Nước Ý Và Người Việt Tỵ Nạn |
Tác Giả: Nguyễn Quý Đại | |||
Thứ Hai, 27 Tháng 7 Năm 2009 13:58 | |||
Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Ý không sâu rộng, trước 1975 sinh viên du học Ý chỉ khoảng 300 người. Tuy nhiên nhiều người VN biết đến quốc gia nầy nhờ có Toà Thánh Vatican, là vùng đất thánh kỳ diệu mà mỗi tín đồ Thiên Chúa Giáo đều mong ước một lần trong đời được hành hương Roma. Vatican diện tích 0.44 km² (44 hectares). Theo các tài liệu thì năm 326, ngôi thánh đường đầu tiên, quãng trường Constantinian, được xây dựng trên mộ của thánh St. Peter. Từ khi xuất hiện thánh đường, bắt đầu có dân cư thưa thớt chung quanh. Nơi ở của Giáo hoàng nằm gần quãng trường được xây dựng từ thế kỷ V. Vatican trải qua nhiều thời kỳ thay đổi của lịch sử. Mãi cho đến Hiệp ước Lateran (Lateranverträge/Lateran Treaty) Benito Mussolini và Pietro Cardinal Gasparri thay mặt cho vua Victor Emanuel III và Giáo Hoàng Pius XV ký ngày 07.6.1929 Vatican được tự trị, lãnh thổ Vatican bao gồm một vùng đất được xây tường chung quanh dài 3,2 km, nằm giữa thủ đô Roma gọi là “stato della Città del Vaticano”. Đức Giáo Hoàng là người điều hành quốc gia nhỏ bé nầy dưới sự giúp đỡ của Hồng Y Đoàn, Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm Hồng Y giữ chức vụ các bộ trong Tòa Thánh nhiệm kỳ 5 năm. Dân số hơn 1000 người, có quân đội riêng được thành lập ngày 22.01.1506 bởi Giáo hoàng Julius II để bảo vệ và canh gác, hiện nay khoảng 101 người theo truyền thống phải là người Thụy Sỹ. Quãng trường thánh St. Peter, là nơi tập trung tinh hoa của các thời đại, được xây dựng năm 1667 do những nhà kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng. Quãng trường được bao bọc bởi vòng cung gồm 284 cột trụ, có thể chứa 25 ngàn người. Trên các cột này khắc 140 tượng thánh, cột trụ đá chính giữa được vận chuyển về từ Ai Cập năm 40 sau công nguyên. Ngoài những cung điện lộng lẫy còn có hơn 20 bảo tàng và thư viện. Nước Ý nằm về phiá Nam Âu Châu dân số 60.054511 người, chưa tính những nguời Ý từ thế kỷ thứ 19 di cư ra nước ngoài lập nghiệp: USA (9 triệu); Nam Mỹ Südarmerika (4,2 triệu); Thụy Sỹ (370.000); Đức (300.000?)…Tổng sản lượng GDP (Gross Domestic Product) tính theo đầu người 38.996$ (2008). Diện tích 301.336 km², mật độ trung bình 199/ km², biên giới phía bắc là dãy Alpen giáp với Pháp, Thụy Sĩ, Áo và Slovenia. Trong lãnh thổ của Ý có hai quốc gia độc lập là: San Marino và Vatican, còn Campione d‘ italia là vùng đất của Ý nằm trong lãnh thổ Thụy Sĩ. Ý là một bán đảo dài giống hình „bàn chân“ được bao quanh ở phía tây biển Tyrrhenian và phía đông biển Adriatic. Dãy Alpennin chạy dài giống như xương sống của bán đảo này; và là biên giới phía bắc có nhiều hồ, hồ lớn nhất là Garda (370 km²); Po là sông chính chảy từ dãy Alpen ở biên giới phía tây Ý, xuyên qua đồng bằng Lombardy vào Biển Adriatic. Nước Ý có nhiều đảo, hai đảo lớn nhất là Sicilia (25.708 km²) và Sardinia (24.090 km²). Những thành phố lớn quan trọng: Rom, Mailand, Turin, Genua, Paermo, Bologna, Florenz, Catania, Venedid, Bari, Triest, Messina, Verona, Padua, Cagliari. Các phi trường quốc tế: Rom, Mailand và Venedig và những hải cảng quan trọng: Genua, Neapel, Venedig, Livorno, Palermo và Triest. Hệ thống giao thông về đường sắt: 19.394 km; đường bộ 654.676 km, hơn 6957 km là xa lộ (nếu xe chạy trên xa lộ phải trả tiền thuế đường) đường sông dài 2400km. Núi Mont Blance (Monte Biano) cao nhất, về phiá Nam còn những núi lửa hoạt động. Ý trải qua thời gian lập quốc cũng lắm phong trần từ thời cổ đại qua nhiều triều đại, sự hiện diện của con người tại đây có từ thời đồ đá khoảng 200.000 năm trước. La Mã cổ đại có nền văn minh phát triển trên báb đảo Ý. Từ thế kỷ thứ 8 trước CN, trở thành một đế chế trải dài theo Điạ Trung Hải. Đế chế nầy đã thống trị toàn bộ các vùng lân cận. Quốc gia Ý độc lập, cũng ôm mộng đế quốc như các quốc gia Âu Châu: Anh, Pháp, Đức, Hoà Lan, Tây Ban Nha từng dùng sức mạnh đánh chiếm các quốc gia chậm tiến. Thế chiến I (1914-1918) Ý đứng về phía liên quân Anh-Pháp. Tháng 11.1918 Ý đánh bại Đế chế Áo-Hung. Trong cuộc chiến này 600.000 người Ý thiệt mạng, nền kinh tế sụp đổ với tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp cao. Năm 1921 Mussolini được bầu vào nghị viện của nhà nước Phát xít. Năm 1922 B.Mussolili tổ chức Đảng phaxit Ý đi về Roma để biểu dương lực lượng "La marcia di Roma " và sau đó vua Ý Victor Emmanuel III trao quyền hành cho ông ta. Mussolini được gọi là Duce “chỉ huy” giữ vai trò là thủ tướng, Mussolini dần dần chuyển chế độ chính trị sang chủ nghĩa phát xít.. Mussolini là thân hữu của Adolf Hitler (1889-†1945) cùng tạo kế hoạch để Đức tấn công Áo. Năm 1936 Ý xua quân đánh chiếm Ethopien. Năm 1938 Mussolini đồng ý Hitler sát nhập Áo và lập ra hiệp ước Munich. Đệ nhị thế chiến (1939-1945) Mussolini lúc đầu không dám can thiệp cùng phía Đức, vì quân đội Ý còn yếu kém, nhưng tháng 4.1939 Ý chiếm Albania, Bắc Phi (Nordafrika), năm 1940 Pháp bị Đức đánh bại, ngày 23.6.1940 Pháp đầu hàng Đức. Mussolini nghĩ thế cờ đã đến tay nên quyết định tham gia cuộc chiến, hy vọng trục Phát xit Đức-Ý-Nhật sẽ chiến thắng trong một thời gian ngắn. Tháng 10.1940 Ý chiếm Hy Lạp dùng Albania làm bàn đạp nhưng phải rút lui. Sau khi Ý chinh phục Somalia thuộc điạ của Anh năm 1940, bị quân Đồng Minh phản công thiệt hại nặng. Quân Ý bị Đồng Minh đánh bại tại Bắc Phi, và chỉ trụ vững nhờ sự hỗ trợ các quân đội Đức Quốc Xã dưới sự chỉ huy của tướng Erwin Rommel. Năm 1943 Vua Vittorio Emanuele và nhóm đối lập với Mussolini tháng 6.1943 lật đổ chính quyền do Mussolini lãnh đạo, Mussolini bị bắt giữ tháng 7.1943. (sau đó nhờ toán cảm tử quân Đức của Otto Skorzeny giải thoát). Các đảng chính trị chống Phát xít ở Ý trước kia bị cấm được hoạt động trở lại, có các cuộc đàm phán hòa ước bí mật với phe Đồng Minh tháng 9.1943. Ngay lập tức Đức tấn công Ý để ủng hộ Mussolini và trở thành một mặt trận lớn. Phần đất dưới sự chiếm đóng Phát xít, dưới lãnh đạo của Mussolini, nên xảy ra cuộc nội chiến đẫm máu giữa quân du kích Ý và quân đội Phát xít. Ý được giải phóng 25.04.1945. Phe trục Phát xít thua trận, Mussolini (1883-†1945) bị bắt và lập tức được đưa vào toà án binh ngày 28.4.1945 sau đó ông bị treo cổ với vợ Clara Petacci (1912-†1945) tại Giulino di Mezzegra Comer. Cuộc sống của những bạo chúa, độc tài ngang dọc, đến lúc mạc vận, xuôi tay ra đi với hai bàn tay trắng, cát bụi trở về với các bụi. (Bài học trong lịch sử cho thấy chế độ Phatxit, Cộng sản độc tài không thuận lòng dân đều bị đào thải. Thiên đường cộng sản tại Nga sụp đổ năm 1989 kéo theo các nước Đông Âu, nhà độc tài Ceausescu của đảng CS Romania bị lật đổ vợ chồng đều bị giết chết ngày 24.12.1989) Năm 1949 Ý trở thành một đồng minh của Mỹ qua kế hoạch Marshall, “chương trình phục hưng Châu Âu" (European Recovery Program viết tắt ERP) Mỹ giúp Ý khôi phục nền kinh tế. Mười năm sau Ý phát triển kinh tế mạnh. Ý là quốc gia phát xuất một phần văn hóa Âu Châu, cũng là nơi khởi đầu ra phong trào Phục hưng. Thủ đô Roma từng là trung tâm của nền Văn Minh cổ và là trung tâm của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Từ năm 1948 theo hiến pháp nghị viện lưỡng viện (Parlamento), có Viện dân biểu (Camera dei Deputati) và Thượng viện (Senato della Repubblica), một cơ quan tư pháp độc lập, và cơ quan hành pháp có Hội đồng Bộ trưởng(Consiglio dei ministri), do thủ tướng (Presidente del consiglio dei ministri) lãnh đạo. Tổng Thống (Presidente della Repubblica) được nghị viện với một số dân biểu cấp vùng bầu với nhiệm kỳ bảy năm. Tổng thống chỉ định thủ tướng, người đề cử các chức vụ bộ trưởng (được tổng thống chỉ định chính thức). Hội đồng Bộ trưởng phải được sự ủng hộ (fiducia) của cả hai viện. Ý đã gia nhập Liên hiệp quốc năm 1955 và là một thành viên của khối Nato (Tổ chức Hiệp ước Bắc đại tây dương). Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), Thoả thuận Chung về Thuế quan, Thương mại / Tổ chức Thương mại Thế giới (GATT/WTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) và Hội đồng Âu Châu, từng giữ chức chủ tịch CSCE năm 1994, EU năm 1996 và G8 năm 2001 và nắm chức chủ tịch EU từ tháng 7 tới tháng 12 năm 2003. Ý là quốc gia phát triển hàng thứ 7 trên thế giới trở thành một thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Hàng năm có hàng triệu (1) du khách hành hương Roma hay mùa hè tắm biển. Phần lớn người ở miền Nam Đức thường đến Ý nghỉ hè (khoảng cách từ Đức 600 km đến vùng biển Địa trung hải của Ý). Kỹ nghệ nặng sản xuất „made in Italy“ xe hơi Auto gồm có (Fiat Group, Aprila, Piaggio, Ducati, Ferrari, Maserati, Lamborghini, Pagani). Máy bay các loại (Agusta, Alenia, Finmeccanica) tàu thuỷ (Fincantieri). Các loại du thuyền (Ferretti, Azimut). Xuất cảng xe, máy móc, vải sợi, cá, đá cẩn thạch (Marmo), lúa mạch, gạo, bắp, Oliven, rau, trái cây, rượu nho, bò, và các loại giày da, thời trang Armani Valentino,Versace, Benetton, Luxottica..) dụng cụ điện từ và hoá học… Nhưng phải nhập cảng các nguyên liệu cần thiết cho ngành công nghiệp và nhu cầu năng lượng. Những nhà bác học như: Galileo Galilei (1564-†1642) sinh tại thành phố cổ Pisa tây bắc Ý, ông bác bỏ lý thuyết của Aristotle cho rằng “vật nhẹ thì rơi chậm, vật mặng thì rơi nhanh”. Galilei thí nghiệm chứng minh rằng nếu không có sức cản của không khí thì các vật rơi xuống cùng một lúc, như vậy vật nặng hay nhẹ đều rơi với vận tốc như nhau. Năm 1609 ông chế viễn vọng kính đầu tiên, ngày 09.01.1610 là lần đầu ông quan sát được thiên văn khám phá thế giới mới cho nhân loại, và chứng minh thuyết của nhà bác học người Balan Nicolaus Copernicus (1473-†1543) rằng: trái đất và các hành tinh khác đều di chuyển theo qũy đạo của mặt Trời là đúng.. Năm 1610, khi Galileo xuất bản cuốn Sidereus Nuncius, trong đó nêu quan điểm mặt trời là trung tâm của vũ trụ, ông đã nhận được lời tán thưởng của cả Johannes Kepler, nhà thiên văn học tài ba và Jesuit Clavius, tác giả của lịch Gregorian. Quan điểm nhà thờ Thiên Chúa thời bấy giờ tin rằng “Trái đất đứng yên” Toà án dị giáo kết án ông đi ngược lại giáo điều? buộc ông phải sám hối để khỏi bị tội tử hình. nhưng ông không bao giờ từ bỏ lý thuyết “trái đất vẫn quay“. Về già ông bị mù mắt. ông được tôn vinh là nhà khoa học thực nghiệm, dù mù nhưng ông vẫn thấy vũ trụ bao la, về Khoa học lý thuyết của Galilei đóng góp cho nhân loại khám phá ra không gian và vũ trụ. Những cố gắng của Giáo hoàng John Paul II (1920-†2005) nhằm nối lại hoà bình với khoa học bắt đầu ngay từ lễ nhậm chức của ngài vào tháng 10.1978. Đến ngày 10.11.1979 trong lần tưởng niệm húy nhật thứ 100 của Albert Einstein (1879-†1955) Đức Giáo hoàng yêu cầu các Học giả, Sử gia và các nhà Thần học điều tra vụ án Galileo một cách kỹ lưỡng. Một uỷ ban được thành lập và đưa ra kết luận năm 1992. Đức Giáo hoàng thừa nhận những sai lầm do toà án dị giáo gây ra vì đã buộc tội nhà Thiên văn học. "Hãy thứ lỗi cho chúng tôi về thái độ thù địch... do sự thiếu nhận thức về sự tự do chính thống trong khoa học". Đánh giá công lao nghiên cứu của Galilei, người ta ghi trên bia mộ: „Ông đã mất thị giác, vì trong thiên nhiên không còn cái gì ông chưa thấy“ -Enrico Fermi (1901-†1954) nhà Vật lý do công việc về phân rã Beta, phát triển của lò phản ứng hạt nhân đầu tiên, và phát triển lý thuyết lượng tử. Fermi nhận giài Nobel vật lý 1938, công việc gây ra tính phóng xạ. -Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta (1745-†1827) là nhà vật lý. Ông là người đã có công phát minh ra Pin điện và tên của ông được đặt theo đơn vị điện thế volt (ký hiệu V). -Joseph-Louis Lagrange (1736-1813) là nhà tóan học, thiên văn. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực của giải tích toán học, lý thuyết số, cơ học cổ điển và cơ học thiên thể, ông là nhà toán học vĩ đại nhất của thế kỉ 18. -Leonardo của Pisa (1170-†1250), là nhà tóan học tài ba nhất thời Trung Cổ" -Fibonacci (1170-†1250) nổi tiếng có công lan truyền hệ ký số Hindu- Á Rập ở Châu âu, vào đầu thế kỷ 13 trong cuốn (Liber Abaci) của ông. Dãy số hiện đại mang tên ông, số Fibonacci tuy ông không phải là người khám phá nhưng đã dùng nó làm thí dụ trong cuốn Liber Abaci -Marchese Guglielmo Marconi (1874-†1937) là người phát minh ra máy điện báo Radio Ông cùng Karl F. Braun là hai người người đồng nhận giải Nobel vật lý 1909 "công nhận những đóng góp của họ cho sự phát triển của ngành vô tuyến" -Antonio Meucci (1808-†1889) là nhà phát minh một dạng máy liên lạc giọng nói năm 1857. Meucci là người phát minh ra máy điện thoại đầu tiên. Ngoài những sinh hoạt về khoa học thành công trên, về bản sắc văn hóa nghệ thuật của dân tộc Ý cũng không kém phần quan trọng trong kho tàng văn chương thế giới. Chuyện tình lãng mạn của Romeo và Juliet, hai người yêu nhau nhưng số mệnh không cho họ sống bên nhau, vì hai người là con của hai dòng họ vốn ghét nhau nhiều thế hệ tại thành phố Verona, nhưng hai người vượt qua những định kiến để yêu nhau, và kết thúc cuộc tình là một bi kịch đau thương. Chuyện tình nầy năm 1597 nhà soạn kịch người Anh lừng danh thế giới William Shakespeare(1564-†1916) soạn vở kịch xuất sắc và nổi tiếng trên sân khấu kịch nghệ quốc tế. Năm 1856 nhà văn Gottfried Keller người Thụy sĩ viết tiểu thuyết Romeo und Julia auf dem Dorfe, từ năm 1908-1996 đã có 6 hãng Phim sản xuất phim chuyện tình Romeo và Julia. Âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Ý. Là nơi khai sinh ra Opera truyền thống âm nhạc cổ điển. Nhạc cổ điển hiện tại đều có thể tìm thấy nguồn gốc từ những phát minh dụng cụ ở thế kỷ 16 và 17 (symphony, concerto & sonat). Những nhà soạn nhạc nổi tiếng thời Phục hưng: Giovani Pierluigi, Monteverdi Baroque, Arcangelo Corelli và Antonio Vivaldi các nhà soạn nhạc cổ điển như Niccolò Paganini & Gioacchino Rossi. Các nhà soạn nhạc lãng mạn như: Giuseppe và Giacomo Puccini. Các nhà soạn nhạc Ý hiện đại là: Luciano Berio, Luigi Nono góp phát triển nền âm nhạc của thế kỷ 21. Họa sĩ tài danh Leonardo da Vinci (1452-†1519) là một thiên tài toàn năng (sinh tại Anchiano Ý nhưng qua đời tại Amboise Pháp). Thời gian từ (1495-1497) Leonardo vẽ một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của ông là “Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Jésu và 12 Tông đồ” trong nhà thờ Santa Maria delle Grazie. Năm 1506 Leonardo hoàn thành bức danh họa Mona Lisa còn gọi (La Gioconda) ngày nay nhiều hoạ sĩ họa lại bức tranh nầy, nhưng không thể vẽ nụ cười của người xưa trong tranh. Hoạ sĩ Sandro Botticelli (1445-†1510) nổi tiếng với bức hoạ mẹ Maria bế Chúa hài đồng cùng các thiên thần. Ngòai ra còn những danh họa: Donatello, Fra Angelico, Tintoretto, Caravaggio, Bernini, Titian, Micchelangelo và Raffaello sanzio…. Những triết gia: Marsilo Ficino (1433-†1499) là nhà nhân chủng học người đầu tiên dịch nguyên bản các tác phẩm của Platon sang latin, Niccolo Machiavelli (1469-†1528) nhà triết học chính trị, nhà ngoại giao nhạc sĩ sau nầy, triết gia Jean-Jacques Rousseau (1712-†1778) ảnh hưởng đến sự phát triển của lý thuyết xã hội, của Niccolo. và Giordano Bruno (1648-†1600) triết gia, khoa học gia là Linh mục một trong những nhân vật đầu tiên đưa ra ý tưởng về một Trái Đất vô tận và đồng nhất. Bruno cho rằng vũ trụ bao la, vô tận trong đó có các sinh vật, các hành tinh chưa được khám phá. Bruno bị tòa án La Mã kết tội và bị hỏa thiêu tại Roma 1600. Ông là tấm gương đầu tiên hy sinh cho khoa học. Các tác giả văn học hiện đại là những người đoạt giải Nobel văn học: nhà thơ quốc gia Giosuè Carducci (1835-†1907) “phong cách mới mẻ và sức mạnh trữ tình trong thơ", nhà văn nữ Grazia Deledda (1871-†1936), nhà văn, nhà soạn kịch Luigi Pirandello (1867-†1936), nhà thơ Sal vatore Quasimondo (1901-†1968) và nhà thơ nhà phê bình văn học Eugenio Montale (1896-†1981) Người Ý rất hâm mộ thể thao vì từ thưở xa xưa có các trận đấu sĩ sĩ thời Roma cổ đại, đấu trường Colosseum là di tích lâu dài, hiện nay có nhiều câu lạc bộ thể thao, đội banh quốc gia được chung kết 16 lần giải túc cầu thế giới (Fußball Weltmeister) giữ chức vô địch 4 lần (1934-1938-1982 và 2006) và năm 1968 vô địch giải Âu Châu (Fußball Europameister). Các môn thể thao mùa đông cũng khá phổ biến, nhiều người Ý tranh tài tại các Olympic. Thế vận Hội mùa đông được tổ chức tại Ý năm 1956 (Cortina d’Ampezzo) và năm 2006 (Torino) Hoạt động thể thao vào các lễ hội ở Ý như Palio cuộc đua Gondola tại Venezia vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 9, các bộ môn thể thao không thể thiếu trong đời sống của dân tộc Ý. Ý phát triển về Khoa học, văn học, âm nhạc, thể thao… ngoài ra có thực phẩm phổ thông là: Pizza, Spaghetti. Theo tài liệu khác nhau cho rằng Pizza nguồn gốc từ Hy Lạp? Spaghetti là loại mì sản xuất tại Trung Hoa? Không cần tranh luận người ta đều biết Pizza ra đời tại Ý vào năm 1889 khi nữ hoàng Margherita Teresa Giovanni, hoàng hậu của vua Umberto đệ nhất đến thăm Napoli. Raffaele Esposito, chủ quán rượu Pietro li Pizzaiolo đã đãi món Pizza là một đặc sản nổi tiếng. Từ đó nhiều loại Pizza ra đời là món ăn nhanh thơm ngon đơn giản. Năm 1905 người Ý tên là Gennaro Lombardi đến New York lập nghiệp mở tiệm Pizza đầu tiên trên xứ Mỹ. Nước Đức tuy gần Ý nhưng cho đến năm 1952 lần đầu tiên tiệm Pirzza „Sabbie di Capri“ mở ở Würzburg thuộc tiểu bang Bavaria. Cho đến ngày nay, Pizza và Spaghetti có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở mỗi nơi, người ta làm Pizza hay Spaghetti pha chế thêm bớt gia vị để có đặc trưng ẩm thực riêng. Người Ý có thể làm chả giò Việt Nam, nhưng họ không thể chế nước mắn thơm ngon như các bà nội trợ người Việt. Nước Ý đào tạo nhiều nhân tài cho nhân loại, nhờ những đại học lâu đời. Trường Đại học Bologna có từ năm 1088 (mỗi năm theo học 100.000 SV) hiện nay hàng trăm Đại học đủ các ngành ở khắp nơi. Đại học lớn nhất là Sapienza ở Rom có hơn 130.000 sinh viên (so với Việt Nam có lịch sử 4 ngàn năm Văn hiến, nhưng Đại học đầu tiên ở Hà Nội thành lập từ năm 1918) Từ 1989 các quốc gia Đông Âu bỏ chế độ CS, làn sóng di cư từ Đông Âu đến Ý khoảng 1.025.874 người. Ngoài ra còn có các sắc dân khác như: Albania (348.813) người Tàu (127.822) Romania (297.570) Ukraina (107188). Thiểu số người Việt tỵ nạn CS khoảng 3000 người, được Hải quân Ý vớt trên biển đông năm 1979 và tiếp tục thâu nhận theo diện nhân đạo của chính phủ và nhân dân Ý. Nhìn lại lịch sử Việt Nam trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây, nhưng dân tộc Việt Nam đoàn kết chống ngoại xâm giành độc lập và giữ gìn bờ cõi, không ai muốn rời bỏ quê hương. Biến cố lịch sử ngày 30.4.1975 chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước nhưng hàng triệu người miền Nam tiếp tục bỏ nước, bất chấp phong ba bão tố hay hải tặc cướp của, hảm hiếp, giết người; bất chấp gian khổ khi vượt thoát bằng đường bộ; hay những nguy hiểm đến sinh mạng khi làm kiếp thuyền nhân để đi tìm hai chữ TỰ DO. Làn sóng vượt biên sôi động nhất từ năm 1978, 1979 thuyền nhân Việt Nam đến các nước láng giềng tại Á Châu bị xua đuổi, chìm tàu, bị hải tặc Thái hãm hiếp đàn bà, trẻ em. Làm chấn động lương tâm Thế giới. Cao Ủy Tỵ Nạn (United Nations High Commissioner for Refugees) kêu gọi các quốc gia tự do mở vòng tay nhân đạo đón nhận người Việt tị nạn. Hội nghị Genève, Juni 1979 các quốc gia Âu Châu đồng ý thâu nhận Thuyền nhân Việt Nam. Ngày 27.06.1979 tàu Vittorio Veneto bỏ neo ở Tolone được lệnh về lại cảng Taranto, chuẩn bị cuộc hành trình dài đến biển Đông tìm vớt thuyền nhân Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên Hải quân Ý sau đệ Nhị Thế chiến (1939-1945) rời biển Điạ Trung Hải hoạt động xa, hải hành dài 12.000 km. Ngày 5.7.1979 lúc 10 giờ từ cảng Taranto, tàu Hải quân dưới sự chỉ huy của Đô đốc Sergio Agostinelli của hạm đội thứ 8 của Ý, phối hợp với các tàu V.Veneto (450 giường), Andrea Doria (270 giường), Stromboli (112 giường), đều được trang bị bệnh viện cấp cứu đầy đủ phương tiện. Lương thực, nước uống đầy đủ để thi hành sứ mệnh nhân đạo. Những thuyền trưởng, thủy thủ đoàn, những người thiện nguyện y tá, bác sĩ với lòng nhiệt huyết tình nguyện làm việc nhân đạo trong đó sinh viên Nguyễn Hữu Phước (tàu Stromboli) và hai linh mục: Cha Domenico Vũ Văn Thiện (tàu Doria) và Đức ông Philip. Trần Văn Hoài (tàu Veneto) cũng đã có mặt trên đoàn tàu làm thông dịch. Đoàn tàu đến Singapore với hải trình dài 2640 hải lý (tìm kiếm) thuyền nhân VN trên vùng biển rộng khoảng 250.000 km². Thời gian hoạt động các hải quân Ý trên biển đông vớt được những ghe, tàu vượt biên trong cơn “thập tử nhất sinh” tổng số 907 thuyền nhân. Chiều ngày 02.8.1979 đoàn tàu trở về cố quốc mang theo toàn thể thuyền nhân Việt Nam. Buổi sáng thứ Hai ngày 21.8.1979 đến Venezia, được đón mừng nồng nhiệt, các phái đoàn đại diện chính phủ lên tàu thăm chúc mừng thuyền nhân là Bộ trưởng Quốc phòng, phó bí thư bộ ngoại giao Zamberletti, tướng tư lệnh bộ quốc phòng, tư lệnh Hải quân, Giám đốc văn phòng bộ trưởng, Đức giám mục, các cơ quan truyền thông báo chí. Chúng ta đến xứ sở nầy với đôi bàn tay trắng, vượt qua những khó khăn thử thách để hội nhập và làm nên sự nghiệp. Kinh nghiệm sống là một bài học, một di sản vô giá cho thế hệ mai sau. Có „ôn cố“ mới có „tri tân“. Người không có quá khứ là người bị bứng gốc trong hiện tại và trở thành vô định trong tương lai. Người Việt dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, đều ý thức được việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Việt, duy trì ngôn ngữ Việt, cùng một tâm trạng, một nỗi niềm về quá khứ với nhiều biến động đau thương của một thời để cùng chia xẻ, gần gũi với nhau hơn. Đã 30 năm trôi qua nhưng chúng ta nhớ lại kỷ niệm và không quên tri ân cứu tử của chính quyền và nhân dân Ý. Chúng ta rời Việt Nam lúc tóc hãy còn xanh, nhưng sau 30 năm thì tóc đã bạc màu thời gian. Nhìn lại sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt tại hải ngoại nói chung, đặc biệt tại Ý hội nhập và trưởng thành trên mọi phương diện. Nhưng sinh hoạt của người Việt tại Ý hơi trở ngại, vì người Việt ở rải rác khắp nơi. Muốn tổ chức ngày hội ngộ có 500 người tham dự rất khó. Tuy nhiên ngày 22.8.2009 Hội Người Việt tại Ý để thể hiện tinh thần „đoàn kết“ và „ăn trái nhớ kẻ trồng cây“, không phân biệt người đến trước người đến sau, cố gắng cùng tổ chức „Hội Ngộ 30 Ngưòi Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Ý“ và phát hành Bản Tin „Cuộc Hành Trình Vượt Biển, được biết ban BTC (2) đã liên lạc với Bộ Quốc Phòng, Bộ tư lệnh Hải Quân mời các thuyền trưởng và thủy thủ đoàn của những chiếc tàu đã cứu sống người Việt chúng ta trên biển cả, cảm ơn chính quyền, những nhà bảo trợ ân nhân người Ý. Trên tàu 30 năm trước vẫn còn vang vọng dư âm Lm. Philip đại diện người Việt-Nam phát biểu: “Kính thưa Đô-đốc, Hạm trưởng, các Sỹ-quan, các Hạ-sĩ-quan, các Thủy-thủ: Cám ơn vì đã cứu vớt chúng tôi Cảm ơn tất cả những ai với tấm lòng của tín đồ Thiên-chúa-giáo đã hy sinh cho chúng tôi suốt đêm-ngày …Người Ý các vị có trái tim thật tốt, không ai có thể đối xử với chúng tôi tốt đến vậy …Chúng tôi đã “chết-đi-sống-lại” bởi lòng tốt của các vị … Sáng nay trên phi đạo chúng tôi đã ngắm nhìn bờ biển Ý một làn gió nhẹ ngọt ngào mơn-man trên mặt như dấu hiệu chào đón và làm đầy sự vui sướng trong tim chúng tôi … Các vị khác hẳn mọi dân khác: với các bạn có một đồng loại bất hạnh và vì lẽ đó các bạn phải xả thân..“ (3) Nhớ lại những ngày đầu đến Ý còn xa lạ, ngỡ ngàng nhưng bây giờ là quê hương thứ 2. Con cháu trưởng thành như một người bản xứ, nhiều người đi làm có đời sống ổn định mua nhà riêng, nhiều người đã về hưu non, vui hưởng tuổi già suy ngẫm về nhân tình thế thái, cõi nhân sinh và hãnh diện con cháu thành đạt. Viên mãn cuộc sống, là điểm dừng của tham vọng, để tâm hồn thanh thản, không bao giờ quên những ân tình của đời đã trao.
|