Ai đúng ai sai ở biển Đông? |
Tác Giả: Vaudine England / BBC News, Hong Kong | |||||||||||||||
Chúa Nhật, 15 Tháng 3 Năm 2009 06:51 | |||||||||||||||
Khi tàu Hà Lan vào cửa sông Thames để tiến vào London năm 1688, rõ ràng họ là một lực lượng xâm lược. Tự do trên biển là điều đã được xác định rõ ràng vào thế kỷ 17, và các quốc gia chỉ được nhận chủ quyền đối với khu vực hẹp bao quanh bờ biển của họ mà thôi. Tuy nhiên, như Hoa Kỳ và Trung Quốc phát hiện trong mấy ngày gần đây, sự chắc chắn này giờ đây trở nên khó nhận biết hơn nhiều. Căng thẳng gia tăng sau khi một tàu do thám hải quân của Mỹ bị năm tàu Trung Quốc ‘gây hấn' tại khu vực biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông). Lầu Năm Góc cáo buộc tàu của Trung Quốc ‘gây hấn' với các hoạt động của họ tại hải phận quốc tế. Bắc Kinh thì nói tàu Mỹ đã hoạt động "như gián điệp" và cáo buộc Mỹ là vi phạm luật quốc tế khi hoạt động trong Đặc khu Kinh tế (EEZ) của họ. Tranh cãi về lãnh hải của một nước thường rắc rối, vì suy cho cùng, biển cả chứa nguồn tài nguyên khổng lồ: cá, dầu khí và các tài nguyên khác, cùng quyền đi lại mang tính chiến lược. Luật biển Trọng tâm của các nỗ lực nhằm hóa giải những tranh chấp như vậy là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển - có từ năm 1982 sau nhiều năm thương thảo quốc tế. Trên thực tế, đây là một công ước quy định về các đại dương, không chỉ quy định về các đặc khu kinh tế EEZ, mà còn cho phép các nước không có biển được quyền sử dụng biển, được quyền thực hiện các nghiên cứu đại dương, có quyền tham gia kiểm soát các nguồn tài nguyên dưới lòng biển và có tòa án quốc tế để giải quyết tranh chấp.
Trung Quốc đã có những hoạt động tại Nhật mà cũng chính là những điều họ cáo buộc Hoa Kỳ Tiến sĩ Mark J Valencia Như vậy, liệu mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc ở phía nam đảo Hải Nam trên biển Đông có thể đơn giản được giải quyết tại một tòa án của Liên Hiệp Quốc hay không? Thật không may là chuyện này lại không đơn giản như thế. Khác với Trung Quốc, Hoa Kỳ ký vào công ước của Liên Hiệp Quốc, nhưng không phê chuẩn nó. Điều này có nghĩa là họ đã hứa sẽ không có bất cứ hành động nào có thể làm hại tới mục tiêu của Công ước, nhưng họ không đồng ý bị ràng buộc về pháp lý theo các điều khoản của công ước. Tiến sĩ Mark J Valencia, một chuyên gia hàng đầu về hàng hải, nói: "Điều này khiến Hoa Kỳ ở vào thế khó xử. Họ đang cố gắng diễn giải các điều trong công ước theo cách có lợi cho họ, nhưng họ lại không phải là thành viên của công ước". Luật biển quy định về các đặc khu kinh tế - là các khu vực biển mở rộng 200 hải lý (370km) từ bờ biển của một quốc gia - để cho họ đặc quyền khai thác và sử dụng tài nguyên biển. Vấn đề này trở nên phức tạp khi các đặc khu kinh tế lấn vào nhau. Khi không được xem bản đồ cụ thể về nơi mà tàu của Mỹ đối diện với tàu Trung Quốc, các chuyên gia thường ngần ngại, không dám nói chính xác bên nào đúng bên nào sai. Nếu tàu USNS Impeccable đúng là ở trong vùng đặc khu kinh tế của TQ, họ hoàn toàn có quyền có mặt tại đó một cách hợp pháp - nhưng còn phụ thuộc vào hoạt động mà họ đang thực hiện. Trung Quốc nói Hoa Kỳ đang "làm gián điệp", và do đó, thực hiện các hoạt động có thể được coi là chuẩn bị cho xung đột. ‘Tùy mắt quan sát' Như vậy, liệu Trung Quốc có đứng ở thế cao hơn trong tranh cãi này không? Một lần nữa, câu trả lời cũng không hề đơn giản. Có thể có nước thậm chí còn thông cảm với TQ do lo ngại về chuyện Hoa Kỳ thu thập thông tin, nhưng thách thức Mỹ gây ra sự mất ổn định và do đó, không có lợi cho các nước châu Á Tiến sĩ Jurrgen Haacke Tiến sĩ Jurrgen Haacke từ Đại học Kinh tế London nói: "Trung Quốc cũng thực hiện các hoạt động tình báo tại nơi mà Nhật Bản tuyên bố là đặc khu kinh tế của họ". Theo luật biển của LHQ, các hoạt động tình báo thường được coi là "không vô tư" nếu chúng được thực hiện bên trong lãnh hải của một quốc gia. Tiến sĩ Haacke nói: "Một số nước có thể lập luận rằng việc thu thập tình báo không nên được coi là một hoạt động hòa bình nếu nó được thực hiện bên trong đặc khu kinh tế. Bản chất thế nào thì còn tùy vào mắt quan sát của mỗi phía". Tiến sĩ Valencia đồng ý với quan điểm này. Tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản tập trung tại quần đảo Điếu Ngư Đài (tiếng Nhật gọi là Senkaku) và theo luật thì vẫn là khu vực bị tranh chấp về chủ quyền. Tiến sĩ Valencia nói: "Trung Quốc đã có những hoạt động tại Nhật mà cũng chính là những điều họ cáo buộc Hoa Kỳ". Những hành động này bao gồm việc vi phạm luật biển, như việc để tàu ngầm chìm xuống bên dưới thay vì nổi lên trên mặt biển, hay để các tàu thu thập tình báo đi lại trong hải phận của các quốc gia khác. Tranh giành vị thế Đây là lĩnh vực mà các sơ đồ luật định thường bị biến dạng thành các sơ đồ chính trị lớn hơn giữa các bên, hay nói cách khác, địa lý biến thành địa chính trị. Hoa Kỳ từ lâu đã sử dụng các vùng biển ở châu Á, và có khả năng gia tăng lớn sức mạnh hải quân của họ (thường là với khả năng nguyên tử) ở trong và ngoài các vùng biển Á châu. Tùy vào các hành động mà Hoa Kỳ thực hiện, rất nhiều nước tại châu Á cho tới nay vẫn không có vấn đề gì với Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải nước duy nhất tức giận trước việc Hoa Kỳ lợi dụng quyền tự do trên các vùng biển. Indonesia, một trong những nước chủ chốt đối thoại hình thành nên Luật Biển, tức giận trước việc các tàu hải quân Mỹ thường xuất hiện tại các eo biển của họ mà không xin phép.
Ông Obama cũng tìm cách giảm bớt căng thẳng khi hội đàm với các quan chức cấp cao TQ Việt Nam cũng phản đối việc quân đội Trung Quốc tập trận trên lãnh hải của họ. Tuy nhiên, chỉ có Trung Quốc là nước nêu công khai sự tức giận của họ. Giới phân tích nói cách hành xử tự nguyện trên các vùng biển Á châu cần được củng cố thành các hướng dẫn thực thi để tránh những xung đột trong tương lai. Đằng sau tranh cãi gần đây giữa Mỹ với Trung Quốc là lo ngại của một số nước Đông Nam Á, cũng như ở phương Tây, về sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc. Tiến sĩ Haacke nhận xét: "Trong khi có thể có nước thậm chí còn thông cảm với Trung Quốc do lo ngại về chuyện Hoa Kỳ thu thập thông tin, việc Trung Quốc thách thức Mỹ gây ra sự mất ổn định và do đó, không có lợi cho các nước châu Á". Trước đây, Trung Quốc đã từng phản đối Mỹ, khi một tàu khu trục nhỏ của TQ đối đầu với tàu USNS Bowitch tại Hoàng Hải vào tháng 3/2001. Tháng sau đó, một chiến đấu cơ của Trung Quốc đâm phải một máy bay do thám của Mỹ trên vùng đảo Hải Nam, gây căng thẳng trong quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và TQ trong một thời gian. Tiến sĩ Valencia nhận xét rằng cả Mỹ lẫn TQ đều không thể nhận họ hoàn toàn đúng. Hiện, các nước đang ra sức tranh giành vị thế tại các khu vực biển giàu tài nguyên và còn đang tranh chấp. Ông Valencia nói chừng nào Mỹ từ chối phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển, chừng đó "tình hình còn tồi tệ thêm".
̣Đường đỏ là vùng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền; Đường xanh là các đặc khu kinh tế EEZ theo Công ước LHQ về luật biển; Các đảo xám là nơi có tranh chấp.
|