vâng lời mẹ chồng, tái giá.

Cưới được Lương Tiểu Nga rồi, Hiếu Sắc vẫn một mực chăm sóc mẹ Hoá Chiêu; bà cũng an lòng nghĩ rằng con dâu mình có được bóng mát cho cuộc đời còn lại.

Vợ chồng ăn ở vơi nhau được mười năm, sinh được hai mụn con. Đời sống an nhàn. Một đêm trăng vào hạ, vợ chồng ra ngồi hóng mát bên ao sen. Hiếu Sắc nhấm rượu, và ngấm rượu; Đương lúc đó, có con ếch nhảy lên một lá sen. Tiểu Nga đưa cây sào thọc cho con ếch nhảy đi. Sào thọc xuống thì con ếch lặn, cất sào lên, nó lại trồi lên. Tiểu Nga phải thọc vào con ếch mấy lần nữa, nó mới chịu lặn chìm mất.

Bất giác, Hiếu Sắc buột miệng ngâm:

"Hồi ức thập tam niên tiền sự
Huyên tợ hà mô lục thủy thờị.
Nhớ chuyện mươi ba năm trước đây
Mường tượng ngày nay ếch ngóp ngoai

Nghe lời thơ lạ, Tiểu Nga bảo chồng lập lại để mình họa theo. Hiếu Sắc lè nhè đọc lại rồi cao hứng nói vợ lấy giấy bút cho mình chép lại làm thủ bút. Thôi rồi, kẻ hào hiệp chung chăn gối với mình mười năm nay, thì ra là một kẻ nham hiểm thâm độc.

Không thể để cho Hoá Chiêu chết oan, Tiểu Nga đã nắ lấy vật chứng là hai câu thơ thủ bút của Hiều Sắc, đem đi trình quan.

Bị bắt tra vấn, Hiếu Sắc khai hết sự thật câu chuyện hơn mười ba năm trước, vì đã cuồng si nhan sắc của Lương Tiểu Nga nên đóng trò đạo đức, rồi bày mưu giết chồng đoạt vợ Trát Hiếu Sắc bị xử tội tử hình.

Đúng là sắc bất ba đào dị nịch nhân, nhan sắc đâu phải là sóng lớn mà cũng dìm chết người, hai người chồng đều phải tức tưởi lìa đời.

Sắc đẹp là tội lỗi, nàng đã đến công đường, xin xử tội cái nhan săc nàỵ Nhưng luật pháp có bao giờ lại tử hình một hồng nhan. Có chăng thì lạ gì bỉ sắc tư phong, hồng nhan phải tự mang lấy cái nghiệp chướng đa truân.

   Bảy Chữ, Tám Nghề

Này con thuộc lấy làm lòng
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời
Khi khóe hạnh, lúc nét ngài
Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa
Điều là nghệ - nghiệp trong nhà
Đủ ngần ấy nết mới là làng chơi

Theo truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc): Tú bà hỏi Kiều: Tiếp khách thế nào mới lưu được khách?. Kiều trả lời: ngủ với ngươì ta chớ gì?; Tú bà giẫy nẫy: con này mới ngu làm sao ! Nếu con gái nhà thổ cũng như con gái nhà lương gia thì ai buồn chơi. Nghề chơi ở trong còn lắm điều hay, khi khách lên giường, thì mày nhường khách nằm trong, mày nằm ngoài, ngoảnh mặt lại chầu khách; tay khách tất sờ vào mình mày, mày phải sờ hạ thể khách..

Bảy chữ vành ngoaì là:
1. Khốc: khóc lóc giả bộ thương yêu, khách quyến luyến không rời được

2. Tiễn: cắt tóc mày và tóc khách, se vào nhau; mỗi người buộc vào cánh tay như thề nguyện kết tóc se tơ.

3. Thích : khi đã thỏa thê tình dục rồi, lấy kim chích tên của khách lên cánh tay hay đùi mày, lấy mực xoa vàọ Khách sẽ trút hết tiền vì nghĩ rằng mày đã chết mê chết mệt nó, mới xăm tên nó lên thân thể mày như vậỵ Khách sau đến, trông thấy ắt phải nghĩ rằng: không biết người đi trước đãi mày thế nào mà mày yêu đến thế. Tất nhiên sau đó sẽ hậu đãi mày để được lòng mày, yêu hơn người trước. Nhân thể phải biết chau mày, nói: khách đi trước đã tiêu phí không biết bao nhiêu tiền mới được lạc thú tuyệt đỉnh, do đó mới xăm tên, nay muốn được thích thú hơn, tất nhiên phải quăng tiền cho mày.

4. Thiêu: là khổ nhục kế, hai đứa đều chích máu trong người ra để thề, phỏng gặp thằng ngu, mày cùng nó đốt huơng thề, như thế thì nó táng gia bại sản cũng đáng đời.

5. Giá: dùng mẹo để lừa, cứ như mong được làm vợ, suốt ngày chỉ nói chuyện mơ ươc về nhà chồng và các điều thề thốt. Hễ nó đã mê, tự nhiên bỏ của ra; tiền đã hết rồi, nó muốn cưới, mày giả đau không dậy, thế thì chẳng phải đợi mày đuổi, nó tự động cũng cút xéo.

6. Tẩu: khách chơi đã hết của, mày phải đuổi nó ra khỏi cửạ Nếu nó vẫn đeo, thì vờ hẹn nó đến một nơi nào đó, rồi nắm áo lại, dọa sẽ tri hô lên cho quan đến bắt kẻ lưu manh có ý cưỡng bức màỵ Tự khắc nó phải bỏ mày.

7. Tử: dẫu biết nó có vợ có hầu, mày vẫn thế thốt sống chết nếu không được sống chung thì tự vẫn; vậy nó có tiêu pha hết của cho mày thì cũng phải.

Bảy chữ mới chỉ là mánh khóe bên ngoài để dụ dỗ khách.

 Còn khi hành lạc, thì vành trong phải đủ tám nghề:
1. Với khách có hạ thân nhỏ thì dùng phép "đánh trống giục hoa" (kích cổ thôi hoa).

2. Với khách có hạ thân lớn thì dùng phép "sen vàng khóa xiết" (kim liên song tỏa).

3. Nếu khách hối hả, lụp chụp thì dùng phép "mở cờ đánh trống" (đại chiến kỳ cổ)

4. Nếu khách khoan thai thìdùng phép "đánh chậm gõ sẽ" (mạn đả khinh sao)

5. Với người mới " vỡ lòng "thì dùng phép "ba bậc đổi thế" (khẩn thuyên tam trật).

6. Gặp khách sành sỏi thì dùng phép "tỏa tâm truy hồn"

7. Gặp khách tay ngang tì dùng phép "tả chi hữu chì"

8. Đối với khách đam mê nhan sắc thì dùng phép "dềnh dàng hớp vía" (nhiếp thần phiến tỏa).