"Đừng để sự ác chiến thắng các con!" (Rom 12, 21a) |
Tác Giả: Lm. Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh | |||
Chúa Nhật, 14 Tháng 3 Năm 2010 17:11 | |||
Năm nay Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (WJD) tổ chức tại úc Châu (July 2008), sớm hơn tại Đức một tháng (Aug. 2005), cách đây đúng bốn năm. {jcomments on}Nhìn lại diễn biến đại hội WJD cách đây bốn năm, mọi người đều ngợi khen Thiên Chúa và ca tụng ban tổ chức. Mọi việc diễn ra thật vui vẻ thuận hòa của mọi con cái cùng một cha chung trên trời. Người Việt Nam từ khắp muôn phương, từ khắp năm châu về đây, chung bắt tay nhau gặp gỡ chào hỏi, với lá cờ vàng ba sọc đỏ trong tay. Cũng có môt số ít em từ Việt Nam qua tham dự. Họ cùng chung vui hiệp thông với mọi tham dự viên cư sống tại hải ngoại dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ mà không một chút e ngại ngập ngùng. Đại hội WJD sắp tới, chúng tôi ôn lại những lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Benediktô XVI: „Tự do không đơn giản là hưởng thụ cuộc sống trong sự tự trị hoàn toàn, mà còn sống theo hướng sự thật và tốt lành, để chúng ta trở thành thật và tốt“. Sau bốn năm, sau Đại hội giới trẻ Công Giáo tại Đức, chúng ta đã thật sự „sống theo hướng sự thật và tốt lành, để chúng ta trở thành thật và tốt“ như lời kêu gọi của Đức Cha Beneđiktô chưa? Trong dịp đại hội giới trẻ sắp tới tại Sydney, cùng với sự chăn chở và ưu tư này chúng tôi viết lên bài: "Đừng để sự ác chiến thắng các con!“ (Rom 12, 21a) Đức Giáo Hoàng ban phép lành trong Thánh Lễ Chủ Nhật ở Marienfeld tại Kerpen, một công viên gần Cologne, Đức Quốc hôm 21-8-2005, trong Đại Hội Giới Trẻ, trong khi lá đại kỳ cờ vàng VNCH bay giữa sân khấu, sau ghế Ngài ở nơi trang trọng. (Photo AFP) (Lá Cờ Vàng Lịch sử được ban phép lành bên Đức Giáo Hoàng: COLOGNE - Đó là hình ảnh lịch sử, khi cả tỉ người trên thế giới theo dõi buổi lễ ngoài trời của Đức Giáo Hoàng, trên phía sân khấu của ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2005, lá đại kỳ màu vàng của Việt Nam Cộng Hòa đã phất phới bay ngay sau ghế của Ngài, chỉ cách một hay hai bước. Điều hết sức huy hoàng là lá cờ vàng này dựng ngay giữa sân khấu, do một thanh niên cầm, ở vị trí trang trọng nhất so với 5 lá cờ cùng trên sân khấu. Lá cờ được ở vào vị trí trang trọng nhất trên sân khấu, sau ghế Đức Giáo Hoàng. Tấm ảnh cờ vàng với Đức Giáo Hoàng do phóng viên nhiếp ảnh Patrik Herzog chụp, từ hãng thông tấn AFP, bản tin ngày chủ nhật 21-8-2005.) Sự ác và thiện là gì? Đâu là biểu tượng sự ác? Và tại sao phải làm điều lành tránh sự dữ?! 1. ÁC và THIỆN là gì? Sự phân biệt giữa THIỆN và ÁC không phải dễ. Có những thế lực đang tìm cách hại người yêu chuộng tự do. Những kẻ này,- chủ quan - cho rằng việc làm của họ tốt. Khả năng nhận biết con người rất có giới hạn để phân biệt đâu là ác, và đâu là thiện. Chúng tôi thiết nghĩ, chúng ta nhìn về thánh Ignatius thành Loyola, người sáng lập dòng Tên để tìm hiểu ngài nghĩ gì về THIỆN và ÁC. Ignatius luôn đặt trọng tâm trong những buồi tĩnh tâm về sự phân biệt Thiện Ác. Đối với vị sáng lập này thì sự ÁC thường đến từ thái độ ẩn dấu tận đáy lòng con người. Nguyên nhân sự ác phát sinh từ tư tưởng, do sự o bế quyền lực, từ sự đam mê tiền bạc danh vọng tự lợi, từ sự hận thù ganh ghét. Đức Giêsu cũng bị cám dỗ vì những thứ này trong sa mạc, nhưng Ngài đã kháng cự lại được. Chính vì những sự ham vọng tham muốn này, con người có thể đánh mất lương tâm và lý trí. Họ sẵn sàng làm nguy hại hạnh phúc bình an con người, họ bất chấp sự mọi sư phỉ báng chê cười. Ngược lại, kết qủa hành động được đánh giá là THIỆN, nếu hành động ấy thực thi trong tình yêu thương và không làm tổn hại đến người khác. Vậy tôi yêu mọi người, hành động tôi sẽ mang thiện tính? Thánh Augustinô nói: „Hãy thương yêu và làm những gì ngươi muốn!“. Trên nguyên tắc là đúng. Nhưng chỉ đúng, nếu và chỉ nếu, hành động đó không làm tổn thương đến người khác, người thứ ba. Trong bản Ca tình yêu của thánh Phaolô gửi thành Korintô (1 Kor 13), thánh nhân đưa ra cho chúng ta những nguyên tắc mẫu mực để đánh giá hành động chúng ta, liệu hành động đó có xẩy ra trong tình yêu thương hay không? „Và giả như nếu tôi ban tặng phân nửa của cải của tôi, và giả như nếu tôi thiêu mạng tôi, nhưng tôi không có tình yêu, thì (việc làm) chẳng ích lợi gì cho tôi.“ (1 Kor 13, 3). Thánh Ignatius cũng suy nghĩ dựa trên nền tảng này. Đối với Thánh nhân, chúng ta nhận ra sự tốt lành nhờ vào những hoa qủa sau: Đức tin, Niềm Hy vọng, tình thương và niềm vui. Dựa vào những tiêu chuẩn trên , chúng ta nhận ra được sư khác biệt đâu là điều tốt lành và đâu là sự dữ. Sự dữ thể hiện qua bằng bạo lực, bằng khủng bố bắt bớt tù tội, tra tấn ngục tù, bằng sự giết tập thể: • CSVN dùng bạo lực để cai trị khủng bố người dân. • CSVN âm mưu giết những người khác chính kiến: Trường hợp Đức cống TGM Nguyễn Kim Điền (1988 bị đầu độc tại nhà thương Chợ Rẫy), Đức ông Đào Đức Điềm (25-01-2003 bị đâm chết tại Huế), Lê Trí Tuệ (tại Kampuchia, năm 2007?), và còn hằng trăm, hằng ngàn nạn nhân bị giết ở Huế dịp tết Mậu Thân 1968, trong tại tập trung, những đợt lùa dân đi vùng kinh tới mới, những cuộc đổi tiền. Còn biết bao nhiêu nạn nhân từ khi có sự hiện diện của CS tại Việt Nam? • CSVN khủng bố bắt bớ tù tội những chiến sĩ dân chủ tự do như Lm Nguyễn Văn Lý, Ls Lê Thị Công Nhân, Ls Nguyễn Văn Đài, Kỹ sư Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Ts Lê Quốc Quân, Nguyện thị Lệ Hằng, Ls Phạm Thi Kim Thành, Lê Thị Thu……. • Qua nghị quyết 36, CS nhằm phá rối cộng đồng người Việt tị nạn CS tại hải ngoại. Mua chuộc những kẻ nhẹ dạ làm tay sai nô lệ cho sự dữ. Trực tiếp hay gián tiếp cho sự ác, làm tay sai cho CS, đều là tòng tội và mang trọng tội với tổ quốc và dân tộc. • CSVN tạo ra một xã hội băng hoại, bất công, giả dối lường gạt, nạo thai nhi nhất nhì thế giới, buôn bán phụ nữ, trẻ em làm mãi dâm, làm lao nô cho nước ngoài vv. Nói sao cho hết tội ác CS ở đây chứ?! CSVN thể hiện cho sự ÁC!!!!! Bản chất CS là ÁC ĐỘC, GIAN ÁC! Dân tộc phải tránh họ như tránh hủi và những kẻ tiếp tay cho sự ác. 2. „Đừng để sự ác chiến thắng các con, song hãy chiến thắng sự ác qua sự tốt lành!“ (Rom 17, 21) Để chiến thắng sự ác, chúng ta phải luôn dấn thân theo đuổi mục đích tốt lành. Mục đích không biện luận cho phương tiện. Vì thế, trước khi hành động, chúng ta phải đặt ra mục đích của mình. Ví dụ, mục đích chống cộng là gì? Nếu mục đích chống cộng là để đem lại hoà bình tự do ấm no hạnh phúc cho toàn dân. Và nếu mục đích chống cộng là đưa lại sự tôn trọng nhân phẩm và quyền lợi con người tại Việt Nam, thì phương thức chống cộng đều tốt. Tuy nhiên phương thức chống cộng cũng phải được chấp thuận! Dấn thân cho sự tốt lành để mang lại sự hoà bình cho con người, dân tộc và nhân loại. Vì thế, chúng ta phải không biết mệt mỏi dấn thân cho lẽ phải, cho sự thật cho công lý hòa bình. Sự bình chân như vại của chúng ta sẽ chỉ tạo thêm mầm mống cho sự dữ phát triển. Sự khoanh tay của chúng ta là một sự im lặng đồng lõa! CS có mục đích tốt không? Trên lý thuyết, trên miệng lưỡi của CS thì như thế. Nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác, hoàn toàn trái ngược. Họ dùng mọi thủ đoạn, dùng mọi thành phần côn đồ trong xã hội để phá rối cộng đồng, từ trong ra ngoài. Họ dựa vào lý lẽ ổn định chính trị để duy trì bạo lực độc tài, để biến chuyển quyền lực sang tiền bạc. Chính vì những THÁI ĐỘ này đã nằm thâm xâu trong tâm cang người CS, nên mọi hành vi của họ làm đều là xấu là ác. Thái độ thâm tâm gây ra điều ác. Vì mục đích đã xấu! 3. Đâu là biểu tượng sự ác, sự thiện? a) Cờ đỏ sao vàng là cờ của đảng CSVN, một biểu tượng của cờ máu, của gian ác lường gạt, biểu tượng của bạo lực, của giai cấp đấu tranh, của độc tài, của ma qủy như cờ Lưỡi liềm Liên Xô, cờ đỏ của Trung Cộng. Cờ đỏ sao vàng đang cưỡng ép khoác lên cho mọi người dân, cho dân tộc Việt Nam. Cờ này chỉ đứng chung với thể chế Cộng Sản duy vật vô thần thế giới. May thay, chế độ CS, chủ nghĩa CS đã bị quẳng vào thùng rác lịch sử trong thập niên 90 tại Đông Âu. Hiện nay, cờ máu này chỉ còn đứng chung với cộng đồng CS còn lại là Trung Cộng, Bắc Bàn và Cu Ba. Cờ đỏ sao vàng biểu tượng cho văn hoá hận thù, văn hóa hạ đẳng (=Subkultur), văn hóa chết! b) Cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng hoàn toàn ngược lại: Cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho sự yêu chuộng tự do công bằng, tôn trọng sự khác biệt trên mọi bình diện: tôn giáo, chính kiến chính trị, giai cấp. Cờ vàng biểu tượng cho tự do dân chủ nhân quyền, cho văn hoá nhân bản con người. Vì thế, biểu tượng này vượt qua không gian và thời gian, không mang tính cách tức thời. Dấn thân cho nhân quyền là trào lưu thời đại của mọi dân tộc văn minh trên thế giới. Nếu cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trong đại hội giới trẻ là biểu tượng cho sự tôn trọng nhân phẩm con người. Lá cờ này cùng được hiệp chung với mọi lá cờ trên toàn thế giới của cộng đồng nhân loại yêu chuộng tự do dân chủ nhân quyền. Vì thế, cờ vàng ba sọc đỏ thật xứng danh có chỗ đứng của nó trong đại hội giới trẻ, cũng như trên sân khấu, nơi Đức Thánh Cha chủ tọa, chỗ trang nghiêm và long trọng của dại hội giới trẻ tại Köln, Đức, năm 2005. Đại hội giới trẻ tổ chức trong phạm vi tôn giáo, mà tôn giáo luôn đối kháng sự dữ. Giáo hội thánh thiện, còn chế độ CS là chế độ vô thần gian ác, không thể nào Thiên Chúa hiệp thông với qủi (qủi đỏ) được. Giả sử trong đại hội này treo cờ chữ thập của Đức Quốc xã, cờ búa liềm, thì cảm giác và thái độ mọi người thế nào? c) Cờ vàng trắng tượng trưng cho giáo hội Thiên Chúa Giáo. Nó được treo trong những dịp lễ của Giáo hội và luôn là biểu tượng cho sự thánh thiện, mặc dù không phải bất cứ người Kytô giáo nào cũng thánh thiện, bởi giáo hội của Chúa được trao trong tay của con người tội lỗi yếu đuối. Bản tính của Giáo Hội là thánh thiện và do chính Thiên Chúa xây dựng, vì thế giáo hội không bao giờ xây dựng trên một nền tảng một chủ nghĩa trần thế. Tuy nhiên, giáo hội vẫn không ngừng xây dựng „nước chúa“ ngay tại trên trần gian này và mai sau. Khi Đức Giêsu bị quan Tổng Trấn Philatô trất vấn: „Vương quốc người ở đâu?“. Ngài trả lời: „Nước ta không ở đây, giả như nếu nước ta ở đây, thì người của ta đã đến cứu ta.“ (Gioan 18, 36). Mặc khác, người Kytô hữu vẫn luôn cầu nguyện trong kinh lạy cha: „Nguyện xin nước cha trị đến!“ Vậy nước cha ở đâu? Và nước cha là nước gì? „Nước cha“ chưa tới và đã tới! Nước cha chưa tới là nước Thiên Đàng. Nước cha đã tới là nơi đâu có „Công bằng, Bình an, và Niềm an vui trong Chúa Thánh Linh“ (Rom 14,17b; Gal 4, 20; Mt 6,33), thì đó là nước cha đã trị đến. Giáo hội luôn chiến đấu dấn thân không mệt mỏi để xây dựng nước cha ngay tại trần thế này. Ở đâu có bất công, ở đấy phải có tiếng nói của Giáo Hội, làm chứng nhân cho „sự thật và sự tốt lành để chúng ta trở thành thật và tốt.“ (Benediktô). Ở Việt Nam có Công lý và Hòa bình? Giữa cán bộ CS và người dân, ai là nạn nhân và ai là phạm nhân? Toàn dân tộc Việt Nam bị thống trị, bị trị bởi một tiểu số cán bộ mang mần mống tham quyền cố vị. Họ là phạm nhân. Toàn dân là nạn nhân. Giáo hội hoàn vũ đã thực thi đúng chức năng này, nhất là trong triều đại của Đức cố Thánh cha Gioan Phaolô 2, và triều đại giáo hoàng đương kim, luôn tìm cách để giải thoát „nạn nhân“ (=cờ vàng ba sọc đỏ) ra khỏi bàn tay khát máu của „phạm nhân“ (=Cờ máu). Giáo hội Việt nam vẫn tự hào có những vị hy sinh chết cho nhân quyền, như Đức cố tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, có Lm Nguyễn Văn Lý ra tù vào khám để đấu tranh cho nhân phẩm tự do con người. Có Lm Phan Văn Lơi, Lm Nguyễn Hữu Giải, Lm Chân Tín đang đấu tranh đòi quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng báo chí… 4. "Xin cứu chúng con khỏi sự dữ!“ Trong kinh lạy cha, người Ky tô hữu cầu nguyện, xin Thiên Chúa cứu chúng con khỏi sự dữ. Chừng nào bóng cờ máu, cờ đỏ sao vàng bị khuất bóng trên bầu trời yêu thương của dân tộc Việt Nam, như cờ máu lưỡi liềm Liên Xô, là chừng đó, Thiên Chúa đã cứu dân tộc Việt Nam khỏi sữ dữ, xét trên bình diện quốc gia. Sự hiện diện cờ máu, cờ đỏ sao vàng, trong đại hội giới trẻ, khơi lại sự hiện diện của sự dữ trong đại hội tôn giáo thánh thiện vậy! • Hãy dương cao ngọn cờ chính nghĩa trong đại hội giới trẻ sắp tới! Cầu chúc mọi tham dự viên đại hội hãy tự hào đứng về hướng tốt lành, bảo vệ sự thật, sự thánh thiện!!! (Đức quốc, ngày 6-Juli-2008)
|