Cải Cách Và Cách Mạng |
Tác Giả: Vi Anh | |||
Thứ Năm, 23 Tháng 7 Năm 2009 22:37 | |||
Đợt bắt bớ hàng loạt những nhà trí thức vận động cho tự do, dân chủ VN cho thấy một mặt CS Hà nội đã "hạ quyết tâm" đi với Trung Cộng, triệt hạ phong trào đấu tranh cải cách. Và mặt khác, đường lối chuyển hoá CS Hà nội của Hành Pháp Mỹ,"giấc mộng Mỹ" của Washington không thành nếu không muốn nói là đã thất bại. Bộ Ngoại Giao Mỹ dù với bí danh là cái "đáy sương mù" cũng bị dân chúng soi thấu thấy đường lối ngoại giao chánh yếu của suốt hai đời tổng thống Mỹ nhưng bốn nhiệm kỳ đã âm thầm yễm trợ cho chủ trương chuyển hoá cải cách CS Hà nội. Phủ tổng thống Mỹ thời Ô Bush thì chơi một trò chánh trị hai mang chỉ lợi cho Mỹ. Lần đầu TT Bush mời một số nhà đấu tranh ở hải ngoại gặp Ông trước khi Chủ Tịch Việt Cộng Nguyễn minh Triết sắp đến Mỹ công du. Lần kế mời gặp một viên chức của Hội Đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Tạo cho người Mỹ gốc Việt, rằng Hành Pháp Mỹ có quan tâm đến tình hình VN. Và cũng tạo ấn tượng cho CS Hà nội thấy người Mỹ gốc Việt nói riêng và người VN hải ngoại nói chung đứng trong hàng ngũ cải cách. Hành Pháp và quốc Hội Mỹ gỡ CPC, cấp PNTR cho CS Hà nội để được vào WTO, còn vận động cho nhà cầm quyền Hà nội vào làm hội viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ. Đại sứ Michael Michalak bên cạnh CS Hà nội là người thừa hành lạc quan nhứt, đã từng công bố trong vòng 20 năm nữa, với đà cho sinh viên VN du học Mỹ tăng lên 4 lần, thì trong vòng 20 nữa 75% thành phần nội các của nhà cầm quyền CS Hà nội là người học ở Mỹ. Song song, trong nước VN, nhiều người trẻ có du học ngoại quốc và du hành quan sát ở Mỹ trực tiếp hay gián tiếp đấu tranh cho nhân quyền và đa đảng. Một số cán bộ của đảng Việt Tân ở hải ngoại về nước, tạo một xì căn đan lớn cho CS Hà nội. CS Hà nội bắt bớ, tố cáo là khủng bố, nhưng rồi phải trả tự do không bao lâu sau đó vì áp lực của Pháp và chánh yếu là của Mỹ. Một nhóm người cựu cán bộ đảng viên CS Mỹ gọi là ly khai, bất đồng chánh kiến trong nước tuyên bố thành đảng chánh trị, thành "xã hội dân sự". Cụ thể là đảng Dân Chủ, một đảng từng hợp tác với đảng CS trong thời Việt Minh tuyên bố tái phục hoạt trong nước. Và khối 8406 trong một thời gian ngắn qui tụ được nhiều người. Nhưng đường lối đấu tranh của những tổ chức và cá nhân này dù là đấu tranh cải cách trong khuông khổ chế độ của CS Hà nội CS Hà nội vẫn triệt hạ qua đợt bắt bớ mới đây. Những người mà CS Hà nội bắt bớ hay bất động hoá trong đợt này ít nhiều đều có dính líu với Mỹ và hải ngoại. Người đầu tiên là Ls Lê Công Định, học ở Pháp và được học bổng Fulbright toàn phần, học 2 năm ở Mỹ, thường làm ăn với các công ty ngoại quốc và cãi cho những nhà đấu tranh cải cách trong nước. CS bắt khẩn cấp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ lên tiếng đầu tiên đòi thả tức khắc và vô điều kiện. Quá nhanh nhẩu so với Lm Nguyễn văn Lý một nhà tu kiên trì đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, mấy lần bị CS Hà nội bắt. CS Hà nội bồi thêm mấy cú nữa gạt tên Ls Định khỏi luật sư đoàn,họp báo tố cáo Ls Định theo một khóa đào tạo "đấu tranh bất bạo động " do đảng Việt Tân tổ chức. CS Hà nội tố cáo đảng Việt Tân là khủng bố dù vị chủ tịch Đảng này là người được phủ TT thời TT Bush mời gặp TT Bush trước khi Chủ Tịch Nước VC sắp công du Mỹ, và nhiều lần được Quốc Hội mời điều trân như một người Mỹ gốc Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Ls Định cũng bị CS Hà Nội tố giác có liên kết đảng Dân Chủ có người ở trong nước và có ngưòi ở Mỹ, rất gần gũi với đảng Việt Tân. Sau đó vào đầu tháng 7, Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung, một cán bộ của đảng Dân chủ, học ở Pháp, được âm thầm tổ chức đi một vòng Mỹ, được TT Bush tiếp ở trang trại của Ong ở Texas. Người kế là Cựu Trung Tá Bộ đội VC, của Đảng Dân Chủ bị bắt. Và mới đây một ngưòi Mỹ gốc Việt sinh viên Đại học Tennessee, Memphis, của Mỹ, Hoa Kỳ, Võ Tấn Huân của đảng Dân Chủ về Việt Nam công tác thiện nguyện ở một bịnh viện ở Saigon bị bắt. Đảng Dân chủ đòi CS Hà nội trả tự do ngay cho Anh Huân và nói sẽ gửi thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ nhờ can thiệp vì Huân là công dân Mỹ. Thêm nữa, theo AFP, hôm 17/07/2009, phát ngôn viên bộ ngoại giao CS Hà nội, ông Lê Dũng cho biết Viện Kiểm sát đã quyết định đưa 6 người trong đó có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ bị truy tố về tội "tuyên truyền" chống chế độ. vì các hành vi "sỉ nhục chính quyền địa phương, tàng trữ và phát tán tài liệu có nội dung chống lại nhà nước ". Theo bản cáo trạng thì 6 nhân vật trên đây treo biểu ngữ tẩy chay thế vận hội 2008 tại Bắc Kinh. Theo tin của đài Pháp RFI và thông tấn xã Pháp AFP, những ngưòi bị băt này đều khẳng định là đối lập, chớ không có mục đích lật đổ chế độ, mà chỉ nhằm tạo "không gian sinh hoạt đa đảng, cho những các bộ cộng sản "lương thiện" có cơ hội giúp nước. Tức là, đấu tranh cải cách, chớ không đấu tranh cách mạng, thay đổi chế độ. CS Hà nội đang gặp khó khăn với phong trào đấu tranh cải cách. CS Hà nội lại gặp khó khăn lớn hơn với phong trào chống đối TC lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải, lấy hai đảo Hoàng sa và Trường sa và TC vào Cao nguyên Trung phần khai thác bauxite. CS Hà nội cũng bị dân chúng chống là nhà cầm quyền hèn yếu không bảo toàn đất tổ, bị nghi là mải quốc cầu vinh, cầu an, thần phục Bắc triều. Phong trào này xuất phát từ lòng dân tộc nên từ cựu đến đương kiêm tướng lãnh của chế độ CS Hà nội, từ sinh viên đến trí thức, từ nhà văn đến nghệ sĩ đang sống trong chế độ cũng chịu không nổi, đứng lên chống đối TC và đòi hỏi nhà cầm quyền phải phản kháng TC. Nếu là người Quốc Gia, trong thể chế chánh trị dân chủ, trong trường hợp này người ta nghĩ đến chuyện tương nhượng để đoàn kết quốc gia, tạo nội lực dân tộc để bảo toàn đất tổ. Trái lại, thay vì thoả hiệp với phong trào đấu tranh đòi cải cách, bản chất CS là độc tài đảng trị toàn diện, nhứt quyết không chia quyền hành cho bất cứ một tổ chức nào, tin tưởng quyền lực nằm trên đầu súng, CS Hà nội quyết định đi với Trung Cộng và trấn áp, quyết chấm dứt phong trào đấu tranh cải cách trong nước Mỹ là siêu cường kia còn không chuyển hoá CS Hà nội. Chớ đừng nói người Việt Hải ngoại làm gì có đủ sức mạnh để được ngồi ngang hàng, diện đối diện, bình đẳng bàn chuyện hoà giải hoá hợp được với CS Hà nội. Hoà giải hoà hợp trong thế yếu là xin cho. CS Hà nội không chia xẻ quyền hành, không tương nhượng, không thoả hiệp với bất cứ ai - những danh từ thông dụng trong chánh trị Mỹ này không có trong đầu óc người CS Hà nội. Và trong lịch sử thế giới cận kim, không ai thấy một dân tộc nào có tự do, dân chủ, là do nhờ ngoại bang đem lại. Kể cả những cuộc cách mạng chấm dứt chế độ CS ở Liên xô và các nước CS Đông Au mà người Tây Phương, đặc biệt là Mỹ gọi là cách mạng nhung, cuộc đấu tranh dứt điểm vẫn là cuộc đấu tranh cách mạng, lật đổ chế độ đốc tài CS thôi.
|