Home Đời Sống Y Học Tại sao đối với những bệnh nhân tiểu đường, đo mức đuờng huyết là viêc làm quan trọng?

Tại sao đối với những bệnh nhân tiểu đường, đo mức đuờng huyết là viêc làm quan trọng? PDF Print E-mail
Tác Giả: Hồng Quang theo Time   
Thứ Sáu, 13 Tháng 2 Năm 2009 08:55

Feb 08, 2009

Cali Today News - Bệnh tiểu đường có thể được xem là bệnh thời đại trên thế giới ngày nay, với số bệnh nhân tăng thật nhanh.

Chỉ tính riêng tại Mỹ, ước lượng đã có khoảng 27 triệu bệnh nhân và khoảng 48 triệu đến 57 triệu người đang bị tiền tiểu đường (predisbetes).

Mới đây tuần báo Time cho là việc đo mức độ đường huyết (blood sugar monitoring) đối với bệnh nhân tiểu đường là chuyện không sao tránh được và phải làm thường xuyên.

Các chuyên gia còn cho là việc đo đạc này là một trong các việc phải làm cùng lúc là tập thể dục, ăn kiêng và uống thuốc hay chích insulin.

Mục tiêu tức khắc của việc kiểm soát đường huyết là hạn chế những hậu quả rất nguy hiểm do tiểu đường gây ra là bệnh về thận, mắt và các biến chứng gây ra cho hệ thống các mạch máu trong cơ thể.

Ngoài ra khi kiểm tra đường huyết thường xuyên, có khi bạn nhân sẽ biết lý do nào khiến mức độ đường huyết của mình bị chao đảo và nếu bạn đang chích insulin thì có thể bác sĩ sẽ cho điều chỉnh lại mức insulin cho thích hợp.

Thường thì khoảng thời gian tốt nhất để đo là trước các bữa ăn, hai giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Theo bác sĩ Martin J. Abrahamson thuộc đaị học y khoa Havard thì “nếu bệnh nhân tiểu đường cảm thấy có nghi ngờ đường huyết không ổn thì phải check ngay”, hoặc khi bị bệnh hay phải thay đổi cách điều trị.

Ngoài ra đối với bệnh nhân phải chích insulin thì trước khi lái xe trên lộ trình khá dài, nên check kỹ lưỡng và những người bệnh có tập thể dục cũng nên check trước và sau khi tập dể xem mức đường huyết đã được điều hòa ra sao nhờ việc này.

Theo trung tâm Jostlin Diabes Center thì mục tiêu phải giữ đối với các bệnh nhân tiểu đường là từ 90 đến 130 mg/dL khi bụng đói và sau khi ăn 2 giờ thì mức độ này không nên vượt quá 160 mg/dL.

Các bác sĩ khuyên là các con số nói trên phải được thực hiện nhưng không được đưa tới tình trạng gọi là hypoglycemia (giảm đường hyết) vì hậu quả naỳ rất tai hại trong cuộc sống thường nhật.

Một mục tiêu khác, còn quan trọng hơn là chỉ số đo A 1 C Test, tức là chỉ số cho thâý trong một thời gian dài khoảng 3 tháng, cơ thể đã điều tiết mức đường huyết ra sao. Bạn không thể đo A 1 C Test tại nhà mà phải do một trung tâm huyết học thực hiện.

Thường thì mức độ A 1 C trong máu người bình thường là từ 4 đến 6 còn đối với các bệnh nhân tiểu đường thì mức yêu cầu là cố gắng giữ thấp hơn 7.

Tùy theo tình trạng chữa trị đã ổn định hay chưa mà bệnh nhân sẽ gia giảm số lân check đường huyết. Có người một tuần chỉ cần check chừng 2 hoặc 3 lần là đủ, nhưng cũng có người phải check mỗi ngày tới 3 lần.

Các chuyên gia căn dặn nếu như bạn đổi thuốc trị bệnh thì nên check thường xuyên để xem thuốc mới có hiệu quả hay không.