Home Đời Sống Tài Liệu Những bức ảnh làm chấn động thế giới

Những bức ảnh làm chấn động thế giới PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Ba, 18 Tháng 11 Năm 2008 14:04

Tháng 9 năm 1965. Bình Định

Người mẹ và bọn trẻ vượt sông, thoát khỏi vùng Cộng Sản gây chiến. Tác giả Kyoichi Savada

Uganda - 1980

Nạn đói ở Châu Phi. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.

18 tháng 12 năm 1982. Lebanon

Vụ thảm sát người Palestin cuối cùng. Tác giả: Robin Moier.

Những năm 80 tội ác của bọn diệt chủng Polpot

30 tháng 10 năm 1983. Đông Thổ Nhĩ Kỳ

Kezban Ozer tìm thấy thi thể 5 đứa con sau trận động đất. Tác giả Mustafa Bozdemir

 

Năm 1984 - Pablo Bartholomew

Bhopal, Ấn Độ, Tháng 12 năm 1984.
Rò rỉ khí ga độc hại là nguyên nhân dẫn đến cái chết của đứa bé. Bức tranh thể hiện mặt trái của công nghiệp hóa.
 

 

Cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez

Ngày 13 tháng 11 năm 1985 Đôi mắt đã ám ảnh người xem này là của cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez trong thảm họa núi lửa Nevado del RuizColombia , đã giết chết 25 ngàn người. Trong ảnh, Omaya đã kiệt sức vì bị mắc kẹt gần 3 ngày đêm trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Mọi người đã ở bên cạnh em và cùng cầu nguyện cho đến khi em không còn cầm cự được sau 60 giờ. Bức ảnh được chụp bởi Frank Fournier.

 

Năm1993 kền kền chờ đợi

Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp Ba tháng sau, Kevin tự sát.

 

 Những người chạy khỏi Grozny

Tháng 5 năm 1995. Đứa bé ngoái nhìn ra từ trong chiếc xe buýt chở những người chạy khỏi Grozny tránh khỏi trung tâm của cuộc chiến. Bức ảnh đăng trên tờ báo Washington Post.         

 

 31 tháng 3 năm 2003. Irac

Người đàn ông cố gắng che chỏ cho đứa con trong nhà tù dành cho các tù binh quân sự. Tác giả Jan Mark Buzu.

 

Năm 2004 thảm hoạ sóng thần tại Ấn Độ Dương

Năm 2008 Động đất tại tỉnh Tứ Xuyên

Hành hình nô lệ - 1930

Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành hình trước 10,000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô ta. Mặc dù tấm ảnh được thể hiện như việc hành hình kẻ có tội, nhưng cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông bên dưới cũng để lại một sự ghê rợn cho người xem.


Nagasaki - 1945

Đám mây hình nấm trên bầu trời Nakasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 này đã giết chết hơn 80 ngàn người và đã trở thành nỗi ám ảnh đe dọa cho hòa bình nhân loại.

Bữa trưa trên đỉnh New York - 1932

Bức ảnh này của Charle Ebbets chụp 11 người công nhân đang ăn trưa trên một thanh đà, tại tầng 69, công trường xây dựng tòa nhà GE ở trung tâm Rockefeller diễn tả số phận cheo leo của những người công nhân nhập cư trong thời kỳ phát triển bùng phát của chủ nghĩa tư bản.

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu - 1963

Một trong những sự kiện chấn động thế giới: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.

 

Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ.

Sau khi tòa nhà này bị 2 máy bay đâm vào trong sự kiện "11 tháng 9" này đã gây một cảm xúc rất mạnh đến người dân Mỹ. Nhiều người cho đó là sự xúc phạm đến người đã chết. Nhưng Richard Drew, tác giả bức ảnh thì biện hộ rằng, bức ảnh đã diễn tả một quyết định giữa sống và chết của con người khi bị dồn vào đường cùng.

Trại tập trung Buchenwald- 1945

Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xã sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những gì mà quốc gia của họ đã gây ra cho thế giới.

Anne Frank - 1941

Chân dung của cô gái 14 tuổi Anne Frank, một trong 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc xã hành hình trong sự kiện Holocaust. Cả gia đình, bao gồm cô vài chị gái đã bị giết chỉ 1 tháng trước khi trại tập trung nơi cô bị giam được giải phóng. Cuốn nhật ký cùng bức chân dung một cô bé 14 tuổi, với đôi mắt to đang nhìn xa xăm về một tương lai mà ai cũng biết là không bao giờ đến được với cô, đã làm xúc động cả thế giới.

Sự kiện Thiên An Môn - 1989

Bức ảnh của Jeff Widener được mang tên là "Người nổi loạn vô danh", với hình ảnh một người đang đứng cản trước đoàn xe tăng của Quân đội Giải phóng Trung Quốc đang tiến vào để đàn áp cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. Đây còn được biết đến với tên gọi "Sự kiện Thiên An Môn" nổi tiếng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc -

 

Bãi tha ma sau trận chiến tại Pennsylvania - 1863

Những xác người nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh dưới bầu trời xám xịt... một cảm giác rợn người khi bạn đứng trước một bãi tha ma sau cuộc chiến. Chụp trong cuộc Nội chiến Mỹ.


Từ năm 1039 đến năm 1945 tội ác của phát xit Đức

 

Tháng 7-1937 Vụ thảm sát Nam Kinh 

Quân Nhật chiếm đóng thành phố mà không gặp khó khăn nào. Cảm thấy bị sỉ nhục vì không chiếm được Trung Quốc trong vòng 3 tháng như đã hứa với Nhật hoàng, quân đội Nhật tiến hành chiến dịch giết người, hãm hiếp và cướp phá để trả thù cho tới tháng 3/1938

12-29/04/1945 -Hãy cứu tôi

Tác phẩm chụp một thương binh bị bỏ lại trên chiến trường Okinawa, xen lẫn giữa những tiếng rên xiết vì đau đớn là những lời nguyện cầu mong được sống: Hãy cứu tôi !!

16-4 tháng 6 năm 1962. Căn cứ thủy Puerto Kabello.

Một người lính bị bắn chết gục trên tay một linh mục

 Năm 1967 – 1969 Bianfra

 

Một quốc gia nằm ở phía nam Nigeria, trong cuộc chiến, hơn một triệu người chết vì chiến tranh, nạn đói và dịch bệnh. Đây là tấm ảnh chụp những đứa trẻ trong một trại tập trung, đang đứng trước lằn ranh giữa sự sống và cái chết. Bức ảnh của Don McCullin này đã đánh động thế giới phải can thiệp để cứu lấy số phận của những người dân Bianfra.

Chiến tranh Việt Nam:

Năm 1972 Một bức ảnh nổi tiếng nói lên sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam: Phan Thị Kim Phúc, cô bé 9 tuổi trong hình đang la khóc trong kinh hoàng và chạy đi trong tình trạng bị bỏng nặng sau khi gia đình em bị một trận bom napal dội xuống. Bức ảnh đã gấy chấn động thế giới, buộc người ta phải nhìn nhận lại những hậu quả mà chiến tranh đã gây ra cho những người dân Việt Nam. Bức ảnh này cũng mang về cho tác giá, Nick Út giải Pulitzer.

26 tháng 3 năm 1978. Tokyo bạo động chống lại việc xây sân bay Narita. Tác giả: Sadaiuky Mikami.

Thảm kịch tại Oklahoma 1995

Người lính cứu hỏa này đã rút đôi găng tay thô ráp ra khỏi tay mình để đón lấy một đứa trẻ sơ sinh vẫn chưa biết sống chết thế nào bằng đôi tay mềm mại nhất, đôi mắt anh ta trìu mến nhìn đứa trẻ như muốn nói: "Sẽ không sao đâu, đã có chú đây!". Hình ảnh này của Chris Porter tường thuật lại hậu quả sau đợt tấn công khủng bố bằng bom vào một tòa nhà chính phủ tại Oklahoma năm 1995 làm 168 người chết và hơn 800 người bị thương. Cho đến sự kiện 11/9 thì đây là vụ khủng bố gây hậu quả nghiêm trọng nhất tại Mỹ

 TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN XỬ TỬ MỘT ĐẠI ÚY VIỆT CỘNG

"Cộng Sản Bắc Việt đã vi phạm hiệp ước ngưng chiến Tết Mậu Thân 1968 khi mở cuộc tổng tấn công trên toàn lãnh thổ VNCH. Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Cảnh Sát QG đã xử tử Nguyễn Văn Lém, bí danh Bẩy Lốp, một Đại Úy Việt Cộng, mặc thường phục, mang súng giết hại dân lành và bị bắt sống tại phạm trường. Y không phải là tù nhân chiến tranh, vì y bị bắt lúc mặc thường phục và VNCH không hề ký vào bản Hiệp Ước quốc tế về tù nhân chiến tranh. Y cũng không được luật pháp VNCH bảo vệ, vì Cộng Sản đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Y chỉ là một kẻ sát nhân bị bắt tại trận, lúc đang sử dụng vũ khí để giết người. Theo luật pháp VNCH, y phải bị hành quyết ngay tại phạm trường. Tướng Nguyễn Ngọc Loan với tư cách Tư Lệnh Cảnh Sát QG có thẩm quyền hành quyết tử tội. Theo luật, tử tội khi bị đem ra pháp trường xử bắn, phải bị trói tay và bịt mắt. Tóm lại, Đại Úy VC Nguyễn Văn Lém đã bị hành quyết đúng theo luật lệ của nước VNCH. Các luật lệ này tôn trọng đầy đủ các tiêu chuẩn hình sự tố tụng quốc tế."

Tiến Sĩ TRẦN AN BÀI, nguyên Thẩm Phán các Toà Sơ Thẩm và Thượng Thẩm VNCH

 LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ BỊ BỊT MIỆNG TRƯỚC TÒA ÁN

Ngày 30-3-2007, Cộng Sản Việt Nam đưa linh mục Nguyễn Văn Lý ra toà xét xử, nhưng thẩm phán lại truyền bịt miệng ngài, không cho nói. Thực ra, chính khi linh mục Lý không được nói thì lại là lúc ngài nói nhiều nhất, nói lớn nhất, và nói hùng hồn nhất.