Nhân việc chính Cục Điều Tra Dân Số của chính phủ liên bang Mỹ ghi nhận là cộng đồng của bà con người Việt ta tại Hoa Kỳ đã có những "phát triển tích cực và thành đạt đáng kể", dưới đây Lẩm Cẩm xin liệt kê một số thành công của bà con ta ở Mỹ: Theo Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thì đã có hơn 300 người Mỹ gốc Việt có ít nhất là 3 bằng sáng chế mỗi người. Riêng Kỹ sư Đoàn Chính Trung, hiện là một trong những phó chủ tịch của Micron Corporation ở thành phố Boise thuộc tiểu bang Idaho, đã được cấp tới 132 bằng sáng chế. Theo một ước lượng hết sức dè dặt thì hiện nay ở Hoa Kỳ có vào khoảng 4200 Bác sĩ gốc Việt đang hành nghề. Như vậy thì cứ trong một ngàn người chúng ta lại có 4 Bác sĩ. Nói chung cho cả nước Mỹ, tỷ lệ này chỉ có được ở những vùng thật trù phú. Nhiều Bác sĩ thuộc lớp trẻ sau này đã trở thành Giáo sư y khoa ở những đại học danh tiếng tại Mỹ. Một trong những người nổi tiếng là Bác sĩ Nghiêm Đạo Đại, Giáo sư tại trường đại học y khoa ở Pittsburgh và là người đã đưa ra một phẫu thuật tân kỳ khi ghép tụy tạng cho những người mắc bệnh tiểu đường loại I. Giáo sư Đại đã cho đăng gần hai trăm bài khảo cứu trên những tạp chí y khoa ở Bắc Mỹ. Hàng năm, một tạp chí y khoa ở Hoa Thịnh Đốn có đăng danh sách các Bác sĩ ưu hạng do chính các đồng nghiệp của những Bác sĩ này chọn lựa. Đọc danh sách này, ta sẽ thấy trong bốn năm liền tên của Bác sĩ Trịnh Đức Phương, Bác sĩ chuyên môn về ngành Y Khoa Truyền Nhiễm. Người em trai của Bác sĩ Phương là Bác sĩ Trương Dũng cũng là Giáo sư y khoa ở đại học nổi tiếng Johns Hopkins. Khi tới thăm bệnh viện và phòng khảo cứu về chứng bệnh Parkinson của hệ thần kinh của Bác sĩ Dũng tại thành phố Long Beach thuộc tiểu bang California, chúng ta sẽ gặp bệnh nhân từ nhiều nước trên thế giới đến xin chữa bịnh vì nghe danh của thày thuốc Dũng. Một bạn trẻ đã được Tổng Thống Hoa Kỳ W. J. Clinton nhắc đến trong một bài diễn văn quan trọng như một gương thành công đặc sắc của người Việt ở Mỹ. Người đó là anh Trần Như Hoàng, người đã tốt nghiệp thủ khoa từ Trường Sĩ Quan Không Quân Hoa Kỳ ở Colorado Springs. Sau này, anh Hoàng lại được học bổng Rhodes - một học bổng rất danh tiếng - để đi tu nghiệp ở Anh Quốc trước khi trở về theo học và tốt nghiệp Bác sĩ y khoa tại đại học Harvard. Hiện nay, anh Hoàng là Bác sĩ phục vụ trong binh chủng không quân Mỹ, chuyên về giải phẫu vi ti, làm việc tại thành phố San Antonio, tiểu bang Texas. Chị Hoàng cũng là Bác sĩ. Vào năm 1999, nhữngaitheo dõi trên truyền hình về lễ mãn khóa tại Trường Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ ở Annapolis đều đã thấy một thiếu nữ ViệtNamlà cô Nguyễn Thị Cẩm Vân. Năm đó, cô Vân tốt nghiệp Á khoa trong một lớp có tới 737 sinh viên sĩ quan gồm cả nam lẫn nữ. Cộng đồng người Việt đã có người đại diện trong hàng ngũ những phi hành gia khônggiancủa Mỹ. Đó là tiến sĩ Trịnh Hữu Châu, tên tiếng Anh là Egene H. Trinh. Ông là một nhà vật lý học lỗi lạc ở tuổi năm mươi vào đầu tân thế kỷ. Ông Châu là người được chọn bay vào khônggiantrên phi thuyền con thoi vào đầu tháng bẩy năm 1995. Ở các hãng kỹ nghệ tư tại Mỹ, nhiều người Việt đã đạt được những thành tích xuất sắc. Chúng ta có thể kể trường hợp tiến sĩ Cai Văn Khiêm. Với nhiều bằng phát minh thực dụng, anh Khiêm là Kỹ sư trẻ nhất đạt được chức vị "Chief Division Technologist" của Hugues Aircraft Company. Ở trường đại họcCaliforniatại thành phố San Diego, một chiếc máy do Giáo sư Nguyễn Hữu Xương chế tạo đã được National Institutes of Health (NIH) công nhận là "nguồn khảo cứu quốc gia". Chiếc máy mà các nhà khảo cứu sinh hóa học trên toàn nước Mỹ phải ghi tên để đợi đến phiên được xử dụng đã được đặt tên là "Xương Machine". Máy này đã và đang giúp rất nhiều cho những công trình nghiên cứu về các tế bào lien hệ đến bịnh ung thư. Giáo sư Lê Thành Trai là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm Giáo sư thực thụ tại phân khoa Luật của trường đại học Notre Dame ở South Bend, tiểu bang Indiana. Trong suốt hai mươi năm, tính tới ngày Giáo sư Trai về hưu vào năm 1997, bà là người độc nhất phụ trách dậy môn Luật Thương Mại tại trường Luật này. Nhiều bạn trẻ gốc Việt ở Mỹ đã đạt được những thành tích thật đặc biệt. Tại trường danh tiếng thế giới Massachusetts Institute of Technology mà mọi người thường biết đến qua cái tên đọc ngắn gọn là MIT, anh Nguyễn Tuệ đã đạt được một kỷ lục phi thường: Đậu năm bằng cử nhân, từ Vật Lý và Toán học cho tới Kỹ Thuật Điện Tử, để rồi sau cùng lấy thêm bằng cao học và bằng tiến sĩ về Kỹ Thuật Nguyên Tử Lực. Như thế, anh Tuệ đã đoạt được bẩy văn bằng trong vòng bẩy năm tại một trong những đại học nổi tiếng nhất nước Mỹ. Vào tháng Năm năm 1996, đài truyền hình ABC đã chọn một bạn trẻ ViệtNam là Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang làm người được vinh danh trong tuần lễ (ABC Person's of the Week). Khi còn là sinh viên, anh Quang bị tai nạn xe hơi làm hư hại nặng não bộ. Thế mà, anh đã cố gắng luyện tập sau đó để học lại được tất cả những gì anh đã quên mất hết để tốt nghiệp Bác sĩ với hạng danh dự ở trường đại học y khoa Baylor thuộc tiểu bang Texas. Người Á Đông thường hâm mộ thể thao, nhưng ít aicó đủ tầm vóc và sức khỏe để chơi môn bóng bầu dục. Tuy nhiên, bây giờ thì cộng đồng Việt ta ở Mỹ đã có anh Nguyễn Đạt, khi còn là sinh viên ở Texas A&M University, đã chiếm giải Lombardi vào năm 1998. Hàng năm, giải này được tặng cho người phòng vệ tiền đạo xuất sắc nhất trên toàn nước Mỹ. Sau đó, anh còn được chọn để làm cầu thủ nhà nghề cho đội banh Dallas. Vào cuối thiên niên kỷ vừa qua, tất cả người Việt, dù ở quê nhà hay đang sinh sống nơi hải ngoại, đều cảm thấy hãnh diện về sự thành công vẻ vang của nhà đạo diễn phim ảnh trẻ tuổi Tony Bùi, người đoạt ba giải thưởng quan trọng là Grand Jury Prize, Audience Award và Cinematography Award với cuốn phim "Three Seasons". Và một chuyện nên được nhắc lại là vào ngày 21 tháng Bảy năm 1999, đài phátthanhNational Public Radio, một đài phátthanhcó uy tín với những bài bình luận về văn chương và chính trị được nhiều thính giả theo dõi, đã thực hiện một buổi phátthanhđặc biệt trong chương trình ''Talk of the Nation'' để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của đại văn hào Mỹ Ernest Hemingway. Ngày hôm đó có hàng triệu thính giả theo dõi chương trình này, nhưng ítaibiết được rằng một học giả trẻ tuổi người Việt đã góp phần vào việc viết bài khảo luận về Hemingway, và trong buổi phátthanh, chính anh chàng người Việt này đã giả giọng của Hemingway trong phần nhà văn nổi tiếng này đối thoại với một nữ văn sĩ Pháp ở Paris vào những năm cuối thập niên hai mươi. Còn rất nhiều thành công đáng kể của bà con ta ở bên Mỹ trong các lãnh vực khác. Rất tiếc là Lẩm Cẩm không tài nào biết hết được để tương lên đây trình qúy độc giả thân mến!
|