Home Tin Tức Bình Luận TT. Obama Khai Chiến

TT. Obama Khai Chiến PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Thứ Sáu, 13 Tháng 3 Năm 2009 13:52

Theo dõi tình hình, người ta không khỏi  lo cho TT Obama. Ông  tả xông hữu đột, đụng chạm toàn thứ dữ, thứ chì đã từng tạo thành một thứ chánh quyền khác trong bóng tối. Cứu nguy tài chánh khủng khoảng, kinh tế suy thoái , TT Obama đã đụng với thành đồng của chánh quyền trong bóng tối đó là giới tài phiệt. Cứu nguy ngân sách khỏi vỡ nợ, TT Obama sắp đụng với vách sắt của hành lang quyền lực của chánh quyền trong bóng tối với cả một binh đoàn vận động hành lang của các nhóm đặc quyền đặc lợi.

Với tài phiệt, Ông tức giận và  nặng lời, dùng chữ "hổ thẹn" và "vô trách nhiệm"để chỉ những người ở Wall Street xin ngân sách cứu trợ mà lại tiếp tục thưởng 18 tỷ 4 cho họ. Và sau đó quyết định những người lãnh đạo ngân hàng nhận tiền cứu nguy của chánh quyền mỗi năm thù lao chỉ 500 ngàn Đô mà thôi, không được hơn một cắc.

Với binh đoàn vận động hành lang quyền lực Mỹ, Ông khai chiến, Ngày Thứ Bảy 28 tháng Hai, khi trình ngân sách cho Quốc Hội, với 3.5 ngàn tỉ đôla cho tài khóa 2010, TT Obama công khai tuyên chiến với binh đoàn vận động hành lang và những nhóm quyến lợi đặc biệt. Dư luận chung rất xấu với hạng người này. Đó là những người đã từng lươn lẹo chia nhau ăn xới ăn bớt ngân sách, tiền thuế của người dân. Đó là những người giết nhiều dân biểu, nghị sĩ bằng những món tiền mua chuộc kếch sù, bằng những chuyến đi du hí sang trọng, máy bay riêng, hotel thượng thặng, gái đẹp rượu ngon, để đồi lấy lá phiếu ủng hộ những chương trình, dự án, hợp đồng ngân sách liên bang phải trả rất mắc có lợi cho các công ty, tổ chức mướn họ vận động hành lang.

TT Obama tuyên bố  trên hệ thống đài phát thanh quốc gia, ông sẽ chiến đấu để thay đổi lớn định chế y tế, năng lượng và giáo dục. Các nhóm đặc quyền và những người vận động hành lang, những người làm ăn theo lối cũ, sẽ đánh phá mạnh hơn. Theo kế hoạch có tới  5% thành phần giàu có nhất ở Mỹ sẽ đóng thuế cao hơn khoảng 1 ngàn tỉ đôla.  Nhưng Ông sẽ chiến đấu, Ông sẽ lật đổ nguyên trạng: "Hệ thống mà chúng ta hiện có chỉ làm lợi có người có thế thần, dính líu quá với những nhóm quyền lợi đã thống trị Washington quá lâu... . Nhưng tôi thì không, tôi làm việc cho quyền lợi người dân Mỹ". Ông nói Ông không trở thành tổng thống để làm những điều vẫn được làm từ lâu nay và [Ông sẽ] tiến từng bước nhỏ, ông sẽ thực hiện sự thay đổi sâu rộng mà nhân dân Mỹ đòi hỏi khi họ đi bỏ phiếu hồi tháng 11 năm ngoái.. Và ngân sách này là bước khởi đầu, đó là sự thay đổi mà ông sẽ tranh đấu trong những tuần lễ sắp tới. Ông hứa sẽ giảm mức thâm hụt ngân sách phân nửa trong nhiều năm tới. Đa số  dân chúng Mỹ, khoảng 95% sẽ được giảm thuế.

Ông còn nhấn mạnh ngân sách mà ông trình cho Quốc Hội sẽ giúp cho hàng triệu triệu người dân Mỹ nếu chỉ khi nào Quốc Hội vượt qua được sự chống đối của những binh đoàn vận động hành lang túi sâu không đáy.

Ông nói những bước đầu này của ông không khớp với những nhóm quyền lợi đặc biệt và những người vận động hành lang đã thâm căn cố đế với lối làm ăn cũ. Ông nói mạnh dạn như một người vì dân đứng ra đương đầu với những nhóm quyền lực đặc biết chỉ biết lo cho quyền lợi của họ và của những người giàu hơn là lo cho những người Mỹ trung bình.

Một số nhà phân tích cho rằng đề nghị ngân sách của Ông là cấp tiến. Nhưng Ông cho đó là những hứa hẹn của Ông khi tranh cử : "Đó là sự thay đổi mà người Mỹ đã bỏ phiếu cho hồi tháng 11". Nhưng dù sao thì những nhóm quyền lợi đặc biệt nhiều tiền sẽ chống đối một cách dữ tợn. Các công ty bảo hiểm vẫn tiếp tục tranh thầu để cung ứng dịch vụ cho Medicare nhưng "chúng ta sẽ giúp bảo tồn và bảo vệ Medicare và hạ giá dịch vụ xuống" . Ông nói Ông biết "ngân hàng và những người  cho sinh viên vay nhiều tiền không thích ý nghĩ rằng chúng ta sẽ ngưng tài trợ bằng số tiền kếch sù tiền của người đóng thuế và đó là cách chúng ta làm thế nào để tiết kiệm cho người đóng thuế  gần 50 tỷ Mỹ kim và làm cho đại học là nơi có thể
trả nổi. Tôi biết các công ty dầu khí sẽ không thích chúng ta miển 50 tỷ thuế nhưng đó là cách làm thế nào chúng ta giúp tài trợ cho một nền kinh tế với năn lượng đối mới"

Tòa Bạch Ốc vẫn biết Mỹ sẽ bước vào tài khóa mới với số thâm hụt ngân sách 1,75 ngàn tỉ đôla. Đây là mức thâm hụt lớn nhất từ Thế chiến thứ hai, và cao gấp 4 lần mức thâm hụt của năm này. Ông biết dù đảng Dân Chủ đang kiểm soát Quốc Hội, nhưng việc thông qua ngân sách này không phải là chuyện dễ vì  ngân sách tượng trưng cho sự thay đổi thực  sự và sâu rộng.

Khối Cộng Hoà  ở Quốc Hội tiếp tục tấn công là Ông xài lớn và sẽ làm ngân sách thiếu nợ
1.75 ngàn tỷ Đô la. Mỗi ngày những nghị sĩ Cộng Hoà đối lập nói Ô. Obama đưa ra đề nghị xài nhiều tỷ Đô la. TNS Richard Burr, R-N.C.,nói Ông Obama đang thúc đẩy tăng chi nhiều  nhứt và đưa ngân sách đến chỗ khiếm hụt không thể tưởng được.

Chiến lược và chiến thuật TT Obama đánh với binh đoàn của các nhóm đặc quyền đặc lợi ở Quốc Hội là lấy quần chúng bao vây lãnh tụ dân cử. Việc Ông dùng đài phát thanh, chương trình nói chuyện với quốc dân hàng tuần, để tuyên chiến là một dấu chỉ. Dù người dân không có quyền thảo luận biểu quyết ngân sách như dân biểu nghị sĩ, nhưng người dân có quyền làm ra dân biểu nghị sĩ. Chưa làm liền được nhưng có thể tạo ảnh hưởng trong cuộc bầu cử  Quốc hội vào thời điểm nửa nhiệm kỳ tỏâng thống, trong vòng hai năm tới. Ông phân chứng với dân, Ông cho dân biết về tai hoạ của binh đoàn vận động hành lang làm việc cho những tổ chức đặc quyền đạc lợi, điều đó sẽ làm cho dân biểu, nghị sĩ phải dè dặt với binh đoàn vận động hành lang đã từng làm tiêu sinh mạng chánh trị của  rất nhiều dân biểu nghị sĩ.