Home Đời Sống Tài Liệu Phi Cơ Không Người Lái

Phi Cơ Không Người Lái PDF Print E-mail
Tác Giả: BGKQ   
Thứ Hai, 05 Tháng 1 Năm 2009 15:19

Trong cuộc triển lãm hàng không năm nay tại phi trường Le Bourget (Pháp), có một khoảng không gian dành riêng cho những loại máy bay trinh sát không người lái (drone). Để cho con người bị chết chóc nhiều quá trong chiến tranh coi không được cho nên thiên hạ bèn nghĩ tới cách sai người máy đi thay.

Cách nay khoảng một tháng, trên một đường mòn đầy bụi bặm của vùng liên ranh Pakistan và Afganistan, một chiếc ô tô loại 4X4 chở đầy người của al-Qaida ì-ạch leo núi, nghĩ rằng chiến đấu cơ của Không Lực Hoa Kỳ chắc sẽ không làm gì được. Nhưng, buồn thay, chiếc xe đó không tránh khỏi đôi mắt cú vọ của rô-bô đang bay trên không. Mấy phút sau, chiếc xe bị hỏa tiển của một chiếc phi cơ không người lái Predator bắn tan thành mảnh vụn. Cách nay hai năm, một trường hợp tương tự cũng xảy ra ở Yemen. Từ dụng cụ quan sát, những phi cơ không người lái đã chuyển sang dụng cụ tấn công trong vòng vài ba năm qua. Một biến chuyển có thể làm đảo lộn chuyện không chiến trong tương lai.

Trong chiến tranh Việt Nam, phi cơ đã bắt đầu không cần đến ngưòi lái rồi. Để thám sát đường mòn Hồ Chí Minh, người Mỹ đã gắn bộ phận thu hình trên những máy bay vô tuyến điều khiển. Sau đó Tsahal (Lực Lượng Phòng Vệ Do Thái) cũng theo gương của Mỹ trong chiến dịch "Hòa bình ở Galilée" tại Liban hồi năm 1982. Quân đội Do Thái thì sử dụng phi cơ không người lái để nhử mồi làm cho pháo phòng không của Syrie phải bị lộ. Không đầy mười năm sau, Chiến Tranh Vùng Vịnh là cơ hội cho nhiều quân đội phương Tây thử nghiệm các loại phi cơ không người lái của họ.

Những phi cơ trinh sát không người lái đã nổi tiếng trong chiến tranh vùng Balkans hồi giữa thập niên 90. Pháp và Đức đã đưa những cặp mắt nhân tạo của họ đi dò xét dân quân của Slobodan Milosevic. Kế đó, Mỹ đưa chiếc Predator lừng danh của họ ra. Vào cuối năm 2001, khi muốn đánh đuổi quân Taliban ra khỏi Afghanistan, Mỹ lại sử dụng Predator. Và lần này Predator có thêm phần vũ trang vì các kỷ sư của Không Lực Hoa Kỳ và của CIA đã nghiên cứu để gắn hai hỏa tiễn chống chiến xa Hellfire dưới cánh.

Nhưng, ở chiến trường Irak phi cơ trinh sát không người lái được sử dụng nhiều hơn, không còn đóng vai trò phụ nữa và đã trở nên một loại chiến cụ chính trong các cuộc hành quân. Giờ đây, người ta ước lượng là quân đội Mỹ đã sử dụng cả triệu chiến cụ đủ cỡ thuộc loại này trên vùng trời Irak. Từ loại nhỏ cỡ hai kí lô được phóng bằng tay ở trận địa cho đến loại có tính chiến lược Global Hawk, có khả năng bay ở độ cao khoảng 20.000 thước bên trên các khu vực phiến quân trong tam giác Sunnite.

RQ-4A Global Hawk

Ngày nay, người ta không còn coi phi cơ trinh thám không người lái như là một thứ đồ chơi nữa. Từ chiến cụ quan sát và trinh sát, loại phi cơ này đã lần hồi trở thành những chiến cụ thật sự. Mỹ rất xông xáo về phương diện này, họ muốn có một thứ chiến cụ có khả năng đánh gục hệ thống phòng thủ của địch mà không một phi công nào của phía bên này bị hy sinh. Cuối năm 2003, người cầm đầu Không Lực Hoa Kỳ đòi phải có một chiến cụ có thể đánh địch cách xa 17.000 cây số trong vòng không đầy hai tiếng với 5 tấn chất nổ. Vào năm 2020, ông dự tính là một phần ba tổng số phi cơ chiến đấu của ông sẽ là những Ucav (Unmanned Combat Air Vehicle - phi cơ chiến đấu không người lái).

Ngũ Giác Đài quyết tâm duy trì quan niệm chiến lược "kiên trì áp đảo". Những Ucav này sẽ cho phép quan sát được chiến trường gần như thường xuyên vì các phi cơ này có thể được tiếp tế nhiên liệu trong khi bay. Đã vậy mà còn nhẹ phần tiếp vận và không có nguy cơ về sinh mạng. Nhiệm vụ chính của những phi cơ này là:

* tiêu diệt hệ thống phòng không địch trong đợt tác chiến nguy hiểm khi mới xuất quân,
* tiến hành chiến tranh điện tử,
* thu thập tin tức tình báo,
* và bắn phá khi cần phản ứng cực nhanh.

Cho nên đó là một vũ khí rất thích hợp trong chiến tranh chống khủng bố. Các nhà kỷ nghệ Mỹ đang nghiên cứu hai dự án, X-45 do Boeing tiến hành và X-47 do Northrop Grumman. Bên phía Châu Âu cũng đang tiến hành chương trình Neuron.

Đàng sau những dự án này, là cái mộng lớn của các chiến lược gia Hoa Kỳ, mang tên "Global Reach - Global Power" (Với tới toàn cầu - Sức mạnh khắp nơi), một ý niệm nhằm tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới và bất cứ lúc nào từ một cứ điểm chỉ huy đầy đủ tiện nghi nằm một nơi nào đó ở bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ. Chuyện đó đã khởi sự rồi vì một vài cuộc tấn công của phi cơ không người lái ở Irak đã được điều khiển từ một căn cứ không quân Hoa Kỳ. Người Mỹ ao ước sao khỏi phải đương đầu với những khó khăn chính trị khi phải triển khai lực lượng và tránh được hiểm họa của vũ khí tiêu diệt hàng loạt đang đe dọa các lực lượng viễn chinh của họ. Như thế, từ tầm vóc của khu trục, các kỷ sư Mỹ đã bắt đầu nghĩ đến những oanh tạc cơ không người lái rồi, những pháo đài bay vô tuyến điều khiển.

Northrop Grumman X-47

Phải chăng nghệ thuật chiến tranh đang đi ngược dòng thời gian để trở lại thời các quan võ chỉ đánh nhau bằng cách hóa phép, hô giáng, hô biến và đằng vân giá vũ? Được như vậy thì đỡ chết dân lành và tránh được nạn thiệt hại ngoài ý muốn.