Home Tin Tức Bình Luận Cộng Sản Việt Nam Bạo Lực Cộng Sinh Với Dối Trá

Cộng Sản Việt Nam Bạo Lực Cộng Sinh Với Dối Trá PDF Print E-mail
Tác Giả: Giáo Già   
Thứ Sáu, 31 Tháng 10 Năm 2008 15:14

 29/10/2008

Bản tin đài VOA phát đi ngày 23-10-2008 cho biết : 

"Trong một nghị quyết liên quan tới mối quan hệ giữa Liên hiệp Âu châu và Việt Nam, Nghị hội Âu châu đòi tạo áp lực, buộc Việt Nam tôn trọng nhân quyền và một số quyền chính yếu khác trước khi một hiệp định mới về hợp tác và đối tác giữa Việt Nam và Liên hiệp Âu châu được đúc kết.

Với 470 phiếu thuận và 21 phiếu chống, nghị quyết này cho hay các quyền tự do hội họp, tự do báo chí và tự do sử dụng internet đã bị giới hạn chặt chẽ tại Việt Nam trong khi các tổ chức tôn giáo như Công giáo, Phật giáo, và các nhóm dân tộc thiểu số như người Thượng, người gốc Khmer, bị đối xử bất công và ngược đãi.

Nghị hội Âu Châu đòi hỏi cuộc đối thoại về nhân quyền giữa Liên hiệp Âu châu và Việt Nam phải dẫn đến những cải thiện tại Việt Nam. Nghị hội cũng yêu cầu Hội đồng và Ủy hội Âu châu duyệt xét lại chính sách hợp tác với Việt Nam, và phải ghi nhớ rằng điều khoản 1 trong hiệp định hợp tác năm 1995 ghi rõ là sự hợp tác phải được dựa trên việc tôn trọng những nguyên tắc dân chủ và những quyền căn bản.

Nghị hội Âu châu kêu gọi Ủy hội và Hội đồng Âu châu, trong các cuộc thương thảo hiện nay về một hiệp định mới về hợp tác và đối tác, phải nêu ra với phía Việt Nam về nhu cầu ngưng ngay những vụ vi phạm có hệ thống đối với những quyền tự do và dân chủ trước khi đúc kết hiệp định này.

Ngoài ra, Nghị hội, cơ quan có trách vụ tham vấn trong việc đúc kết bản hiệp định mới, cũng yêu cầu đòi hỏi Việt Nam hợp tác với các cơ quan của Liên Hiệp Quốc đặc trách vấn đề nhân quyền qua việc mời các chuyên viên đặc biệt về tôn giáo qua viếng thăm Việt Nam, trả tự do cho những người bị giam giữ hoặc cầm giữ chỉ vì bầy tỏ quan điểm chính trị hoặc tôn giáo bằng đường lối ôn hoà, cho phép mọi tổ chức tôn giáo độc lập được tự do tổ chức các hoạt động tôn giáo mà không bị chính phủ can thiệp, loại bỏ những điều khoản trong bộ luật hình của Việt Nam đã sai lầm coi những hoạt động bất đồng chính kiến và một số hoạt động tôn giáo như những tội liên quan tới an ninh quốc gia, và chấm dứt các hành động kiểm duyệt và kiểm soát của chính phủ đối với các cơ quan truyền thông trong nước". 


Bản Nghị quyết của Nghị hội Âu châu - RFA photo 

  Nghị quyết của Nghị hội Âu châu vừa phát ra ngày 22-10-2008 thì hôm sau, 23-10-2008, phát ngôn viên Lê Dũng của Bộ Ngoại giao Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vội vã lên tiêng phản đối, cho rằng : "Nghị quyết không phản ảnh đúng tình hình Việt Nam và đặt ra những điều kiện không có căn cứ, làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa Vịêt Nam và Liên hiệp Âu châu". Cùng lúc, báo Nhân Dân của CSVN cũng gọi đó là một "Nghị quyết sai trái". 

Ðến ngày 25-10-2008, bản tin của đài RFA cho biết thêm là "Hôm qua, ông Nguyễn Quốc Cường Thứ trưởng Ngoại giao Cộng sản Việt Nam gặp các đại sứ và đại diện khối Liên minh Âu châu ở Hà Nội bày tỏ thất vọng về quyết định đó của Nghị viện Âu châu". 

Ðể chứng tỏ bản Nghị quyết của Nghị hội Âu châu "phản ảnh đúng tình hình Việt Nam", nó "không sai trái", Ông Marco Cappato, thành viên Nghị hội Âu châu, tác giả chính của nghị quyết đã trả lời phóng viên Trà Mi của đài RFA, trong cuộc phỏng vấn [bản tin ngày 2008-10-29] ông nói : 

"... Chúng tôi nhận được nhiều nguồn thông tin về vi phạm nhân quyền của chánh phủ Hà Nội trong khi Liên minh Âu châu ngày càng ít lưu tâm đến thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, mà tình hình thực tế lại không có dấu hiệu nào cải thiện, ngược lại, còn có chiều hướng tệ hơn, cụ thể như các quyền tự do tôn giáo, tự do bày tỏ quan điểm của người dân tại Việt Nam". 

Khi được hỏi : "Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng tố cáo đó là một việc làm sai trái, đặt ra với những điều kiện không có căn cứ làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên minh Âu châu. Ý kiến của ông ra sao ?" thì Ông Marco Cappato thẳng thắn nói : 

"Tôi cho rằng với chúng tôi, điều quan trọng là mối quan hệ đối với người Việt Nam. Nói thẳng ra, những gì quốc tế đang kêu gọi là vì quyền lợi của chính nhân dân Việt Nam, dĩ nhiên nó có thể trái ý với bộ máy cầm quyền Hà Nội, nhưng những gì chúng tôi làm không hề mang mục đích như cái gọi là chống đối "kẻ thù", mà là giúp họ cải thiện. Và nếu như họ thật sự cải thiện thì chúng tôi sẽ là những quốc gia tiên phong công nhận những thành tích ấy và thay đổi cách nhìn đối với nhà cầm quyền Việt Nam. Dĩ nhiên thái độ phản ứng của chính quyền Hà Nội là điều chúng tôi có thể đoán biết trước, nhưng tôi thật lòng hy vọng rằng sau phản ứng tức thời này, họ sẽ suy ngẫm lại kết quả mà toàn bộ Nghị hội chúng tôi đã bỏ phiếu thông qua, hoặc chí ít là đáp ứng một vài những mối quan tâm chính yếu của chúng tôi. Còn như ngược lại, tôi cho rằng quan điểm và cách nhìn của quốc tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ chẳng thể thay đổi được" [người trích in đậm và gạch dưới]. 

Ông Marco Cappato cũng cho biết thêm : 

"Sẽ rất thú vị nếu như họ đưa ra được những thông tin hoặc những bằng chứng xác thực chứng minh điều ngược lại. Những gì chúng tôi nêu lên trong nghị quyết dựa trên các thông tin từ giới ngoại giao quốc tế, các tổ chức NGO trên thế giới, và cả từ các nhân chứng trực tiếp. Ví dụ như, nhà cầm quyền Hà Nội chỉ đưa ra lời nói phủ nhận các vấn đề nhân quyền tại Tây Nguyên, nhưng tại sao họ lại không cho phép quốc tế được tự do tiếp cận khu vực để đánh giá và tìm hiểu tình hình ? Hoặc khi các trường hợp bị đàn áp, với đầy đủ chi tiết về tên tuổi nạn nhân, ngày giờ bắt bớ được nêu rõ, tại sao nhà nước Việt Nam không đưa ra các bằng chứng thuyết phục để phản hồi, để lý giải cụ thể, nếu cho rằng thông tin đó không xác thực ? Tóm lại, lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao chỉ là luận điệu tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam, những lý luận hoàn toàn không có cơ sở thuyết phục... Ở Việt Nam có những sự vi phạm nhân quyền và dân chủ nghiêm trọng một cách có hệ thống, những quyền căn bản của con người được cả thế giới công nhận qua các Hiệp ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Khi một nhà nước đàn áp quyền của người dân, cầm tù những tiếng nói bất đồng thì họ giải thích như thế nào đây ? Ðấy có phải là văn hóa, là lối sống của người Việt Nam chăng ? Tôi không nghĩ vậy, mà theo tôi, đó đơn giản chỉ là những hành động của giới cầm quyền đàn áp, sách nhiễu nhân quyền của người dân Việt Nam mà thôi". 

Nhà báo Nguyễn Việt Chiến trước toà 

Nhìn vào thực trạng đất nước Việt Nam, dưới quyền cai trị của CSVN độc đảng độc tài, đâu chỉ có Nghị hội Âu châu lên án CSVN vi phạm nhân quyền. Hôm thứ Năm, 16-10-2008, tổ chức Ân xá Quốc tế cũng phổ biến một bản thông cáo báo chí, yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do tức thời và vô điều kiện cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến, người đã bị cầm tù trong một phiên xử bất công, không hội đủ các tiêu chuẩn của quốc tế, kéo dài hai ngày 14 và 15 tháng 10 năm 2008, mà công tố viên không chưng ra đủ bằng chứng để buộc tội, kể cả việc chứng minh cho thấy những bài báo của ông đã gây phương hại tới Nhà nước và Ðảng Cộng sản Việt Nam như thế nào, trong khi những bài tường thuật của ông đều có tính cách điều tra từ năm 2005 liên quan tới vụ tai tiếng tham nhũng dính dáng tới Bộ Giao thông Vận tải [vụ PMU-18]. 

Theo tin AFP, văn phòng Chủ tịch Hội đồng Liên hiệp Âu châu, trước ngày ban hành Nghị quyết 22-10-2008, cũng cho rằng vụ kết án nhà báo Nguyễn Việt Chiến 2 năm tù và nhà báo Nguyễn Văn Hải bị học tập cải tạo là một chuyện đáng tiếc, và rằng các bản án này là một hành động tấn công vào quyền tự do phát biểu tư tưởng được thừa nhận trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Liên hiệp Âu châu cũng nhắc lại là chính Việt Nam đã phê chuẩn bản công ước này, và văn phòng muốn Việt Nam phải giữ cam kết tôn trọng những điều khoản trong bản công ước. 


Phóng viên Ben Stocking với thương tích đẫm máu ở cổ
 

Ngoài ra, dư luận cũng không quên chuyện, hồi tháng 09/2008 vừa qua, phóng viên Ben Stocking của hãng AP đã bị công an Cộng sản Việt Nam bắt giữ, hành hung, gây thương tích, khi hành nghề tại Hà Nội, chẳng những không có được một lời xin lỗi mà còn bị nhà cầm quyền CSVN gọi lên cơ quan cảnh cáo. 

Mặt khác, tình trạng tệ hại về tự do báo chí của Cộng sản Việt Nam cũng được đề cập tới trong bản tin được đăng trên nhiều cơ quan truyền thông, ngày Thứ Tư, 22-10-2008. Theo đó : 

"Tổ chức Phóng viên không Biên giới [RSF - Reporters Sans Frontières] vừa phổ biến bảng xếp hạng các nước tôn trọng tự do báo chí trên thế giới. Theo bảng này, Việt Nam đứng gần chót, chung nhóm với các nước độc tài, quân phiệt và cuồng tín. Trong số 173 quốc gia được RSF khảo sát và đưa vào bảng đánh giá, Việt Nam được xếp hạng thứ 168. Mười nước đứng chót bảng xếp hạng này gồm : Lào (164), Sri Lanka (165), Iran (166), Trung Quốc (167), Việt Nam (168), Cuba (169), Miến Ðiện (170), Turmenistan (171), Bắc Hàn (172) và Eritrea (173)". 

Dư luận quốc tế đã nói nhiều về những người tù lương tâm đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ, qua những gương mặt nổi bật như Linh mục Nguyễn Văn Lý với hình ảnh Người bị công an bị miệng giữa toà đang được trưng bày khắp thế giới, hình ảnh Luật sư Lê Thị Công Nhân với con tem bưu điện từ Úc châu truyền đi toàn cầu được công luận quốc tế ngưỡng mộ... là hình ảnh sống thực của tình hình Việt Nam ; thì làm sao có thể nói nghị quyết của Nghị hội Âu châu là "không phản ảnh đúng tình hình Việt Nam", là "sai trái". Phát ngôn viên Lê Dũng, báo Nhân Dân và Thứ trưởng Ngoại giao Cộng sản Việt Nam Nguyễn Quốc Cường có thể quên [hay không dám nói tới]... nhưng sự thật về bạo lực và dối trá của CSVN lúc nào cũng hiện hữu. 


Công an CSVN bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý giữa toà 


Tem bưu điện mang nụ cười Lê Thị Công Nhân được phát hành ở Úc châu
 

Chỉ nói chuyện mới xảy ra sáng hôm qua, 28-10-2008, cũng đủ thấy sự thật "phản ảnh đúng tình hình Việt Nam", một sự thật "không sai trái", hoàn toàn trái ngược với lời của người phát ngôn ngược ngạo Lê Dũng, ngược lại với bài viết của báo (chống) Nhân Dân, ngược lại với lời Thứ trưởng Ngoại giao (trốn chạy sự thật) Nguyễn Quốc Cường, để dư luận soi xét bạo lực và sự gian trá của Ðảng và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qua cung cách hành sử của họ. 

Hàng ngồi : từ trái sang, Chị Lộc- vợ chưa cưới của anh Nguyễn Kim Nhàn, Chị Mai - vợ thầy giáo Vũ Hùng, Ông Nguyễn Thanh Giang, Chị Nga - vợ anh Nguyễn Xuân Nghĩa, Chị Trang - vợ anh Phạm Văn Trội, Chị Rề - vợ anh Lê Văn Túc. Hàng đứng : từ trái sang ,Anh Ðỗ Duy Thông, Anh Vũ Mạnh Hùng, Anh Phan Văn Hùng, Em trai anh Túc, Anh Vi Ðức Hồi, Thầy giáo Nguyễn Thượng Long, Anh Quân, Anh Nguyễn Bá Ðăng, Anh Nguyễn Phương Anh. 

Ðó là tại tư gia tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một trong những nhà đấu tranh hàng đầu Dân Chủ Hóa Việt Nam, đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa các bà vợ của những nhà đấu tranh cho nhân quyền và Dân Chủ Hóa Việt Nam đang bị bắt giam tại các nơi như B14, Hoả lò... trong đợt trấn áp của nhà cầm quyền cộng sản hồi tháng 9 năm 2008, để tất cả cùng nghe các nhà dân chủ bị đi tù trước đây như các ông Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Bá Ðăng... nói về kinh nghiệm của họ khi đối mặt các tình trạng xảy ra trong khi người trong gia đình bị giam, để truyền kinh nghiệm khi tiếp xúc với các cơ quan công quyền, từ việc thăm nuôi đến thuê luật sư... cho các hiền nội của các người tù không tội vừa bị bắt giam, trong đó có một số bà có con còn rất nhỏ như chị Trang [vợ anh Trội có hai cháu 3 và 6 tuổi] ; chị Mai [vợ anh Vũ Hùng có 2 cháu 6 và 11 tuổi]... mà sự bắt bớ đàn áp chồng của họ đã tạo ra một áp lực lớn đến gia đình họ, khiến họ vừa phải lo kiếm việc làm vừa phải một mình chăm sóc các con còn nhỏ... khó khăn chồng chất. 

Chưa hết, bạo lực và sự gian trá lên tới tuyệt đỉnh đã đưa Ðảng và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tới thủ đoạn kinh tởm, qua nỗi sợ hãi trước viễn ảnh Hoà thượng Thích Quảng Ðộ có thể được trao giải Nobel Hoà Bình, khiến chúng phải chuẩn bị ra tay bằng cả bạo lực dư luận lẫn dối trá sở trường, hối hảo cho phổ biến một bức "Ðiện Khẩn" mang tính "Mật" chỉ đạo các cơ quan trong nước chuẩn bị mạ lỵ cả Hoà thượng được giải lẫn cơ quan phát giải như sau : 

"Thời gian qua, báo chí và dư luận Na Uy, Thụy Ðiển tập trung đưa thông tin, bình luận, dự đoán về việc Giải Nobel Hoà Bình 2008 có thể được trao cho một, một số trong những phần tử chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật trắng trợn ở Trung Quốc, Việt Nam, Nga hoặc quốc gia khác.

Trong trường hợp Thích Quảng Ðộ được trao giải, báo chí ta đăng lời của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam kịch liệt phê phán việc trao giải vừa phi lý, thiếu thiện chí vừa làm hoen ố một giải thưởng vốn danh giá, hướng thiện. Lên án những hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng của nhà nước để vi phạm pháp luật, giáo lý nhà Phật, phản dân, hại nước, đi ngược lại ước nguyện hoà bình, hạnh phúc, tiến bộ của nhân dân Việt Nam. Chuẩn bị sẵn bài viết, phóng sự, hình ảnh, tư liệu về vấn đề này để đấu tranh. Chú ý phỏng vấn, lấy ý kiến người dân, ý kiến các bậc chân tu phản đối việc trao giải, lên án Thích Quảng Ðộ và các thế lực đen tối khác.

Nếu giải thưởng được trao cho các nhân vật chống đối chính quyền ở Trung Quốc, Nga hoặc nước là bạn bè, đối tác chiến lược của ta, những nước đó phản đối thì ta đưa tin về sự phản đối của họ, không bình luận, không mở rộng thông tin".

 

Ảnh chụp bức "Ðiện khẩn" và "Mật" được ông Nguyễn Thế Kỷ, vụ trưởng Vụ Báo Chí-Xuất Bản của Ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng CSVN, ký ngày 9 Tháng Mười, gửi "Các cơ quan báo chí trong nước" có nội dung như sau [trích từ Thông tấn xã Công Giáo Việt Nam 

 

Hoà thượng Thích Quảng Ðộ 

Sự kiện này khiến dư luận nhớ lại thời gian trước ngày giải thưởng Nobel Hoà Bình được công bố, đã có không ít người lên án cơ quan phát giải là "hèn" vì không dám quyết định trao giải cho nhà tranh đấu nhân quyền Trung quốc Hu Jia vì sợ bị Trung quốc công kích, sợ bạo lực của dư luận xuất phát từ bọn "đểu" Trung quốc, trong khi danh sách 3 ứng viên hàng đầu có thể được trao giải được tiết lộ trước là cựu Tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari, Ông Hu Jia của Trung quốc, và Hoà thượng Thích Quảng Ðộ của Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa là cựu Tổng thống Phần Lan không xứng đáng, nhưng sự đe dọa của Trung quốc là một vấn đề đáng suy nghĩ, như sự đe dọa trước của Cộng sản Việt Nam đối với Hoà thượng Thích Quảng Ðộ, cho thấy ảnh hưởng của bạo lực ngược ngạo trước nỗi sợ dư luận vinh danh người đang bị cả Cộng sản Trung quốc lẫn cộng sản Việt Nam sợ hãi.

Cựu Tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari 

Phải chăng vì vậy mà Nghị viện Âu châu hôm thứ Năm, ngày 23 tháng 10 năm 2008, đã vượt lên trên Ủy ban trao giảo Nobel Hoà Bình để quyết định trao Giải thưởng Nhân quyền cao quý mang tên Sakharov Prize cho ông Hu Jia, 35 tuổi, nhà tranh đấu Trung Quốc đang bị án tù ba năm rưỡi về tội "xúi dục phá hoại quyền hành nhà nước", trước khi có một cuộc họp thượng đỉnh quan trọng ở Bắc Kinh ; cho dầu trong lúc đó có các tin nói rằng phía Trung Quốc đã tạo áp lực để không trao giải cho ông, vì cho rằng nó sẽ gây thiệt hại cho mối quan hệ với Âu châu ; qua lá thư của Ðại sứ Trung quốc Song Zhe nói rằng : "Chính quyền Trung quốc rất quan tâm về giải thưởng Sakharov Prize. Nếu Nghị viện Âu châu trao giải này cho Hu Jia, điều này sẽ lại xúc phạm đến người dân Trung quốc và đưa đến những thiệt hại quan trọng trong mối quan hệ giữa Trung quốc và EU". 

Dầu vậy, giải thưởng vẫn được phát, và trong tiếng vỗ tay hoan nghinh của mọi người, chủ tịch Nghị viện Âu Châu Hans-Gert Poettering đã tuyên bố trước nghị viện rằng : 

"Qua việc trao giải Sakharov Prize cho ông Hu Jia, Nghị viện Âu châu đã đưa ra một tín hiệu rõ ràng về sự hỗ trợ dành cho tất cả mọi người tranh đấu cho nhân quyền ở Trung quốc". 

Ông cho biết ông Hu Jia đã "lên tiếng về sự đàn áp ở Tây Tạng" và gọi ông là "một trong những người thực sự tranh đấu cho nhân quyền ở Cộng hoà Nhân dân Trung quốc"

Hu Jia và vợ

Ðược biết, ông Hu Jia bị bắt hồi năm ngoái sau khi đã điều trần về tình hình nhân quyền ở Trung quốc với Nghị viện Âu châu qua màn ảnh truyền hình, và Trung quốc giận dữ gọi ông Hu Jia là "tên tội phạm" sau khi có tin ông được coi là một ứng viên hàng đầu để nhận giải Nobel Hoà Bình năm 2008. 

Từ Trung quốc nhìn lại Việt Nam, nhìn về vụ án đất đai của Toà Khâm Sứ Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà bị Ðảng và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam muốn chiếm làm của riêng cho cấp lãnh đạo cao cấp nào đó, sau khi được định giá bằng nhiều triệu đô la, nhưng không được, đành hối hả biến thành công viên chưa hề được quy hoạch, trong thời gian kỷ lục có mấy ngày ngắn ngủi, bất kể hoa cỏ cây cảnh bị liên tiếp héo úa, đường đi gạch đá phập phều, phải mấy lần được trồng lại, lót lại, để biến cuộc đối đầu giữa Giáo xứ Thiên Chúa giáo với Nhà nước thành cuộc đối đầu giữa giáo dân Thiên Chúa giáo với dân chúng địa phương bất ngờ được hưởng dụng tiện ích của công viên ; để thấy rõ hơn sự cộng sinh giữa bạo lực và gian trá qua lời Ðức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt nói thẳng vào mặt Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội : 


Ðức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt nói thẳng vào mặt Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội 

"Trước hết ông chủ tịch có nói rằng : Uỷ ban Nhân dân thành phố đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo hội Công giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel... chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho : tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ xin cho". 

Solzhenitsyn trong những ngày cuối đời 

Vì khuôn khổ dành cho Thư Cho Con không có đủ chỗ để vạch trần hết bạo lực và sự dối trá của CSVN, cho dầu chỉ trong thời gian gần đây, nên từ chuyện Ðức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt khôn khéo vạch trần bạo lực và sự dối trá của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, xin mượn câu viết của văn hào Alexandr Isayevich Solzhenitsyn, người trúng giải thưởng cao quý Nobel về Văn chương, trong bài diễn văn gửi đến Hội đồng trao giải được tổ chức năm 1970 [ông không đến nơi để nhận giải được, vì nhà cầm quyền Liên Xô không cho phép], để diễn rõ hơn sự cộng sinh giữa bạo lực và sự dối trá của CSVN : 

"Chúng ta đừng quên điều này : bạo lực không sống một mình và không có khả năng sống một mình ; nó buộc phải đan xen với dối trá. Giữa chúng có một mối dây liên kết tự nhiên, mật thiết và sâu đậm nhất. Bạo lực lấy gian dối làm nơi trú ẩn, gian dối lấy bạo lực làm chỗ nương tựa. Người nào từng một lần tuyên bố lấy bạo lực làm PHƯƠNG PHÁP thì người đó buộc phải chọn dối trá làm NGUYÊN TẮC". 

Ðể trên đường đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam nhận diện hai mặt bạo lực và dối trá của Cộng sản Việt Nam như nhận diện hai mặt của một đồng tiền... giả ... để... bao lâu tách rời bạo lực ra khỏi dối trá bằng hết sợ bạo lực như các nhà đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam đang làm ; và bao lâu thôi nghe dối trá như các thành viên của Nghị hội Âu châu đang làm ; thôi sợ bạo lực và thôi nghe dối trá ; lúc đó tiến trình Dân Chủ Hóa Việt Nam hoàn mãn 

Hẹn con thư sau