Home Đời Sống Tài Liệu Ông Táo là ai và tại sao lại về Trời

Ông Táo là ai và tại sao lại về Trời PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Sơn Hà.   
Thứ Hai, 19 Tháng 1 Năm 2009 13:13

Nói theo kiểu người dân quê tôi là một người biết chữ, nhưng nghĩ lại thì tôi thấy mình cũng chỉ là "con két" vì đã học thuộc lòng được mấy chữ như mọi người có học, mà chẳng hiểu nghĩa nguyên thủy của chữ nào hết ! Vì vậy tôi cũng đã cứ tưởng như mọi người Việt mình là nguồn gốc văn hoá phong tục tập quán của dân tộc mình xuất xứ từ văn hoá Trung Hoa. Cho đến một ngày kia bỗng nhiên tôi có một thắc mắc rất tầm thường, nhưng đã là động cơ để cho tôi đi tìm về cội nguồn: đó là nếu văn hoá phong tục mình là do ảnh hưởng văn hoá Tàu với gần một ngàn năm bị đô hộ, thì tại sao trong tập tục ăn uống người Tàu ăn xì dầu còn người Việt mình lại ăn nước mắm? Hay trong cách xưng hô người Tàu chỉ nói với nhau là "ngộ" với "nị", (giống như tiếng Anh, tiếng Mỹ là "me and you" hay tiếng Tây là "moi et toi") còn tại sao người Việt mình thì lại xưng hô bằng cô bác, chú thím, dì dượng, cậu mợ, anh em ? Cho nên tôi không lạ gì khi còn có người Việt mình cứ tưởng nguồn gốc của tục tiễn đưa ông Táo là từ Tàu.

Sự lầm tưởng này đã làm cho dân tộc Việt mình sống cảnh lầm than từ gần hai thế kỷ đã qua, nghĩa là kể từ thời Tự Đức (1847-1883). Chính vì vua không còn biết đức Nhân, nên đã không còn chủ đạo để sống cho Nhân Dân, mà chỉ biết có ngôi vàng của mình, nên không còn biết sống "thuận thiên", mới đâm ra nhu nhược để đi nghe lời nịnh bợ của các quan hèn nhát, để làm chuyện ngược thiên lý nên đã gây ra bất mãn trong dân chúng và loạn lạc không ngừng (giặc Tam Đường).

Vì tự mình đánh mất chủ đạo, rồi thêm sự xâm lược của thực dân Pháp vào Việt Nam dưới thời đó, nên vua Tự Đức đã gây ra biết bao cảnh chết chóc lầm than trong việc bắt bớ đạo Chúa. Nên sau đó đất nước Việt Nam coi như cũng bị mất vào tay thực dân Pháp cả trăm năm và dĩ nhiên đã dẫn đến tình trạng đen tối của nhất của đất nước sau đó là cái nạn cộng sản do thằng Hồ lưu manh phản quốc, đã đi rướt voi (Nga, Tàu) về dày mả tổ, và đã gây ra thảm cảnh bất nhân chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam: là người việt gian cộng sản sát hại dân tộc Việt mình đã trên 60 năm nay !!!

Không những bọn việt gian cộng sản với danh hiệu đồng chí, đồng bào, hay "đảng vì dân" và danh nghĩa xã hội, độc lập, tự do, hạnh phúc, để tước đoạt trọn nhân quyền và cướp của người dân, mà còn đi bán nước dâng biển cho Tàu cộng để được làm nô tì cho thằng ba Tàu cộng sản. Rồi lại còn đi chà đạp luân lý đạo đức truyền thống của ông cha và xuyên tạc bẻ quặt văn hoá dân tộc bằng cách ghép chữ bịa nghĩa, cũng như đem đi viết lại lịch sử Việt Nam theo chỉ thị của đảng Tàu cộng sản với đầu óc du mục, du côn, đi xâm lược nước Việt Nam từ xưa đến nay. Rõ ràng đảng việt gian cộng sản là cái đồ phản quốc hại dân với chiêu bài "treo đầu dê bán thịt chó" !

Cho nên thế hệ người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại, nếu còn tưởng nguồn gốc tục lệ ông Táo là của Tàu; thì làm sao mà giới trẻ ngày nay trong nước đã bị nhồi sọ từ hơn 33 năm nay theo chủ trương tam vô với chủ thuyết "Mát-Lênin", không bảo là văn hoá Việt Nam mình hoàn toàn là của Tàu được ??

Vì vậy, để biết đâu là cội nguồn dân tộc, như triết gia Kim-Định đã nói, là phải:

"Hãy làm cho mọi người Việt ý thức về dân tộc mình, về nguồn gốc nước Văn Lang cao quý.

Đừng để một tâm hồn Việt nào cô đơn vất vưởng bên ngoài dòng sông của văn hóa dân tộc. Nên nhớ cộng sản đã không truyền bá mạnh trên những dạ dày trống rỗng cho bằng những tâm trí cô đơn.

Hãy đặt mọi người Việt vào đường hướng văn hóa dân tộc, để mọi người có một chủ đạo mà theo.

Cho nên muốn ý thức về dân tộc tính, thì tự mình phải đi tìm hiểu ý nghĩa nguyên thủy về văn hoá dân tộc qua những phong tục tập quán, mà tục lệ tiễn đưa ông Táo vào ngày 23 tháng chạp ẩn chứa đầy ý nghĩa nền tảng cội nguồn.

Ở đây, tôi không có ý phê bình về phong tục tập quán hay để chỉ trích bất cứ ai, nhưng tôi chỉ muốn mạo muội góp ý về cái nghĩa nguyên thủy của tập tục này, theo nhân sinh quan của tổ tiên, để rồi thử trả lời những câu hỏi mà tôi đã nêu lên như : ông Táo nghĩa thật là gì, để làm gì, có ích lợi gì ? Tại sao phong tục này lại cứ làm vào ngày 23 tháng chạp mà không là ngày nào khác ? Và ngày nay có cần giữ ba cái tục lệ có vẻ hoang đường này không ?

Nhưng trước khi đề cập đến chuyện ông Táo, tôi xin được nhắc lại cho mọi người và đặc biệt là giới trí thức học giả Việt Nam với cái học ngoại lai theo kiểu suy luận một chiều của lý trí, nên hay bị dị ứng với những gì tôi viết ra đây dựa trên lưỡng nhất tính (hai chiều) là nền tảng của nguyên lý mẹ. Nhất là với những ai tự cho mình là trí thức có đầu óc khoa học kiểu biện lý chứng, thì lại càng "ngứa ngáy" khi tôi nói là tôi không hề cho tư tưởng mình là đúng hay cũng không có ý dạy đời; thì dĩ nhiên sẽ có người bảo rằng nếu không đúng hay không để dạy đời thì viết ra để làm gì ? Thì đó cũng chính là câu trả lời cho bạn, vì: "Tất cả danh lý và biện chứng đều y cứ trên ý niệm cũng gọi là biểu tượng, vì thế chỉ biết có chân lý đối tượng vérité-objet tức chân lý đúng với. Vì thế không có chân lý mà chỉ có chân lý của, tức chân lý của phe này nhóm nọ tôn giáo kia, trường phái khác, và tất cả đều hô "chân lý chỉ có một". Nội dung chân thực của câu nói là "chân lý ấy chỉ hợp cho một tiêu chuẩn của một nhóm nào đó mà thôi". Mà vì mọi phe nhóm có cái nhìn riêng, được chi phối theo những ích lợi của mỗi phe, mà đã nói đến lợi ích thì hầu hết là riêng tư. Vậy khi người ta hết lòng bênh vực chân lý thì hay xảy ra là hết lòng bênh những sự riêng tư. Do đó dễ hiểu tại sao nhân loại đã nhân danh chân lý để giết nhau cách rất tàn khốc. Vì đó là loại chân lý có một, chân lý đối tượng, chân lý của khoa danh lý của biện chứng pháp."(Kim-Định)

Cho nên đã có người rất "dị ứng" với sự lập luận hai chiều theo nguyên lý mẹ, và đã trách tôi cố ý áp đặt tư tưởng của mình để bắt mọi người phải nghĩ như tôi. Vì vậy tôi bắt buộc phải nhắc lại ở đây là tôi không hề có ý áp đặt tư tưởng cho ai hết cũng như không bắt mọi người phải nghĩ như tôi.

Nhưng: "Vì có một sự ngăn trở lớn lao là con người lầm là linh cái không phải là linh, lầm là thần cái không phải là thần, lầm là người cái không phải là người mà chỉ là "con vật có khả năng suy luận" mà suy luận là đi từ ý niệm này đến ý niệm kia nên hòan toàn hàng ngang, không có gì từ trên dọi xuống. Do đó gây nên ứ trệ, không đạt được linh. Không đạt linh làm sao đạt nhân. Vì nhân thiết yếu bao hàm linh mà linh là cái gì tham dự vào toàn thể gọi là tâm linh." (Kim-Định)

Nên nếu có ai bực tức vì đã nghĩ như tôi, thì tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm là đã gieo tư tưởng lạ thường vào đầu ai hết. Vì như tôi đã luôn lập lại nhiều lần câu nói của tiền nhân là "thiên lý tại nhân tâm", để giải thích sự đối lập về khác biệt nền tảng của tư tưởng, nên tôi không hề quan tâm đến chuyện nhận định giá trị với phê bình: đúng, sai, hay, dở của người khác hoặc cả đến những chỉ trích tốt xấu có liên quan đến cá nhân tôi. Vì theo Đạo với đặc tính song trùng lưỡng hợp, những tĩnh từ xấu tốt, hay dở, lớn nhỏ, nhiều ít, ngắn dài, trên dưới, cao thấp, mạnh yếu, v.v... cũng chỉ là Thường của Không hay nói cách khác cũng là Không Thường tức Vô Thường nên "vô thanh vô xú". Thế thôi !

Đối với tôi chỉ có một điều quan trọng là tôi biết chuyện tôi làm vì tôi mê thích và đó là chuyện đáng làm (để tìm về cội nguồn). Để cho tôi ý thức cái bản tính tự nhiên của con người hữu hình giới hạn nơi tôi, và cho tôi được sống viên mãn với chiều kích vô biên của Đại Ngã Tâm Linh mà tôi đã được tạo thành. Chính vì tôi tin ở những gì tôi "gieo" bằng mầm tư tưởng siêu việt với tâm linh, thì với luật giá sắc (gieo gặt) của vũ trụ, tôi cũng sẽ "gặt" được cho tôi niềm vui sung mãn. Đó chính là thái độ An-Vi, nghĩa là làm không vì cưỡng hành (bắt buộc mới làm) hay lợi hành (có lợi mới làm) mà là an hành, nghĩa là làm sao cho mình được an vui với Trời Đất (thiên địa vị yên) và vạn vật được dưỡng nuôi (vạn vật dục yên), thì chính là nghĩa Chí Trung Hoà và đó mới là Thái Hoà.

Nên để trở lại với bạn về nguồn gốc và ý nghĩa ông Táo, tôi xin được dẫn chứng trước hết hai cái câu ca dao vẫn luôn luôn đúng từ xưa đến nay, mà không một ai có thể phủ nhận được giá trị đó, là:

Trăm năm bia đá cũng tròn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

Và từ cái bia miệng vẫn còn trơ trơ đó mới là chứng tích xác thực cho hai câu ca dao sau đây:

Thế gian một vợ một chồng,
Nào như vua bếp hai ông một bà

Thế gian "một vợ một chồng", đó là ý nghĩa một âm một dương với quan niệm Trời Đất của tổ tiên theo nền tảng: "nhất âm nhất dương chi vị Đạo", nên từ đó mọi sự vật đều phải có âm có dương, có cặp có đôi, để hiện hữu và thành Một với trời đất vũ trụ, như câu: "Thiên Địa Vũ Trụ Vạn Vật Nhất Thể".

Và chữ "vua" ở đây phải hiểu với nghĩa "tam tài", tức con Người là một trong ba tài: Thiên-Địa-Nhân; nhưng cũng còn có nghĩa con người tài ba với nghĩa tài với ba đức: Trí, Nhân, Dũng. Đó là ba đức trụ: phải hội được cả ba mới là đạo quân tử. "Quân tử đạo giả tam : nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ" (L.N XIV 30), nghĩa là đạo quân tử gồm ba đức là Trí, Nhân, Dũng. Có Nhân thì không ưu phiền. Có Trí tuệ thì không bị lầm lỡ. Có Dũng thì không biết sợ. Nên chỉ khi nào con người tài ba như vậy mới là người quân tử, mới đúng là Nhân tài như Thiên tài, như Địa tài, thì chỉ khi đó mới thật là Nhân, là Hoàng tức là Nhân Hoàng với Thiên Hoàng và Địa Hoàng.

Còn nghĩa "bếp" theo chữ Hán lúc đầu viết với bộ "huyệt", là nghĩa hang động trong đất (thổ), là chổ được đào khoét dưới đất cho trống để chôn cất chẳng hạn, nên người mình mới nói là "đào huyệt". Và hang động là nghĩa "Trống Không", là nghĩa Chân lý, cho nên mới có tiếng "Chân Không", vì Chân lý là Không mới Có, như Không gian vô biên chứa đựng cả vũ trụ, trời đất, vạn vật… Đó là ý nghĩa Đại Ngã Tâm Linh của con người và cũng là Tâm của vũ trụ (vũ trụ chi Tâm). Vì con người là "giao chỉ" của đức Trời và đức Đất, (nhân giả kỳ thiên địa chi đức) viết bằng hai nét ngang và dọc giao nhau (+) vì chữ Nhân nguyên thủy cũng được viết từ hai nét đó biến dạng theo dáng con người đang bước đi và ở trên trái đất này, nên chữ Thổ (±) được viết bằng bộ "thập" ở trên và bộ "nhất" ở dưới, vì "thiên-địa-nhân" là Một, là Nhất thể.

Sau này chữ bếp hay "táo" được viết biến dạng với chữ "hỏa" ở trước ghép với chữ "thổ" ở sau. Mà trong bộ "hỏa" lại viết với chữ "nhân" với hai nét nhỏ hai bên (như hai tay), như vậy nghĩa "táo" là gì nếu không phải là nghĩa "tài tác", để đi kiếm lửa, để trồng lúa xay gạo từ nơi đất, rồi làm nồi làm bếp bằng đất, để nấu cơm ăn, để "có thực mới vực được Đạo", vì ăn uống cũng là Đạo (ẩm thực chi Đạo) tức để sống, để chơi, để sung sướng, để An Vui Hạnh Phúc với Tâm Tình ?

Và "hai ông một bà" ở đây là ai, là hai ông nào với bà nào ? Thưa vì dạng từ của chữ "bếp", như vừa nói trên là bộ "hoả" với bộ "thổ", mà "hoả" theo Kinh Dịch tức là quẻ "ly" với hai hào dương ở trên ở dưới và một hào âm ở giữa. Nên nói "hai ông một bà" là ẩn ý nghĩa "hoả" của quẻ "ly", mà sau này dân gian thường nói nghĩa hai ông một bà đó là ông Trời, ông Địa với bà Ba. Nhưng quẻ "ly" là Hoả còn có nghĩa là mặt trời cũng gọi là thái dương (bầu trời xanh), vì con người thời tiền sử, dù ở phương nào trên mặt đất, đều trải qua giai đoạn bái vật nghĩa là tự cảm thấy mình nhỏ bé yếu đuối trong thiên nhiên, trước thiên tai như bão lụt, sấm sét, cháy rừng, động đất, núi lửa, gió tuyết, v.v... nên mới đặt tin tưởng vào những gì mắt thấy tai nghe như mặt trời, mặt trăng hay lửa cháy, nước lụt... rồi đặt tên cho đó là thần lửa, thần nước, thần sấm, v.v... Rồi sau dần dần bước qua giai đoạn ý hệ với suy luận thì mới ý thức được mặt trời chỉ là một phần tử của vũ trụ như mọi vật khác, để cuối cùng vượt lên đến giai đoạn tâm linh thì mới cảm nhận được sự giao hoà của Kiền(Càn) Khôn, hay tương hỗ của âm dương như nước với lửa, là Hoả là hoạt lực (vì chưa có đối tượng) với Thủy thì mới có sự Sống, mới thành vạn vật, mới có con người. Nên hai yếu tố tạo thành vạn vật đó là Kiền Khôn nghĩa là Trời Đất mà Kinh Dịch chương Hệ từ còn nhấn mạnh qua bát quái với những động từ nền móng nhất là giao hợp giữa vô và hữu hay là âm và dương:

Kiền giả kiện dã
Khôn giả thuận dã
Chấn giả động dã
Tốn giả nhập dã
Khảm giả hãm dã
Ly giả lệ dã
Cấn giả chỉ dã
Đoài giả duyệt dã

Và vì "Thủy Hỏa tương đãi" (Thuyết quái VI): "Nước Lửa bổ túc cho nhau" nên "Nhiên hậu năng biến hóa": nhờ đó có thể tiến hóa. Nhờ đó mới có thể: "Tri chu hồ vạn vật, nhi đạo tế thiên hạ cố bất quá. Bàng hành nhi bất lưu. Lạc thiên tri mệnh cố bất ưu. An thổ đôn hồ nhân cố năng ái." (Hệ Từ IV): "Biết trọn được khắp vạn vật nên gây được an hòa cho khắp cõi. Vì vậy không đi quá. Hoạt động ở vòng ngoài mà không bị trôi theo lưu tục. Thấu hiểu mệnh Trời nên không ưu sầu. Yên nghỉ lại nơi Thổ tâm linh và đôn hậu tình người nên có thể yêu thương bằng tấm lòng chân thực."

Vì vậy ông Táo là Hoả phải hiểu theo nghĩa nguyên thủy tức là sự giao hợp của hai dương bao lấy (lệ) một âm như quẻ Ly, hay nói cách khác là "hai ông một bà" cho tình tứ cho hay, nhưng cũng để ẩn giấu ý nghĩa Càn Khôn. Nên từ đó mới có chuyện nhân thoại về ông Táo kể theo Hoàng Trọng Miên trong Việt-Nam Văn Học Toàn Thư như có lẽ mọi người đã biết, là để nhắc lại ý nghĩa Càn Khôn ở tại nơi con người : "Ngày xưa, có hai vợ chồng chú tiều phu nghèo. Vợ rất thương yêu chồng nhưng chồng lại có tính rượu chè và đánh đập vợ tàn nhẫn luôn luôn, vợ rốt cuộc chịu không nổi phải cam lòng trốn đi. Chị tiều trốn vào rừng, gõ cửa một người thợ săn xin ở đậu. Anh thợ săn nghe kể sự tình thì bằng lòng cho ở. Rồi ít lâu sau, hai người lấy nhau, chông rất yêu thương vợ. Còn chú tiều ở nhà, đâm ra hối hận mới quyết đi tìm vợ về, và run rủi sao lại tìm đến túp lều tranh của anh thợ săn khi anh này đi vắng. Chú tiều mới khóc lóc năn nĩ vợ trở về. Người vợ cũng khóc theo tỏ ý mình vẫn thương chồng cũ. Đang lúc ấy, thì người chồng thợ săn trở về ngoài ngõ, người vợ hốt hoảng bảo chồng cũ trốn vào đống rơm. Người thợ săn vào đến cửa mới bảo vợ: “Bữa nay, tôi săn được con thỏ, để tôi đốt lửa thiêu thỏ nhé! “ Nói xong là nhóm lửa đốt, ai ngờ lửa bắt vào đống rơm nơi chú tiều ẩn núp khiến chú giẫy giụa chết. Người vợ đau lòng, thương chồng cũ hóa ra giết chồng, bèn nhẩy vào đống lửa đang cháy. Người thợ săn thấy vợ chết thương quá, tưởng mình làm điều gì trái nghĩa cũng nhẩy vào lửa chết theo.

Trời cảm vì tình yêu của ba người cho cả ba hóa thành ba ông đầu rau, chụm đầu vào nhau trong bếp lửa hay là cái kiềng bếp ba chân."

Nhưng dĩ nhiên là tùy theo sự hiểu biết thấu triệt hay không của mỗi học giả hay trí thức, nên cũng có người đã cắt nghĩa theo luật tương sinh của Ngũ Hành kiểu như là muốn nấu cơm thì phải nhúm lửa (Hỏa), ở cái bếp (Thổ, Hoả sinh Thổ), và lấy cái nồi đồng (Kim, Thổ sinh Kim), đổ nước vô (Thủy, Kim sinh Thủy) nấu sôi, và vo gạo bỏ vào (Mộc, Thủy sinh Mộc), rồi canh lửa cho cạn nước để cơm chín. Cắt nghĩa kiểu này mới nghe thì thấy cũng có lý, nhưng đó là cái lý suy luận dựa theo hai cái bảng tương sinh tương khắc gượng gạo của mấy tên thuật sĩ pháp môn thời thượng cổ, vì Tàu không phải là chủ của Kinh Dịch, nên không diễn giải được nghĩa Kinh Dịch, thành thử bày luật sinh khắc gán cho Ngũ Hành để sắp đặt luật phong thủy theo sở thích hay tên tuổi của mấy ông vua, để cho mấy ông vua khoái chí, chứ còn nói Thủy khắc Hoả thì khắc làm sao ? Nước làm tắt lửa ? Nếu lửa tắt thì làm sao cho nước sôi và cơm chín ? Hay nói là Mộc sinh Hoả, sinh làm sao được? Có bao giờ hai khúc cây khô chạm nhau mà xẹt lửa không? Cũng như nếu chụm củi mà không có lửa thì làm sao mà cháy được ??

Vậy mà từ xưa đến nay hầu hết người Á đông mình đều tin, rồi bây giờ đến lượt người Âu Mỹ thấy phong thủy (FenShui) với Ngũ Hành sinh khắc cũng có lý hay hay nên cắm đầu đi tin, mà không hề thấu hiểu Ngũ Hành là một triết lý tác động (hành), đi làm, để biến dịch, để diễn tiến, để vận hành tức là để sống với "ngũ" là "tham thiên lưỡng địa" nghĩa là sống với Trời Đất như câu "dữ thiên địa tham".

Vì nếu bạn để ý trong ngôn ngữ của Việt tộc thì Trời Đất hay Thần Thánh đều được gọi bằng ông hay bà, như ông Táo hay ông Thần bà Thánh, chứ không như người Tàu gọi là Thần Táo hay Thần Bếp. Vì kêu bằng ông hay bà thì có nghĩa là Trời Đất, thần thánh cũng đã thành Hình như mình với bản chất giống mình là Tính, là Thiên, là Mệnh. Còn nếu coi thần thánh là thần thứ thiệt như thần Hỏa, thần Thổ, v.v… thì mình đúng là còn nô lệ của thần, nên mới phải tế thần và cúng thần ! Như vậy thì mình đâu còn là Thiên Mệnh với Nhân Tính nữa ?!

Nên nguồn gốc của tục tiễn đưa ông Táo về Trời là hoàn toàn của Việt tộc từ ngàn xưa với quan niệm ý nghĩa con người là "Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí" (Lễ vận VII, I): người là cái đức (cái hoạt lực) của thiên địa, là giao điểm của âm dương, nơi quỷ thần tụ hội, là cái khí tinh tế của ngũ hành.

Và phong tục truyền thống này luôn luôn được cử hành vào ngày 23 tháng chạp, tức là 7 ngày trước Tết: với ý nghĩa vài ba tức là 2 với 3 là "tham thiên lưỡng địa" là tỷ lệ Trời 3 Đất 2, đó là quân bình "động" của nền tảng Trời Đất với cơ cấu Ngũ Hành (2+3=5) để là Thái Hoà với con người và vạn vật để Thành Nhất Thể. Đó là Thái Cực với Lưỡng Nghi tức là 1 mà 2, còn gọi là Lưỡng Nhất Tính. Còn 7 ngày trước Tết đó là ý nghĩa "thất nhật đắc" (Kinh Dịch) tức là đến ngày thứ bảy mới kể là đắc cái Đạo con người Tâm Linh toàn diện, nghĩa là Thành Nhân.

Đó cũng là thời gian cần thiết để chuẩn bị ăn Lễ Tết với biết bao nhiêu chuyện phải làm bề ngoài như mọi người đều biết, nhưng cũng là thời gian tối thiểu để cho mỗi người quy tâm hướng lòng về Trời Đất Vạn Vật để tế lễ, để ý thức mình chỉ là Nhân khi mình sống Hoà với Trời Đất theo Thiên Mệnh Tính, nghĩa là với tính bản nhiên theo tiết điệu của Càn Khôn thì mình mới là Người. Đó chính là ý nghĩa nguyên thủy của tục tiễn ông Táo về Trời.

Còn y phục của ông Táo với mũ cánh chuồn và chân đi đôi giày vuông với tay cầm thẻ ngà (sớ) là xiêm y của vua (vương), đó cũng là ý nghĩa "đầu đội Trời chân đạp Đất", vì cái mũ cánh chuồn chỉ nét Thiên và hai tay cầm thẻ ngà trước ngực chỉ nét Nhân sau đến đôi giày vuông chỉ Địa. Đó là ý nghĩa tam tài gồm Thiên Địa Nhân. Và đồ cúng cho ông Táo ăn là con cá chép là ý nghĩa "cá hoá rồng" như ca dao có câu:

Phận gái lấy được chồng khôn
Xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng

Đó là ý nghĩa biến hoá và tiến hoá (dĩ chí) mà con người cần phải "tồn tâm dưỡng tính" để thành Nhân, nghĩa là phải sống nội tâm (quy tâm) như ăn con cá là chất bổ dưỡng để nuôi thân. Vì rồng là con vật không ai thấy không ai biết, nhưng mọi người mình đều tin rồng có một khả năng biến hoá từ đáy biển lên đến tận mây xanh để thích ứng với mọi tình cảnh, và đó là ý nghĩa biểu tượng của Tâm Linh. Ngoài ra những món "phụ tùng" cho ông Táo như món xôi chè, hay thèo lèo cứt chuột, với hoa trái v.v... mà dân gian thêm cho ông Táo trong cuộc hành trình về Trời, thì cũng chỉ để tô thêm màu sắc và hương vị cho ý nghĩa nguyên thủy đã nói trên.

Nên ở thời đại khoa học kỹ thuật "nano" này, con người lo chạy theo vật chất với tốc độ của ánh sáng đến suýt tắt thở, đâm ra tối tăm mặt mũi hết thấy đường, hết biết Đạo, nên quên hẳn mất mình là biểu tượng của Thiên lý, của Tính Mệnh, của Tình Yêu... mà cũng là ngôi sao sáng (star) của vũ trụ và cũng là Càn Khôn. Vì vậy mà hơn bao giờ hết, cái mỹ tục "tiễn đưa ông Táo" này vào cuối mỗi năm, không những cần thiết để cho chúng ta ý thức được giá trị cội nguồn văn hoá dân tộc, mà còn là thiết yếu cho mỗi người để trở về với chính mình (tế tự) để mình mới là Người, vì ngoài ra mình chỉ là ngợm !

Để kết luận, ý nghĩa ông Táo không phải là cái bếp hay thần lửa với thần thoại... mà chính là ý nghĩa cứu cánh của mỗi con người từ lúc sinh thành đến lúc sinh thì. Vì muốn được hạnh phúc và để bớt gian khổ ở đời này thì phải biết nuôi dưỡng Đại Ngã, tức là phải tìm lại phần cao cả nơi con người. Nên muốn tìm lại phần cao quý đó phải biết sống với Tâm Linh để trở về nguồn suối của sinh sinh bất tức.