Cơ thể bạn thuộc thể hàn hay nhiệt? |
Tác Giả: nvngoc | |||
Thứ Sáu, 15 Tháng 5 Năm 2009 21:03 | |||
Đông y đã sớm phát hiện ra rằng thể chất của mỗi người không giống nhau và được chia thành hai nhóm: nhóm dương và nhóm âm. Nhóm thiên về nhiệt là nhóm thể chất dương, nhóm thiên về hàn là nhóm thể chất âm. Sự phân chia thể chất theo nhóm này đã xuất hiện từ rất lâu nhưng càng về sau y học hiện đại càng đi xâu phân tích nhiều hơn để lấy cơ sở cho những nghiên cứu khoa học liên quan đến sức khỏe của con người. Đông y cho rằng những người thuộc nhóm dương mang tính “thăng”, là tuýp người hoạt bát, hướng ngoại, mạnh mẽ, các tổ chức trong cơ thể thuộc nhóm dương luôn hoàn thành tốt mọi chức năng của nó. Còn những người thuộc nhóm âm mang tính “giáng”, là những người trầm tĩnh hướng nội, các bộ phận trong cơ thể thuộc nhóm âm được đánh giá là “trạm hậu cần” của nhóm dương, có nhiệm vụ dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Có thể kết luận về hai nhóm âm - dương trong một cơ thể như sau: Nam dương - nữ âm Âm dương cân bằng là sự kết hợp tuyệt vời nhất của cơ thể con người, nếu cơ thể thiên về âm hoặc dương đều là có bệnh. Nếu âm - dương hài hòa, bạn sẽ không phải lo lắng vì bệnh tật. Khi bác sĩ Đông y thăm khám bệnh nhân, công việc đầu tiên của họ là phân tích âm dương, kiểm tra rõ sự thừa thiếu của chúng rồi mới đưa ra biện pháp điều hòa cân bằng. Ví dụ, đều là chứng đau dạ dày, nhưng nếu đau do bị nhiễm lạnh hoặc do ăn quá nhiều dẫn đến những cơn đau bột phát, thích ăn đồ nóng cho ấm bụng, cảm giác ớn lạnh, lưỡi nhợt. Khi đó bác sĩ có thể kết luận dạ dày bị nhiễm lạnh dẫn đến đau, biện pháp chữa trị là dùng thuốc tản hàn cho dạ dày. Nếu bụng có hiện tượng cồn cào, nóng ruột, dạ dày như có lửa đốt, bực dọc vô cớ, đồng thời có cảm giác nóng trong người thì đó là hiện tượng nhiệt vị. Lúc này chỉ cần một vài thang thuốc thanh nhiệt là có thể giúp cơ thể lấy lại phong độ. Một ví dụ khác là việc hiến máu, có những người cảm thấy thực sự thoải mái khi cho máu nhưng có người lại có cảm giác như vừa bị rút mất một phần sinh lực, cả ngày lơ mơ buồn ngủ. Đó cũng là do những sự khác biệt về thể chất. Người thể nhiệt về cơ bản là máu nóng, khi mùa xuân, hạ đến cũng là lúc dương khí thịnh nhất, rút một chút máu cũng đồng nghĩa với việc làm giảm bớt áp lực của cơ thể. Người thể hàn là người thiếu dương khí, sau khi mất máu nếu không chú ý bổ sung dương khí tử bên ngoài vào dễ xảy ra tình trạng thiếu máu, dẫn đến hiện tượng tứ chi mệt mỏi, buồn bực, lúc nào cũng trong trạng thái thèm ngủ . Nếu câu trả lời của bạn là “đúng” nhiều hơn “sai” thì đích thị cơ thể bạn thuộc thể nhiệt, còn ngược “sai” nhiều hơn “đúng” lại sẽ thuộc thể hàn. Nếu số câu trả lời đúng càng nhiều thì thể trạng càng nóng, số câu “sai” càng nhiều thì thể trạng càng hàn. Người thể nhiệt thường có xu hướng mập, tính cách hướng ngoại, sợ nóng, hay khát và thích uống nước mát, ăn ngon miệng, sắc mặt hồng nhuận, tinh thần dễ hưng phấn, thể lực khỏe, nhiều mồ hôi, nói nhiều, khả năng tình dục mạnh mẽ, huyết áp, mỡ máu và đường máu có xu hướng cao hoặc hơi cao. Người thể nhiệt nói chung có một nền tảng sức khỏe ổn định hơn người thể hàn nên chỉ cần thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, có chọn lọc và hoạt động thể chất hợp lý là hoàn toàn có thể tự cân bằng được cơ thể của mình. Người thể hàn tay chân rất dễ bị lạnh, nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, sắc mặt nhạt nhạt hơn những người bình thường, thích uống đồ nóng, rất ít có cảm giác khát. Thậm chí trong những ngày hè nóng nực, bước chân vào phòng điều hòa cũng cảm thấy lạnh, luôn thích uống trà nóng hay mặc thêm áo khoác ngoài mới cảm thấy dễ chịu. Do hệ thống tuần hoàn máu không tốt nên những người thuộc thể hàn dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh, nồm ẩm và hay mắc các bệnh về cơ, xương, khớp... Khả năng miễn dịch kém, rất dễ bị cảm lạnh và hay bị lặp đi lặp lại liên tục khó khỏi dứt điểm. Khả năng tiêu hoá kém, dễ bị tiêu chảy, phù nề, hay tiểu đêm, khả năng sinh sản suy giảm, khí hư nhiều, kinh nguyệt thường bị trễ và nhiều máu đông. Người thể hàn do âm khí quá thịnh, các chức năng của cơ thể kém, sức lực kém nên rất cần bồi bổ dương khí. Đông y cho rằng thận là cơ quan dương khí của cả cơ thể, tì là để tiếp nhận dinh dưỡng, đột biến sinh huyết là cội nguồn của năng lượng. Vì vậy, để cải thiện cơ thể đang âm thịnh dương suy cách cốt yếu là tập trung bồi bổ thận, tì, nên sống trong gian phòng nhiều ánh sáng để nạp dương khí tự nhiên, bổ sung cho nguồn dương khí còn thiếu. Nếu thường xuyên sống trong môi trường âm lạnh, cơ thể sẽ tiêu tán rất nhiều nhiệt lượng, làm co các mạch máu ảnh hưởng đến sự tuần hoàn khí huyết. Người thuộc thể hàn tính trầm, ít nói, nếu hoạt động quá nhiều dễ bị mệt mỏi. Nhưng “hoạt động sẽ sinh dương khí nên người thể hàn cần tăng cường hoạt động, đi bộ nhanh là cách đơn giản nhất để cải thiện thể chất. Về dinh dưỡng nên tăng cường ăn ngân hạnh, thịt bò, táo đỏ... và hạn chế những đồ ăn đồ uống lạnh ngay cả trong mùa hè nóng nực. Loạn lipid máu thầm lặng nguy hiểm Những người ăn nhiều thực phẩm “ngon”, “bổ” lại ít chịu rèn luyện thể lực và ăn uống điều độ rất dễ bị loạn lipid máu, hay gọi là rối loạn mỡ trong máu, đặc biệt bệnh dễ gặp ở những người có điều kiện kinh tế khá giả. Lipid (mỡ) gồm triglycerides và cho lesterol, là thành phần thiết yếu của cơ thể, có mặt trong mọi tế bào, đặc biệt trong các loại nội tiết tố. Lipid tăng/giảm quá ngưỡng các thành phần… gọi là loạn Lipid máu (trước đây gọi lệch là tăng lipid máu). Sau khi ăn, chất béo được hấp thu vào tế bào ruột dưới dạng acid béo và choles- terol tự do. Trong cơ thể, các cholesterol được tổng hợp tại tế bào gan. Vì không tan trong nước và để lưu chuyển trong máu, lipid phải kết hợp với protein dưới dạng phức hợp phân tử lớn gọi là lipopro-tein. Trong 6 loại lipoprotein khác nhau về tỉ trọng, 2 loại được quan tâm nhất là lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL-C) - một loại cholesterol có hại và lipoprotein tỉ trọng cao (HDL-C), loại cholesterol có ích. Do đó, những người có hàm lượng cholesterol toàn phần máu cao có tỉ lệ mắc bệnh mạch vành cao hơn 2-3 lần so với người bình thường. 29,3% người Mỹ có độ tuổi từ 45 - 84 tuổi bị loạn lipid máu dù không bị bệnh mạch vành. Xét nghiệm - liệu pháp an toàn Loạn lipid máu lúc đầu thường không có triệu chứng cụ thể, do đó chỉ có xét nghiệm máu mới sớm phát hiện bệnh. Loạn lipid có thể gây xanthelesmas và xanthelamata, về sau xơ vữa động mạch dẫn đến các bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh mạch máu não và bệnh thận. Ngày nay dưới 10% trường hợp bị loạn lipid máu do các bệnh đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, thuốc ức chế bêta giao cảm, thuốc lợi tiểu thiazid... Mức lipid máu lý tưởng đối với người lớn: cholesterol toàn phần < 200 mg/dl, triglycerides < 150mg/dl, HDL > 40 mg/dl và LDL < 100 mg/dl. Thông thường sau 20 tuổi, mọi người nên đi xét nghiệm. Trước khi xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn 10 tiếng và ngưng uống những chất có cồn trong vài ngày. Những người mắc bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên, đái tháo đường, nên đi xét nghiệm lipid máu năm từ 20 tuổi. Những trường hợp gia đình có người chết do bị nhồi máu cơ tim sớm (nam trước 50 tuổi, nữ trước 60 tuổi) nên xét nghiệm lipid máu 5 năm/lần, nếu bị bệnh cao huyết áp nên đi xét nghiệm 5 năm/lần đối với nam 35 tuổi và nữ 45 tuổi. Cần lưu ý chỉ số lipid loạn còn phụ huộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, giới tính, các bệnh tiền sử… Lợi ích điều trị Thay đổi lối sống là cách thức chữa trị đầu tiên dành cho người bị loạn lipid máu. Đây cũng là biện pháp nền tảng song hành với việc sử dụng thuốc đúng cách. Nếu giảm được cholesterol toàn phần 23 mg/dl ở người tuổi 40 thì nguy cơ bệnh tim mạch sẽ giảm 54%, ở tuổi 70 thì sẽ giảm 20% và HDL-C tăng 1,2 mg/dl nguy cơ bệnh tim mạch sẽ giảm 3%. Bắt đầu lối sống lành mạnh: Tập thể dục 30 - 45 phút hàng ngày và ít nhất 4 lần/tuần (tuỳ theo thể trạng sức khoẻ của từng người), bỏ hút thuốc lá sẽ giảm lượng HDL tới 15%. Kiểm soát cân nặng: Cân nặng gọi là chuẩn nếu chỉ số khối cơ thể nằm trong khoảng 18,4-23,5 kg/m2 (lấy cân nặng chia cho chiều cao), nếu vượt chuẩn từ 5-10 kg, nam dễ bị bệnh mạch vành gấp 1,6 lần và nữ gấp 1,25. Ngoài ra, giảm cân sẽ giúp điều chỉnh loạn lipid máu hiệu quả. Dinh dưỡng: Giảm mỡ động vật chứa nhiều acid béo no và cung cấp chất béo hàng ngày không quá 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể. - Giảm các thức ăn chứa nhiều choles-terol nội tạng động vật và lòng đỏ trứng (không ăn quá 3 quả trứng/tuần và ăn cách ngày). - Tránh đồ ăn nhanh như bánh ham-burger, bánh nhân thịt bằm, thịt rán, bánh gatô... - Ăn nhiều rau, quả tươi, cá và uống sữa đậu nành hàng ngày. - Ăn nhiều thực phẩm có chứa sterol như dầu margarin, xà lách và dầu thực vật chứa nhiều aicd béo không no. - Thức ăn nên luộc hoặc hấp, nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (3-4 bữa) và nhất thiết không được bỏ bữa, ăn tối quá muộn. - Hạn chế uống bia, rượu nhất là khi tăng triglycerieds. - Uống 3 lít nước/ ngày.
|