Home Đời Sống Y Học Bệnh Sởi và Một Trường Hợp Cúm Gia Cầm ở Việt Nam

Bệnh Sởi và Một Trường Hợp Cúm Gia Cầm ở Việt Nam PDF Print E-mail
Tác Giả: Bs Huỳnh Đỗ Phi & Bs Trần Mạnh Ngô   
Thứ Bảy, 28 Tháng 2 Năm 2009 21:41

Theo Bs Huỳnh Đỗ Phi thì một trường hợp nhiễm cúm gia cầm H5N1vừa được Bộ Y tế VN xác định. Bệnh nhân là một phụ nữ 23 tuổi ở Quận Đàm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Triệu chứng bệnh phát hiện từ ngày 29 tháng Giêng 2009 và nhập viện ngày 31 tháng Giêng, 2009. Bệnh nhân đang ở tình trạng trầm trọng. Được biết trước khi triệu chứng phát hiện, bệnh nhân đã tiếp xúc với gà vịt chết. Hiện giờ đang tìm hiểu trường hợp bệnh nhân này và đang kiểm soát bệnh lây lan.

Bs Huỳnh Đỗ Phi cũng cho biết theo tin tức từ VietNamBridge thì số bệnh nhân bị sởi gia tăng ở Hà Nội, nhất là học sinh và trẻ nhỏ. Nhưng sự lây lan của bệnh sởi ở những vùng khác đáng quan ngại, nếu không kiểm soát được. Khoảng 700,000 trẻ em phải chích ngừa sởi. Ngay cả người lớn dưới 40 tuổi cũng phải chích ngừa sởi. Chích ngừa sởi cho trẻ em bây giờ là ngừa sởi phát hiện 20 năm về sau. Ngoài ra, mọi người cần biết triệu chứng sởi đầu tiên khi nổi da đỏ, bị nóng sốt, học hỏi ngăn cách bệnh nhân khỏi truyền nhiễm bệnh, giữ vệ sinh nhà cửa, và để ý nước uống an toàn.

Theo Cơ Quan Y Tế Hoa Kỳ thì sởi gây ra bởi siêu vi trùng. Siêu vi trùng sởi thường phát hiện nảy nở trong tế bào nằm sau cuống họng và tế bào trong phổi. Bệnh sởi truyền nhiễm từ người này sang người khác. Bốn ngày sau khi bị nhiễm siêu vi trùng sởi thì da bị nổi đỏ và ngứa. Vậy triệu chứng chính của bệnh sởi là những vết da mẩn đỏ và ngứa phát hiện từ đầu rồi dần dần lan xuống cơ thể. Một số triệu chứng khác của sởi là nóng sốt nặng, ho, chảy nước mũi và mắt đỏ. Sởi không có thuốc chữa nhưng đôi khi có thể rất nguy hiểm. Biến chứng của sởi là tiêu chảy, nhiễm trùng tai, viêm sưng phổi, viêm não, kinh phong và tử vong.

Quan trọng nhất là phải có chương trình dài hạn vĩnh viễn chích ngừa sởi cho trẻ em. Tại Mỹ, thuốc chủng ngừa sởi phối hợp vơí thuốc chủng ngừa bệnh quai bị và sởi Đức. Sau khi chích ngừa sởi, siêu vi trùng sởi sao chép sinh sản chút ít rồi bị loại ra khỏi cơ thể. Trong số 95% trẻ em chích ngừa sởi, hiện tượng siêu vi trùng sao chép gây miễn dịch cho cơ thể chống ngừa không bị bệnh sởi suốt đời luôn.

Tại những nước đang mở mang, ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu sinh tố A, có tỉ lệ bệnh sởi lưu hành cao hơn. Cứ 1,000 trẻ em bị sởi thì có 1 hay 2 trẻ bị tử vong (nhiều nhất ở Phi Châu). Mỗi năm khoảng một triệu trẻ em trên thế giới bị tử vong vì bệnh sởi.

Bs Huỳnh Đỗ Phi, M.D., MSc, Chuyên viên CDC, Hoa Kỳ

Nguồn: www.yduocngaynay.com