Home Tin Tức Bình Luận Khủng hoảng kinh tế toàn cầu “gây thêm tranh chấp lãnh thổ”

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu “gây thêm tranh chấp lãnh thổ” PDF Print E-mail
Tác Giả: DCVOnline   
Thứ Ba, 31 Tháng 3 Năm 2009 05:01

BẮC KINH - Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm gia tăng tính cạnh tranh nguồn tài nguyên biển và có thể làm trầm trọng những tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Nam Hải, một vị tướng Trung Quốc nói hôm qua thứ Hai ngày 30 tháng Ba.

 
Trung tướng Liu: “Khủng hoảng kinh tế đang áp lực sự ổn định trong vùng và có thể gia tăng những tranh chấp lãnh thổ. Đối diện với khả năng này, chúng ta cần gia tăng đối thoại và hợp tác”. Nguồn: AP

Bên cạnh nguồn hải sản vốn phong phú, người ta còn tin rằng vùng biển Nam Hải có nhiều mõ dầu và khí đốt lớn lao. Những chùm đảo tranh bị tranh chấp giữa các nước lại nằm rãi ra dọc theo những thủy lộ rất bận rộn với tàu bè qua lại và quan trọng cốt yếu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Brunei, Mã Lai Á và Phi Luật Tân đều lên tiếng cho rằng mình có chủ quyền hoặc một phần hoặc toàn phần những nhóm đảo này cũng như lãnh hải chung quanh đảo.

Trung tướng Không quân Trung Quốc Liu Chenjun (刘成军, Lưu Thành Quân), kêu gọi gia tăng đàm phán giữa những nước cho mình có chủ quyền trên những quần đảo này để giữ sự tranh chấp đừng lọt ra khỏi tầm kiểm soát.

“Khủng hoảng kinh tế đang áp lực sự ổn định trong vùng và có thể gia tăng những tranh chấp lãnh thổ,” Trung tướng Liu nói. “Đối diện với khả năng này, chúng ta cần gia tăng đối thoại và hợp tác.”

Tướng Liu nói qua bài diễn văn khai mạc ở một diễn đàn kéo dài một tuần lễ ở Bắc Kinh quy tụ nhiều tướng lãnh cao cấp của quân đội Trung Quốc và thành viên của khối ASEAN. Nhiều nước trong khối ASEAN cũng đã lên tiếng cho hay họ có chủ quyền trên những quần đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp.

Trong những tuần vừa qua, Bắc Kinh đã đưa ra một loạt phản đối ngoại giao về những tranh chấp này và đã điều một tàu tuần tra được chế biến lại từ một chiến hạm của hải quân vào vùng này để tái xác định chủ quyền của mình.

Tướng Liu nói sự tuyệt vọng kinh tế là một trong những yếu tố chính làm gia tăng tính cạnh tranh nguồn tài nguyên biển – và tiềm năng cho sự xung đột. Sự đe dọa bao gồm từ cướp biển và tội phạm xuyên quốc gia cho đến ảnh hưởng của thay đổi khí hậu toàn cầu cũng làm gia tăng nhu cầu hợp tác trong vùng, ông nói.

Hội nghị Bắc Kinh, bao gồm một cuộc viếng thăm một sư đoàn thiết giáp nằm bên ngoài thủ đô Trung Quốc, nhấn mạnh những nỗ lực gần đây của quân đội Trung Quốc – xưa nay vốn rất bí mật - nhằm gia tăng hình ảnh của mình trên trường quốc tế qua những thao diễn chung, cho chiến hạm ghé thăm các nước và tham dự những công tác bảo an của Liên Hiệp Quốc.