Home Tin Tức Bình Luận Ðôi điều tìm hiểu về: “Kế hoạch kích thích kinh tế của Hoa Kỳ”

Ðôi điều tìm hiểu về: “Kế hoạch kích thích kinh tế của Hoa Kỳ” PDF Print E-mail
Tác Giả: Vũ Hữu Trường   
Chúa Nhật, 22 Tháng 2 Năm 2009 21:39

Theo tin tức từ các cơ quan truyền thông, hôm Thứ Ba 17-2-2009, tại Viện Bảo Tàng Thiên Nhiên và Khoa Học (Museum of Nature & Science) ở Denver, Colorado, Tổng Thống Barack Obama đã ký ban hành thành luật “Kế hoạch kích thích kinh tế” được xem là công tác quan trọng hàng đầu bốn tuần sau khi ông chính thức tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ thứ 44. Quan trọng không những vì số tiền lớn lao lên đến 787,3 tỷ Mỹ kim xuất từ ngân quỹ quốc gia góp phần vào việc cứu nguy kinh tế tài chính Hoa Kỳ mà còn vì nổ lực vận động ráo riết của Tòa Bạch Ốc chứng tỏ quyết tâm hoàn thành sứ mạng đầu tiên của chính quyền Dân Chủ.

Trái lại, để đạt được kế hoạch cứu nguy, TT Obama đã phải vượt ra ngoài những gì ông đã hứa khi tranh cử. Cụ thể, trước kia ông đề cao “hy vọng”, hướng vào “thay đổi” thì nay phải dùng lời lẽ mạnh mẽ báo động “nếu Quốc Hội không thông qua kế hoạch cứu nguy thì sẽ gây ra đại thảm họa”. Hơn nữa, khi muốn chứng tỏ rằng tân chính phủ chủ trương hợp tác lưỡng đảng thì nay sự chia cách giữa Dân Chủ và Cộng Hòa càng trở nên rõ rệt: Bằng chứng là kết quả cho thấy Thượng viện đã thông qua cuộc bỏ phiếu với 61 thuận có 38 chống, hơn 1 phiếu so với số phiếu tối đa cần thiết là 60 phiếu chỉ nhờ phiếu dung hòa của ba nghị sĩ Cộng Hòa; trong khi hôm 13-2, tại Hạ viện, với số phiếu 246-183 chứng tỏ ông Obama chỉ được phiếu của phía Dân Chủ mà không có phiếu nào của các dân biểu Cộng Hòa.

Trong bài nầy, chúng tôi không có cao vọng phân tích sâu xa về “Kế hoạch cứu nguy kinh tế”, thường gọi là Stimulus Plan và cũng không đề cập đến triển vọng thành công hoặc nguy cơ thất bại của kế hoạch, mà chỉ lược ghi những bước sơ khởi trong tiến trình cứu nguy Hoa Kỳ vượt khỏi suy thoái kinh tế, đánh dấu một giai đoạn nghiêm trọng trong lịch sử Mỹ Quốc.

Thực tế ra sao về Cứu Nguy Kinh Tế?

Tháng 9, 10-2008, trước khi mãn nhiệm, TT Bush đã yêu cầu và vận động Quốc Hội thông qua kế hoạch cứu nguy kinh tế đến 700 tỷ Mỹ kim lấy từ ngân sách quốc gia. Số tiền nầy chỉ mới chi ra đến phân nửa (350 tỷ Mỹ kim) và cũng không có kiểm soát hạch toán rõ ràng về các chi dùng khiến gây ra thắc mắc trong dư luận về một số lạm dụng khả dĩ xảy ra.

Nay với ngân quỹ lớn lao 787,3 tỷ Mỹ kim cho kế hoạch cứu nguy mới, góp vào 350 tỷ trước, ngân sách quốc gia dành cho tân chính phủ Obama lên trên 1,130 tỷ Mỹ kim. Trong khi đó, hôm 18-2-09, Văn phòng Ngân sách Quốc hội ngoài đảng phái cho biết mức thâm thủng ngân sách Liên Bang sẽ lên đến 1,2 ngàn tỷ liên quan đến tài khóa sẽ kết thúc vào 30 tháng 9. Như thế, mức thâm thủng đến 8,3% của tổng sản lượng, cao hơn cả mức thâm hụt 6% thời hậu chiến vào 1983, nghĩa là cứu nguy kinh tế càng gia tăng thâm hụt ngân sách chứ không do khai thác tài nguyên hay gia tăng sản lượng để giảm bớt suy thoái kinh tế tài chính.

Hơn nữa, theo ước mong thông thường, quần chúng hướng vào cứu nguy kinh tế qua các biện pháp bảo đảm công ăn việc làm, chận đứng sa thải nhân viên hoặc mất việc làm. Trong khi, thực tế, nhiều hãng xưởng, như chế tạo xe hơi, công kỹ nghệ, các nhà máy, các sở làm đều cảnh báo sẽ giảm bớt nhân viên và cứu nguy kinh tế chỉ mới nói đến dự chi cho quỹ thất nghiệp thay vì làm thế nào để chận đứng thất nghiệp.

Trong tổng số 787,3 tỷ Mỹ kim của luật cứu nguy kinh tế ký ngày 17-2-2009 có 506,5 tỷ dành cho chi tiêu và 280,8 tỷ vào việc cắt giảm thuế, với những khoản chính yếu như:
- 116 tỷ Mỹ kim dùng vào tín dụng thuế, với 400 Mỹ kim cho mỗi công nhân hoặc $800 cho mỗi cặp vợ chồng.
- 70 tỷ bù trừ cho 24 triệu người đóng thuế năm 2009.
- 50 tỷ dùng cho các chương trình năng lượng, chú trọng vào hiệu quả và canh tân năng lượng.
- 49 tỷ cho các dự án chuyển vận giao thông, bao gồm cả 27,5 tỷ cho việc xây dựng và tái thiết xa lộ và cầu đường.
- 44,5 tỷ trơ giúp các trường học quận hạt, tránh khỏi cho giáo chức thôi việc và cắt giảm chi tiêu cần thiết.
- 40 tỷ cung cấp phúc lợi thất nghiệp đến 31-12.
- 25,1 tỷ cung cấp 65% bảo hiểm sức khỏe cho người bị thất nghiệp theo chương trình COBRA.
- 20 tỷ giúp vào thuế năng lượng trong 10 năm.
- 8,8 tỷ trợ giúp các tiểu bang vì cắt giảm ngân sách.

Các lãnh vực liên quan đến ngân sách cứu nguy kinh tế gồm có:
- 61,1 tỷ dành cho chuyển vận, gia cư và phát triển đô thị.
- 53,6 tỷ trợ cấp cho các trường học tại các tiểu bang và địa phương.
- 50,8 tỷ dùng vào năng lượng và nước.
- 43,9 tỷ cho giáo dục.
- 26,4 tỷ cho canh nông.
- 25,8 tỷ cho các dịch vụ lao động, y tế và nhân đạo.
- 10,5 tỷ cho môi sinh.
- 36,4 tỷ cho các công tác khác trong lãnh vực Thương mại, Tư pháp, Khoa học, Quốc phòng, Y tế, Quản trị Nhân sự và Huấn luyện cũng như về An ninh Nội chính.

Trong các kế hoạch cứu nguy nầy các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa, chú trọng đến trợ giúp cho các tiểu bang gặp khó khăn về kinh tế, giảm bớt nguy cơ sa thải công nhân viên chức hay tối đa tránh được nạn thất nghiệp. Tiêu biểu cho lập trường nầy là góp ý của Nghị sĩ ôn hòa Susan Collins, Cộng hòa Maine, khi bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch kích thích kinh tế tại Thượng viện vào đầu trung tuần tháng 2-2009.

Ngoài ra, qua các cuộc thảo luận về kế hoạch cứu nguy kinh tế tại Quốc Hội cũng như dư luận, nói chung, điều khó thuyết phục là thắc mắc về hiệu quả của việc chi tiêu ngân sách lớn lao hằng trăm tỷ Mỹ kim với hy vọng mong manh là khi nhận được trợ giúp hoặc giảm thuế, người dân sẽ chi tiêu, góp phần vào lưu lượng tiền bạc trong các lãnh vực của đời sống. Nhưng các nghiên cứu cho thấy càng ngày người dân Hoa Kỳ càng nghĩ đến việc tiết kiệm tiền bạc thay vì tiêu xài rộng rãi như trước đây.

Hơn nữa, sau ngân sách cứu nguy nói trên, hiện nay TT Obama và chính phủ Dân Chủ đang hướng đến việc yêu cầu Quốc Hội chấp thuận khoảng 50 đến 75 tỷ Mỹ kim trợ giúp cho biến cố các nhà bị ngân hàng xiết vì thiếu nợ. Với đa số nghị sĩ, dân biểu Dân Chủ tại lưỡng viện Quốc Hội, kế hoạch cứu nguy mới của TT Obama có thể có hy vọng sớm thông qua. Nhưng nợ nần ngân quỹ quốc gia ngày càng chồng chất thì không biết lối thoát ra khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế bao lâu nữa mới được cân bằng trở lại.

Với thân phận tị nạn tại Hoa Kỳ, nhận đất nước nầy làm quê hương thứ hai, người Việt chúng ta ai ai cũng mong ước cho mọi sự được tốt đẹp, hầu trong tương lai kinh tế Hoa Kỳ thoát khỏi nguy cơ suy sụp. Cho đến nay, điều mong ước nhất là công việc làm ăn được bình thường, hầu những người đi làm việc, nhất là các bạn trẻ, khỏi bị thất nghiệp. Ðó cũng là ước mong chính yếu của chúng tôi khi cùng quý bạn đọc nhìn lại thời điểm quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ, khi mà suy thoái kinh tế được loan truyền qua truyền thông khiến cho dù hy vọng vào tương lai đến đâu, tâm trí chúng ta cũng bị ám ảnh về lo âu không biết ngày mai rồi sẽ ra sao.!!!

Các bài Hoang Hieu đã đưa lên
Có 1 đọc giả góp ý »

   1. Tô Tấn Tài | 14:19 | 2-20-2009

KẾ HOẠCH CỨU NGUY KINH TẾ

Thành thật mà nói, về KẾ HOẠCH CỨU NGUY KINH TẾ của Hành Pháp và Lập Pháp Mỹ đã thông qua mới đây… rồi sẽ diễn biến ra sao…chúng ta đang chờ xem; riêng kẻ hèn mọn đây, hy vọng vào sự việc này chỉ có 1%…vởi vì chúng tôi chỉ bám vào hoài vọng mà hãng xưởng sẽ gọi trở lại làm việc không quá 2% ! Hy vọng để mà sống chứ, mặc dù đã biết rằng mộng mơ chỉ là mơ mộng thôi!

Theo Báo UASTODAY (Posted 2/20/2009 7:45 AM ET), có hàng trăm người BIỂU TÌNH tụ tập trước tòa soạn Báo NEW YORK POST để phản đối bức họa (Obama Cartoon) có hai hình Cảnh Sát Mỹ bắn chết một con Chimpanzee đồng thời viên Cảnh Sát nói” ” They’ll have to find someone else to write the next stimulus bill.” Đoàn biểu tình đã hô lớn: ” Boycott the post! Shut it down!”. cf. NY Post apologizes- to some- over Obama cartoon.

Huy Tử, S&FR, Boston, MA.