Home Tin Tức Bình Luận Rút Lui Vì Hiếu của Đỗ Nam Hải và Đường Về Hứa Đô của Từ Thứ

Rút Lui Vì Hiếu của Đỗ Nam Hải và Đường Về Hứa Đô của Từ Thứ PDF Print E-mail
Tác Giả: Ngân Tranh Cư Sĩ   
Thứ Sáu, 06 Tháng 2 Năm 2009 22:58

Sau vụ ông Đỗ Nam Hải trước áp lực của gia đình phải ký giấy chấp nhận sai quấy và rút lui ra khỏi khối 8406, nhiều bài viết đã so sánh hành động nầy với việc làm của Từ Thứ thời Tam Quốc. Và mới đây, trên Danchimviet.com lại xuất hiện một bài của Chính Tâm ca ngợi, đề cao và cả tôn vinh ông Đỗ Nam Hải như một con người tài ba lỗi lạc chỉ biết hy sinh cho công cuộc đấu tranh cho Dân Chủ - Nhân Quyền.

Để có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về ông Đỗ Nam hải, người viết bài nầy chỉ đưa ra vài sự kiện để độc gỉa công tâm  nhận xét. Bài này không có chủ ý đả kích hay qui kết cho ai bất kỳ điều gì, nhưng chắc chắc sẽ làm những người ủng hộ, các fans của ông Đỗ Nam Hải khó chịu.

Thành thật xin lỗi nếu làm phật long.

Trân Trọng

Ngân Tranh Cư Sĩ

 

Chủ Nhiệm Tuần Báo Chính Nghĩa Kim Âu và Nhà Văn Phan Nhật Nam tại Ramada Plaza Hotel, Garden Grove, Cali

Đường Về Hứa Đô

Trong khung cảnh xã hội Trung Hoa thời đầu Tam Quốc phân tranh xuất hiện nhiều kỳ nhân dị sĩ lỗi lạc, những nhà chính trị và quân sự mưu lược, đại trí "thượng thông thiên văn hạ tri địa lý ", am hiểu sâu sắc tâm lý đối phương và có thể vận trù chiến thắng ngoài ngàn dặm. Một trong những bậc anh tài trong lời loạn lạc đó phải kể là Từ Thứ hay còn được gọi là Từ Nguyên Trực. Từ Thứ người vùng Tương Dương, là bạn thân với Khổng Minh (Ngọa Long), Bàng Thống (Phụng Sồ) và Tư Mã Đức Tháo (Thủy Kính), được nhiều người tiến cử làm quân sư cho Lưu Biểu - Thái Thú Kinh Châu - nhưng ông chê Lưu Kiển

Thăng là người nhu nhược, khó làm nên đại sự nên chỉ ở nhà chăm sóc mẹ già và nghiên cứu thuật an thiên hạ. Sau bị bạn thân là Thủy Kính nài ép mấy lần mới cực chẳng đã ra phò Lưu Bị với tên gỉa là Đơn Phước và được phong làm quân sư .

Ba anh em Lưu Bị sau bao phen chìm nỗi, " Lênh đênh muôn dặm lênh đênh; lạc vào ao cạn vẫn còn lênh đênh", cố sức tung hoành nhưng gặp hết thất bại nầy đến cay đắng khác, để cuối cùng trôi dạt về Kinh Châu và được Lưu Biểu cho tạm trú ở thành Tân Gỉa bé tẹo vừa đủ đất cắm dùi. Phía Bắc, thế lực Tào Tháo lớn mạnh vượt trội vì đã thu phục được quần hùng: diệt anh em Viên Thuật - Viên Thiệu, giết Lã Bố, trừ Trương Tú, văn thần võ tướng như rồng mây tụ hội, và đang dùng thế thiên tử nhà Hán ngắm nghé

chiếm luôn Kinh Châu của Lưu Biểu cũng như 81 quận vùng Giang Đông của Tôn Quyền. Nội lực của Lưu Bị lúc đó trông "chẳng giống ai": Vài ngàn quân sĩ đóng tạm ở một tiểu thành, có Quan Công -Trương Phi - Tiệu Tử Long là mãnh tướng nhưng thiếu người có tài điều khiển; ban tham mưu có Tôn

Càn, Mê Tước, Giảng Ung nhưng họ đều thuộc loại "bạch diện thư sinh", tầm thường. Chiếm xong Ký Châu, Tào Tháo sai Tào Nhơn, Lý Điển, dẫn theo Lữ Khoáng, Lữ Tường ra trấn nhiệm Phàn Thành nhằm tạo sức nặng quân sự và chuẩn bị tấn công Kinh Châu. Thấy anh em Lưu Bị có vỏn vẹn vài ngàn quân ốm đói đóng ở Tân Gỉa "dễ ăn" qúa nên Tào Nhân bàn với tướng sĩ "dứt điểm" Tân Gỉa để lập công đầu. Mà cũng dễ ăn thật, vì mang lực lượng của Lưu Bị lúc đó đi chống lại quân Tào trùng trùng điệp điệp thì khác chi lấy trứng chọi đá, bẻ nạng chống trời ? Cũng may, mạng của Lưu Bị còn lớn, phước phần còn nhiều nên mới được Từ Thứ xuất hiện phò nguy đúng lúc. Mới phẩy tay lần thứ nhất, Từ Thứ đã làm cho quân Tào "sạch không kình ngạc": hai tướng họ Lữ rửa chân leo lên bàn thờ ngồi chơi, hồn chầu địa phủ; ra tay lần thứ hai làm cho "tan tác chim muông": chiếm luôn Phàn Thành, Tào Chân - Lý Điển chạy thục mạng về Hứa Đô phủ phục khóc dưới chân Tào Tháo. Tào Tháo nghi là có mưu sĩ tài giỏi giúp sức chứ không tin với thực lực và khả năng của Lưu Bị có thể thắng Tào Nhân và chiếm Phàn Thành dễ dàng như vậy. Hỏi ra, Trình Dục mới cho biết quân sư Đơn Phước chính là Từ Nguyên Trực, một ẩn sĩ có tài kinh bang tế thế. Trình Dục bằng bày mưu cho Tào Tháo khiến Từ Thứ bỏ Lưu Bị về làm việc dưới trướng họ Tào.

- Từ Thứ là con chí hiếu, chỉ còn mẹ gìa. Nay cho bắt mẹ y, bảo bà ấy viết thư gọi con về là Từ Thứ phải vâng lời ngay.

Tào Tháo liền cho đi bắt Từ mẫu đưa về, đối đãi rất trọng hậu rồi hỏi han :

- Tôi nghe con bà là người hào kiệt trong thiên hạ, nay lại đem tài phò kẻ phản phúc triều đình là Huyền Ðức, vậy xin bà viết bức tâm thư bảo Từ Thứ về đây tất triều đình sẽ trọng đãi.

Từ mẫu lại hỏi tánh tình Lưu Bị ra sao ?

Tào Tháo nói :

- Nó là kẻ tiểu tốt, mạo nhận họ nhà vua, bề ngoài ra vẻ quân tử mà trong thì lòng dạ tiểu nhơn .

Nghe xong, Từ mẫu liền quát lớn :

- Huyền Ðức là dòng dõi nhà Hán, vua cũng gọi là hoàng thúc, lại là kẻ anh hùng, thiên hạ đều biết tiếng, con ta phò người thì lựa đáng minh chúa, còn ngươi mới thiệt là gian thần phản trắc đó . Tào Tháo đã toan cho đem chém thì Trình Dục vội can:

-Từ mẫu dám nói lớn là cầu cho được chết để trọn nghĩa. Từ mẫu mà chết thì Từ Thứ sẽ hết lòng giúp Lưu Bị. Vả lại còn Từ mẫu là còn có cách cho Từ Thứ quay về.

Sau đó Trình Dục tự nhận là bạn của Từ Thứ đến thăm viếng Từ mẫu luôn luôn, Từ mẫu cảm động có viết thư để cảm ta..

Trình Dục liền bắt chước tuồng chữ của Từ mẫu viết cho Từ Thứ mô.t bức thư rằng:

" Từ khi em con là Từ Khương khuất bóng theo thân phụ mẹ ở lại đây vò võ một mình. Nay vì tin con bội phản, chống lại triều đình, mẹ bị Thừa Tướng cho bắt mang về Hứa Đô. May thay có Trình Dục bảo lãnh, nay nếu con quay về mau thì mẹ được thư thả, nhận được thư này mong con nhớ nghĩa cù lao trở về cùng mẹ cho trọn hiếu đạo. Mẹ không cần viết nhiều, vì nếu con trái lời mẹ không về  thì tánh mạng của

mẹ cũng như chỉ mành truớc gió mà thôi !". Từ Thứ được thư thì nước mắt tuôn xuống như mưa, vào ra

mắt Lưu Bị mà rằng :

-Tôi chẳng phải Ðơn Phước mà là Từ Thứ, vốn muốn dốc lòng phò Chúa Công, nhưng nay mẹ già bị Tào Tháo bắt giử, mẹ tôi lại viết thư cho tôi nên không thể không về cứu mẹ. Vậy xin Chúa Công cho tôi về báo đền ơn mẹ. Tôi hứa là khi về với Tào Tháo sẽ không bày mưu giúp kế gì cả.

Huyền Ðức khóc ròng mà nói :

-Tình nào cho bằng tình mẹ con, còn làm sao mà nói nữa. Xin quân sư đừng lo gì cho tôi nữa mà ráng giữ tròn chữ hiếu.

Từ gỉa Lưu Bị, lòng nóng như lửa, ngổn ngang trăm bề, Từ Thứ gấp rút đi ngày đêm về Hứa Đô gặp mẹ gìa. Từ mẫu cảm thấy chưng hững khi thấy con về, hỏi:

-Nghe con đang theo phò Lưu Hoàng Thúc mà sao lại về đây. Từ Thứ mới mang chuyện nhận thư của mẹ ra kể lại thì bị Từ mẫu mắng cho một trận:

-Uổng công cho mày ăn học, không biết đó là mưu của Tào Tháo gạt mày về đây. Làm trai thời loạn phải phò minh quân giúp nước. Nay mày bỏ chổ sáng tìm tới chổ tối, mặt mũi đâu mà nhìn thiên hạ được nữa.

Chửi xong, Từ mẫu bỏ vào bên trong. Một lúc sau có a hoàn chạy ra báo là Từ mẫu đã treo cổ tự vẫn rồi. Từ đó Từ Thứ âm thầm cư tang mẹ, tuy thân ở Tào mà lòng thì bên Lưu Bị. Trong trận Xích Bích, Từ Thứ biết được kế khổ nhục của Huỳnh Cái, kế của Bàng Thống và Chu Du xúi Tào Tháo xích thuyền lại thành bè cho dể đốt nhưng ông không hề nói ra cho Tào Tháo biết.

Sau nầy, có lúc ông được Tào Tháo cử làm sứ gỉa qua Tây Thục, Khổng Minh cố năn nỉ mong ông ở lại giúp Lưu Bị nhưng ông thẳng thắn trả lời:

- Tôi ở với Tào Tháo nhưng không giúp gì cả. Ngày xưa đã mang tiếng là bất trí, nếu nay không trở về thì lại mang tiếng bất tín với thiên hạ .

Đó là câu chuyện về Từ Thứ, một bậc anh tài vào thời Tam Quốc phân tranh cách nay khoảng 1800 năm.


Vài Nét Về Đỗ Nam Hải

Ông Đỗ Nam Hải, năm nay khoảng 49 tuổi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình "cách mạng" ở miền Bắc. Sau ngày Cộng Sản cưởng chiếm miềm Nam, cha mẹ của ông - 2 đảng viên Đảng CS- vào Sài Gòn "công tác" và mang ông theo. Họ được nhà nước XHXN cấp cho một căn nhà trên đường Nguyễn Kiệm ở Phú Nhuận. Căn nhà này vốn là của một "khúc ruột ngoài ngàn dặm" bị nhà nước tịch thu vì tội "âm mưu chạy theo liếm giày bọn đế quốc". Chỉ mới bị tình nghi là "âm mưu" thôi, vì gia đình chủ nhân căn nhà mới xuống tới Bạc Liêu thì bị hốt trọn ổ.

Chưa đủ trưởng thành để cảm nhận mình bị chế độ CS miền Bắc "tuyên truyền lường gạt" và "bọn mọi rợ đã thắng" rồi ngồi xuống khóc tức tưởi bên vệ đường như nhà văn Dương Thu Hương, nhưng ở lứa tuổi 16 - 17, sống gần gủi với đám bạn miền Nam, ông bị tiêm nhiểm và "đồng hóa" bởi văn hóa và tính nhân bản của dân trong "chế độ Ngụy".

Bước ngoặc lớn trong đời của ông Đỗ Nam Hải là được đi tu nghiệp về ngành ngân hàng ở bên Úc. Nhờ tự do tiếp cận với một nguồn thông tin khách quan nhiều chiều  rất phong phú, để qua đó làm thay đổi tư duy, đánh gía lại toàn bộ những gì ông được dạy về Hồ Chí Minh, về đảng Cộng Sản Việt Nam, về chính sách cai trị của Cộng Sản Hà Nội trong suốt 5 thập niên qua. Từ đó, ông viết những bài tham luận về Hồ Chí Minh, về Tự Do - Dân chủ - Nhân Quyền thật xuất sắc và bị bạo quyền Hà Nội gây khó dễ, khủng bố hàng ngày. Phải công nhận rằng cho tới ngày bị "ép buộc" thối lui, ông Đỗ Nam Hải là một người khí phách, dám dấn thân, và công của ông đóng góp vào sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh cho Tự Do - Dân Chủ trong nước không nhỏ.

So sánh hoàn cảnh của Đỗ Nam Hải và Từ Thứ

Từ Thứ sống vào thời phong kiến xa xưa, pháp luật lỏng lẻo, được áp dụng tùy hứng của những người có quyền lực. Là một người con chí hiếu nhờ được đào tạo nhuần nhuyễn trong nền văn hóa Khổng - Mạnh, nóng lòng hành động gấp trước sự sinh tử của mẹ gìa đang bị giam trong ngục ở mãi tận Hứa Đô, nên ông phải mắc mưu Trình Dục mà bỏ Lưu Bị về với Tào Tháo, với lời hứa "không được khôn Lưu đành dại Ngụy" vậy. Mặc dù biết mình bị gạt để đến nỗi mẹ gìa phải tức giận quyên sinh, nhưng ông vẫn không bỏ Tào về với Lưu trong một điều kiện an toàn chỉ vì sợ mang tiếng "bất tín" với thiên hạ. Cũng vì chữ TÍN mà ông thà làm cái bóng âm thầm dưới trướng Tào Tháo đến cuối đời chứ không muốn được chúa cũ trọng dụng mà mang tiếng là bất tín.

Ông Đỗ Nam Hải sống chung với cha mẹ trong một ngôi nhà ở thời đại toàn cầu hóa, thông tin được cập nhật hàng giờ, từng phút. Từ nhỏ đã được đảng Cộng Sản dạy " con gái là sản phẩm ngoài ý muốn do thú đam mê xác thịt giữa cha-me mà có, không hề có tình thương gì trong đó cả. Nên các em chỉ biết phải trung với Bác, với Đảng, hiếu với dân, sẳn sàng vì nghĩa diệt thân. Nếu cha mẹ là địa chủ, cường hào hay có tư tưởng phản động thì phải tố cáo, đấu tố, giết thẳng tay...".(điều này được dạy trong các bậc trung học thời kỳ Cải Cách Ruột Đất cho tới năm 1985). Vì vậy, công tâm mà nói là lòng hiếu thảo với cha me giữa nền văn hóa Khổng-Mạnh và văn hóa Cộng Sản khác nhau nhiều lắm, và chúng ta cũng có quyền nghi ngờ sự hiếu để của ông Đỗ Nam Hải.

Nếu ngày xưa Từ Thứ không về Hứa Đô thì chắc chắn Tào Tháo sẽ chém Từ Mẫu; còn nếu Đỗ Nam Hải cương quyết đi theo con đường đấu tranh mà mình đã chọn, bằng cách từ chối những lời thỉnh cầu " rút lui, bỏ cuộc" của song thân trước mặt công an, thì Cộng Sản Hà Nội sẽ không làm gì với thân phụ mẫu của ông, "hai đảng viên lão thành cách mạng", mà hàng tháng họ vẫn nhận được tiền hưu trí và các khoản ưu đãi khác dành cho "cán bộ lão thành".

Vả lại, qua sự xuất hiện ở đồn công an của gia đình Đỗ Nam Hải cho chúng ta thấy có sự dàn dựng bên trong của công an hay của cả gia đình, trong đó có thể có phần của ông Đỗ Nam Hải , với công an để diễn tấn tuồng "rút lui vì hiếu" ngay trong lúc nhà cầm quyền Cộng Sản bắt đầu chiến dịch đàn áp khối 8406. Câu hỏi được đặt ra ở đây là cha-mẹ không bị chém hay làm khó dễ, cộng với lòng hiếu thảo không được bảo đảm là loại "siêu", thì tại sao ông Đỗ Nam Hải lại dễ dàng nhượng bộ công an như vậy?

Thương cho Từ Thứ ngày xưa vì Từ Mẫu không có những điều kiện lý tưởng và an toàn như song thân của ông Đỗ Nam Hải đang có. 

Kết Luận:

Luật sư Lê Thị Công Nhân cho biết là khi dấn thân vào con đường đấu tranh cam go nầy, cả gia đình đã tiên liệu trước những trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra, chẳng hạn như bị thủ tiêu, bị tai nạn xe cộ, gia đình bị áp lực hay bị mua chuộc.... Tại sao ông Đỗ Nam Hải sống chung một nhà, ăn cùng mâm với song thân bao năm nay mà không bàn thảo, tiên liệu những gì sẽ xảy ra, giống như gia đình LS Lê Thị Công Nhân?

Tiếng hét "các anh hèn lắm" trong ngày ông Đỗ Nam Hải ký vào giấy nhận "tội sai quấy" và tuyên bố rút lui khỏi khối 8406 đã được mở volume tối đa, khuyếch đại  cường độ âm thanh thật ầm ĩ  làm át đi những tiếng thì thầm nhưng khá quan trọng bên trong. Đó là những lời tuyên bố được ít người chú ý đến: vì chữ hiếu mà ông đã ký giấy nhận tội "sai quấy" và cam kết từ bỏ cuộc đấu tranh, rút lui ra khỏi khối 8404, nếu sau nầy công an còn tiếp tục gây khó khăn cho ông thì ông sẽ trở lại tranh đấu tiếp. Và ông đã trở lại (sau vụ án bịt miệng Cha Nguyễn Văn Lý và bỏ tù hai luật sư trong khối 8406) vì vẫn bị mời lên đồn công an "làm việc".

Thử đưa ra vài câu hỏi cho ông Đỗ Nam Hải:

1. Những người của khối 8406 bị đàn áp, bị bỏ tù, trong khi đó ông lại là một trong những người đứng đầu khối mà tại sao lại "rút lui vì chữ hiếu" đúng lúc, đúng thời điểm qúa vậy?

2. Nếu công an không "tiếp tục gây khó khăn" thì ông có "trở lại" để tiếp tục đấu tranh không?

3. Ông có tiên liệu trường hợp công an mua chuộc bản thân hay gia đình để ông cộng tác với Cộng Sản không?

4. Nếu hai cụ song thân của ông tái diễn vỡ kịch cũ thì ông có "rút lui vì hiếu" nữa không?

Người xưa có nói "vàng thật sợ gì lửa". Qua màn dàn dựng "rút lui vì hiếu" chưa đủ bằng chứng để kết luận ông Đỗ Nam Hải là "vàng gỉa" nhưng đủ làm chúng ta cảnh giác hơn.

Nếu có người hỏi rằng ông Đỗ Nam Hải có "vấn đề" như vậy thì tại sao Tổng Thống Bush lại mời phát biểu về vấn đề đàn áp nhân quyền trong nước?

Người viết xin thưa rằng: đó là màn trình diễn của người đứng đầu Bạch Ốc thôi, chứ tin tức về chính quyền Hà Nội đàn áp nhân quyền ở Việt Nam chính phủ Hoa Kỳ có cả ngàn lần nhiều hơn những gì phái đoàn 4 người Việt ở Mỹ và của ông Đỗ Nam Hải được mời trình bày. Được cả một guồng máy tình báo qui mô và tinh vi nhất thế giới nhất phục vụ, ông Bush cần gì những thông tin có tính cách đại chúng từ cộng đồng người Việt ở Mỹ và từ ông Đỗ Nam Hải ở trong nước?

Như đã nói ở phần trước, cho đến ngày "rút lui vì hiếu", ông Đỗ Nam Hải vẫn còn là người sắc sảo, can trường và có công đóng góp vào sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh cho Dân Chủ - Nhân Quyền ở trong nước. Chúng ta nên đánh gía ông ta đến mức nầy và ở mốc thời gian nầy mà thôi.

Đừng tôn vinh hay đề cao ông như một người hùng tài ba lỗi lạc như bài viết của ông Chính Tâm hay so sánh tài năng và hoàn cảnh của ông ta với Từ Thứ thời Tam quốc; đừng nâng ông ấy tới chổ không thuộc về ông ta, vì chính Đỗ Nam Hải cũng cảm thấy mình chưa xứng đáng được xưng tụng như vậy.

Còn sau ngày "rút lui vì hiếu" thì sao? Thời gian sẽ trả lời. Người viết bài nầy chỉ làm mỗi nhiệm vụ so sánh Đỗ Nam Hải với Từ Thứ và ghi đôi điều mang tính cách "ngờ để truyền ngờ" vậy thôi.

Ngân Tranh Tiểu Trúc Thư Trang, 12-06-2007

Ngân Tranh Cư Sĩ