Thế Tất Thắng: Hải Ngoại |
Tác Giả: Vi Anh | |||
Thứ Bảy, 25 Tháng 4 Năm 2009 01:42 | |||
34 năm nhìn lại cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN - tức giải trừ CS- dần dần đã thấy rõ thế tất thắng. Người dân Việt trong ngoài nước chỉ có thể thắng, chớ không thể thua nhà cầm quyền CS Hà nội. Tất thắng, một, nhờ hải ngoại, hai, nhờ quốc nội. Trong phạm vi mục báo có hạn này, xin lần lượt phân tích thế tất thắng của cuộc đấu tranh cho tư do, nhân quyền VN của người dân Việt ở ngoài và ở trong nước. Trước nhứt bắt đầu với thế lực đấu tranh của người Việt Hải Ngoại, một cánh quân lợi hại mà CS Hà nội không lường trước được, một tiền tuyến và một hậu phương không thể thiếu được mà đồng bào trong nước rất cần. 34 năm bình tâm nhìn lại, dù bi quan thế mấy người ta cũng phải thấy một Việt Nam Hải Ngoại đang thành hình do cảm nghĩ thuộc về nhau, do căn cước tỵ nạn CS nơi người Việt hải ngoại. Thế lực người Việt tỵ nạn CS đã phát triễn và làm nên một kỳ tích trong hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu lịch sử Việt. Một chấn dộng lương tâm Nhân Loại và Thế giới. Ba triệu người gạt nước mắt bỏ nước đi tìm tự do, với hai bàn tay trắng. Không sống được VN dưới gông cùm CS, người Việt tỵ nạn CS đem VN theo mình. Hồn thiêng sông núi là quốc kỳ VN được giương cao trong cộng đồng, rồi khôn khéo vận động với chánh quyền Mỹ, đệ nhứt siêu cưòng công nhận là di sản của cuộc chiến đấu và đấu tranh cho Tư do, Dân Chủ, Nhân Quyền VN. Cho đến ngày 29-3-2009, có 112 đơn vị chánh quyền Mỹ của 15 tiểu bang California, Colorado, Florida, Georgia, Louisiana, Michigan, Minnesota, New Jersey, Nebraska, Ohio, Oklahoma, Oregon, Texas, Utah, và Virginia ; 7 Quận Hạt (Counties) và 90 Thành Phố, đã công nhận quốc kỳ Việt Nam, nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng tự do người Mỹ gốc Việt Tại Mỹ, nơi định cư phân nửa tổng số ngưòi Việt hải ngoại định cư, theo US Census Bureau, tính đến 1/6/2008 có hơn triệu rưởi người Mỹ gốc Việt, đại đa số đã là công dân Mỹ. Tại Mỹ, đứng trên phưong diện xã hội, các tôn giáo có măït thời VNCH đã có mặt ở hải ngoại. Các quân binh chủng, các trường võ bị, kể cả các đơn vị điạ phương quân, nghĩa quân của Quân Lực VNCH đã tái tập họp thành hội, liên hội, và tập thể chiến sĩ VNCH. Các tỉnh của VNCH từ Bến Hải vào Cà mau, các tỉnh Miền Bắc đồng bào di cư 1954 ở hải ngoại đã làm sống lại bằng hội đồng hương. Các trường lớn đại học, trung học cũng thế đã sống lại băøng hội ái hữu. Nơi nào có một số người Việt định cư, đông thì thành lập cộng đồng, không đông thì thành hội. Sinh hoạt lễ hội truyền thống Giỗ Tổ Hùng Vương, Vua Quang Trung, Bà Trưng, Bà Triệu và chánh trị như ngày Quân Lực, ngày Ba Mươi Tháng Tư Đen đều cử hành hằng năm, có khi còn long trọng và rầm rộ hơn ở nước nhà. Nếu chấm thành bản đồ địa lý nhân văn đặc biệt là trong nước Mỹ, người nghiên cứu không ngần ngại gật đầu, đúng là một VN Hải ngoại. Tập thể người Việt hải Ngoại đã tạo được một thế lực làm CS Hà nội phải đổi giọng, từ phản quốc, Mỹ Ngụy, nay gọi là Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương. Chính Thứ Trưởng Ngoại Giao của CS Hà nội sau khi bang giao và giao thương được với Mỹ, Nguyễn Phú Bình đánh giá, "Trong số gần 3.000.000 người Việt Nam sinh sống định cư ở nước ngoài, ước tính có khoảng 300.000 người được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật cao, có kiến thức cập nhật về văn hoá, về khoa học, công nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh của các nước, và các tổ chức quốc tế. Tiềm lực khoa học và công nghệ của các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài không ngừng phát triển. Trong đó, một thế hệ trí thức mới người nước ngoài gốc Việt đang hình thành và phát triển, nhất là ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, và Châu Đại Dương. Đội ngũ này tập trung ở nhiều lãnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, ngân hàng, chứng khoán, ..v..v..". Về kinh tế tài chánh, sản lượng, lợi tức kiếm được và sản nghiệp đáng nễ. Mỗi năm gởi về giúp bà con và tổ chức đấu tranh là 8 tỷ năm rồi. Về văn hoá, người Việt hải ngoại là một lực lượng chẳng những ở hải ngoại bảo tồn và phát huy được văn hoá Việt, một nền văn hoá nhân bản, dân tộc, khai phóng, tiếp nối từ Hán, Nôm, Quốc Ngữ, của tổ tiên đất nước ông bà để lại. Mà còn chuyển về quê hương để hồi sinh lại văn hoá Việt trong nước, theo định luật văn hoá nào cao sẽ lấp văn hoá thấp của CS Hà nội sau khi CS đã cào bằng văn hoá VN hồi mới gồm thâu được cả nước và áp đặt bằng văn hoá ngoại lai Mắc,Lê, Mao. Một số chữ dùng của CS Hà nội thành tử ngữ, như "hồ hởi, phần khởi, ưu việt, đĩnh cao trí tuệ". Ở các quốc gia định cư nhiều, tiếng Việt không bị chìm trong những chuyển ngữ chánh Anh, Pháp, mà vươn lên bầu trời Bắc Mỹ với truyền hình vệ tinh như SBTN, VHN, Hồn Việt, đánh bạt tuyền hình tuyên truyền của CS Hà nội. Số đầu sách báo, băng đĩa ca nhạc bằng tiếng Việt sáng tác và phát hành ở hải ngoại, tỷ lệ thật cao. Bản hiệu hàng quán bằng tiếng Việt nhan nhản ở các thành phố có đông người Việt nhu ở VN khi xưa. Tiếng Việt không bị bỏ quên với lớp trẻ, mà sống mãi với các lớp Việt Ngữ do các hội đoàn, nhà thờ, nhà chùa, các trụ sở, gia đình cha mẹ dạy con cháu từ tuổi còn thơ. Nhưng nếu chánh trị là phạm trù tổng hợp của mọi sinh hoạt, kinh tế, tài chánh, văn hoá, xã hội, thì phải nói cuộc đấu tranh chánh trị, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN - một cách nói hợp thời đại của cuộc đấu tranh chống Cộng - là năng động, linh động, sáng tạo nhứt. Vần đề Nhân Quyền VN đã đi vào Quốc Hội, Hành Pháp các siêu cường Tây Phương như Mỹ, Uùc, Canada, và các nước Tây Aâu như Pháp, Đức và các nước Đông Aâu hậu CS như Ba Lan, chẳng hạn. So với các sắc tộc tỵ nạn CS như Trung Hoa, Triều Tiên, Cao miên, Lào., ngay cả đối với Cuba, sắc tộc Việt là ngưòi Mỹ gốc Việt kiên trì đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của đồng bào ở nước nhà nhứt. Chẳng những quốc tế vận mà người Việt hải ngoại còn tiếp vận cho các tôn giáo, đoàn thể, và trí thức đấu tranh trong nước. Chẳng những giương cao ngọn cờ chánh nghĩa tại những quốc gia định cư mà còn dựng tượng đài, lập văn khố ghi nhận chứng tích tội ác CS đã lùa dân dùng thuyền nan vượt đại dương chết trên nửa triệu, đã chấn động lương tâm Nhân Loại. Triệït tiêu không được, CS Hà nội phải chiêu dụ để mưu lợi kinh tế. Nhưng số người đi VN chơi thì có, ở lại thì hầu như không. Số người đón gió trở cờ mới bỏ vòi đã bị cộng đồng, đoàn thể của người Việt tỵ nạn CS ngắt mất. Công cuộc đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN đã thành một qui trình không thể nào đảo ngược được nữa. Định luật chung của đấu tranh chánh trị, đấu tranh nhân dân, khi phong trào nhân dân nổi lên mà nhà cầm quyền không diệt được buổi ban đầu, thì phong trào đó sẽ trưởng thành trên tro tàn của chế độ. Qui trình này và định luật này cũng có giá trị đối với cuộc đấu tranh trong nước.
|