Trang sử máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn thảm khốc kể từ 30 tháng 4 năm 1975 ! Sau vài ngày tuyên truyền láo khoét, bọn cầm quyền Cộng Sản thi hành chiến dịch tập trung những người làm việc trong hàng ngũ quốc gia, truy tìm những ngươì đã tích cực chống Cộng, phân loại để biệt giam, thủ tiêu hoặc tuyên án tử hình.
Trong các tầng lớp quân, dân, cán, chính miền Nam đã giáng trả những đòn chí tử ngăn chận Cộng Sản xâm lăng, anh em hồi chánh viên và các toán võ trang tuyên truyền (armed propaganda teams) góp phần không nhỏ. Cộng Sản đã bị nhiều tổn thất nặng nề do những tin tức từ hồi chánh viên cung cấp và hướng dẫn hoặc các cuộc hành quân đột kích vào tận hang ổ Cộng Sản cuả cán bộ võ trang tuyên truyền, vì vậy chúng liệt họ vào hàng kẻ thù số một. Hàng trăm hồi chánh viên và cán bộ võ trang tuyên truyền bị giết hại từ khi miền Nam bị cuỡng chiếm.
Chính sách chiêu hồì, khai sinh từ Đệ Nhất Cộng Hòa, là một phần hành của Bộ Công Dân Vụ. Ông Bộ Trưởng Ngô Trọng Hiếu thường xuyên nhắc nhở công tác chiêu hồi, thảo luận, chọn lựa các danh từ thích hợp như là quy vị viên, quy chánh viên đến hồi chánh viên. Chương trình chiêu hồi ngày càng phát triển trở thành một Bộ và được sự hổ trợ mạnh mẽ cuả ngân sách ngoaị viện. Hoạt động chiêu hồi dựa trên Huấn Thị Điều Hành 222, bao gồm các điều khoản từ định nghĩa hồi chánh viên đến nghĩa vụ và quyền lợi của hồi chánh viên như: Khai báo lý lịch và tin tức, tiêu chuẩn ẩm thực, tiêu vặt, y phục, huấn chính, huấn nghệ, thủ tục căn cước và cuối cùng hoàn hương với đầy đủ quyền công dân. Cho đến tháng 4 năm 1975, tổng số hồi chánh viên vượt quá con số hai trăm ngàn, từ binh sĩ đến thượng tá, từ du kích địa phương đến chính quy Bắc Việt, từ giao liên đến tỉnh ủy viên. Mỗi hồi chánh viên khi rời bỏ Cộng Sản đều mang lại nhiều thuận lơị, đó là niềm tin vào chính nghĩa quốc gia và vô số tin tức giá trị. Sau đây là tóm tắt những đóng góp nổi bật cuả anh chị em hồi chánh viên và cán bộ võ trang tuyên truyền. 1/ Chiến thắng trên Quốc Lộ 15. Trong một buổi tiếp đón phái đoàn thanh tra chương trình Bình Định Phát Triển Quân Khu 3 taị toà hành chánh tỉnh Phước Tuy năm 1967, Trung Tá Lê Đức Đạt, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng tường trình trường hợp Tiểu Khu Phước Tuy không những bảo vệ tỉnh ly - thị xã Phước Lễ - tránh được chiến trường đẫm máu mà còn có cơ hội tiêu diệt nhiều sinh lực Cộng quân trong lãnh thổ Quân Khu 3. Vào buổi sáng cuối tuần tháng 5, Tiểu Khu Phước Tuy nhận được tin một đoạn dài trên quốc lộ 15 bị đào và đắp mô cản trở lưu thông. Như thường lệ, bộ chỉ huy Tiểu Khu cử Đại Úy Dung, Phó tỉnh trưởng nội an đưa một số đại đội Địa Phương Quân và Đại Úy Hiệp chỉ huy lực lượng biệt động quân đến nơi giải toả chướng ngại và tái lập lưu thông. Khoảng một giờ trưa, từ hướng Long Sơn xuất hiện một cán binh Cộng Sản hơ hãi xin hồi chánh và yêu cầu gặp ngay trung tá tỉnh trưởng. Người hồi chánh ấy báo cho Trung Tá Tỉnh trưởng biết từ đêm hôm qua, hai sư đoàn cộng quân - Công Trường 5 và Công Truờng 7 - đã tập kết tại chân núi Thị Vải và các đơn vị đang di chuyển đến vị trí tác chiến áp sát tỉnh lỵ. Kế hoạch của cộng quân là dụ các lực lượng cơ hữu của Tiểu Khu đến đoạn đường bị đào đắp, chúng sẽ chận đánh và tiêu diệt đoàn xe khi trở về gần đến tỉnh vào buôỉ chiều đồng thời cũng là lúc khai hoả thọc những mũi tấn công ồ ạt vào tỉnh lỵ. Chúng dự tính có đủ quân số và vũ khí tràn ngập thị xã Phước Lễ, kế đến tiến chiếm thị xã Vũng Tàu. Kinh nghiệm nhiều năm trong chức vụ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng từ Bình Tuy (1962) đến Phước Tuy, Trung Tá Đạt ra lệnh cho Đại Úy Dung và Đại Úy Hiệp không được di chuyển về tỉnh, phải đào công sự cố thủ ngay taị chỗ. Lệnh báo động ban hành trong toàn tỉnh, tập trung tất cả các đơn vị quân sự và bán quân sự còn lại của tỉnh sẵn sàng chiến đấu. Các cố vấn quân sự Mỹ được mời họp lập kế hoạch ngăn chận và tiêu diệt địch. Được các phi cơ quan sát hướng dẫn, nhiều phi vụ F4, F105 ném bom xăng và bom mảnh vào đội hình Cộng quân một cách chính xác. Tiếp theo, các phi đoàn trực thăng vãi đạn vào lớp ngươì đội nón tai bèo đang tháo chạy vào hướng núi. Quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại Long Bình nhanh chóng tham chiến, trải quân dọc theo Quốc Lộ 15 và pháo binh nả đạn vào các toạ độ xác định. Chiều tối, pháo đài bay B52 trải thảm đuổi theo đám tàn quân. Sự xuất hiện đúng lúc cuả một hồi chánh viên đã phá vỡ một kế hoạch quân sự quy mô của địch, đồng thời tiêu điệt phần lớn sinh lực Công Trường 5 và Công Trường 7 Cộng quân với hơn ba trăm thương vong chỉ bằng hoả lực cuả Không Quân và Pháo Binh. 2/ Trung Tá Phan Văn Xướng và Trung Đoàn Cửu Long hôì chánh tập thể. Trong kế hoạch tổng công kích Mậu Thân đợt 2, Trung Đoàn Cửu Long do Trung Tá Cộng Sản Phan Văn Xướng chỉ huy đã đột nhập khu Đồng Ông Cộ, cách tòa hành chánh tỉnh Gia Định khoảng 3 kilomet và đang bị bao vây. Mặc dù được lệnh tử thủ nhưng Trung Tá Phan Văn Xướng quyết định hưởng ứng lời kêu gọi hồi chánh. Toàn bộ Trung Đoàn Cửu Long được tiếp đón tại trung tâm chiêu hôì trung ương Thị Nghè, ngoaì anh Phan Văn Xướng còn có hai ca sĩ nổi tiếng Đoàn Chính và Buì Thiện. Sự trở về của Trung Đoàn Cửu Long là một caí tát vào mặt Lê Đức Thọ đang vênh váo, khoác lác về những chiến thắng trên các mặt trận, bẻ gãy thủ đoạn bắt bí phái đoàn thương thuyết Việt Mỹ tại hòa đàm Paris. Anh Phan Văn Xướng được Bộ Chiêu Hôì bổ nhiệm chức vụ tham nghị với lương bổng và phụ cấp cuả một giám đốc. Đoàn Chính và Buì Thiện tiếp tục ca hát trên đài phát thanh và truyền hình. Đoàn Chính được ông Vũ Bá Ước, chủ tịch Phòng Thương Maĩ Saì Gòn, bạn thân của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đưa về nhà nuôi dưỡng và gả con gái, vài năm sau Bùi Thiện cưới vợ dược sĩ. Sau 30/4/75, anh Phan Văn Xướng bị biệt giam và không có tin tức gì khác ngoài tin anh bị xử bắn. Gia đình Đoàn Chính và Bùi Thiện di tản khỏi Saì Gòn trong những ngày cuôí tháng 4/75. 3/ Các hôì chánh viên cuả Ty Chiêu Hôì Kiến Hoà. Những năm 1969, 1970, Ty Chiêu Hồi Kiến Hoà tiếp nhận vượt mức số lượng hồi chánh viên, nổi bật nhất là anh Xuân Vũ, văn sĩ hồi kết và anh Bùi Công Tương, uỷ viên tuyên huấn tỉnh Bến Tre.
Anh Xuân Vũ tên thật Bùi Quang Triết, bạn học cùng lớp vơí Tướng Ngô Quang Trưởng, tham gia kháng chiến chống Pháp năm 15 tuổi. Sự trở về với đaị gia đình dân tộc của anh Xuân Vũ không những đem laị cho Việt Nam Cộng Hoà một cây bút chống cộng giá trị mà còn cung cấp hai nguồn tin quan trọng, đó là sự chia rẽ Nam, Bắc trong hàng ngũ cao cấp Cộng Sản và tù binh Mỹ. Anh kể lại, trên đường trở về miền Nam, anh đã nhìn thấy rải rác trong mỗi hố sâu thẳm là một tù binh gầy ốm, hôi thốí, rên rỉ, như một con thú. Những ngươì nầy sẽ chết vì đói khát, bệnh tật và hầm giam sẽ được vuì lấp bằng một vài tảng đá, kể cả tù binh còn sống nếu đơn vị Cộng Sản có nhu cầu rời khỏi vị trí. Anh cũng cho biết Cộng Sản Hà Nội đã chuyển giao cho Liên Xô một số tù binh phi công Mỹ để cơ quan tình báo Liên Xô khai thác những tin đặc biệt về không lực Hoa Kỳ. Trong năm 2002 vừa qua, một vài giới chức nước Nga lên tiếng nhắc đến hồ sơ tù binh phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bị lưu đày tại Liên Xô liền bị khóa mồm ngay từ lúc mở miệng. Việc làm này cuả Cộng Sản Việt Nam thật dễ hiểu như động tác cuả một con chó thuần dưỡng chui vào bụi rậm tha con mồi đặt ngay dưới chân ông chủ. Vì vậy, vấn đề còn lại là liệu lập pháp và hành pháp Mỹ có đủ quyết tâm buộc Hà Nội thành thật khai báo. Anh Buì Công Tương, ngay khi mơí ra hồi chánh đã hợp tác chặt chẽ vơí tiểu khu Kiến Hoà và quân đội Hoa Kỳ triệt hạ nhiều cơ sở tỉnh uỷ Cộng Sản Bến Tre. Anh Buì Công Tương có lối noí trôi chảy, thao thao bất tuyệt, không những được các cấp Bộ Chiêu Hôì khen ngợi mà còn được sự lưu ý cuả Thủ tướng Trần thiện Khiêm. Năm 1970, anh Tương giúp Bộ Chiêu Hôì hoàn thành một bạch thư tố cáo tội ác Cộng Sản. Anh Tương cung cấp một số hình ảnh ngụy tạo cuả cơ quan tuyên huấn Bến Tre như cán bộ Cộng Sản đóng vai linh mục trong thánh lễ, dàn dựng cảnh binh sĩ V.N.C.H. đánh đập phụ nữ, cầm đuốc đốt nhà trước vẻ mặt căm giận cuả một cụ già. Sách nầy được viết bằng hai thứ tiếng Việt và Anh. Các hồi chánh viên của tỉnh Kiến Hoà cũng kể lại những thủ đoạn áp chế người dân quê chất phát trong thời kỳ phát động chiến dịch đồng khởi 1960. Chúng thúc ép dân chúng từ các thôn, ấp đến tập trung trước các Quận kể cả thị xã Bến Tre phất cờ đỏ, trương biểu ngữ, la ó, chửi bới, xô xát với nhân viên công lực… Sau vài lần quậy phá, chúng mở cuộc kiểm thảo, phê bình, hăm dọa những người mà chúng cho là thiếu tích cực hoặc không thực tâm phục vụ chính sách, nếu tái phạm sẽ bị trừng phạt bằng nhiều biện pháp. Do cách kiềm kẹp nầy nên đám đông quần chúng thường có những hành động liều lĩnh, quá khích. Một số người bị cơ quan an ninh tỉnh bắt giữ, bị thẩm vấn mạnh tay nhưng vẫn có thái độ chịu đựng, thản nhiên, một cách khó hiểu. Được gặn hỏi, họ thú nhận rằng nếu không có những vết tích chứng tỏ sự trung thành, khi trở về thôn ấp sẽ bị nghi ngờ và có thể bị kết tội như là khai báo tổ chức, bị móc nối làm tay sai… và sẽ lãnh bản án nặng nề làm gương cho kẻ khác. Chiến dịch đồng khởi Bến Tre còn được thúc đẩy bằng biện pháp khủng bố ghê rợn khác nữa. Tại mỗi thôn ấp chúng lựa chọn một số công dân, buộc họ nhiều thứ tội từ ác ôn, cường hào ác bá, phản cách mạng đến gián điệp, tay sai Mỹ ngụy… và tập trung tại một bãi đất rộng gọi là tòa án nhân dân. Chúng trói các nạn nhân vào hai hàng cọc đối diện nhau. Sau thủ tục xét xử nham nhở, chúng tuyên án tử hình một số người và khoan hồng một số khác. Tên đao phủ cầm mã tấu lần lượt chém đầu những người bị kết tội. Kể từ đấy, những người được tha cũng trở nên mất trí, những người dân chứng kiến phiên toà hoặc nghe kể lại đều trở thành đám cừu non răm rắp tuân theo bất cứ mệnh lệnh nào của đám cán bộ Cộng Sản ! Câu chuyện đã xảy ra hàng nửa thế kỷ trước, nay có dịp nhắc lại những ẩn tích cuả đồng khởi Bến Tre và con quái vật Nguyễn thị Định. 4/ Trận đột kích táo bạo của cán bộ võ trang tuyên truyền Ty Chiêu Hồi Kiên Giang. Kể từ 1972, chính quy Bắc Việt gia tăng xâm nhập vào lãnh thổ Quân Khu 4, không những dọc theo biên giới Việt Miên từ Kiến Tường đến Hà Tiên mà còn vượt kinh Cái Sắn vào rừng U Minh. Giữa năm 1973, một trưởng trạm giao liên vùng U Minh, anh Lê Văn Be ra hồi chánh. Anh Be cho biết có nhiều chính quy Bắc Việt vừa xâm nhập và đang trú đóng tại khu rừng chồi. Ty Chiêu hồi Kiên Giang lên kế hoạch tiêu diệt địch và được sự chấp thuận cuả Đại Tá Chính, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Kiên Giang. Một toán cán bộ võ trang tuyên truyền (VTTT) mười hai người quen thuộc địa hình khu vực, cải trang thành bộ đội với dép râu, nón tai bèo, vũ trang tiểu liên AK47 do Trung Đội Trưởng Nguyễn Văn Tòng chỉ huy. Toán hành quân khởi hành từ sẫm tối trên bốn chiếc xuồng nhỏ do sự hướng dẫn cuả hồi chánh viên Lê Văn Be về lộ trình, mật khẩu và mật hiệu là một người ngồi tại mũi ghe với nón tai bèo, AK47 băng đạn đưa về phía trước. Toán hành quân vào đến vị trí vào lúc nửa khuya khi các cán binh Cộng Sản đang ngon giấc. Anh em cán bộ VTTT áp dụng phương pháp tác chiến đã dặn dò từ trước. Họ dùng dao găm cắt đây treo mùng để chiếc mùng phủ chụp trên thân người đang nằm vừa làm cản trở người đang ngủ muốn đứng dậy vừa giúp người bên ngoài phân biệt đầu và chân. Qua ánh sáng lờ mờ cuả mấy ngọn đèn dầu tại chỗ, cán bộ VTTT hướng mũi lê AK47 nhắm vào phần cổ, ngực đâm mạnh nhiều nhát. Mỗi chiến sĩ tấn công phải thanh toán từ hai đến bốn đối tượng bằng nhiều mũi lê chính xác. Sau khoảng mười phút ra tay không một tiếng súng nổ, chiến trường đã thanh toán xong với hiện trạng hơn ba mươi cuộn vaỉ mùng đẫm máu, lăn lộn, rên rỉ. Đội giang đỉnh cuả tiểu khu Kiên Giang ứng chiến taị Rạch Sỏi nhận được tín hiệu nổ máy lao vào điểm hẹn tập trung đón các chiến sĩ VTTT trở về tỉnh lỵ. Tại Toà Hành Chánh Kiên Giang, Đại Tá Chính vẫn còn thức và chờ đợi, đích thân mở rượu, ân cần mời mỗi chiến sĩ một ly rượu nồng trong khi bình minh vừa ló dạng trên biển trời Rạch Giá. Các cán bộ VTTT tham gia cuộc hành quân được tuyên dương công trạng vào buổi sáng thứ hai chào cờ tại sân toà hành chánh. Anh Lê Văn Be được tuyển dụng vào chức vụ tiểu đội trưởng VTTT. Kể từ đấy, anh Lê Văn Be cung cấp các tin tức chính xác, hướng dẫn các cơ quan an ninh và quân sự tỉnh Kiên Giang dọn dẹp sạch sẽ địa điểm trú ẩn của tỉnh uỷ Long Châu Hà tại rừng U Minh. Chiều ngày 30/4/75 anh Lê Văn Be và vợ tự sát trong một hố chiến đấu tại trung tâm chiêu hồi Kiên Giang. Vài ngày sau, Trung Đội Trưởng Nguyễn Văn Tòng bị xử bắn tại chợ Rạch Giá. Những tháng năm kế tiếp Cộng Sản tìm nhiều thủ đoạn khác lấy đi hàng chục mạng sống cựu cán bộ VTTT tỉnh Kiên Giang. Con trai anh Lê Văn Be, cháu Lê Văn Kiên hiện là một chuyên viên điện tử, sinh sống cùng với gia đình tại San Jose. Hàng năm cứ vào Chủ Nhật cuối tháng 4 Dương Lịch, cũng như nhiều gia đình có người thân bị bách hại trong ngày đại tang của dân tộc, gia đình cháu Kiên kỵ giỗ cha mẹ với sự tham dự của các chú bác thân quen. 5/ Tin tức từ hồi chánh viên của Ty Chiêu Hồi Châu Đốc. Năm 1973 Ty Chiêu Hồi Châu Đốc đón nhận một số lượng hồi chánh viên đáng kể và cung cấp cho các cơ quan hữu trách các cấp - tỉnh, quân khu, trung ương - nhiều bản tin giá trị. Anh Châu Dok, người Việt gốc Miên, bí thư huyện Tịnh Biên đã hướng dẫn cuộc hành quân phối hợp cán bộ VTTT và thám sát tỉnh PRU (provincial reconnaissance unit) lục soát đỉnh Tuk Chup khu vực Thất Sơn tịch thâu một số vũ khí do tỉnh uỷ Long Châu Hà chôn dấu trước khi bị xua đuổi khỏi hang ổ. Cùng thời gian, hồi chánh viên Lâm Văn Tô trở về từ mật khu Lò Gò ( lãnh thổ Campuchia ) khai báo bí thư tỉnh Long Châu Hà, nữ cán bộ Tám Thành cư trú trên một chiếc ghe bỏ neo giữa vạn đò thị xã Long Xuyên. Hồi chánh viên Lâm Văn Tô hướng dẫn cuộc hành quân phối hợp gồm nhân viên cảnh sát thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Châu Đốc và cán bộ VTTT Ty Chiêu Hồi Châu Đốc đến tận nơi bắt gọn Tám Thành và toán bảo vệ. Qua thủ tục thẩm vấn tích cực taị Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Châu Đốc và tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quân Khu IV (Cần Thơ), Tám Thành nhận là tỉnh uỷ viên Long Châu Hà và đương sự được chuyển đi giam giữ tại Côn Đảo. Từ vụ Tám Thành đến chuyện dài Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Tá … cho chúng ta kinh nghiệm về nơi trú ẩn an toàn của cán bộ Cộng Sản. Cuộc chiến quốc cộng bằng vũ khí đuợc chuyển qua những hình thức đấu tranh khác và gián điệp hay là kế hoạch nằm vùng, vẫn là vũ khí lợi hại mà Cộng Sản không bao giờ bỏ lỡ cơ hội. 6/ Hồi chánh viên Nguyễn Trường Sơn và Tiểu Khu Khánh Hòa. Cũng như các tiểu khu khác, tiểu khu Khánh Hoà đặt trọng tâm vào việc bảo đảm an toàn các trục lộ giao thông huyết mạch. Vào giữa khuya một đêm tháng 10 năm 1974, một cây cầu trên quốc lộ 1 thuộc địa phận chi khu Ninh Hòa bị nổ sập mặc dầu từ sẩm tối, đích thân Trung Tá Nhơn, quận trưởng kiêm chi khu trưởng Ninh Hòa tuần tra, dặn dò các đồn bót và phân chi khu đóng trên quốc l. Khoảng mười ngày sau, cán binh Nguyễn Trường Sơn, thượng úy đặc công thủy ra trình diện hồi chánh. Theo lời khai, chính anh Sơn là người đánh sập cây cầu trên quốc lộ 1 thuộc quận Ninh Hoà và đang nhận chỉ thị lập kế hoạch phá hủy đài radar đặt trên đảo trước bãi biển Nha Trang. Anh Sơn tình nguyện hướng dẫn tiểu khu Khánh Hoà hành quân vào mật khu Đồng Bò thuộc quân Diên Khánh phá huỷ một trung tâm huấn luyện sĩ quan, tiêu diệt lực lượng trú đóng trong đó có khoảng trên mười sĩ quan cấp bực từ thiếu úy đến đại úy, tịch thu nhiều vũ khí với hàng chục K.54. Anh Sơn cũng cho biết nhiều tin tức quan trọng khác khiến Lãnh Sự Mỹ tại Nha Trang vội can thiệp, sử dụng anh vào một số công tác cần thiết và chuyển anh về Sài Gòn. Trong một buôỉ sáng thứ hai chào cờ tại tiền đình trụ sở Bộ Dân vận Chiêu hồi đường Phan Đình Phùng, ông Tổng Trưởng Hồ Văn Châm tuyên dương công trạng hồi chánh viên Nguyễn Trường Sơn và trao tặng số tiền thưởng một triệu đồng. 7/ Tưởng nhớ những hồi chánh viên đặc biệt đã nằm xuống. Có dịp nhắc laị chính sách chiêu hồi và những thành quả, không thể nào quên những mẫu người tiêu biểu, khả ái và khả kính. Anh Lê Xuân Chuyên : Anh Chuyên nguyên là trung tá chính quy Bắc Việt làm việc tại Trung Ương Cục miền Nam. Anh có dáng ngươì tròn trịa, ít nói, hồi chánh năm 1967 tại xã Suối Kiết tỉnh Bình Tuy. Anh giúp Bộ Chiêu hồi khai sinh các đại đội Võ Trang Tuyên Truyền từ trung ương đến điạ phương. Anh được Bộ Chiêu Hồi cử nhiệm chức vụ tham nghị đặc biệt - hàng tổng giám đốc - kiêm nhiệm chỉ huy trưởng Võ Trang Tuyên Truyền Trung Ương. Vào những ngày căng thẳng cuối tháng 4/1975, anh vẫn điềm nhiên làm việc tại Bộ Dân Vận Chiêu Hồi đường Hiền Vương. Trong cuộc đàm luận thân mật, anh chậm rãi nói rằng, nếu Cộng Sản chiếm được miền Nam thì những công chức, quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị tù nhiều năm, từ mười đến hai mươi năm, còn những người hồi chánh - như các anh - sẽ ra trước pháp trường; tuy nhiên, dù tù tội hay bị giết chết là điều chấp nhận cuả kẻ thua cuộc, nhưng đáng buồn cho đất nước Việt Nam rồi đây sẽ trở thành cái sọt rác của Trung Quốc ! Anh Chuyên bị vây bắt trong ngày đầu tháng 5/75, bi biệt giam và bị tử hình tại miền Bắc. Không biết hiện nay chị Lê Xuân Chuyên và các cháu đang sinh sống tại nơi nào, trên một đất nước tự do hay vẫn còn lầm than trong điạ ngục trần gian Cộng Sản. Anh Huỳnh Cự: Anh Huỳnh Cự hồi chánh taị Quảng Ngãi với cấp bậc trung tá. Anh Huỳnh Cự cũng được Bộ Chiêu Hồi cử nhiệm chức vụ tham nghị đặc biệt kiêm nhiệm trưởng đoàn thuyết trình trung ương. Anh Huỳnh Cự tính tình bộc trực, cởi mở thường hướng dẫn các đoàn hồi chánh trình bày bộ mặt thật, gian xảo, tàn bạo, vô luân của chủ nghĩa Cộng Sản và đảng Cộng Sản từ các cơ quan taị Sài gòn đến các tỉnh, thị … Anh được thả năm 1990 và được cấp giấy xuất cảnh theo diện H.O. Một buổi sáng đầu năm 1991, anh Huỳnh Cự và anh Mai Đình Tạo cựu trưởng Ty Chiêu Hồi Bình Dương gặp nhau taị một quán cà phê đường Hàng Xanh. Trong câu chuyện anh Tạo dặn dò anh Cự không nên nói nhiều, đợi đến Mỹ sẽ tính. Hai anh rời quán và vừa đặt chân xuống lòng đường, một chiếc xe jeep màu xanh lao vào và cán qua người anh Huỳnh Cự. Hai người trên xe ngoái cổ nhìn lại, lùi xe cho lăn bánh qua thi thể đang co giật thêm một lần nữa trước khi rồ máy đi thẳng. Buôỉ sáng hôm đó, anh Tạo và dân chúng xung quanh chứng kiến cảnh Cộng Sản thủ tiêu anh Huỳnh Cự một cách ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật.
Thuợng Tá Tám Hà. Thượng Tá Tám Hà, chính ủy Sư Đoàn 5 Cộng Sản ra hồi chánh tại Bình Dương năm 1970. Những ngày đầu tiên taị Bộ Chiêu Hồi, anh Tám Hà giữ một thái độ lạnh lùng, kín đáo đối với các nhân viên phỏng vấn Việt Mỹ. Một hôm, một cố vấn Mỹ nhờ anh Trần Trường Khanh, chủ sự tại Nha Công Tác Bộ Chiêu Hồi trao tận tay anh Tám Hà một phong bì. Đây là một tài liệu gồm khoảng mười tấm hình chụp những hoạt động riêng tư và công vụ của anh Tám Hà, trong đó có những cảnh Thượng Tá Tám Hà đang thảo luận với các sĩ quan Cộng Sản trước sa bàn. Sau khi xem tập ảnh, anh Tám Hà nói vơí Trần trường Khanh : ‘Các anh đã biết đến thế nầy, tôi không còn điều gì để dấu giếm nữa’. Kể từ đấy anh Tám Hà hợp tác hoàn toàn với các nhân viên hữu trách Việt Mỹ. Anh Tám Hà làm việc tại Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực VNCH và Tòa Đại Sứ Mỹ. Người Mỹ đưa Tám Hà ra khỏi Việt Nam cuối tháng 4/75 và anh qua đời tại Mỹ sau đó. Trưởng Chi Dân Vận Chiêu Hồi Nguyễn Long Khẩn. Anh Nguyễn Long Khẩn nguyên là sĩ quan quân báo Cộng Sản đã đem tất cả hiểu biết và kinh nghiệm góp sức với các cơ quan an ninh khu vực Cần Thơ - Chương Thiện truy lùng mạng lưới Cộng Sản. Cuối năm 1973 anh được cử nhiệm chức vụ trưởng chi Dân Vận Chiêu Hồi quận Châu Thành tỉnh Phong Dinh, cũng là lúc bị Cộng Sản tung lựu đạn vào nhà ban đêm nhưng cả gia đình may mắn thoát nạn. Cuối cùng, tháng 12 năm 1974, anh Khẩn bị một toán đặc công Cộng Sản phục kich bắn chết trên đường công tác ! Các hồi chánh viên và cán bộ võ trang tuyên truyền cũng là những chiến sĩ chống Cộng. Mặc dù không có một quy chế chính thức và không được liệt kê vào danh sách quân lực Việt Nam Cộng Hoà, tuy nhiên các anh đã thật sự chiến đấu, chiến đấu tận tình và gan dạ ngăn chận Cộng Sản xâm lăng. Cộng Sản xem các anh là kẻ thù nguy hiểm nhất và vì biết rõ bộ mặt thật ghê tởm của Cộng Sản nên trong cuộc chiến các anh không có chỗ lùi. Các anh chỉ biết tiến tới và tiến tới để chiến thắng hoặc chết ! Những hồi chánh viên hữu công và những cán bộ võ trang tuyên truyền là những chiến sĩ thật sự, những người con thân yêu của Mẹ Việt Nam.
|