Từ Ba Lan cho tới Thiên An Môn và kết cục của Ceausescu - Bài toán có hai đáp số? |
Tác Giả: Trác Tuân | |||
Chúa Nhật, 07 Tháng 6 Năm 2009 23:46 | |||
Ngày 4/6/2009, nhân dân thế giới, những người yêu chuộng tự do dân chủ trên toàn thế giới, long trọng kỷ niệm 20 năm, cuộc cách mạng dân chủ Ba Lan đã thành công vang dội bằng cuộc bầu cử tự do, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân. Cuộc cách mạng Ba lan chính là tiếng súng đầu tiên báo hiệu ngày tàn của chế độ CS đã điểm. Thiên An Môn bản hùng ca bi tráng Đồng thời một sự kiện có tính ngẫu nhiên đã diễn cùng ngày 04/6/1989. Đó là sự kiện xảy ra biến cố Thiên An Môn. Sự kiện đau thương đó đã đi vào lịch sử đương đại thế giới như một vết nhơ, một sự hổ thẹn về sự tàn bạo khát máu đã xảy ra giữa con người với con người trong một xã hội văn minh. Chỉ vì muốn độc quyền chiếm gữi quyền lực, muốn áp đặt lên đầu lên cổ nhân dân một thứ gông xiềng nô lệ kiểu mới, mà nhà cầm quyền CSTQ đã bất chấp tất cả, thách thức lương tri tất cả loài người, đã tàn bạo sử dụng quân đội có xe tăng và súng ống hỗ trợ đã dùng vũ lực để bắn giết những người dân, những công nhân sinh viên một cách hết sức dã man, chỉ vì họ muốn đòi lại những quyền làm chủ, bị cướp mất hơn 40 năm, kể từ khi chế độ CS hiện hữu. Hai mươi năm sau biến cố đã qua đi, nhưng sự kiện đó sẽ còn ghi dấu mãi mãi về những khát vọng tự do dân chủ đã được giới sinh viên học sinh và công nhân Trung Quôc thể hiện. Những hingf ảnh sống động về một thiên anh hùng ca, mãi mãi sẽ là biểu tượng cho ý chíw và lòng dũng cảm vô song của lớp thanh niên trẻ Trung Quốc. Những cuộc biểu tình rầm rộ, những gương mặt rạng ngời và phấn khích, sẵn sàng hy sinh cho một cuộc cách mạng vì nhân dân vì đất nước Trung Hoa Vĩ đại. Bất khuất thay, hình anh của một thanh niên yêu nước vô danh đã anh hiên ngang dũng cảm lấy tấm thân nhỏ bé của mình để ngăn chặn cả đoàn xe tăng hùng hổ và tàn bạo. Đã cho thấy sức mạnh của ý chí và nghị lực đã không chịu khuất phục trước bất cứ cường quyền nào. Máu đã đổ, đầu đã rơi, cuộc đấu tranh cách mạng của thanh niên sinh viên TQ tuy bị dìm trong biển máu và cho dù nhà cầm quyền Bắc Kinh ra sức bưng bít che đậy, nhưng sức sống của nó vẫn lan tỏa ra toàn thế giới, nó làm cho lương tri loài người thức tỉnh và phẫn nộ. Nó vượt qua cả không gian và thời gian để rồi 20 năm sau nó vẫn là đề tài nóng hổi, nó vẫn là hồi chuông thức tỉnh và cảnh báo cho loài người vẫn còn hiện hữu những chế độ độc tài gian ác. Những chế độ mà sự ích kỳ mù quáng của một nhóm hay một cá nhân con người đã giết chế cả một dân tộc, đã đẩy lùi sự phát triển chung của nhân loại. Những chế độ độc tài vẫn còn đó. Một Stalin, Mao Trạch Đông, Một Đặng Tiểu Bình, Hồ Chí Minh chết đi những vẫn còn đó Một Kim Chang Il, một Fiden hay một nhóm độc tài Bắc Kinh, Hà Nội vẫn đang hiện hữu để sẵn sáng bất chấp tất cả để diễn lại một kịch bản Thiên An Môn thứ hai. Chúng sẵn sàng dìm nhân dân trong biển máu để giữ yên cho ngôi vị của chúng. Thật là tàn bạo!Lịch sử sẽ ghi tội ác của chúng, hậu thế mai sau sẽ nguyền rủa chúng. Nhưng cho dù chúng tàn bạo khát máu bao nhiêu cũng không ngăn cản được dòng thác cách mạng đang dâng trào khắp nơi. Sự toan tính dùng cái bả kinh tế nhằm trì hoãn, đánh lạc hướng ru ngủ nhân dân thì mưu toan của chúng cũng sẽ phải dừng lại trong một ngày không xa. Nhân dân thế giới nhất định sẽ cảnh giác và vạch trần âm mưu lợi dụng diễn tiến hòa bình để tồn tại.
Thấy gì qua Biến cố Thiên An Môn (TAM) 20 năm qua đi khi nhìn lại và đánh giá sự kiện TAM, người ta không khỏi bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi để làm bài học cho ngày hôm nay. Tại sao nhà cầm quyền TQ khi đó lại phải huy động LL quân đội với sự hỗ trợ của xe tăng để đàn áp những sinh viên biểu tình trong tay không một tấc sắt??? Phải chăng khi đó họ thấy những người biểu tình có dấu hiệu bao loạn???? Hay họ muốn dùng “bàn tay sắt” nhằm dùng sức mạnh tàn bạo đánh đòn phủ đầu những người biểu tình ? Tất cả những hình ảnh sau này tuy chưa thể hiện đầy đủ cũng cho ta thấy, những người biểu tình khồn hề có ý định đòi lật đổ chế độ mà họ chỉ mong muốn đảng CSTQ chuyển đổi từ chế độ độc đảng sang chế độ dân chủ, nhất là cuộc biểu tình được khởi phát nhân tưởng niêm 2 năm ngày mất của ông Hồ Diệu bang, một nhà lãnh đạo cấp tiến, muốn thay đổi chế độ độc tài sang chế độ dân chủ. Điều đó chứng tỏ lòng mong mỏi của người dân muốn chuyển đổi chế độ hơn là dùng sức mạnh số đông để gây biến cố lật đổ chế độ. Nhưng nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bất chấp điều đó họ đã sử dụng công cụ sắt máu để đàn áp thanh niên sinh viên, chứng tỏ họ muốn dùng sức mạnh không những để dập tắt cuộc biểu tình mà con dập tắt ý chí của những thế hệ nối tiếp nếu họ muốn tái hiện một Thiên An Môn. Ba Lan, Trung Quốc và Romania! Bài toán có hai đáp số? Cùng thời điểm xảy ra biến cố TAM là thắng lợi của các nhà cách mạng Ba Lan, Trước một dấu ấn đậm nét của giáo hoàng John Paul II, sau chuyến trở về thăm tổ quốc đã công khai thúc giúc người dân đừng sợ hãi nữa, để cùng đứng lên đòi quyền dân chủ cho Ba Lan. Đồng thời dưới sự lãnh đạo của công đoàn đoàn kết đã thực hiện thành công công cuộc cách mạng vào ngày 04/6/1989. Nhất là chỉ sau thời điểm biến cố Thiên An Môn chưa đầy ba tháng, khi Ceauşescu cũng dùng biện pháp mạnh để đàn áp những người biểu tình Romania và y đã phải trả giá đích đáng cho hành động của y, không phải bởi những người biểu tình, mà do sự phản chiến , bất mãn của quân đội và những nhà lãnh đạo CS khác không đồng tình đã đứng về hàng ngũ những người biểu tình để nổi dậy lật đổ chế độ và xử tử y. Rồi liên tiếp những năm sau đó là sự sụp đổ của của phe XHCN được bắt đầu bằng biến cố Moskov, đánh dấu chấm hết cho chế độc độc tài toàn trị ở châu âu. Ở đây chúng ta cần nhân xét và đánh giá cùng một thời điểm và hoàn cảnh lịch sử tương tự. Tại sao cuộc cách mạng dân chủ ở đông âu lại thành công và ở Trung Quốc lại thất bại ??? Trong các cuộc cách mạng, tác động của quần chúng tuy là một yếu tố quan trong nhưng chưa đủ để làm sụp đổ cả một chế độ, mà chính những người cầm quyền của chế độ hiện hành vẫn là nhân tố quyết định. Tư tưởng của họ dù sao vẫn có sự tiến bộ nhất định hơn so với những người đồng chí của họ tại châu á nói chung và TQ nói riêng. Rõ ràng, điều kiện và hoàn cảnh ở mối vùng địa lý, mỗi quốc gia có những đặc thù riêng. Nó phụ thuộc vào yếu tố nhận thức của con người của cả hai phía, một bên là đa số nhưng không có công cụ hỗ trợ và đặc biệt là bên kia, nhóm thiểu số lợi ích có công cụ nhà nước hỗ trợ đã nhận thức và ý thức được hành vi của mình tác động lên xã hội có lợi hay có hại để sẵn sàng hy sinh quyền lợi, lợi ích cá nhân để trao trả lại quyền làm chủ cho nhân dân, đưa đất nước đi lên, thoát khỏi sự trì trệ của ách độc tài như các nhà lãnh đạo công sản đông âu đã làm. Trái lại, những người CSTQ đã cố tình ngoan cố bảo thủ vì lợi ích cá nhân, bất chấp và không đếm xỉa đến quyền lợi chung của đất nước, để lập lại những thảm cảnh dã man như lịch sử thời phong kiến Trung Hoa đã từng xảy ra. Điều đó chứng tỏ ngoài yếu tố truyền thống thì yếu tố tri thức hiểu biết của con người theo từng vùng địa lý, lịch sử dân tộc là yếu tố quyết định.
Việt Nam có thể xảy ra tương tự như Thiên An Môn không? Vì vậy một cuộc biểu tình như Thiên An Môn nếu có chỉ trông chờ vào nhận thức của người dân cũng như của thanh niên sinh viên có đủ sức và dám dứng dậy để làm lên cuộc cách mạng dân chủ không mà thôi! Cuôc biểu tình Thiên An Môn tuy bị đàn áp dã man, nhưng Thiên An Môn sẽ mãi mãi là biểu tượng bất khuất và khát vọng tư do dân chủ của nhân dân Trung Quốc. Hôm nay chúng ta tưởng nhớ đến biến cố Thiên An Môn, nhằm tôn vinh những người đã vì nền tự do dân chủ đã anh dũng ngã xuống cho một ngày mai tươi sáng, không chỉ cho đất nước TQ mà cho cả thế giới ngày nay. Thế hệ thanh niên, sinh viên TQ ngày nay nhất định sẽ noi gương cha anh họ, những người con quả cảm của Thiên An Môn 20 năm về trước để đứng lên đòi tự do dân chủ, một thứ tài sản thiêng liêng bất khả nhượng, để giành quyền làm chủ của mình. Hà Nội, ngày 04/6/2009
|