Home Đời Sống Dinh Dưỡng Cây ớt – và trái ớt trong đời sống

Cây ớt – và trái ớt trong đời sống PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Bình   
Thứ Sáu, 03 Tháng 10 Năm 2008 23:15

 

Theo đông y, ớt có vị cay, nóng, và ớt có tác dụng tán hàn, tiêu thực, giảm đau... Trong dân gian thường dùng ớt để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn...v.v.

 

 Theo Tây y, ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Chất capsicain trong ớt kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một morphin có tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho người bị viêm khớp mãn tính và ung thư. Ớt cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim nhờ một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh tình trạng đông đặt tiểu cầu. Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao.

 Một số nghiên cứu cho thấy, các loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin cao hơn.

 Trái ớt trong y học thì như thế, nhưng trong đời sống , trái ớt còn có nhiều chuyện để bàn tán, thêm bớt và tạo nên nhiều câu chuyện vui buồn rất sinh động, phong phú và rất “người”.

Có một câu chuyện của tác giả Cần Thơ hay Ninh Kiều (?) đã viết về trái ớt, và đại ý như vầy “Có một gia đình kia, anh chồng là “dân” trí trí thức, (nói chung là có học đi nhé) nhưng (dường như) mắc cái tật phong kiến, gia trưởng; cái kiểu cách “chồng chúa vợ tôi”, còn người vợ được mô tả là rất đảm đang, hiền thục, 3 tùng, 4 đức đểu có đủ. Nhưng cô vợ (cũng dường như) mắc nợ anh chồng nên ngày nào, bữa ăn nào cũng khong làm anh chồng hài lòng; trong khi đó, ở chung nhà còn có cô em chồng rất mực thương yêu chị dâu. Cô nàng luôn luôn tìm cách binh vực che chở cho chị. Và anh chồng rất khoái ăn ớt. Cách ăn ớt của anh cũng cầu kỳ: Đem trái ớt chín đỏ ra để trên chiếc dĩa sứ trắng, dùng dao nhọn chẻ trái ớt làm đôi, lấy hột bỏ ra, và cắt trắi ớt thành nhiều miếng nhỏ, dầm trong mước mắm, ăn canh chua mà thiếu dĩa mắm ớt là có chuyện ngay. Đại khái là như thế. Và cô vợ thì rất đảm đang, nhưng vì anh chồng “đàn áp” mỗi ngày cho nên nàng rất quýnh quáng, lập cập…v.v. cho nên càng lo lắng chu toàn chừng nào thì càng sơ sót nhiều chừng nấy. Đọc câu chuyện làm nhớ đến chuyện phim “Sống với kẻ thù” (Live with enemy) cũng có anh chồng quá quắc như thế.

 Còn có chuyện Trái ớt như vầy: Có anh chàng kia, đén tham bạn, tới bữa ăn được người bạn mời dùng bữa. Trong bụng chàng là muốn ăn, nhưng ngoài mặt lại tỏ vẻ áy náy chối từ. Mời mọc mọc mãi, cuối cùng anh chàng mới nói “Thấy dĩa ớt đỏ au ngon quá, thôi thì ởlại dùngbữa cùng gia đình anh chị.” Và chàng thẳn thét quất một bụng no cành hông…cũng nhờ có mấy trái ớt.

 Trong gia đình người Việt ở Thung lũng silicon, hầu như nhà nào có chút đất, chút sân, có khoảng không gian trống…đều có trồng một vài loại rau trái…và trong đó không thể thiếu cây ớt. Không hiểu sao, ớt cay mà người nào cũng muốn ăn, bữa cơm thiếu trái ớt là mất ngon; trong khi đó, đường ngọt lại chẳng mấy ai thèm(?) Cay, đắng lại thèm, ngọt ngào không ham…chẳng trách cuôc đời sao mà nhiều cay đắng.

 Ớt cũng có liên quan đến nữ giới:

“Ớt nào mà ớt chẳng cay,

Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.”

 Thiệt là tội nghiệp cho thân phận nữ nhi. Người đời cứ gán cho phụ nữ hay ghen, mà ngươi ta lại không để cập đến nguyên nhân gây nên “tánh” ghen nơi phụ nữ. Tại dzì anh chồng có “mèo chuột” “tò tí te” thì cô vợ mới ghen chớ? Người ta đăng báo có những chuyện ghen cắt mất “của quý” của anh chồng quăng cho chó ăn, hoặc bằm cho dzịt xực… Lại nữa, nói như vậy nghĩa là là đàn ông không ghen ư?

 Và theo kinh nghiệm dân gian truyền khẩu thì, cô gái nào trồng ớt, giả ớt, cắt ớt mà cay…thì cô đó ghen “ba chê”, ghen “tàn canh gió lạnh”, ghen hết biết luôn …chẳng biết đúng sai lẻ nào. Còn cánh đàn ông cắt ớt, bằm ớt mà cay hỏi có ghen không? Đúng là mấy ông đàn ông đổ thừa, đổ vạ cho phụ nữ.

 Rồi cũng theo kinh nghiệm truyền khẩu thì, muốn ớt cay nên bón phân gà, muốn trái ớt cay thì nên hái vào buổi sáng…v.v. Thử xem sao?

 Và ớt cũng có nhiều loại, có ớt cay và cũng có ớt chẳng cay. Tỉ như mấy trái ớt chuông (bell pepper) trong chợ Mỹ…chẳng có vị cay tí nào dù cho trái ớt loại này to đùng, bự tổ chảng…giống như một trái chuông.

 Người Việt Nam cho rằng ớt Xiêm (ớt hiểm) là cay nhất; cũng có người cho rằng trái ớt Chìa Vôi mới là loại ớt cay nhất. Nhưng, theo sách vở thì ớt có hàng trăm loại khác nhau, và trái ớt cay nhất thế giới là loại ớt Bhut Jolokia trồng ở Ấn Độ. (Bhut Jolokia. The world’s hottest chilli is the Bhut Jolokia also known as Bih Jolokia originating in Assam in North East India. It is the Guinness World Book Record Holder with an official Scoville heat rating (SHU) of 1,001,304 SHU twice that of the previous record holder, the Red Savina. A SHU stands for Scoville Heat Unit and is the amount of water needed before the chilli heat is undetectable. One drop of the Bhut Jolokia extract needs a million drops of water.)

 Khi ta đến Hoa Kỳ, nhất là vùng Cali nắng ấm nầy, có dân tộc Mễ Tây Cơ sống chung. Ta từng biết Mễ tây Cơ có “quốc huy” là trái ớt và cái nón rộng vành? Có nghĩa như là người Mễ ăn cay nhất thế giới. Tuy nhiên, khi sống chung đụng với họ, món ăn Mễ chẳng có món nào cay cho ra hồn. Ẩm thực Mễ có món ăn “Salsa” là món chấm của bánh tráng bắp (chip). Món salsa làm bằng cà chua, ớt là chính. Có ăn thử mới biết chẳng thấm vào đâu so với chén muối ớt chấm xoài chua ngâm cam thảo, chùm ruột của mấy cô, mấy chị.

 Còn có loại ớt kiểng bán vào mấy ngày Tết. Trái sum suê, trái chi chít với đủ màu xanh đỏ tím vàng. Đi chợ Hoa Nguyễn Huệ vào những ngày trước Tết, bà con Sài Gòn đều biết loại ớt này. Ớt kiểng được chăm bón đặc biệt đển đến ngày cận tết mới cho trái từng chùm, sung mãn. Người ta chưng mấy chậu ớt kiểng với ước muốn sung túc, tiền bạc của cải đầy nhà như trái chi chít trên cành.

 Trái ớt bắt nguồn từ đâu, lịch sử thuần hóa nó như thế nào…chẳng có công đâu mà đi tìm. Nhưng có một điều ngộ là dân tộc nào cũng khoái ăn ớt, dùng ớt như là gia vị trong bữa ăn, và mỗi quốc gia có riêng từng loại ớt đặc biệt của xứ sở mình. Không biết người Việt Nam có giống ớt nào tiêu biểu. Nhưng trong đời sống đã tận dụng, khai thác trái ớt cho lợi ích dân gian. Ớt là một vị thuốc:

Một số bài thuốc Nam thông dụng có ớt: (được tham khảo trích đăng từ trang Sức Khỏe & Đời Sống)

 - Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100 g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu, có tác dụng kích thích mọc tóc.

 - Giảm đau do ung thư, đau khớp: Ăn 5-10 g ớt mỗi ngày.

 - Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư: Ớt 100 g, hắc đậu xị 100 g, tán bột ăn hằng ngày.

 - Chữa ăn uống chậm tiêu: Ớt trái dùng làm gia vị, ăn hằng ngày.

 - Chữa đau thắt ngực: Ớt 2 quả, đan sâm 20 g, nghệ đen 20 g. Sắc uống ngày 1 thang.

 - Chữa đau dạ dày do lạnh: Ớt 1-2 quả, nghệ vàng 20 g, tán bột uống ngày 2-3 lần.

 - Chữa bệnh chàm (eczema): Lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.

 - Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.

 - Chữa bệnh vảy nến: Lá ớt 1 nắm to (sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà 1 bát, lá sống đời 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300 g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.

 - Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực mỗi thứ khoảng 10 g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.

 - Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80 g. Tất cả đem giã nhỏ, ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp, sẽ mau khỏi.

 - Chữa mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ, sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

 - Chữa khản cổ: Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).

 - Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau.

 Lành thay trái ớt. Vị cay, tánh ấm, tiêu hàn. Trái ớt cay cho tình nghĩa mặn nồng, tánh ôn nhu hơi ấm cho con người gần gủi với nhau. Tiêu hàn trục xuất những lạnh lùng đang bao bọc chung quanh những con người cùng màu da cùng chủng tộc, cùng một mái nhà là trái đất thân thương.