Home Đời Sống Tài Liệu Trại Tù Guantanamo

Trại Tù Guantanamo PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Tấn Lai   
Thứ Hai, 02 Tháng 2 Năm 2009 09:10

 Cali Today News - Vừa nhậm chức, Tổng Thống Barrack Obama ký ngay một sắc lệnh đóng cửa nhà tù Guantanamo trong thời hạn 1 năm thì tiếp ngay sau đó vào ngày 27 tháng 1 năm 2009 đài truyền hình Fox news và mạng lưới Internet Foxnews.com cho trình chiếu một một đoạn Video nói về một cựu tù nhân đã bị giam tại traị tù Guantanamo có tên là Abdallah Ali Al-Ajmi. Abdallah là người tù mang số 220 tại trại tù Guantanamo. Y là người Kuwait được thả ra khỏi trại tù Guantanamo qua sự đại diện biện hộ của 3 luật sư người Mỹ trong một phiên toà. Trở về Kuwait vào đầu năm 2005. Abdallah đã đến Iraq qua ngả Syria và thực hiện một cuộc ôm bom tự sát khủng bố tại thành phố Mosul ở Iraq sát hại 12 người vào ngày 26 tháng 4 năm 2008. Abdallah để lại một đọan Video trong đó y nói: "I thank Allah, Lord of the worlds, who freed me from Guantanamo prison and, after we were tortured connected me with the Islamic State of Iraq" (Tôi cảm ơn Thánh Allah, thượng đế của muôn loài đã thả Tôi ra khỏi nhà tù Guantanamo sau khi bị tra tấn và hiến tôi vào xứ Hồi Giáo Iraq). Mặt khác các tổ chức khủng bố Al Qaeda ở Yemen và Saudi Arabia vừa loan báo hôm 28 tháng 1 năm 2009 rằng các hoạt động của Al Qaeda tại hai xứ nầy nay được xáp nhập chung vào một khối và nhân vật số 2 lãnh đạo nhóm khủng bố nầy là Said Ali Al-Shihri tức người tù số 372 bị giam trong trại Guantanamo nhiều năm và đã được thả ra hồi năm 20007. Al-Shihri là nghi phạm đã đánh bom tòa Đại Sứ Mỹ ở thủ đô Sana củaYemen làm thiệt mạng 19 người. Thêm vào đó, một bản tin khác của NBC cũng đưa ra một nhận định rằng hầu hết 61 nghi phạm khũng bố được phóng thích từ nhà tù Guantanamo trong thời gian qua nay đã tái gia nhập vào các tổ chức khủng bố và hoạt động trrở lại như trước khi họ bị bắt.

Sư việc nầy đã dấy lên những lời phản đối từ phía các thành viên của Đảng Cộng Hòa Mỹ về việc Tổng Thống Barack Obama quyết định đóng của trại tù Guantanamo. Đồng thời cũng giải thích được sự thận trọng của chính phủ Obama trong việc xúc tiến đóng cửa trại tù nầy.

Căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ Guantanamo còn được gọi là là căn cứ Gitmo nằm về phía cực Nam của Đảo Quốc Cuba được thành lập từ hơn một thế kỷ nay. Guantanamo là một tiền đồn cổ xưa nhất của Hải Quân Hoa Kỳ ở ngoại quốc trên lãnh thổ của một quốc gia không có nền bang giao với Hoa Kỳ. Hơn trăm năm trước Mỹ thuê vùng đất nầy của Cuba làm căn cứ tiếp liệu cho Hải Quân. Một trăm năm sau chính phủ Cuba nhiều lần tuyên bố là thoả uớc thuê mướn căn cứ Gitmo là không còn giá trị nhưng phía Mỹ thì khăng khăng là vẫn còn có hiệu lực.
 

Năm 1898 trong cuc chiến giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha, Hải Quân Hoa Kỳ sau khi tấn công Santiago thì rút lui về lập căn cứ tiếp liệu tại Guantanamo là một khu vực rộng chừng 45 dặm vuông (116Km2) trên lãnh thổ Cuba. Ngày 23 tháng 2 năm 1903 vị Tổng Thống đầu tiên của Cuba là Tomás Estrada Palma, một người có quốc tịch Mỹ, đã ký một thỏa ước với Tổng Thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt cho Mỹ thuê vùng đất Guantanamo với giá tiền thuê mỗi năm là $2000 Mỹ kim trả bằng vàng ròng. Thời đó, trong các văn kiện chữ Guantanamo được viết tắt là GTMO và các binh sĩ Hoa Kỳ thường gọi ngắn hơn địa danh nầy là Gitmo. Đến năm 1934 thỏa ước nầy dược cập nhật và tiền thuê được tăng lên là $4000 mỹ kim một năm và Mỹ cũng tiếp tục trả bằng vàng. (Theo thời giá tiền thuê căn cứ Guantanamo ít hơn một lượng vàng, khoảng 340 đô la mỗi tháng). Thỏa ước nầy cam kết giữa đôi bên Cuba và Mỹ rằng Mỹ được thuê mướn vùng đất nầy vĩnh viễn ngoại trừ khi nào quân đội Mỹ rút đi không sử dụng căn cứ nầy nữa hoặc là có sự đồng thuận của đôi bên. Đến năm 1959 có sự thay đổi bang giao giữa Cuba và Mỹ nên Mỹ cấm không cho các binh sĩ đi vào lãnh thổ Cuba và Chủ Tịch Fidel Castro không cho Mỹ thuê mướn thêm nhân công dân sự người Cuba làm việc cho căn cứ Guantanamo. Thời có cuộc khủng hoảng chính trị giửa Cuba và Hoa Kỳ. Chủ tịch Fidel Castro cho thiết lập một bãi mìn khá lớn và trồng một rừng cây Xương Rồng dày dặc dọc theo biên giới căn cứ Guantanamo và lãnh thổ Cuba. Bức tường "Xương Rồng" nầy được gọi là "Cactus Curtain" na ná như "Bamboo Curtain" hay "Iron Curtain" của các nước Cộng Sản khác trong thời đó. Về phía Mỹ, thời Tổng Thống Kennedy, quân đội đặt 75 ngàn quả mìn dọc theo bức tường Xương Rồng. Bãi mìn nầy nay đã được gỡ bỏ đưới thời Tổng Thống Clinton và thay thế vào đó là dữ liệu thám thính báo động siêu kỹ thuật.
Mới đây, hồi tháng 11 năm 2008, tài liệu được đăng tải trên tờ Stars and Stripes của Quân đội Hoa Kỳ thì từ năm 1959 đến nay chính phủ của Fidel Castro (bây giờ là Raul Castro làm chủ Tịch) chỉ xử dụng có một lần số tiền thuê nầy. Tất cả các chi phiếu trả tiền thuê căn cứ Guantanamo từ đó đến nay đều bị Fidel Castro vứt trong hộc bàn làm việc và không hề được ký thác vào ngân hàng! Sự thể nầy cùng đồng nghĩa là Cuba không nhận tiền thuê hay là một tác động để mai kia, mốt nọ, Cuba có thể trình bày rằng họ không cho Mỹ thuê căn cứ Guantanamo vì Cuba không lấy tiền thuê mướn của Mỹ. Tuy vậy, chưa có điều tranh cãi nào đã xảy ra giữa Cuba và Hoa Kỳ về vấn đề nầy trong suốt mấy thập kỷ qua! Nhưng mới đây, cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro lại đánh tiếng đòi Mỹ phải trả lại căn cứ Gitmo cho Cuba!

Guantanamo là một địa danh ít người biết tới trên thế giới và người Mỹ cũng không mấy chú ý đến căn cứ nầy. Tuy vậy, trại Gitmo là trại giam những người Haiti vượt biển sang xin tị nạn tại Hoa Kỳ trong hai thập niên trước đây nhưng không được Hoa Kỳ chấp nhận và đem giam taị Guantanmo một thời gian trước khi trả họ về nguyên quán. Guantanamo chỉ được người Mỹ và thế giới biết đến nhiều kể từ khi chính phủ của Tổng Thống Bush dùng nơi nầy để giam các nghi phạm khủng bố trong chiến cuộc tại Trung Đông. Trại tù Guantanamo là khối u ung thư mà chính quyền của Tổng Thống Bush chần chừ trong việc cắt bỏ. Vấn đề nan giải là vai trò hổ trợ của trại tù Guantanamo khó có thể đánh giá một cách đầy đủ thì những tai tiếng mà trại tù nầy gây ra lại quá nhiều. Những cáo buc về sự ngược đãi tù nhân tại đây và tại Iraq đã góp phần làm xoi mòn uy tín của chính quyền Tổng Thống Bush. Nhiều tổ chức phi chính phủ đã bày tò sự lo ngại rằng hoạt động của trại tù Guantanamo đã vi phạm công ước Geneve về tù nhân. Mới đây, Tổng Thống Barack Obama đã ký sắc lệnh sẽ đóng cửa trại tù nầy trong vòng một năm.

Trong sắc lịnh đóng cửa trại tù Guantanamo do Tổng Thống Barack Obama ký ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2009, phần 2, tiểu mục (c) có minh định rõ rằng: "The individuals currently detained at Guantánamo have the constitutional privilege of the writ of habeas corpus" (Những cá nhân hiện đang bị giam tại Guantánamo có đặc quyền theo hiến pháp quy định. Phải được xét xử rằng chính phủ có quyền giam giữ người đó hay không).

Phần lớn những tù nhân bị giam giữ trong trại giam Guantanamo khắc nghiệt nhất nước Mỹ đều là những người bị tình nghi là thành viên của các tổ chức khủng bố Taliban và Al-Qaeda. Trại tù nầy được thành lập sau biến cố 11/09/2001. Kể từ khi quân Mỹ tấn công vào Afghanistan và Iraq. Mục đích của tại tù Guantanamo cũng như một loạt các cơ quan khác ra đời sau sự kiện 9/11 là hỗ trợ cho cuc chiến chống khủng bố mà Tổng Thống George W.Bush khởi xướng. Từ đó đến nay, Guantanamo là nơi giam giữ nhiều trăm nghi phạm bị bắt trong các chiến dịch của quân đội và tình báo Mỹ trên khắp thế giới. Đa số những tù nhân nầy đã bị giam nhiều năm trời nhưng vẫn không được đem ra xét xử và không có cơ hội tiếp cận với luật sư và người của thế giới bên ngoài.

Tình trạng giam giữ mà theo các tổ chức phi chính phủ và các hội từ thiện phương Tây cho là tồi tệ đã dẫn tới nhiều vụ tuyệt thực và tự tử. Tháng 6 năm 2006 ba nghi phạm bị giam tại Gitmo đã dùng các khăn trải giường thắt cổ tự tử và họ đã chết. Cả ba người đều để lại thư tuyệt mạng nhưng quân đội Mỹ không công bố nội dung và không ai biết các nghi phạm đã nói gì trước khi tự tử chết. Một trong ba nghi phạm là một chỉ huy cao cấp của mạng lưới khủng bố Al Qaeda. Một người khác cũng thuộc tổ chức Al Qaeda và đã tham gia một cuc nổi loạn trong tù và người thứ ba là thành viên của một nhóm khủng bố khác. Các tổ chức nhân quyền cho rằng những cái chết nầy phản ảnh tâm lý tuyệt vọng của chừng 360 nghi phạm còn bị giam tại Gitmo trong nhiều năm mà không được xét xử và chỉ có 10 nghười bị kết án. Do đó, Cộng đồng quốc tế tăng áp lực đòi Mỹ đóng cửa trại tù Gitmo. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho rằng những vụ tự sát nầy là kết quả đáng lo ngại và trại tù Gitmo là "Bản Cáo Trạng" đối với sự tuân thủ nhân quyền của Hoa Kỳ. Riêng Tổ Chức Nhân Quyền của Á Rập Sê-Út thì nghi ngờ rằng cái chết của các tù nhân là có thể họ đã bị tra tấn. Bởi vì "Không có bất kỳ quan sát viên độc lập nào được phép vào trại giam vì thế người ta có thể gây ti ác một cách dễ dàng" đó là lời phát biểu của Mufleh Al-Qahtami, Phó Giám Đốc Tổ Chức Nhân Quyền Á Rập Saudi.

Phía Hoa Kỳ, Phó Đề Đốc Harry Harris, vị tướng chỉ huy căn cứ Guantanamo, thì tuyên bố về việc tự sát nầy rằng:" Họ (Tù nhân) là những người không tôn trọng đời sống của chính họ và ngay cả chúng tôi. Không phải họ tuyệt vọng mà là hành động chiến tranh chống chúng tôi. Họ sẵn sàng làm tất cả để trở thành người tử vì đạo".

Tháng 9 năm 2005, 131 tù nhân đã tuyệt thực tập thể trong nhiều ngày. Khi các bác sĩ nhận thấy sức khoẻ của họ bị suy kiệt trầm trọng thì nhân viên nhà tù áp dụng biện pháp "cưỡng bức" ăn uống, bằng cách trói các tù nhân vào ghế và nhét ống bơm thức ăn từ mũi đến dạ dày. Các tù nhân tuyệt thực được "cho ăn" bằng biện pháp nầy trong suốt 10 tháng và không có ai bị chết. Từ đó các cuc tuyệt thực đã giảm mạnh bằng cách cho ăn cưởng bức như vậy và các cấp chỉ huy trại tù Guantanamo cho đó là biện pháp "an toàn và nhân đạo" đã được sử dụng trong các nhà tù dân sự của Hoa Kỳ. Và, ba tù nhân tự tử chết bằng cách thắt cổ là những người đã được cho ăn bằng cách nầy trước đó!

Ngoài những tai tiếng tại nhà tù Abu Graib tại Iraq làm chấn động thế giới. Người ta phát hiện tại trại tù Guantanamo tình hình cũng không khá hơn. Theo một bảng tường trình của nhóm "Reprieve" tức là tổ chức Reprieve Organization, một tổ chức bất vụ lợi chuyên hoạt động chống án tử hình tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo tường trình của tổ chức nầy (báo Independent ngày 28/06/06) thì tại Guantanamo có đến trên 60 tù nhân vị thành niên bị giam chung xà lim và bị đối xử như các tù nhân trưởng thành, đó là điều vi phạm công ước quốc tế về tù nhân lẫn chính luật pháp của Mỹ.

Phía Hoa Kỳ thì cho rằng Công Ước Quốc Tế về tù binh không áp dụng cho các tay súng của Taliban hay Al-Qaeda. Mỹ cho rằng điều 4 của Công Uớc Quốc Tế Geneve chỉ áp dụng cho những người lính mặc quân phục hay các quân du kích có mang phù hiệu rõ rệt và mang vũ khí nhìn thấy được thì công ước về tù binh mới được áp dụng. Do đó các tay khủng bố không được xác nhận là các chiến sĩ như công ước quốc tế đã định nghĩa vì thế họ bị tước bỏ hết mọi quyền hạn và trợ giúp pháp lý, bị giam giữ mà không có lời buộc tội lẫn xét xử.

Tại trại tù Guantănamo đã có nhiều mưu toan tự tử xảy ra. Một tù nhân người Bahrain (Một đảo quốc Á Rập nằm giửa Quatar và Saudi Arabia -Trung Đông) có tên là Jumah Dossari. Người được cứu sống sau nhiều lần tự tử. Trong thư gửi cho luật sư của mình đã nói tự tử là cách duy nhất để cho công luận thế giới quan tâm đến nhà tù Guantanamo. Tại Mỹ, Ken Roth nhà lãnh đạo tổ chức "Human Rights Watch" ở New York thì nhận định rằng: " Bị giam trong nhà tù Guantanamo là những cái chết được báo trước, khi con người bị giam giữ không đúng luật và không thấy lối thoát ở cuối đường hầm!

Ngày 19 tháng 5 năm 2008, LHQ đã lên án việc giam giữ tù nhân tại Guantanamo và khẳng định rằng Mỹ đã vi phạm lệnh cấm tra tấn tù nhân và đòi phải đóng cửa nhà tù Gitmo. Các vị nguyên thủ của Đức, Đan Mạch và ngay cả đồng minh thân thiết của Mỹ là Anh Quốc, cũng nằm trong danh sách kêu gọi Mỹ dẹp bỏ trại tù Guantanamo.

Nhưng việc đóng cửa nhà tù Guantanamo cũng có thể gặp những trở ngại, trước hết là việc phân tán mỏng các nghi phạm đến các nhà tù trong nội địa Hoa Kỳ thì sự thể nầy đưa đến những e ngại rằng nguy cơ khủng bố sẽ tấn công vào nội địa Mỹ sẽ có cơ hội gia tăng. Kế đến là một số các nghi phạm có thể không muốn trở về nguyên quán vì ngại sẽ bị đem ra xét xử và giam cầm thêm một lần nữa. Việc nhờ các quốc gia khác nhận giùm các tù nhân nầy thì hình như không được quốc tế ủng hộ nhiệt tình. Nhưng mới đây các quốc gia như Albanie, Đức, Bồ Đào Nha... đã ngõ ý tiếp nhận các người tù được trả tự do từ trại Gguantanamo.

Việc đóng cửa tại tù nầy có lắm khó khăn trong nhiều khía cạnh khác nhau khi thực hiện việc đóng cửa nhà tù nầy chứ không phải đơn giản như việc chỉ tuyên bố đóng cửa là có thể làm được. Sự việc nầy cũng na ná như việc chấm dứt chiến tranh và rút quân đội Mỹ ra khỏi Iraq và Afghnanistan. Đơn cử một ví dụ rằng nếu các nghi phạm hiện đang bị giam trong trại tù Guantanamo nay được phân tán trong toàn ni địa Hoa Kỳ và họ phải được đem ra xét xử công bằng theo hiến pháp Hoa Kỳ quy định thì sự việc lại dẫn đến những yếu tố xét ra rất khó khăn mới thực hiện được. Người Mỹ sẽ không cảm thấy thoải mái cho lắm khi những nghi can khủng bố người ngoại quốc có quá trình thù hận, âm mưu, hay đã thực hiện những hành động nhằm sát hại người Mỹ rồi đến khi bị bắt thì họ lại được hưởng các quyền lợi như những người công dân Mỹ phạm pháp trong nội địa.

Trên phương diện pháp lý thì việc xét xử các nghi phạm hiện đang bị giam tại trại tù Guantanamo có nhiều yếu tố xét ra rất khó khăn và chưa ai biết rằng những nhà làm luật và các cố vấn pháp lý của Tổng Thống Obama sẽ giải quyết như thế nào. Đơn cử một ví dụ rằng khi một nghi phạm khủng bố từ trại tù Guantanamo được đem ra xét xử công bằng được quy định trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, sự việc nầy cũng đồng nghĩa rằng những nghi phạm đó sẽ có luật sư biện hộ, có nhân chứng và bồi thẩm đoàn và khi nói đến nhân chứng là một việc rất khó khăn bởi lẽ những người nầy bị bắt, bị giam vì tình nghi hoạt động khủng bố là do tin tức từ các cơ quan tình báo, các điệp viên, mật báo viên, hoạt động bí mật khắp nơi trên thế giới cùng các bản điều tra do quân độithực hiện sẽ bị toà án huỷ bỏ hết vì không có bằng chứng. Còn nếu có, thì những mật báo viên, điều tra viên, các điệp viên phải ra tòa làm chứng thì té ra họ phải tự lột mặt nạ để trình làng về các bí mật của tình báo. Đây là điều không thể thực hiện được.

Trong quá khứ, bởi những lỏng lẻo về chứng cứ và tính bảo mật cao của tình báo, các ủy ban quân sự xét xử các nghi phạm đã bị chỉ trích nặng nề từ các nhóm hoạt động về nhân quyền, các luật sư biện hộ, thậm chí có những công tố viên phải từ chức để phản đối vì những nguồn tin tình báo, cáo buc một nghi can không có chứng tích rõ ràng để có thể truy tố nghi can. Thế cho nên toán luật sư thực hiện việc đóng cửa trại tù Guantanamo và hệ thống pháp lý Hoa Kỳ phải được thay đổi, đó là một công việc rất nhiêu khê, nếu đem các nghi can trong trại tù Guantanamo ra xét xử thông thường tại các tòa án liên bang.