Home Tin Tức Bình Luận Sinh viên vận

Sinh viên vận PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Thứ Hai, 30 Tháng 3 Năm 2009 12:31

Ai đã từng đi công tác Paris trước năm 1975, ắt còn man mác nỗi buồn. Nỗi buồn sinh viên của Việt Nam Cộng Hoà đi du học Pháp bị CS Hà nội "câu cá", mất đi không ít. Chữ "câu cá" là chữ dùng của Bác sĩ Nguyễn Quốc Nam, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Liên Minh Dân Chủ VN, tiếp nối chí khí, đường lối sau khi Giáo sư Nguyễn ngọc Huy qua đời, từ bên Pháp qua nói chuyện thân mật với một số nhà báo và hội luận  trên truyền hình SBTN.Vốn là một sinh viên VNCH đi du học, ngay từ thời còn VNCH Oâng đã thấy CS Hà nội dành một ngân sách sinh viên vận rất lớn. Có cơ sở, có cán bộ đi móc nối, có phương tiện đưa đón sinh viên VNCH khi mới qua và giúp đỡ ban đầu khi còn bơ vơ nơi nước Pháp. Mối tình đầu, bài thơ đầu đó cộng với một số tuyên truyền đã biến Paris thành  nơi nhiều sinh viên Việt phản chiến, thiên tả, thân Cộng nhứt.

Dù sinh viên người Việt Quốc gia lúc bấy giờ cũng cố gắng kết họp nêu cao chánh nghĩa VNCH, nhưng vì tự phát, thiếu tổ chức, thiếu yễm trợ nên không mạnh bằng sinh viên thân Cộng. Tuy nhiên những ngày chót của chế độ Miền Nam sắp không còn nữa, sinh viên VNCH, trong đó có Bác sĩ Nam vào Toà Đại sứ VNCH ở Paris hạ cờ VNCH xếp lại  và cất để dành. Sau này đã gởi tặng cho  Hội Sinh viên VN ở Mỹ. Cây cờ mà Hội Sinh Viên VN ở Nam Cali giữ như báu vật là quốc kỳ đó. Bs Nam cũng cho biết ngoài việc cuốn cờ, còn lấy một số tài liệu quan trọng không cho  lọt vào tay CS Hà nội  trước khi họ "tiếp thu". Sinh viên người Việt Quốc gia còn lấy mộc của Toà Đại sứ VNCH đóng gia hạn 10 năm cho mình, trong nước mắt để tránh cho mình thân phận là người vô Tổ Quốc vì sinh viên Quốc gia du học nhứt định không xin visa của Toà Đại sứ của CS Hà nội. Thời gian sau đó, sinh viên ngưòi Việt Quốc Gia ở lại Pháp chống phá CS Hà nội một cách tích cực, cái gì làm hại CS được thì làm. Trong những người đó có liệt sĩ Trần văn Bá sau này về nướùc phục quốc và bị tử hình cùng nhiều người đồng chí hướng như Hồâ thái Bạch, con trai của Ô Hồ tấn Khoa mà Đạo Cao Đài gọi là Hồ Bảo Đạo.

Tại sao mình không "câu cá" lại sinh viên du học do CS Hà nội cho đi.  Bác sĩ Nguyễn quốc Nam nhấn mạnh. Bây giờø  theo kinh nghiệm  và nhận định của Bs Nam, chánh nghĩa tự do dân chủ của VNCH ngày càng được sáng tỏ, đánh giá cao. Ngay những người sinh viên thân Cộng ở bên Pháp xưa kia, đại đa số bây giờ đã thấy "CS coi vậy, chớ ø không phải vậy, mà còn quá tệ hơn vậy" nữa.  Bây giờ tuy chế độ VNCH không còn chánh quyền, nhưng cộng đồng người Việt hải ngoại, tại các siêu cường như Mỹ, Pháp, Anh, Đức và các nước Liên Aâu là một thế lực mạnh và có chánh nghĩa đấu tranh. Đó là những nhà ngoại giao bình dân, những chiến sĩ Quốc gia đầy đủ kinh nghiệm đấu tranh chánh trị. Bây giờ không còn toà đại sứ, tổng lãnh sự VNCH nhưng mỗi cộng đồng, mỗi đoàn thể, hội đoàn là những sứ quán bình dân. Mỗi gia đình Việt Nam ở hải ngoại là một " Nhà VN" của CS Hà nội khi xưa dùng giúp đỡ sinh viên, để tạm chứa sinh viên du học trong buổi ban dầu, chân ướt chân ráo.

Tại sao không câu cá sinh viên từ VNCS du học khi mà tâm lý sinh viên du học đến từ VNCS, mười người hết bảy còn ba hết hai còn 1 mới về VNCS. Đây không phải là suy đoán, con số sinh viên CS Hà nội gởi đi so với số sinh viên về nước, tỷ lệ ở lại quá cao. Chính Ô. Cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo dục Đào Tạo của CS Hà nội đã từng than trước Quốc Hội VNCS, các đài quốc tế đều có loan. Số người ở lại rất nhiều. Có người ở lại nhờ có chồng hay có vợ là người Việt có quốc tịch bản xứ. Ở lại sẵn sàng và vui vẻ làm việc lấy tiền mặt dù giá rất rẻ, hoặc ở lại nhờ gia đình trong nước tiếp tế. Ở lại vì nhiều lý do lắm. Nhưng có một điểm giống nhau là không muốn về VN, khó làm việc với sự lãnh đạo chỉ huy của những đảng viên dốt mà kênh kiệu, buồn khổ khi thấùy đồng bào bị áp bức bóc lột, nghèo khó mà không nói được. Người ta nói giáo dục là cái gì còn lại sau khi quên hết bài học. Giáo dục của tự do dân chủ hay đối với sinh viên du học tư VN -- là ở chỗ đó.

Tại sao không câu cá khi Mỹ mở rộng con đường du học. Người Việt không lạc quan như đương kim Đại sứ Mỹ ở Hà nội, cho rằng với đường lối Mỹ cho sinh viên VN du học nhiều như năm qua, tăng gấp 4 lần, sau vài thập niên thì nội của chánh phủ CS Hà nội sẽ có hai phần ba người du học. Người Mỹ gốc Việt chưa đủ thế lực để  chống đường lối chánh sách bang giao, giao thương của Mỹ đối  CS Hà nội. Nhưng người Mỹ gốc Việt thừa khả năng, uy tín, và tình cảm để sinh viên vận sinh viên VN về với chánh nghĩa tư do, dân chủ, nhân quyền VN.

Lớp trẻ Mỹ gốc Việt, con em trong gia đình Mỹ gốc Việt là nhịp cầu tốt nhứt. Đồng trang lứa, đồng học, nói chuyện với nhau dễ hơn. Chỉ cần một sinh viên du học theo bạn về nhà cha mẹ bạn chơi, là sẽ suy nghĩ. Tại sao người Việt tỵ nạn CS ra đi với hai bàn tay trắng, mà bây giờ có nhà, có xe, giữ gìn những nét chánh của nếp sống và văn hoá VN ngay trong xã hội nước định cư,, có con em tốt nghiệp đại học, học đại học hết người này tới người khác. Muốn hay không muốn sinh viên du học sau cùng sẽ thấy một phần lớn đó là nhờ chế độ tư do dân chủû, mới vươn lên được như vậy. Không quan trọng sinh viên du học ở hay về. Tư tưởng qyết định hành động. Ở rất tốt. Ngay đối với con cán bộ hay người ăn theo sớm hay muộn cũng chuyển tiền qua. Mua nhà, mua đất ở ngoại quốc đâu có giở đi đem về VN được. Mà còn mất chất xám, chất xanh, mất người của CS. Về cũng tốt, nêu bình tâm mà xét các cuộc lật đổ CS ở các nước Đông Aâu, không do người hải ngoại hay GI Mỹ làm mà người trong nước làm. Người trong nước được tiếp cận với giá trị tự do dân chủ. Tự do dân chủ "diễn biến hoá bình qua nhiều đường trong đó không thể không nói đến con đường du học, công du, "lao động xuất khẩu".

Có người phản biện, sinh viên du học ở lại có thể trở thành con ngựa thành Troy, đội quân thứ 5 của CS Hà nội. Yên tâm với thế lực của cộng đồng người Việt Quốc gia tỵ nạn CS ở hải ngoại, với quyết tâm ở lại của sinh viên, với ngành phản gián của các quốc gia tân tiến như Mỹ, CS Hà nội khó nếu không muốn nói là không thể tổ chức được lực lượng chống lại chánh nghĩa tự do, dân chủ. CS Hà nội có hiệp uớc ngoại giao, giao thương, không có quyền tổ chức lũng đoạn đánh phá công dân Anh, Pháp, Mỹ, Úc gốc Việt. Làm là công lực các nước này bắt ngay, từ tù dến trục xuất ngay.

Những gợi ý của Bs Nguyễn quốc Nam một người sống trong cuộc thời sinh viên, cộng đồng và  các đoàn thể dấu tranh ở hải ngoại có thể đã thấy, đã nghĩ và hỏng chừng đã có kế hoạch đang thực hiện. Người ta thấy ở hàng quán ở Mỹ nhiều sinh viên du học đang làm việc. Gợi ý trên của Bs Nam  rất đáng suy gẫm để sinh viên vận kiến hiệu, năïng suất cao hơn.


Bởi vì ngay từ khi ra đời, đảng Cộng Sản sống bằng sự che đậy, giấu diếm, chữ họ dùng gọi là “bảo mật.” Ðảng viên không thể nào tiết lộ những bí mật của đảng cho người ngoài biết. Tất cả những vụ ăn bẩn phải được che đậy, để “bảo mật.” Ðảng Cộng Sản từ đầu đã sống trong một nỗi bí mật.

Một thí dụ: Ðố ai biết đảng Cộng Sản lấy tiền ở đâu mà chi tiêu? Trụ sở đảng ở mỗi tỉnh, mỗi thành phố, mỗi huyện, xã, vân vân, đều to lớn nghênh ngang oai phong át cả tòa nhà hành chánh địa phương. Tiền đâu ra mà xây dựng như vậy? Những ban cán sự đảng lấy tiền đâu mà hoạt động? Tiền do các đảng viên đóng góp hàng tháng hay hàng năm? Hay là đảng lãnh tiền tiền trả công, do làm công việc “lãnh đạo nhà nước và xã hội” như ghi trong điều 4 hiến pháp? Tiền “trả công” đó do thứ hợp đồng nào quy định? Ai ký hợp đồng thuê mướn đảng Cộng Sản làm việc đó? Dùng tiền công quỹ của toàn dân, thì tiền đó nằm trong những chương, mục nào, có ai biết không?

Tất cả nằm trong niềm bí mật bao phủ các hoạt động của đảng Cộng Sản, chỉ có tình trạng bí mật của các đảng cướp, mafia, mới so sánh được. Tiền là một chuyện nhỏ. Lớn hơn là các chính sách của đảng Cộng Sản, có ảnh hưởng tới toàn thể dân trong một nước. Họ bàn những gì, nghiên cứu những gì trước khi đưa ra các chính sách đó? Ðó cũng là những điều bí mật chỉ mấy lãnh tụ cao cấp biết với nhau. Như gần đây là vụ cho các công ty Trung Quốc và nước khác khai thác mỏ bô xít ở Tây Nguyên. Các ông Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng nói đó là “đường lối lớn của đảng.” Ai quyết định đường lối lớn này? Họ quyết định như thế nào? Có bao nhiêu tiếng nói phản đối, từ các nhà khoa học, các nhà văn, cả một ông Tướng Về Hưu nổi danh đã lên tiếng. Họ nêu lên nhưng tác hại vĩnh viễn trên tài nguyên đất nước, trên môi trường sống của cả miền cao nguyên và đồng bằng miền Trung, trên tương lai kinh tế của cả nước. Ðó là chưa kể mối họa “cõng rắn vào nhà” hậu quả không thể nào lường được. Những đoàn công nhân Trung Quốc đang “Xẻ dọc Trường Sơn đào bô xít” để bùn đỏ sẽ trôi xuống đồng bằng kéo theo những nấm xương tàn của bao thanh niên Việt Nam từng nghe lời đảng Cộng Sản dụ dỗ đi “chống Mỹ cứu nước.” Những oan hồn đó sẽ tự hỏi họ đã hy sinh cho ai hưởng? Cho người Việt hay người Trung Hoa?

Những người nắm quyền đưa ra một “chủ trương lớn” như thế, họ có nêu ra những lý do nào để quyết định bán tài nguyên của nước Việt Nam hay không? Trước dư luận phê phán, chưa bao giờ thấy họ trình bày ý kiến để tự biện hộ, tự bênh vực quyết định của họ. Vì kiêu ngạo, khinh người, hay vì sợ? Không những thế, họ còn ra lệnh các báo, các đài, và các mạng lưới không được nói gì về vụ cho Trung Quốc khai thác bô xít nữa. Họ muốn bịt miệng báo chí, tức là cũng bịt tai của toàn dân, để phó mặc đảng Cộng Sản muốn làm gì thì làm, muốn bán gì thì bán. Cho nên người đứng ngoài quan sát cũng phải thấy là đảng Cộng Sản giờ không dám tranh luận với giới chuyên viên và trí thức Việt Nam; chỉ vì họ biết trước họ sẽ thua, sẽ đuối lý. Và phải kết luận vụ nhường quyền khai thác bô xít này là một vụ nhượng bán chủ quyền mờ ám.

Nhưng mờ ám là bản chất của đảng Cộng Sản. Nhiều người ví đảng Cộng Sản ở Việt Nam như một băng đảng Mafia. Nói như vậy chưa đủ. Mafia chỉ là một băng đảng tội ác sống bên ngoài pháp luật. Mafia có khả năng tổ chức buôn lậu, chứa bạc, ăn cướp, cướp của xong là phải chạy. Ðảng Mafia, ngay ở đảo Sicily bên Ý là nơi xuất phát của họ, cũng không bao giờ có thể đóng luôn cả vai cảnh sát bắt trộm để có quyền sử dụng vũ lực hợp pháp; đồng thời lại đóng vai quan tòa để sử dụng luôn hệ thống luật pháp tự bảo vệ mình. Ðảng Cộng Sản mạnh hơn đảng Mafia rất nhiều. Từ thời Hồ Chí Minh, ông đã nói “Ðảng ta là một đảng cầm quyền.” Nghĩa là “đảng ta” nắm trong tay cả quân đội, công an, tòa án, luật pháp, báo chí, văn nghệ, ngân hàng, cửa khẩu, vân vân, với quyền hành tuyệt đối.

Nhưng có một điều khiến các đảng cộng sản và Mafia giống nhau, đó là Quy Luật “Omerta,” có thể dịch là “bảo mật.” Luật này có nghĩa là đảng viên phải giữ bí mật nội bộ, không bao giờ được tiết lộ chuyện trong đảng cho người ngoài biết. Các đảng viên Mafia khi bị bắt cũng không bao gio được nói nửa lời về những chuyện riêng tư trong đảng, đứa nào nói là tự kết án tử hình. Ðiều luật này, theo ngôn ngữ của đảng Cộng Sản Việt Nam, còn gọi là “đoàn kết nội bộ.”

Hồ Chí Minh đã viết rằng “Ðoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của đảng... Cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của đảng như giữ gìn con ngươi trong mắt mình.” (Hồ nhắc lại lời Thống Chế Stalin.) Các đảng viên Mafia cũng giữ con ngươi trong mắt họ cẩn thận như vậy. Vì muốn giữ đoàn kết thì phải tránh không vạch ra những sai lầm của nhau, phải bao che cho nhau, không thể nào sống minh bạch công khai được.

Khi hiểu nguyên lý “Ðoàn kết nội bộ,” hay Omerta thì chúng ta hiểu tại sao sau những kỳ họp Trung Ương Ðảng không nói cho ai biết là họ đã bàn bạc những chuyện gì, kể tội những ai, cãi nhau như thế nào. Gần đây một tài liệu của ông Nguyễn Trí Chung được truyền trên mạng lưới kể chuyện hai cánh Ðỗ Mười và Võ Văn Kiệt liên kết đánh bại Lê Khả Phiêu ra sao, dân Việt mới biết các lãnh tụ đảng tranh giành quyền lực nhơ bẩn như thế nào. Trước Nguyễn Trí Chung, đã có những hồi ký khác, phá vỡ nhiều mảnh trong bức màn bí mật che phủ đảng. Nhưng những người bị gạt ra ngoài lề mới bỏ luật omerta, cất lời nói lên những sự thật, còn những người còn địa vị để chia chác quyền lợi với nhau thì vẫn “Ðoàn kết nội bộ,” như Hồ Chí Minh đã dậy.

Ðảng Cộng Sản thường tự hãnh diện về quyết định tập thể, nhưng vì thế không ai chịu trách nhiệm về bất cứ hành động nào cả. Khi phê phán, tất cả được gọi là “trách nhiệm của chúng ta.” Nhà soạn kịch quá cố Lưu Quang Vũ đã viết vở “Tôi và Chúng ta” để vạch ra căn bệnh vô trách nhiệm đó. Khi nói “chúng ta đã phạm các lỗi lầm” thì không cá nhân nào có lỗi cả. Ngày xưa “chúng ta” tổ chức đấu tố theo lệnh cố vấn Trung Quốc làm chết oan bao mạng con người, chúng ta để cho trẻ con thất học vì tiền học phí cao qua, chúng ta đã ăn cắp may trăm triệu Mỹ kim ở công ty Dệt Nam Ðịnh, trong khi đó “chúng ta” cướp đất của dân cho người ngoại quốc lập sân golf, vân vân. Bây giờ ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố quyết định cho Trung Quốc khai thác bô xít ở Tây Nguyên là một đường lối lớn của Ðảng. Chứ không phải của người cầm đầu chính phủ, cũng không phải của những người cầm đầu Bộ Chính Trị. Mai này, khi đoàn quân Trung Quốc “Xẻ dọc Trường Sơn đào bô xít” thành công rồi kéo nhau về, ai sẽ chịu trách nhiệm về những tàn hại trên quê hương Việt Nam?

Một bài học cho các dân tộc là chỉ khi nào những người cầm quyền chịu trách nhiệm trước dân chúng thì mới bảo đảm được là họ sẽ lo làm những việc ích lợi chung. Hiện nay các lãnh tụ cộng sản ở nước ta chỉ chịu trách nhiệm với nhau, trong một nhóm ở Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng. Khi những người trong nhóm này thỏa thuận được với nhau để chia chác quyền lợi thì họ sẽ tiếp tục “đoàn kết nội bộ” để bảo vệ lẫn nhau. Chỉ khi nào người dân được dùng lá phiếu quyết định ai là người cai trị họ, sau mấy năm không hài lòng thì bãi chức, lúc đó người cầm quyền mới biết họ chịu trách nhiệm với dân. Họ sẽ không có quyền giữ bí mật, xử lý nội bộ với nhau nữa. Càng bí mật càng dễ phạm tội ác. Khi có tự do dân chủ thì những tệ nạn trong guồng máy chính quyền mới giảm bớt được, từ chuyện nhỏ như tổ chức ăn cắp ở Nhật Bản để đem hàng về bán ở Việt Nam, cho đến chuyện lớn như bán rừng, bán biển cho người ngoại quốc khai thác. Nếu dân Việt Nam không được sống tự do dân chủ thì những tệ nạn đó không bao giờ giảm bớt!