Home Đời Sống Tài Liệu Về thực lực hạt nhân của quân đội Mỹ

Về thực lực hạt nhân của quân đội Mỹ PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Hai, 22 Tháng 6 Năm 2009 23:16

“Báo cáo nghiên cứu tình hình hạt nhân năm 2009” cho biết, quân Mỹ hiện có 14

Máy bay mang vũ khí
 hạt nhân B-52.

tàu ngầm hạt nhân (TNHN) mang tên lửa đạn đạo (TLĐĐ) tuần tra tại vùng biển Thái Bình Dương. Lực lượng TNHN này tổng cộng mang 1.728 đầu đạn hạt nhân... Giới phân tích cho rằng, báo cáo này đã để lộ thực lực hạt nhân của quân Mỹ và sẽ có ảnh hưởng lớn đối với việc điều chỉnh lực lượng hạt nhân của quân Mỹ.

Một báo cáo “nặng ký”

Đầu năm 2009, giới báo chí chính thống Mỹ:  New York Times, Thông tấn liên bang, Truyền hình CNN, Mỹ và Thông tấn Hàn Quốc... đã tiết lộ một số tin tức về “Báo cáo nghiên cứu tình hình hạt nhân năm 2009” của Viện Nghiên cứu  Trung tâm tiến bộ Mỹ (CAP). Được biết, CAP là một trong những tổ chức đóng vai trò tham mưu cho tiến trình vận động tranh cử của ông Barack Obama.

“Báo cáo nghiên cứu tình hình hạt nhân”  dài 36 trang, trong đó có đề cập thực lực hạt nhân mới nhất của Mỹ: Tổng số hiện có 10.000 đầu đạn hạt nhân các loại, trong đó 5.400 đầu đạn ở trạng thái “giữ trong kho”, 4.074 đầu đạn ở trạng thái “trực ban tác chiến”, còn lại ở trạng thái “chuẩn bị dùng”. Số đầu đạn hạt nhân ở  trạng thái trực ban tác chiến phân bố như sau: 3.574 đầu đạn thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược, 500 đầu đạn thuộc vũ khí hạt nhân (VKHN) chiến thuật.

Giới phân tích nhận định: “Báo cáo nghiên cứu tình thế hạt nhân năm 2009” của CAP sẽ là cơ sở để chính phủ của ông Obama tạo ra lực lượng hạt nhân mới cho quân đội Mỹ. 

14 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo

“Báo cáo” đã tiết lộ, tổ chức hợp thành mới nhất và tình hình chuẩn bị chiến tranh của lực lượng hạt nhân Mỹ:

Quân Mỹ hiện có 14 TNHN mang TLĐĐ mang theo tổng cộng 1.728 đầu đạn hạt nhân, chiếm 40% tổng số đầu đạn hạt nhân của quân Mỹ hiện nay. Tiết lộ còn  khiến người ta chú ý  là,  mục tiêu của TNHN mang TLĐĐ Mỹ  tuần tra Thái Bình Dương là nhằm vào Nga, Trung Quốc và Triều Tiên.

Máy bay ném bom hạng nặng đường dài là một bộ phận hợp thành quan trọng  của lực lượng hạt nhân Mỹ. Máy bay B-2 và B-52 hiện đang “tại ngũ” vừa có thể thực hiện nhiệm vụ tiến công hạt nhân, vừa có thể tác chiến thông thường. Quân Mỹ hiện có 16 máy bay B-2 và 56 máy bay B-52. Hai loại máy bay ném bom hạng nặng này có thể mang theo 3 loại VKHN, trong đó  một bộ phận VKHN có uy lực tương đương với 80 lần bom nguyên tử ném xuống Hirosima. Tổng số đầu đạn hạt nhân mà các máy bay ném bom chiến lược đồng thời có thể mang được khoảng 1.000 đầu đạn.

Điều ít người biết đến là, quân Mỹ còn trang bị lượng lớn VKHN chiến thuật; do hiện nay Công ước quốc tế vẫn chưa cấm sử dụng VKHN chiến thuật, nên quân Mỹ hiện đang bảo lưu 1.290 VKHN mang tính phi chiến lược, trong đó có 500 đầu đạn ở vào trạng thái trực ban chiến đấu, 790 đầu đạn khác ở vào trạng thái “giữ trong kho” .

Giới phân tích nhấn mạnh rằng, với báo cáo tương đối tỉ mỉ của CAP, tạo cơ hội cho chính phủ của ông Obama đánh giá được đầy đủ và có sách lược phù hợp  tạo ra “lực lượng hạt nhân mới” của quân đội Mỹ

 
Một cựu nhân viên CIA làm điệp viên cho Nga


Garold Nicholson trước
khi bị bắt.
Garold Nicholson, người đang chịu án phạt 23 năm tù vì đã làm việc cho Cơ quan tình báo đối ngoại Nga có thể sẽ bị bổ sung thêm 20 năm tù nữa. Kết luận cáo buộc gồm 7 điều, 2 trong số đó quy Nicholson âm mưu phạm tội có tổ chức: thứ nhất  là hợp tác với cơ quan tình báo nước ngoài, thứ hai là tội rửa tiền. Cùng vào chấn song sắt với Garol Nicholson là con trai của ông 24 tuổi cũng có thể bị án tương tự.

Hoạt động của cựu đại úy tình báo Garold Nicholson

Garold Nicholson đã bị bắt ngày 16/11/1996 tại sân bay quốc tế Dalles ở ngoại ô thành phố Chantilli (bang Virginia). Từ nơi đây, Nicholson có ý định bay sang Thụy Sĩ để gặp các nhà tình báo Nga. Theo tuyên bố của các điều tra viên Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thì ông ta đã bị tịch thu một cuộn phim nhỏ cùng với những tài liệu mật của trường tình báo Langley. Khi bị bắt , Garold Nicholson 46 tuổi.

Năm 1973, ông tốt nghiệp Trường ĐH Oregon sau đó phục vụ trong quân đội Mỹ. Vài năm sau ông được thăng chức Đại úy và năm 1979 giải ngũ. Tháng 10/1980, Nicholson được nhận vào làm việc tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và 14 tháng sau đó ông tốt nghiệp Trường Tình báo Langley.

Garold được xung vào biên chế nhân viên Ban tình báo bí mật, tại đây ông đã làm việc 16 năm cho đến khi bị bắt. Nicholson được bổ nhiệm chức sĩ quan tác chiến và chuyên tiến hành các chiến dịch chống cơ quan mật vụ nước ngoài, trong đó có các ban chiến tranh mật của Liên Xô cũ (và sau này là Liên bang Nga).

Nhiệm vụ của Nicholson là tạo những cuộc gặp trực tiếp với các nhà ngoại giao Xôviết và đại diện các ngành khác của Liên Xô tại Bangkok của Thái Lan với mục đích tuyển dụng họ, hoặc nhận các thông tin cần thiết. Sau khi rời Bangkok thỉnh thoảng Nicholson lại hoạt động tình báo theo nhiệm kỳ 2 năm tại Tokyo, Bucarest và Kualalumpur Malaysia.

Tại thủ đô của Malaysia ông đã là Phó ban tình báo của CIA và có trách nhiệm tiến hành các hoạt động tuyển dụng điệp viên của đặc vụ Moskva.  Cuối cùng, ông được giao nhiệm vụ lập một trung tâm bí mật đào tạo các chuyên gia tình báo tại bang Virginia. Từ đó ông đã có dịp tiếp cận với các tài liệu tuyệt mật của Langley.

Bại lộ

Vào giữa năm 1996, ban an ninh mạng của Langley đã xác định rằng viên sĩ quan tác chiến này có lưu tâm đến các cơ sở dữ liệu để tìm kiếm từ khóa "Nga" và "Tresnia". Theo kết luận của các chuyên gia thì Nicholson có mọi khả năng để lấy ra các thông tin mật và hoàn toàn có thể lưu giữ chúng. Ngoài ra, đã hai lần Nicholson cố tình thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu của Ban Âu - Á, phần thông tin về nước Nga nhưng đã không thành công.

Sau đó Nicholson chỉ có thể thâm nhập vào cơ sở dữ liệu của CIA qua hoạt động cụ thể của ông. Thế nhưng trước đó Nicholson đã lãnh đạo một trong những nhóm chiến thuật chống khủng bố thuộc Trung tâm Langley đặt ở Phòng tham mưu của ban này.

Theo FBI thì từ năm 1995 đến hết 1996, Nicholson đã gửi vào tài khoản của mình tại các ngân hàng gần 300 nghìn USD. Chính xuất xứ các thu nhập của ông đã gây nên sự nghi ngờ bởi người ta không thể xác định được nguồn gốc số tiền này. Các nhân viên phản gián đã thiết lập một mạng lưới giám sát chặt chẽ quanh Nicholson và cuối cùng thì họ đã thành công.

Theo giải thích của Nicholson tại tòa án thì động lực đẩy ông vào con đường phản bội nước Mỹ là muốn chăm sóc cho 3 đứa con và mong muốn gìn giữ gia đình. Ông có mối quan hệ phức tạp với vợ đã kết thúc bằng việc ly hôn. Tại tòa án, Nicholson thừa nhận đã nhận 300 nghìn USD từ việc giao cho Nga những tin tức mật trong thời gian ông làm Phó ban tình báo CIA tại Kualalumpur. Ông cho biết đã trao cho phía Nga tin tức về các nhân viên mật vụ Mỹ.

Năm 1997, Garold Nicholson đã bị kết án 23 năm tù. Tuy nhiên ông được chuyển về trại giam tại Oregon để tiện liên lạc với những người thân.

Theo bước cha

Thế nhưng, ngay cả khi đang ở trong tù, cựu điệp viên CIA đã bị kết án đã quyết định tiếp tục hợp tác với Nga nhằm tăng ngân sách cho gia đình. Thoạt đầu để thiết lập quan hệ với các đại diện Nga, ông đã cố gắng sử dụng máy quay phim nhưng không thành. Khi đó ông đã quyết định lôi kéo con trai để thực hiện nhiệm vụ. Để thuyết phục con hợp tác với người Nga ông đã thường xuyên viện dẫn Kinh thánh và đạt được kết quả.

Người con trai cả của Nicholson là Nataniel thậm chí đã tuyên bố rằng, mặc dù "trong hoàn cảnh như vậy ông vẫn đang đứng lên và sẽ chiếm được vị trí xứng đáng trong xã hội Mỹ".

Cách đây một năm, Nataniel đã bị nghi ngờ, khi đó FBI đã theo dõi anh ta, thậm chí sao lại sổ ghi chép của anh ta trong đó ghi rõ sự tiếp xúc của Nicholson-con với những người Nga. Vào cuối tháng 1/2009 Nicholson-con đã bị bắt. Theo thông báo của một đại diện của cơ quan đặc vụ Nga với bình luận viên Hãng Truyền hình HBO thì "vụ án này có một số điều vô lý".

Ông nói: Trên thực tế thì mọi công tác tình báo trên thế giới đều hoạt động theo một quy tắc thép không bao giờ bị phá bỏ. Sau sự thất bại của một điệp viên, hơn nữa khi anh ta đã phải ngồi tù thì nhân viên của cơ quan đặc vụ chấm dứt mọi sự tiếp xúc với người đó.

Ban tình báo bảo vệ cho những nhân viên của mình, ngăn cản tất cả những ai từng tiếp xúc với điệp viên đã bị bắt hoặc có thể bị nghi ngờ đã tiếp xúc với người đó, vì điều này là rất nguy hiểm. Phản gián lập tức sẽ luôn "bám đuôi" tất cả những người bị nghi ngờ và thực tế là mọi khả năng hoạt động tình báo của họ bị ngừng lại...

Về những cuộc tiếp xúc của Nicholson với tình báo Nga và việc dường như Nga quan tâm đến cả thông tin mà Garold chuyển qua con trai thì tôi chỉ có thể nói một điều là: chắc hẳn là không một cơ quan đặc vụ nghiêm túc nào lại tin vào những tài liệu như thế. Một điệp viên ở trong tù đang bị kiểm soát và áp lực nặng nề từ phía các nhân viên phản gián thì có thể buộc anh ta trao tin kiểu gì đây?", ông này nhận xét.