Home Tin Tức Bình Luận Bể Dâu, Dâu Bể

Bể Dâu, Dâu Bể PDF Print E-mail
Tác Giả: Sơn Tùng   
Thứ Hai, 09 Tháng 3 Năm 2009 07:59

Biến cố lớn nhất nước Mỹ năm 2008 có lẽ là việc Nghị sĩ Barack Hussein Obama đắc cử tổng thống Hoa Kỳ.
 Lần đầu tiên một người da đen làm chủ “tòa nhà trắng” trên đường Pennsylvania ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Nhà Trắng không còn là nơi cư ngụ dành riêng cho người da trắng.
 Quả thật một năm trước đây không mấy ai nghĩ rằng tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ sẽ là một người da đen, dù là đen ngăm ngăm.
 Mới cách đây vài thập niên, người da đen lên xe bus còn phải nhường chỗ cho người da trắng, trẻ con da đen không được học chung trường với trẻ con da trắng. Giữa thập niên  1960, khi Mục sư Martin Luther King đứng lên tranh đấu cho quyền bình đẳng của người da đen trên xứ Hoa Kỳ đã nói một câu đi vào lịch sử “I have a dream” (Tôi có một ước mơ), nhưng trong ước mơ ấy chắc cũng không có một người gốc Phi Châu làm tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2008.
 “Cha già dân tộc” Hoa Kỳ Thomas Jefferson, tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập trứ danh với những câu bất hủ như “mọi người sinh ra đều bình đẳng”, nhưng lúc ấy ông cũng đang làm chủ rất nhiều nô lệ da đen, và chắc cũng không nghĩ rằng một ngA 0y đẹp trời vào năm 2008 sẽ có một người da đen ngồi trong Tòa Bạch Ốc.
 “Phép lạ” ấy đã xảy ra tại nước Mỹ, nơi chuyện gì cũng có thể xảy ra dưới bầu trời tự do. Cặp ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa McCain-Palin đã thua đau, và càng đau cho Đảng Cộng Hòa vì từ nhiều năm nay, dân da đen vẫn là cử tri trung thành của Đảng Dân Chủ mà quên rằng chính Tổng Thống Lincoln của Đảng Cộng Hòa đã lãnh đạo cuộc nội chiến để giải phóng nô lệ nên dân da đen ngày nay mới được quyền bầu cử, ứng cử. Trong cuộc bầu cử năm nay, cử tri da đen càng có lý do để kéo nhau đi bỏ phiếu cho Obama, và đa số cử tri da trắng cũng bầu cho ứng cử viên da đen Obama vì muốn “thay đổi”.
  0A
“Bãi bể đã thành nương dâu”, chỉ trong hơn 200 năm lịch sử nước Mỹ. Trong lịch sử ngắn ngủi ấy, Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ đã từ là nơi tập trung của dân tứ xứ đói rách kéo nhau tới lập nghiệp trở thành một siêu cường dân chủ hùng mạnh giàu có nhất thế giới.
 Nhưng sau khi thắng cuộc Chiến Tranh Lạnh với sự tàn lụi của chủ nghĩa cộng sản và sự vươn lên của khủng bố Hồi giáo, vai trò của siêu cường Hoa Kỳ có vẻ đang lung lay trên thế giới khi bước vào Thế kỷ 21.
 Cùng lúc với sự đắc cử của Barack Obama, Hội Đồng Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ viết tắt là NIC (National Intelligence Council), cơ quan tình báo cao nhất của nước Mỹ đã phổ biến một phần của bản phAc trình dự đoán bộ mặt thế giới vào năm 2025, trong đó tiên liệu ưu thế về kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ sẽ bị suy tàn.
 Bản phúc trình mang tên là “Global Trends 2025: A Transformed World” (Những chiều hướng toàn cầu vào năm 2025: Một thế giới biến đổi), tiên đoán Hoa Kỳ sẽ vẫn còn là quốc gia hùng mạnh nhất, dù kém áp đảo hơn. Bản phúc trình viết: “Sự suy thoái về kinh tế và khả năng quân sự có thể trói Hoa Kỳ vào thế khó khăn của sự chọn lựa giữa những ưu tiên trong nước và chính sách đối ngoại. Sự biến đổi trong 20 năm tới về một hệ thống quốc tế mới là đáng sợ với những rủi ro, như cuộc chạy đua võ khí nguyên tử tại Trung Đông và có thể những tranh chấp về tài nguyên giữa các qu9 1c gia. Chúng tôi thấy sự thống nhất nước Triều Tiên có thể xảy ra trước năm 2025 và bán đảo này có khả năng giải giới võ khí nguyên tử, qua một cuộc dàn xếp ngoại giao hay như một điều kiện bắt buộc để được quốc tế chấp nhận hay hợp tác cho những nhu cầu của nước Triều Tiên mới.”
 Những tiên đoán khác là Trung Quốc sẽ có một nền kinh tế lớn hạng nhì thế giới và một sức mạnh quân sự hàng đầu, Nga đang trên đường trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ năm, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran hậu “Hồi giáo trị” sẽ là những nước Hồi giáo ngoài Ả-rập có những vai trò quốc tế ngày càng lớn. Về phương diện nhiên liệu, bản phúc trình nói rằng khám phá kỹ thuật sẽ cung cấp một s ản phẩm thay thế dầu và khí đốt thiên nhiên nhưng sự chuyển tiếp sẽ kéo dài vì phí tổn xây dựng cơ cấu hạ tầng và thời gian thay thế.
 Sau bản phúc trình của NIC không bao lâu, nhật báo New York Post cũng đăng bài về một “Nostradamus tân thời”: Gerald Celente. Tờ Post cho biết Gerald Celente trước đây đã tiên đoán chính xác nhiều biến cố, trong đó có sự tan vỡ của thị trường chứng khoán năm 1987, sự sụp đổ của Liên Sô năm 1991, sự phá giá tiền tệ ở Á Châu năm 1997, vụ vỡ nợ vay tiền mua nhà ở Mỹ năm 2007 mà Celente nói rằng không bao lâu sẽ tràn lan khắp thế giới. Tháng 11 năm 2007, Celente cũng nói với hãng tin UPI rằng đồng đô-la sẽ mất giá lớn và vài đại công ty ở Wall Street đang đi tới chỗ sụp đổ hoàn toàn mà ông ta gọi là “Cơn hoảng sợ của năm 2008” (The Panic of 2008). Celente nói rằng nó còn “tệ hại hơn cuộc Đại Suy thoái” trước đây, khởi đầu với sự hạ thấp rõ rệt tiêu chuẩn sinh sống kéo dài cùng với sự tức giận của giai cấp hạ lưu thành thị đe dọa một trật tự xã hội cho phép giới đại tư bản tiếp tục sống đằng sau những khu kín cổng cao tường và hưởng những mùa hè thần tiên tại những dinh cơ xa hoa bên bờ biển nước Pháp hay Ý, hay trên những du thuyền ngày càng lớn hơn và đắt tiền hơn.
 Celente tiên đoán “sẽ có một cuộc cách mạng tại nước này” có thể là vào năm 2012, và sẽ xảy ra dưới hình thức một cuộc đảo chính không đổ máu với sự xuất hiện của một đảng thứ ba.
 Nhiều người có vẻ không tin chuyện này sẽ xảy ra, nhưng người ta không thể làm ngơ trước những tiên tri trúng phóc của ông ta về những việc đã qua, đến nỗi tờ New York Post đã không ngần ngại viết: “Nếu Nostradamus ngày nay còn sống, ông ta cũng khó mà theo kịp Gerald Celente”, một người chuyên theo dõi sự chuyển hướng trên thế giới về xã hội, kinh tế và thương mại để cố vấn cho khách hàng trong giới kinh doanh. Ông ta có một viện nghiên cứu (Trends Research Institute) với 25 chuyên viên thượng thặng có thể cạnh tranh với nhiều trường đại học nổi tiếng tại Mỹ.
 Cuộc cách mạng mà Celente tiên tri đã dựa trên thực trạng bệ đỡ của nền kinh tế khổng lồ tại Mỹ là khả năng vay mượn từ các nước khác – nhất là Trung quốc và Nhật Bản – từ 2 tỉ tới 3 tỉ đô-la mỗi ngày để duy trì tiêu chuẩn sinh sống cao nhất thế giới vào lúc sự khan hiếm gia tăng trên mặt đất. Sự kiện đó bắt buộc phải thay đổi. Nhưng Celente không tin rằng nước Mỹ sẽ chuyển đổi sang một xã hội tiết kiệm mà không có một biến động vĩ đại để từ đó một mô thức mới sẽ xuất hiện.
 Cuộc cách mạng mà Celente tiên tri cũng không còn xa – 2012 -  cuối nhiệm kỳ tổng thống của Obama, nhờ khẩu hiệu “Change” mà đắc cử. Liêu sau 4 năm ngồi trong tòa Bạch Ốc, ông ta có sẽ thay đổi được gì tại Washington, hay sẽ bị Washington ... thay đổi như bao nhiêu lời hứa hẹn của các chính trị gia khác khi tranh cử?
&n bsp;
Mặc dù mới tuyên thệ nhậm chức, có những dấu hiệu cho thấy Obama đã “thay đổi”, không còn nhắc tới những lời hứa khi tranh cử trong lúc nhiều khuôn mặt cũ của triều đại Clinton đã xuất hiện trong chính quyền mới đang được thành lập, nhất là đã lưu dụng Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates do TT Bush bổ nhiệm để tiếp tục cuộc chiến tranh Iraq mà trước đây đã bị ứng cử viên Obama đả kích kịch liệt.
 Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế mà Obama hứa sẽ có chính sách cứu chữa cho đến nay vẫn ngày một tệ hại hơn và lôi kéo cả thế giới vào cơn suy thoái trầm trọng chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng=2 0kinh tế toàn cầu 2008, Trung Cộng là nước khốn đốn nhất và đã làm nhiều người ngạc nhiên.
 Trong những năm gần đây, nước Tàu đã nhanh chóng vươn lên như một “phép lạ kinh tế” sau 20 năm mở cửa làm ăn theo chính sách “kinh tế thị trường” với mức phát triển hàng năm trên 10 phần trăm. Hàng hóa “Made in China” bán với giá rẻ tràn ngập thế giới, kể cả Hoa Kỳ và Âu Châu. Để bán được hàng, Trung Cộng cho những nước giàu vay tiền để tha hồ tiêu thụ, trong đó có Hoa Kỳ với số nợ hàng tỉ đô-la mỗi ngày.
 Cộng sản Tàu muốn chứng tỏ là cường quốc của Thế kỷ 21, và nhiều “nhà quan sát” quốc tế cũng nhận định như vậy vì bị chóa mắt trước những nhà chọc trời nguy nga mọc lên như nấm gặp mưa ở Thượng Hải, và trước những con số nhiệm màu trên các bảng thống kê. Tất cả dường như đã nhắm mắt trước một thực trạng nghịch lý: Đảng Cộng sản Tàu với hơn 70 triệu đảng viên độc quyền cai trị và điều hành một nền kinh tế theo kiểu tư bản!
 Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của nền “kinh tế thị trường dưới một chế độ cộng sản” tại nước Tàu hiện nay, đã nói một câu “đi vào lịch sử” khi bị các đồng chí đảng viên giáo điều đả kích là “xét lại”, làm ăn theo lối tư bản: “Muốn gọi là mèo trắng hay mèo đen cũng được, miễn là mèo bắt được chuột.” Đặng Tiểu Bình và Cộng sản Tàu đã ch quên một điều: mèo không thể bắt được chuột nếu hai chân sau bị trói.
 Chưa bàn về chính trị, về dân chủ, về nhân quyền, một nền kinh tế thị trường không thể vận hành lành mạnh dưới một chế độ độc tài.
 Những người dân Tàu sống sót sau nửa thế kỷ bị đày ải dưới một chế độ cộng sản sắt máu, tàn bạo nhất thế giới, khi được cho mở cửa làm ăn đã thấy cái gì cũng tốt hơn quá khứ nên hăng say làm việc, gia tăng sản xuất, chấp nhận bất cứ đồng lương thấp kém nào, đồng ý làm việc dưới bất cứ điều kiện tệ hại đến đâu. Nhờ thế, hàng hóa Tàu có thể xuất cảng với giá rẻ mạt tràn ngập thị trường thế giới và những tỉ số phát triển không ngừng tăng vọt trên biểu đồ kinh tế. Thế nhưng, con mèo kinh tế của cộng sản Tàu không vồ xa được vì hai chân sau bị trói.
 Sau một thời gian đời sống được cải thiện từ mặt đất đi lên, dân lao động Tàu cảm thấy cuộc đời ngày càng tăm tối, bị bóc lột tàn tệ mà không được quyền đấu tranh để sửa đổi.. Trong lúc ấy, bọn đảng viên “quan chức” đều trở thành tư bản đỏ, mặc sức vơ vét bất cần hậu quả, môi sinh bị ô nhiễm trầm trọng tới mức không còn có thể cứu chữa, hàng hóa sản xuất mang đầy độc chất bị khắp nơi tẩy chay.
 Trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, nền kinh tế nước Tàu Cộng =C 4ang trên đà tuột dốc tự do, trầm trọng hơn Hoa Kỳ và các nước Âu Châu. Trước cuối năm 2008, Bắc Kinh loan báo quyết định trích công quỹ 586 tỉ Mỹ kim để thực thi kế hoạch cứu nguy kinh tế, nhưng cũng không thể làm chậm đà phá sản hàng loạt của các xí nghiệp theo nhau sụp đổ mỗi ngày, đẩy hàng chục triệu công nhân vào cảnh thất nghiệp mà không được hưởng trợ cấp, đau ốm không thuốc men.
 Liệu nền kinh tế nước Tàu Đỏ với hình ảnh con mèo bị trói hai chân sau có vươn lên được từ cơn khủng hoảng hiện nay để trở thành hạng nhì thế giới như dư đoán của NIC, hay nó sẽ sụp đổ và kéo theo luôn chế độ cộng sản lớn nhất thế giới và giết nhiều người nhất thế giới? Thời gian sẽ20trả lời, nhưng hiện nay tập đoàn lãnh đạo Đảng CS Tàu ở Bắc Kinh đang hung hãn mở rộng bờ cõi xuống phía nam, dù nước Tàu đã rộng mênh mông với hơn 9 triệu rưỡi cây số vuông.
 Vào những ngày cuối năm 2008, cựu Đại tá “Quân-đội Nhân-dân” Bùi Tín, người có 40 tuổi lính (CSVN) và 30 tuổi đảng (CSVN) đã lên tiếng báo động “Đất nước lâm nguy” trong một bài viết được phổ biến trên mạng điện tử ở hải ngoại.
 Ông Bùi Tín mở đầu như sau trong bài “Màn cuối của một cuộc xâm lược”:
“Những ngày này, kẻ bành trướng phương Bắc như mở cờ trong bụng. Chúng hí hửng mừng thắng lợi.
Chúng đang hoàn thành trọn vẹn một cu ộc xâm lược trên đất liền Tổ quốc ta.
Sáng qua, 22 tháng 12.2008, các quan chức chính phủ Việt – Trung tề tựu tại ‘Cửa khẩu Hữu nghị’ – còn được gọi là Ải Nam Quan – để làm lễ cắm cột mốc số 1116, tiêu biểu cho việc cơ bản hoàn thành việc cắm gần 2000 cột mốc (gồm 1533 cột mốc chính và gần 400 cột mốc phụ) dọc 1400 kilômét biên giới Việt – Trung trên bộ.
Trong vài ngày nữa – trước khi năm 2008 kết thúc – theo đúng hạn định trong nghiêm lệnh của Bắc Kinh, được sự cúi đầu cam kết vâng lệnh của Hà-nội, họ sẽ còn làm lễ ký Nghị định thư kèm theo là tập bản đồ cực lớn, trên đó vẽ rõ toàn đường biên giới, đánh dấu sự hoàn thành trọn vẹn việc phân giới trên b .
Nghị định thư và tập bản đồ nói trên sẽ là bộ phần cấu thành của bản Hiệp định phân định biên giới trên đất liền Việt – Trung ký ngày 30 tháng 12 năm 1999.
Thế là chỉ vài ngày nữa, Bắc Kinh hoàn thành trọn vẹn một cuộc xâm lược nước ta.”
 Ông Bùi Tín gọi đây là một “nghi án cực kỳ hệ trọng” và kêu gọi “bà con người Việt chúng ta ở trong nước và ở ngoài nước, các bậc thức giả, các nhà sử học, luật học, các chuyên gia về quan hệ quốc tế, các bạn trẻ, sinh viên, học sinh, du sinh Việt Nam ở các nước, các nhà báo viết, báo nói, báo mạng, các bloggers trong và ngoài nước, các tổ chức chính trị, các hội đoàn ở trong nước và ở ngoài nư c, các đại biểu quốc hội, các ủy viên trung ương Mặt trận Tổ quốc ở trong nước” cùng lên tiếng “thảo luận một cách ngay thật, sôi nổi trên mọi phương tiện truyền thông” về vụ này.
 Người Việt Nam yêu nước nào mà không công phẫn trước việc giang sơn gấm vóc bị xâm lấn, nhưng xin được không đồng ý với ông Bùi Tín về hai điểm.
 Trước hết, việc tập đoàn lãnh đạo Cộng sản Hà-nội ký giấy nhượng đất cho Cộng sản Tàu không phải là một “nghi án” mà là “trọng tội bán nước” rành rành với đầy đủ bằng chứng.
 Theo tài liệu lịch sử, các vùng đất bị mất theo Hiệp định ngày 30.12.1999 rõ ràng thuộc chủ quyB Bn Việt Nam, và những “quan chức” người Việt chịu trách nhiệm thương thuyết và ký kết việc nhượng đất không thay mặt một chính quyền do nhân dân Việt Nam bầu ra. Do đó, rõ ràng đây là hành động “gian nhân hiệp đảng” và giấy tờ bán nước của bọn người này vô giá trị. Tội của chúng, từ chánh phạm tới tòng phạm, từ cấp ra lệnh tới cấp thừa hành, cần được xử theo Luật Hồng Đức (1483) được quy định rõ ràng: “Những người bán ruộng đất ở biên cương cho nước ngoài thì bị tội chém.” Bán ruộng đất thuộc quyền sở hữu của mình còn bị tội chém, huống hồ bán đất đai không thuộc quyền sở hữu của đảng Cộng sản.
 Thứ hai, tội bán đất ở biên giới cho Trung Cộn g không phải chỉ là việc phạm pháp đơn thuần hay là tội của một phe cánh trong đảng CSVN ngày nay. Đó là một trong những trọng tội mà đảng CSVN đã gây ra trên đất nước Việt Nam từ ngày Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và dựa vào Cộng sản Tàu để chiếm quyền tại Việt Nam. Vì vậy, ngày nay nếu chỉ “thảo luận” về vụ nhượng đất ở biên giới tức là bỏ qua tất cả những tội ác khác của CSVN và nhìn nhận cái chế độ độc tài cộng sản không do dân bầu ra có thẩm quyền thương thuyết trên đất đai mà người chủ chính danh là nhân dân Việt Nam.
 Ông Bùi Tín và những người đã và đang đứng dưới lá cờ đẫm máu của đảng CSVN cần đào xới, truy nguyên nguồn gốc của tAt cả tai ương, khổ đau trên đất nước Việt Nam từ ngày “có đảng” đến nay.
 Những người ấy cần một chút can đảm để trả lại sự thật cho lịch sử và tìm một lối thoát cho toàn bộ vấn đề của đất nước Việt Nam mà nhân dân các nước Liên Sô cũ và Đông Âu đã làm gần 20 năm trước.
 Ông Bùi Tín và những người đã hay đang ở trong hàng ngũ CSVN cần minh bạch nhìn nhận sự sai đường lạc lối không phải chỉ là những chính sách tệ hại sau năm 1975, nhưng đã khởi nguồn từ ngày “có đảng”..
 Từ ngày đó đến nay, “Liên Sô vĩ đại” đã sụp đổ, 23 trong 27 chế độ cộng sản trên thế giới đã không còn .. Bãi biển đã thành nương dâu. Các chế độ cộng sản cuối mùa tại Trung quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba cũng sẽ theo nhau đi vào đống rác của lịch sử, mau hay chậm là do nhân dân các nước ấy đứng lên sớm hay muộn.
 “Thảo luận một cách ngay thật, sôi nổi” về vấn đề biên giới rồi thôi, không lôi cổ những kẻ phạm tội xuống, cũng sẽ không giải quyết được gì mà còn chỉ kéo dài sự thống trị của CSVN để tiếp tục gây thêm những trọng tôi khác.
 Cũng chuyện “Bể dâu, Dâu bể”, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp hơn, Tạp chí Làng Văn kỳ này là số báo cuối cùng sau hơn 20 năm góp mặt trong làng báo hải ngoại.
 Người đọc và người viết, k hông biết ai buồn hơn ai. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp riêng của Làng Văn. Làng báo giấy của người Việt hải ngoại đang theo nhau ... lên trời. “Lên trời” có hai nghĩa đều là nghĩa đen: một là nó không còn hiện hữu như một tờ báo trên mặt đất, hai là nó xuất hiện trên vòm trời bao la của điện tử – online.
 Nhờ sự phát minh và phổ biến rộng rãi computer, ngành truyền thông báo chí của loài người đang trải qua một cuộc cách mạng lớn chưa từng thấy. Bãi bể đã thành nương dâu. Với một cái computer bỏ gọn trong cặp, chỉ trong nháy mắt con người có thể đọc, nghe, thấy bất cứ cái gì xảy ra trên mặt đất hay trên trời trước đó vài phút. Có thể thưởng thức văn chương, nghe nhạc, xem phim ... mà kh ông cần sách báo, không cần tới rạp hát, không cần phải ngồi trước chiếc máy truyền hình.
 Báo “lên trời” có nhiều người đọc hơn, đi xa hơn, và nhanh hơn. Tuy nhiên, tờ báo giấy vẫn là cái gì “thân thương”, có thực và có hồn hơn. Báo giấy trong cộng đồng người Việt hải ngoại phải theo nhau lên trời lý do chính là vì người đọc ngày càng ít. Sau hai thế hệ lưu vong tị nạn, lớp người cao niên – khối độc giả chính của báo giấy – lần lượt theo nhau cưỡi hạc quy tiên. Lý do khác là phí tổn để làm ra tờ báo và đưa tới tay người đọc ngày càng tăng cao tới mức không còn chịu nổi. Một lý do khác nữa ít người muốn nói tới, vì nó “đụng chạm” và đáng buồn, là người Việt hải ngoại đã bị báo biếu (hay báo chợ) làm cho không còn thấy cần phải bỏ tiền để mua một tờ báo đúng nghĩa.
 Trong bối cảnh ấy, Làng Văn đã góp mặt trong hơn 20 năm như một tạp chí vừa văn học, vừa thông tin, vừa là tiếng nói đấu tranh của người Việt chống cộng ở hải ngoại. Làng Văn đã có một chỗ đứng, không phải chỗ ngồi, nhất định trong làng báo hải ngoại, là một trong số rất ít tạp chí được người đọc mọi nơi tin yêu, và dĩ nhiên được Việt Cộng cho vào sổ đen.
 Một đặc điểm của Làng Văn là nó không xuất phát từ Mỹ, nơi quy tụ của hầu hết báo lớn của người Việt hải ngoại. Nó đến từ miền đất lạnh và khiêm tốn, nhưng20đã dần dần tạo được địa vị vững vàng trong suốt nhiều năm trong làng báo hải ngoại mà ai cũng biết là do tài năng và ý chí của Nguyên Hương và Nguyễn Hữu Nghĩa.
 Hai cái tên ấy, cùng với tờ Làng Văn, đã tạo được rất nhiều bạn nhưng cũng không ít thù – những người từng là “bạn thân”, từng chia đắng sẻ cay trong bước đầu tị nạn trên xứ người. Bãi biển đã thành nương dâu thì bạn biến thành thù cũng không phải là chuyện lạ trong thế gian.
 Cũng trong thế gian thường tình, sau khi qua một chặng đường dài, dừng chân quay nhìn lại, cái đáng quý là những người còn lại bên nhau, dù đã trải qua một cuộc bể dâu. (Hết)