Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) |
Tác Giả: Liên Thành | |||||||||
Thứ Năm, 15 Tháng 1 Năm 2009 14:45 | |||||||||
Họ đã ghi lòng tạc dạ những ân tình đó, để rồi mãi 5 tháng sau, khi VC tấn công vào Sài Gòn trong đợt II, tôi đã sang trại Tỵ Nạn Tình Thương của Ông báo cho họ biết, “Thiếu tướng Loan đã bị trọng thương, ông đã bị địch bắn gãy hai chân trong một trận giao tranh với địch tại cầu Phan Thanh Giản Sài Gòn.” Những người đó, những kẻ khốn cùng đã được cứu giúp, cả mấy trăm người trong trại tỵ nạn đã bật khóc thành tiếng, những dòng nước mắt của góa phụ, của ông già, của bà lão, đã tuôn trào, giọt lệ xót thương ông khi gặp nạn, và trong những tiếng khóc nghẹn ngào đó đã có tiếng la lớn, đầy uất hận của một cụ già, đã già lắm. “Ông trời! răng người nhân đức như ông mà lại gặp nạn.” Thiếu tướng, những giọt nước mắt và tiếng than lớn của cụ già là những lời cám ơn chân thành nhất của họ, của người dân Huế đối với ông, mà họ đã ấp ủ trong lòng từ lâu đối với ân nhân của họ. ₪₪₪ Sau Trại Tình Thương, những ngày kế tiếp, Thiếu tướng Loan hỏi lại tôi: – Bao nhiêu anh em tử trận? Tôi may mắn có được Đại úy Hoàng Thanh Tùng một sĩ quan cảnh sát trẻ, năng động và nhiệt tình, chỉ bốn năm ngày sau vừa là hồ sơ tuyển mộ và hồ sơ xin trợ cấp tử tuất đã làm xong. http://www.dcvonline.net/php/images/012009/mauthan_quangtri_hue.jpg
Thật tình đây là một cuộc tuyển mộ phi hành chánh, không hợp với điều lệ tuyển mộ, vì một số các bà quả phụ không biết đọc mà cũng chẳng biết viết một chữ nào cả, nhưng nó lại hợp với lòng nhân đạo, thương người, và nhất là lòng thương mến và lo lắng cho thuộc cấp của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan Tư Lệnh CSQG. Độc nhất, chỉ có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan là người tuyển mộ nữ nhân viên cảnh sát như thế này. Ngày những “Nữ cảnh sát viên” nhận việc, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã gặp họ trong một hội trường lớn của BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế. Hội trường đông kín với khăn tang áo chế của 150 quả phụ, với trẻ thơ theo mẹ nhỏ nhất là hai tháng tuổi, lớn nhất là năm, mười tuổi. Quang cảnh đượm nét tang thương, u buồn. Tất cả im lặng và chờ đợi Thiếu tướng Loan lên tiếng. Với giọng nói Bắc pha Huế, ông chia buồn cùng họ, giọng nói nhỏ nhẹ và buồn buồn, trong hội trường đã có tiếng khóc nhỏ. Tôi quan sát ông, bất chợt thấy ông quay mặt đi nơi khác, đã có chút giòng lệ trong mắt ông, thật quả xúc động. Cuối cùng ông cất tiếng nói to hơn: – Ngày hôm nay tôi tuyển quí bà vào lực lượng cảnh sát, để các bà, các cô, có đồng lương nuôi nấng các cháu, kể từ ngày hôm nay các cô, các bà là “Nữ cảnh sát viên” của Ty Thừa Thiên-Huế. Nhiều tiếng “cám ơn Ôn” trong đám đông, cùng với tiếng khóc, có lẽ họ đã quá xúc động trước tấm lòng nhân hậu của ông. Ông chợt đến gần một quả phụ đang bồng một hài nhi khoảng hơn 1 tháng tuổi, và hỏi cô ta: Ông cười và nói lớn để mọi người cùng nghe: – Cảnh sát không có việc đi chợ nấu ăn. Thôi, các bà về, hằng tháng đến gặp cái ông Trung úy trẻ Liên Thành này mà lãnh lương. Chẳng có việc gì cho các bà, các cô cả. Tôi quá hoảng, nói nhỏ với ông: – Thiếu tướng, chết em, 150 bà đó Thiếu tướng, không phải ít đâu. Em chết chắc. – Thì Đ....cụ mày, cho mày chết luôn ! Mọi người ra về, ông nói riêng với tôi: – Mày cố gắng lo cho họ đàng hoàng, sức tao chỉ có thể giúp họ đến đó. Hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày đó, đã bao nhiêu đổi thay cho thân phận và nỗi oan khiên nghiệt ngã của Thiếu tướng Loan, 150 quả phụ và hơn 300 trẻ thơ lúc đó nay đã hơn 40 tuổi, một số đã may mắn định cư tại HK, họ đã nên người, là Kỹ sư, là Bác sĩ , là Luật sư... Tôi đã có gặp họ, cả mẹ lẫn con, họ nhắc tên Thiếu tướng Loan với sự kính trọng và lòng biết ơn ông, “Không có Thiếu tướng Loan cứu mẹ con tôi, chúng tôi đã không có cơm ăn, áo mặc.” Đó là lời nói của những cô nhi quả phụ năm xưa, những người mà ông không cần luật lệ, thủ tục, tuyển họ vào “Nữ cảnh sát tại gia.” Ngoài ra cũng phải nói thêm về việc Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan thành lập Trung Tâm Phượng Hoàng tại BCH/CSQG Thừa Thiên Huế. Vừa khánh thành xong trại tỵ nạn Tình Thương khoảng 12 tiếng, chưa kịp thở, ông lại bày trò chơi khác, lần này là Trung Tâm Phượng Hoàng, một danh từ nghe quá xa lạ với chúng tôi. Đầu tiên ông bắt dời Trung Tâm Văn Khố đã có từ đời Mật thám Pháp cho đến Mậu Thân 1968, ông muốn dùng phòng này làm Trung Tâm Phượng Hoàng. Thế là phải mất một ngày dời đi chỗ khác. Hồ sơ văn khố vừa dời đi, thì ván ép, gỗ, đinh búa, máy lạnh ập vào, và ông Tướng lại làm Cai thợ. Hai muơi tay cảnh sát viên có tay nghề là thợ mộc, còn tôi là thứ 21, dưới quyền chỉ đạo của anh “Sáu Lèo” bắt đầu cưa, đục, đóng đinh nghe điếc cả tai, cộng thêm anh “Sáu Lèo”, vừa đóng đinh vừa thét, chỉ trỏ lung tung, cuối cùng một đêm một ngày không ngủ, căn phòng rộng mênh mông đã bọc phủ ván ép, máy lạnh chuyên viên điện cũng đã bắt xong. Tôi nói với anh em: – Sắp chết , sắp chết, mệt quá... Ông thọc tay vào túi quần rồi rút tay ra, y như trò chơi năm lớp tư, lớp ba, túi rỗng, ông chẳng có đồng nào. Một sĩ quan cấp tá trong ban tham mưu của ông dúi cho chúng tôi khoảng bảy tám ngàn gì đó. Thật ra chúng tôi đã thay nhau đi ăn rồi, nhưng muốn tống tiền anh “Sáu Lèo”, tích trữ để tối kéo nhau đi nhậu. Thế là Trung Tâm Phượng Hoàng cấp tỉnh, có lẽ là đầu tiên được thành lập từ Mậu Thân 1968, do tôi làm Tổng thư ký, điều hành Trung tâm Phượng Hoàng Thừa Thiên-Huế từ cuối tháng 2, 1968 cho đến 1975. Có một điều mà những ai gần gũi và làm việc trực tiếp với Thiếu tướng Loan mới thấy rõ được bản chất thật sự của Ông ta. Ông là một người rất tình cảm, dễ xúc động, bản chất nhân hậu, thương người, điểm đặc biệt làm việc rất tận tụy, chi tiết, và thông minh lạ thường. Trung Tâm Phượng Hoàng vừa thành lập xong, ngày hôm sau tôi đã phải ngồi nguyên ngày với ông, để nghe ông giảng bài, để nghe ông nói về mục đích, về điều hành, về phối hợp với các cơ quan tình báo bạn của VNCH và phối hợp với cơ quan tình báo đồng minh như thế nào trong chương trình Phượng Hoàng, rồi thì cách thức thiết lập hồ sơ hạ tầng cơ sở địch v,v... Ông giảng giải cho tôi như là một ông thầy trong trường Tình báo. Sau gần một tháng ở Huế, Thiếu tướng Loan và toàn BTM của ông về lại Sài Gòn, còn nhớ ngày tôi đưa ông xuống phi trường Phú Bài, Ông dặn tôi hai việc: 1– Trại Tình Thương là cố gắng của lực lượng CSQG chúng ta, nhằm giúp đỡ đồng bào tỵ nạn Huế. Giao lại cho mày, nhớ lo an ninh, giúp đỡ đồng bào cho chu đáo. Tôi trả lời ông: – Dạ thưa Thiếu tướng, em sẽ lo chu toàn, Thiếu tướng an tâm. Tại sân bay Phú Bài, tôi và ông đứng cạnh máy bay đợi anh em cảnh sát chất hàng lên, gồm những vật dụng ông đem ra từ Saigòn, trong đó có 4 xe Jeep của các sĩ quan trong BTM và một chiếc của ông. Chiếc xe của ông là chiếc chót đưa lên máy bay thì bỗng ông cho lệnh đem xe đó xuống lại, tài xế lái xe lại đậu gần ông. Ông lấy chìa khóa xe trong tay viên tài xế và giao cho tôi: – Cho mày, chiếc xe này đầy đủ mọi thứ trên xe, mày cần để làm việc. Chỉ có chiếc máy truyền tin Motorola trên xe mày trả lại cho tao vì khác tần số ở đây. Tôi chưa kịp nói câu gì, cho dù là hai tiếng cám ơn thì ông vỗ vai tôi và đi thẳng lên máy bay chẳng thèm nhìn lại. Ngày 5 tháng 5 năm 1968, VC mở đợt II Tổng công kích vào thủ đô Sài Gòn, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cùng với các đơn vị can trường cảnh sát của ông, lại xông pha trận mạc, chiến đấu ngày đêm trên đường phố Saigòn-Chợ Lớn. http://www.dcvonline.net/php/images/012009/nnloan12.jpg
Lần này “Hùm Thiêng” đã bị sa cơ, Thiếu tướng Loan đã cầm súng chiến đấu bên cạnh những nguời lính cảnh sát can trường của ông y như một khinh binh, thì ông bị địch bắn trọng thương vào cả hai chân tại ngay trên cầu Phan Thanh Giản Sài Gòn, ông đã ngã quỵ Ông đã ngã quỵ cả thân xác và cả cuộc đời của một anh hùng hào kiệt, của một chiến sĩ không quân VNCH và CSQG. Những cay đắng, nghiệt ngã nhất của cuộc đời bắt đầu đến với ông ngay ngày đó, cũng chỉ vì tấm hình, tấm hình oan nghiệt mà Eddie Adams, phóng viên của hãng AP đã chụp vào trước đó trong đợt I Tổng công kích của VC tại Sài Gòn. Eddie Adams và tấm hình của ông ta đã đốn ngã đời của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan một cách tàn bạo. Sau này ông ta đã phân trần, hối hận, vì hành động ông ta đã tung ra bức hình oan nghiệt đó. Ngày Thiếu tướng Loan bị trọng thương, ông được chở sang Úc để chữa trị, nhưng công luận Úc phản đối, người ta lại hành hạ ông, hành hạ trên nỗi đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn ông, người ta lại chở ông sang bệnh viện Walter Reed Army Medical Center tại Washington DC, Hoa kỳ. Ông cũng lại gặp sự quay lưng ngoảnh mặt của những kẻ mà mà trước đó ông đã từng xả thân cứu họ, những công dân Hoa kỳ của một quốc gia dân chủ và công bằng nhất thế giới, mà lại đối xử với ông như hành vi của những kẻ man rợ, như những người đã cạn lòng nhân đạo, thấy chết vẫn không cứu, trắng trợn và bẩn thỉu nhất chính là những dân biểu trong quốc hội Hoa Kỳ, họ cũng phản đối một kẻ đang bị thương trầm trọng cần được chữa trị cấp thời, lại còn bẽ bàng và phủ phàng hơn nữa kẻ đó lại là bạn bè, đồng minh và là ân nhân của công dân của họ trong trận đánh Mậu Thân. Thiếu tướng Loan bị từ chối chữa trị, trở về với đôi chân tật nguyền khập khiễng. Ông giải ngũ, rời khỏi đời sống mà ông đã suốt đời tận tụy với tấm lòng ái quốc không thể chối cãi, không thể phủ nhận. Ngày tháng còn lại, ông để hết thì giờ giúp trẻ mồ côi. Tôi đã viết hết những gì tôi biết về Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Những gì tôi biết về ông thật quá ít và quá hạn hẹp, vì thời gian gần ông và làm việc cạnh ông rất ngắn. Một người khác rất thân cận với ông và cùng sát cánh với ông trong những giờ phút điêu linh và nguy nan nhất của của tổ quốc, của dân tộc, như biến động Miền Trung 1966, Mậu Thân năm 1968, đó là Đại tá Trần Minh Công, nguyên Trưởng ty CSQG thị xã Đà Nẵng 1966. Trưởng Ty CSQG quận II thủ đô Sài Gòn 1968, và sau đó là Viện trưởng Học viện CSQG/VNCH. Tôi nhường lời để Đại Tá Trần Minh Công nói về Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Nhìn phong cách và diện mạo của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, nhiều người cứ tưởng lầm ông là một bạo Tướng, nhưng nhiều lần tôi đã từng chứng kiến Ông ngồi khóc một mình. Tìm hiểu ra mới biết ông là một người rất giầu tình cảm. Ông thương yêu thuộc cấp và sống chết với họ. Kể cả khi ông bắt gặp đàn em làm bậy, ông cũng không nỡ phạt họ mà chỉ răn đe để họ cải sửa. Mỗi khi thuộc cấp hy sinh tử trận, ông khóc thương, nước mắt đầm đề. Có khi thượng cấp hiểu lầm ông, ông cũng khóc. Ông kể lể, “Tao phục vụ Quốc gia, Dân tộc, chứ tao đâu phuc vụ cho cá nhân nào.” Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một vị Tướng trí thức trong hàng ngũ Tướng lãnh VNCH. Tướng Loan là một người rất can đảm, một cấp chỉ huy tài ba và là một vị Anh hùng dân tộc. Ít có một vị Tướng nào lại cùng cầm súng chiến đấu ngòai mặt trận như một người lính thường. Nếu không có Tướng Loan xông pha bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân, tôi nghĩ Sài Gòn sẽ hoàn toàn không khác gì Huế. ₪₪₪ Dưới đây là những nhận xét và hối hận của Eddie Adams, người phóng viên nhiếp ảnh của hãng thông tấn AP, kẻ đã đưa cuộc đời của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan vào khúc quanh nghiệt ngã. http://www.dcvonline.net/php/images/012009/E_Adams.jpg
Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận.... Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con nguời này . Sau này, khi Adams đến thăm Tướng Loan tại thành phố Springfield, VA, khi nhắc đến tấm hình oan nghiệt năm xưa, Thiếu tướng Loan không hề nói một lời oán trách Edie Adams, mà ông còn an ủi Adams, “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi.” Khổng Phu Tử sống lại cũng chỉ có thể nói được câu đó đối với người đã hủy họai đời mình, không thể nói hơn được nữa. Ông đúng là một người luôn sống với một tấm lòng, một tâm hồn cao thượng. Adams xúc động trước lời nói cao thượng đó của tướng Loan, và kể từ đó họ trở thành hai người bạn thân. ₪₪₪ Những dòng lệ tiếc thương Ngày 14/07/1998 lúc 20 giờ, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan vĩnh biệt mọi người, vĩnh viễn ra đi, để lại vợ, 5 người con và 9 cháu nội ngoại. Ông hưởng thọ 68 tuổi. Ông đã để lại sự kính trọng và lòng biết ơn của rất nhiều anh em chúng tôi, những kẻ đã một thời phục vụ duới quyền ông. Ông đã để lại những ân tình, ân nghĩa trong lòng người dân Huế, trong lòng xứ Huế, nơi mà ông đã sinh, và đã lớn lên tại đó, Ông đã để lại nỗi xúc động và những ân nghĩa khắc sâu trong lòng 150 quả phụ và trên 300 cô nhi, khi chồng, cha của những người này, những chiến hữu thuộc cấp của ông, đã hy sinh vì bổn phận và trách nhiệm của một nhân viên công lực tại Huế vào Mậu Thân 1968. Ông đã để lại những tiếng khóc của nhiều ngàn người Huế trong Trại tỵ nạn Tình Thương khi tôi báo cho họ biết Thiếu tướng đã bị trọng thương trong một trận đánh với VC tại Sài Gòn. Tôi nhớ và nhớ rõ đã bắt gặp những giọt nước mắt của ông khi ông nhìn thấy nỗi cơ hàn của đồng bào ông trong các trại tỵ tại thành phố Huế. Đôi mắt đã đỏ, nét mặt thật buồn, khi ông gặp 150 quả phụ và hơn 300 trẻ thơ tại hội trường BCH/CSQG Thừa thiên-Huế trong ngày đầu ông tuyển họ làm “Nữ cảnh sát tại gia” để những người đó có cơm ăn áo mặc, để trên 300 cô nhi kia cũng nhờ tấm lòng nhân đức của ông mà chúng đã lớn khôn thành người lương thiện hữu dụng. Ở cõi đời này có mấy ai nhận được những dòng lệ tiếc thương khi nằm xuống của những người không là thân nhân mình, Chỉ có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh CSQG /VNCH, 1966-1968. Ông đã đem sinh mạng và danh dự của đời ông, đã hy sinh bảo vệ tổ quốc trong lúc nguy nan, bảo vệ sinh mạng cho đồng bào được sống, để rồi ông đã phải gánh chịu những đau đớn về thể xác và những oan khiên, nghiệt ngã mà mà người ta gán ép cho ông. Thật quá bất công, vô ơn và phũ phàng đối với ông, mặc dầu tôi còn nhớ ông đã nói và đã dặn tôi, “Họ nói gì thì kệ họ, trách nhiệm và bổn phận của mình, mình phải làm.” Xin ông an nghỉ, cõi đời phiền muộn này ông đã dứt bỏ ra đi. Cái mà ông không thể đem theo được là lòng thương tiếc sự kính trọng của rất nhiều chiến hữu và đồng bào đối với ông. Niềm thương tiếc và sự kính trọng đó sẽ còn tồn tại mãi mãi trong lòng nhiều người ở lại. Chào vĩnh biệt... Ý kiến Bạn đọc Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Tâm Việt NỒI CƠM NHAN HỒI Nếu Khổng Tử không hỏi kỹ, thì ông và Tử Cống đã phạm phải tội nghi oan cho Nhan Hồi. Trên đời này có những việc chính mắt mình nhìn thấy rõ rành rành mà vẫn không hoàn toàn là sự thật. Thấy vậy, không phải vậy [ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ] Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Tâm Việt Lẽ ra Nhan Hồi chỉ nên vớt phần cơm bẩn để ra ngoài, chờ đông đủ mọi người rồi mới được phép ăn phần cơm bẩn đó hay chăng? Cơm bỏ khỏi nồi, có nên ăn ngay hay để nguội trơ hơ rồi hứng thêm bụi bẩn có còn ăn được nữa không? Nơi chiến trận đang diễn ra, không đủ người giam giữ địch quân, có nên thả để họ chạy hay phải bắn chết để ngăn ngừa tên khủng bố tiếp diễn việc giết tập thể nhiều gia đình khác. Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) NGỌC NỮ
Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Khanh-Phong Cám ơn thiếu tá Liên Thành ( Tác giả của bài viết ) Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Ho Hui Nhưng rồi cuối cùng thì ông cũng được ngậm cưòi với lời thú nhận và xin lỗi của tác giả bức hình oan nghiệt đã (vô tình) huỷ hoại thanh danh ông . Ít nhất là những giòng chữ của Eddie Adams vẫn mãi mãi còn đó để như một nùi giẻ sẵn sàng tọng vào họng bọn kẩu nô mỗi khi chúng định há miệng sủa bậy . Ông tướng Loan đã chết , phần ông là hết chuyện , tất cả đã đi vào lòng đất nhưng trên đời vẫn mãi mãi còn lời xin lỗi của ngưòi đã hại ông ....Ngược lại, có những kẻ đã chết lâu rồi mà vẫn bị phơi thây và buộc phải "sống mãi" cho đời nguyền rủa vì những tội trạng mà hắn phạm vào mới là điều đáng cho ta suy ngẫm về điều mà nhà Phật gọi là Nhân Quả . Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Tâm Việt Trích:Ngược lại, có những kẻ đã chết lâu rồi mà vẫn bị phơi thây và buộc phải "sống mãi" cho đời nguyền rủa vì những tội trạng mà hắn phạm vào mới là điều đáng cho ta suy ngẫm về điều mà nhà Phật gọi là Nhân Quả . Người cộng sản không tin có linh hồn, nên mới vô tình hành hạ ông hồ như vậy. Chết không yên hồn không thoát. Xác người chi chi mà được nhồi bông như con thú đem triễn lãm nơi náo động inh ỏi xe cộ vũ trường quán rượu! Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) NGỌC NỮ "Ngược lại, có những kẻ đã chết lâu rồi mà vẫn bị phơi thây và buộc phải "sống mãi" cho đời nguyền rủa vì những tội trạng mà hắn phạm vào mới là điều đáng cho ta suy ngẫm về điều mà nhà Phật gọi là Nhân Quả . " Ho Hui Có câu :"Trăm năm Bia đá thì mòn, - Ngàn năm Bia Miệng vẫn còn trơ trơ* "! đó- thưa anh Ho Hui . Tại sao mà chuyện đúng - hay, thì đời đời vinh danh, mà chuyện sai trái người ta nhắc lại thì có người lại cho đó là cái "tật" đòi người ta phải bỏ ( rồi lại khơi khơi gọi người ta là 'đồ nhà quê, bà già trầu' í nhể ?!) Anh Ho Hui phán câu nào cũng thiệt hay đó ! Luật Nhân Quà rất công bằng ,anh nhỉ . Kính . * Làm chuyện phước đức thì có " return good for good ", còn ngược lại thì phải nhận lãnh hậu quả return mờ ! Cái này kêu bằng QUẢ BÁO ! đó . Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) mythanh Những người đó, những kẻ khốn cùng đã được cứu giúp, cả mấy trăm người trong trại tỵ nạn đã bật khóc thành tiếng, những dòng nước mắt của góa phụ, của ông già, của bà lão, đã tuôn trào, giọt lệ xót thương ông khi gặp nạn, và trong những tiếng khóc nghẹn ngào đó đã có tiếng la lớn, đầy uất hận của một cụ già, đã già lắm. “Ông trời! răng người nhân đức như ông mà lại gặp nạn.” Đắng cay không thẹn với lòng Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Khanh-Phong Tuy chết là hết . Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) NGỌC NỮ Trích từ bài chủ :" Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận.... Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con nguời này ". ( Lời dịch từ dòng viết của người phóng viên Mỹ :Eddie Adams) Sau này, khi Adams đến thăm Tướng Loan tại thành phố Springfield, VA, khi nhắc đến tấm hình oan nghiệt năm xưa, Thiếu tướng Loan không hề nói một lời oán trách Edie Adams, mà ông còn an ủi Adams, “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi.” Khổng Phu Tử sống lại cũng chỉ có thể nói được câu đó đối với người đã hủy họai đời mình, không thể nói hơn được nữa. " (Liên Thành) Tui chỉ mới đọc sách báo Việt Văn ở nơi đây, quê hương thứ hai của tui, và tui khóc thường xuyên sau khi Má mất đi, nhất là khi có những bài viết về trận huyết chiến "Tương tàn" do sự tính toán của ngoại bang . VNCH vẫn có chánh nghiã , vì người VNCH đã có sẵn lòng nhân ái, nhân đạo, từ truyền thống của đạo đức . Rất cám ơn tác giả Liên Thành, đã viết lại những gì mà đồng bào của hai miền Thung -Nam phải trải qua do cuộc chiến thiệt là "phi nghĩa" . Tôi chẳng hề biết gì về cuộc chiến đó, vì khi còn ở trong nước thì tuổi còn quá nhỏ để hiểu biết cái cảnh "Cây đậu nấu đậu!". Tui cũng đã bắt đầu khóc khi nghe chuyện vè cuộc "Tuẫn tiết của mấy vị tướng của VNCH " khi nghe lịnh ép phải buông súng để đầu hàng cái chế độ hoang tưởng kia ! Thôi thì "Nghĩa tử là nghĩa tận" chúng ta không tiếp tục đòi cho được một tấm hình tiếp theo để bạch hoá sự việc, chúng ta chấp nhận lòng hối hận của người phóng viên Mỹ đó .. Nhưng khi hình dung nỗi tủi hổ của tướng Loan khi bị TỪ CHỐI CỨU CHỮA THƯƠNG TÍCH MÀ THÀNH TÀN TẬT SUỐT NHỮNG NĂM CUỐI CỦA CUỘC ĐỜI ÔNG ! TUI ĐAU LÒNG QÚA! CHUYỆN NÀY CHO TUI NHỚ TỚI CHUYỆN VỀ MỘT SĨ QUAN VNCH ĐÃ BỊ CỤT CẢ HAI CÁNH TAY KHI CỐ CỨU HAI VIÊN (?) SĨ QUAN MỸ TRONG TAI NẠN MÁY BAY, VÀ MẤY NĂM TRƯỚC ĐÂY ĐÃ ĐƯỢC NHỮNG SĨ QUAN MỸ NÀY XIN CHO ĐƯỢC QUA MỸ THEO DIỆN H.O. MÀ HỌ COI NHƯ ĐỂ TRẢ ƠN .Đẹp thay những tấm lòng cư sử với nhau trong tình người, thứ mà chỉ riêng bọn CS ( ở bất cứ quốc gia nào) là không có! Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) anbinh94 Trích: Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận.... Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con nguời này. Có hay không có bức hình của Eddie Adams thì với chiến dịch MT 1968 tự nó cũng đã báo hiệu khúc quanh nghiệt ngã của Miền nam, có hay không có bức hình thì cũng sẽ có hội đàm Paris được bắt đầu vào tháng 5/1968 nhằm chuẩn bị cho cái bắt tay lịch sử Mao-Nixon vào năm 1972 và ngày 30/4/1975. Nếu Bức hình của Eddie Adams đã lừa dối công luận thế giới năm 1968, thì bức hình "Bịt miệng Cha Lý" đã trả lại sự thật cho công luận thế giới năm 2007, báo hiệu ngày tàn của chế độ CSVN sẽ đến. Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Khanh-Phong Anbinh94 nhận định rất đúng . Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) mau-nhiem Giết người là hành động dã man nhất, dù anh có viện dẫn bất cứ lý do gì. Thật là tệ hại khi có người cho hành động đó là cao thượng. Trường hợp của ông tướng Loan, Ông chẳng áy náy hay hối hận gì khi ra tay giết kẻ thù của mình mà nếu không có cuộc chiến tranh phi lý này có lẻ họ là đồng bào ruột thịt. Tay đứt ruột mềm, đó mới chính là đạo lý Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Người Chân Thật " Giết người là hành động dã man nhất " . Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Dư Âm "Tánh tội vốn không, do tâm tạo." Cũng cùng một hành động giống nhau, nhưng việc làm có ý nghĩa khác nhau. Người có tánh hiếu sát như tên Lém hoặc những tên Việt Cộng khát máu khác, những việc làm cũa chúng làm trong (CC ruộng đất, Mậu thân 68,...) là "hành động dã man nhất, dù anh có viện dẫn bất cứ lý do gì." Còn đối với người có đức hiếu sinh có tâm từ, hành động giết một người vì để cứu muôn người, thì việc làm đó 'cao thượng' khác với hạng người có tánh hiếu sát. Tiền thân cũa Đức Phật, cũng từng giết những tên cướp gian ác bởi do tâm từ bi cũa ngài, hy sinh mang nghiệp vào mình để cứu lấy chúng sanh vô tội, chứ không phải mang tâm hiếu sát. Hì Hì Hì! Lời nói mà không xuất phát từ cái TÂM lương thiện, chỉ là những lời nói gian trá đạo đức giả. Kính Dư Âm Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) UncleFox Hôm nay lĩnh hội thêm được một bài học nữa của anh Dư Âm . Niết Bàn khó với tới chứ học để từng bước tu thân, nếu tâm thành thì xem ra cũng không khó lắm . Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Nguyen Tien Xin hỏi bạn Mầu nhiệm, bạn nghĩ thế nào khi bọn CS đả hèn nhát vi phạm lệnh ngừng bắn để tấn công miền Nam trong ngày Tết cổ truyền thiêng liêng của dân tộc ? Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Nguyễn Tâm Bảo Hèn nhát? Nguyễn Huệ cũng nhân lúc bọn giặc đang ăn tết mà tấn công, làm cho Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị chạy không kịp mặc quần. Đối với dân Tàu thì như vậy cũng là hèn nhát. Đối với người Việt thì đó là khôn ngoan. Chiến tranh là lừa dối. Chỉ có chiến thắng mới là đáng kể, còn những thứ khác là nhảm nhí hết. Hiểu chưa? Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Ho Hui Nguyễn Huệ có tuyên bố "ngưng chiến" với quân Tầu như Việt cộng giao ước trong tết Mậu Thân không ? Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Người Chân Thật Thật đúng là một lối lý luận so sánh ngu xuẩn , dốt nát , hồ đồ .... Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Nguyen Tien "Đối với người Việt thì đó là khôn ngoan. Chiến tranh là lừa dối. Chỉ có chiến thắng mới là đáng kể, còn những thứ khác là nhảm nhí hết. Hiểu chưa? " TB Tôi nghĩ rằng đây không phải là câu trả lời của Tâm Bảo . Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) mau-nhiem Trong chiến tranh không loại trừ thủ đoạn chính trị. Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Người Chân Thật " Trong chiến tranh không loại trừ thủ đoạn chính trị. " Sao vội vàng thế Anh / Chị mau-nhiem ??? Chịu lộ nguyên hình bộ mặt đạo đức già rồi sao ??? . Thật khó để che đậy cái tâm hồn của mình đúng không anh/chị mau-nhiem ??? . Lấy cái tên mau-nhiem nhưng hành động xem ra chẳng mau-nhiem chút nào . Hai câu trên , câu đầu phơi bày ra con người mau-nhiem là một con người mang cái tâm hồn bất lương , tráo trở , gian manh , xem thường luân lý , đạo đức , một con người tôn thờ những triết lý của hạng tiểu nhân , tàn bạo mà lịch sử Nhân Loại kết án , khinh thường : " Thà giết lầm còn hơn bỏ sót " , " Cứu cánh biện minh cho phương tiện " , " Thà mình phụ người hơn là để người phụ mình " ..... Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Người Chân Thật Theo Anh/Chị mau-nhiem thế nào là lơ là , nhu nhưọc ?? Trong hoàn cảnh như thế nào một hành động được xem là lơ là , nhu nhưọc ?? Phải chăng vì tôn trong thoả hiệp đình chiến trong những ngày lễ truyền thống , cổ truyền của dân tộc ??? Phải chăng vì muốn ngưòi dân , mọi thành phần , được hưởng một cái tết an vui , hạnh phúc , gia đình sum họp đầm ấm , ngưòi dân lương thiện thoát khỏi cái cãnh sống trong lo âu , ám ảnh cảnh chết chóc , mất mát mà họ chịu đựng suốt bao năm tháng ??? . Đúng là một lối lý luận , kết án hồ đồ , bất lương của hạng súc sanh mọi rợ !!! . Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) mau-nhiem cái "thủ đoạn chính trị " có lẽ ông Liên Thành và các anh chị trên diễn đàn lão luyện quá rành. Chỉ nói : Tại sao nhà mình không đóng cửa cho kín mà đễ ăn trộm đột nhập vào rồi la toáng lên? Trách nhiệm của người gác cổng đâu? Không nhu nhược mà trơ mắt nhìn Vc làm mưa làm gió suốt thời gian ngắn. Nhục ơi là nhục! Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) nguoivehuu Chán chưa, Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) mau-nhiem Thế nhưng cái "đạo lý" của kẻ mạnh bao giờ cũng đúng (theo đa số). Sau khi kẻ trộm chiếm được nhà, đuổi hết mấy tên vệ sĩ, lẫn mấy tên ăn bám đi rồi thì thằng ăn trộm mặc nhiên làm chủ. Còn những người kia lại trở thành kẻ cầu bức cầu bơ. Cuộc sống thê thãm mà nỗi nhục có vơi đi không hở anh Nguoi ve Huu? Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) Người Chân Thật Sao nhà đạo đức mau-nhiem lại có tư tưởng quá ư là trần tục , thấp kém vậy !!! . Không lẻ nhà đạo đức mau-nhiem muốn làm một tên ăn trộm ?? Hay nhà đạo đức muốn đề cao bọn trộm cướp ?? . Thôi thì nhà đạo đức mau-nhiem hảy dùng thời gian đễ hướng dẫn con cháu đi theo con đường trộm cướp di ha . Nhưng tôi xin nhắc anh/chị mau-nhiem một điều : xưa nay , cái tự mãn của những kẻ bất lương sẽ không bao giờ tồn tại lâu bền . Nhưng tên tuổi , hành động của những tên bất lương sẽ bị người đời nguyền rủa muôn đời . Re: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (Kết) nguoivehuu Đúng là...Phép Màu thật. Vài góp đầu làm như gõ không quen, ngày sau "chanh chua" hơi nhiều, nay thì xổ cả ... Nho. Vừa đấy bênh ..."chủ nhà" (khiển trách lơ là?) thoắt cái trở thành ..."trộm", rồi sau cùng, người yêu nước thương nòi (máu chảy ruột mền?) lại tôn xưng ồn ào cho...Đạo...Tặc ??? theo kiểu ..."đương nhiên làm chủ" là sao? Thôi, coi như lão phu chưa hề "đối thoại" vậy.
|