Sụt giờ PDF Print E-mail
Tác Giả: Hồng Quang   
Thứ Hai, 03 Tháng 11 Năm 2008 15:12

Khi “kéo giờ lại” bạn liệu có ngủ đủ giấc hay không?

Mỗi năm tới tháng 11 thường có hiện tượng “kéo lại 1 giờ” mà tiếng kỹ thuật gọi là “daylight-saving time” và bạn khoan khoái nghĩ: “Quá đã, vậy là ngủ thêm được 1 tiếng nữa!”

Nhưng các chuyên gia cảnh báo bạn là chuyện này không đơn giản như thế vì khi chúa nhật 2 tháng 11 đồng hồ bị kéo lui 1 giờ, có khi cả “chương trình ngủ nghê” của bạn bị ảnh hưởng chứ không phải chuyện “nướng thêm 1 giờ nữa, quá đã” đâu!

Patrick J. Stollo bác sĩ Giám Đốc chương trình “Sleep Disorder Program” cho hay: “Khi xã hội hoạt động theo kiểu 24/7 không lúc nào ngưng thì ai cũng thiếu ngủ cả, vì thế chuyện sửa đổi giờ giấc thật ra xét cho cùng không tốt cho sức khỏe đâu!”

Trái với điều mà nhiều người lầm tưởng, kéo giờ lại không có nghĩa là chúng ta có thêm giờ ngủ ngê. Bác sĩ Strollo nói nhiều người “tự chỉnh đồng hồ sinh học” bằng cách thức khuya thêm 1 giờ, nhưng như thế sáng hôm sau họ vẫn còn “ngà ngật” khi lái xe đi làm.

Một cuộc khảo sát vào năm 2003 do Viện Hopskins và đại học Stanford tiến hành khám phá là sáng hôm sau hôm có “giờ bị kéo lui”, con số tai nạn xe cộ lại gia tăng, thế mới phiền!

Ngay cả khi việc kéo lui giờ đã diễn ra vài hôm bạn cũng cần hết sức cẩn thận khi phải lái xe nhất là người nào phải làm viêc cả ngày và phải di chuyển xa.

Ba yếu tố dễõ làm tăng thêm tai nạn là đường còn tối, sự mệt mõi và căng thẳng xã hội-gia đình. Bác sĩ Strolla nói: “Nếu bạn không có vấn đề rối loạn giấc ngủ thì một ly cà phê đậm đủ giúp bạn tỉnh táo rồi!”

Ngoài ra người đi bộ cũng bị hăm dọa. Đại học Carnegie Mellon tiến hành khảo sát và thấy cuối tháng 10 con số bộ hành bị xe chẹt tăng thêm tới 186%, trước khi giảm xuống 21% vào giữa tháng 12.

Không phải chỉ là chuyện đường còn tối mới gây cảnh thương tâm như thế mà các nhà nghiên cưú còn thấy là do người lái xe đã không kịp chỉnh lại cho quen với chuyện “mới 5 giờ sao mà tối thui vậy nè trời!”

Các chuyên gia cho biết sáng thức dậy “trễ hơn” và hiện tượng “ngày càng lúc càng thu ngắn và đêm dài ra” càng làm cơ thể thêm uể oải.

J.Todd Arnett, giáo sư về thần kinh học thuộc đại học Michigan có một lơì khuyên hưũ lý cho đa số chúng ta: “Nếu bạn là người quen ngủ mỗi ngày từ 11 giờ đến 7 giờ sáng thì tối chủ nhật bạn nên thức thêm 1 giờ rồi chỉnh đồng hồ theo giờ mới sáng hôm sau”

Dĩ nhiên vài ngày đầu còn ‘lạng quạng’ lắm, dễ thôi, cho đầu xuống vòi nước rửa cho tỉnh táo hay chơi cà phê đậäm thêm chút đỉnh, mọi chuyện rồi ra cũng “ít bữa thì quen mà!”

Trẻ con là thiên thần, tụi nó ngủ theo bản năng, mùa lạnh lôi đầy vậy là thế nào cũng có “chiến tranh thứ ba xảy ra”, nếu trong nhà có chừng 3 trự cỡ vài tuổi và còn bú tay.

Bác sĩ Stollo dặn: “Bạn là cha mẹ cẩn thận? Hãy tập cho con thức sớm mỗi ngày chừng 15 phút khi sắp tới cuối tháng 10 là hay nhất, chúng sẽ quen vào ngày chiến đấu chúa nhật thôi”.

Có ngái ngủ tới độ tới ngày 4/11 bạn bỏ phiếu lộn tùng phèo chơi màn lấy râu Obama cắm càm Palin hông? Coi bộ hơi khó, vì đi bầu TôngTông xứ Cờ Hoa chứ đâu phải đi chợ mua thuốc lá mà lộn Marlboro với Winston người ơi..

Chỉ có các cụ già đau tim là khỏe thôi. Các khoa học gia Thụy Điển báo cáo lại rõ ràng trong vài tuần sau ngày kéo giờ con số người bị đau tim tấn công giảm khá rõ ràng, vì các cụ được “kéo” thêm 1 tiếng, quá phê, nghe mà mừng cho ai còn cha già mẹ yếu..