CSHN Sợ Tôn Giáo Nhứt |
Tác Giả: Vi Anh | |||
Chúa Nhật, 02 Tháng 8 Năm 2009 09:31 | |||
Mới đọc cái tựa này chánh khách ăn học chánh trị Tây Phương ắt sẽ nhíu mày. Dễ hiểu vì những người này được đào tạo theo nếp suy tư thần quyền phải tách ra khỏi thế quyền của Tây Phương. Kể cả những người theo chủ nghĩa Cộng sản cũng nghĩ thế vì chủ nghĩa Cộng sản cũng của người Tây Phương với Karl Marx, Lenine, Staline đều là người Tây Phương cả. Nhưng CS vốn chủ trưong duy vật, vô thần và độc tài đảng trị toàn diện,nên triệt hạ tôn giáo, gọi tôn giáo là "thuốc phiện". Và bây giờ trong thời hạ trào của CS phải chuyển hệ tư duy sang kinh tế thị trường để tự cứu, CS Hà nội đang sợ tôn giáo nhứt vì tôn giáo là một thế lực còn có tổ chức, có lãnh đạo, gắn bó nhau qua tín ngưỡng dù CS đã cố gắng lũng đoạn thủ tiêu nửa thế kỷ ở Miền Bắc và hơn một phần ba thế kỷ ở Miền Nam và sau khi đã diệt gần trắng các đảng phái quốc gia trong nước. Không những ở VN, mà ở các nước ở Á Châu, tôn giáo là thế lực trực diện chống độc tài. Dù dè dặt nhứt cũng thấy chống độc tài quân phiệt và CS ở Á Châu là các tôn giáo. Hiện thời Phật giáo ở Miến Điện chống độc tài quân phiệt, ở Tây Tạng chống Trung Cộng, ở VN chống Việt Cộng. Ở Trung Quốc Hồi Giáo Duy ngô nhĩ chống TC ở Tân Cương. Trong lịch sử thời vương quyền ở VN, Phật giáo liên tục chống quân Tàu xâm lược, thời Hai Bà Trưng, Lý, Trần và góp sức xây dựng hai thời kỳ này trở thành thời cực thịnh trong lịch sử VN nhưng Phật Giáo không bao giờ nắm chánh quyền và trở thành quốc giáo. Nên không thể hiểu tình hình chánh trị VN qua lăng kính chánh trị Tây Phương nói chung, Au Mỹ nói riêng được. Trong lịch sử VN, tôn giáo ở VN luôn gắn liền với vận mạng quốc gia dân tộc. Phật giáo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống ngoại xâm Tàu. Khi quốc gia lâm nguy thì "Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngưạ xông pha; Đền xong nợ nước thù nhà; Thiền môn trở gót Phật đà nam mô." (Sấm Giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hoà Hảo"). Trong Kinh Tứ Thánh, các ngài còn lo ngại hoạ bành trướng của Bắc Triều nên cảnh giác "Bắc kỳ sao hoá ruộng sâu, Tàu man đến đó giăng câu đặt lờ, Saigon, Gia định ai ngờ, Nước đâu mà chảy lở bớ lướt cây." Hầu như lo ngại của những vị đạo cao đức dầy này nay đã thành sự thật. Trong lịch sư VN cận đại chưa bao giờ VN đứng trước nguy cơ mất nước vì ngoại xâm Tàu Cộng cấu kết với nội xâm Việt Cộng như bây giờ. Đã mất hơn Ai Nam quan, thác Bản Giốc, hơn phân nửa lãnh hải Vịnh Bắc Việt, phần lớn Biển Đông, hai đảo Hoàng sa và Trường sa thành huyện của TC rồi. CS Hà nội còn nhượng cho TC vào Cao Nguyên Trung Phần khai thác bauxite tàn phá môi sinh, văn hoá Đồng bào Thượng và Việt, chiếm lĩnh cao điểm và hành lang an ninh quốc phòng VN. CS Hà nội mật ước cho người của TC vào VN không cần chiếu khán nhập cảnh. Họ qua VN lập làng, lập trường, kéo nhau cả bầy ra đánh người Việt bất bình như ở Thanh Hoá. Hàng gian, hàng giả, hàng độc của TC xuất cảng không được sang Au Mỹ, CS Hà nội cúi đầu, ngoảnh mặt cho tuồn vào VN giết chết nền kỹ nghệ VN mới phôi thai và nông nghiệp VN dĩ nông vi bản. Chẳng những cúi đầu thần phục Bắc Triều mà CS Hà nội còn đang tâm ra tay trấn áp các giới sĩ phu đau lòng Việt phải lên tiếng. Trong khi đó đảng phái Quốc Gia lâu đời như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Dân xã, Tân đại Việt, CS Hà nội đã diệt gần hết cán bộ và cơ sở. Các đảng mới đa số người ở hải ngoại. Đảng Việt Tân, nhiều người về nước chưa đầy nửa tháng thì CS bắt trục xuất. Còn đảng Dân Chủ từng cộng tác với đảng CS thời Việt Minh tái phục hoạt đâu có đủ người. Khối 8406 mạnh trên mạng như một phong trào trên mạng nhưng chưa có quần chúng nhiều ở VN. Giới sĩ phu, trí thức như luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, nhà báo tự do Điếu Cày, Cựu Trung tá Bộ Đội CS Bắc Việt Trần Anh Kim, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Khắc Toàn, linh mục Phan Văn Lợi, Lm Nguyễn Văn Lý, Lê Nguyên Sang, Trương Minh Đức, nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã, cô Phạm Thanh Nghiên, ông Phạm Văn Trội và nhà giáo Vũ Hùng, Ls Lê công Định mới vừa hoạt động, hở một chút, chưa đặt được cơ sở là đã bị CS bắt tất cả. Chỉ có các lực lượng tôn giáo tương đối còn đủ lãnh đạo, tổ chức và quần chúng tín ngưỡng. Dân chúng VN là dân chúng mộ đạo. Phật Giáo là tôn giáo nhiều người tự coi mình là người học Phật tu thân. Công Giáo VN là giáo hội có đông tín hữu hạng nhì Á Châu, chỉ sau Phi luật tân, có thế lực lớn nhờ Giáo Hội Công Giáo ở Vatican có tính hoàn vũ, có ảnh hưởng lớn đối với Tây Phưong. Có thể nói quần chúng tín ngưỡng nói chung ở VN, theo các tôn giáo có mặt trong nước chiếm trên 90% dân số. Mỗi tôn giáo là một tổ chức xã hội gắn bó nhau bằng đức tin, tín ngưỡng, còn một số cơ sở vật chất, có điạ bàn là tổ chức giáo hội. Nhờ vậy các tôn giáo mới không bị CS xô ngã, có thể gắng gượng đứng ra đưọc để lãnh đạo những cuộc đấu tranh của đồng bào và đồng đạo một cách liên tục. Đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền và linh quyền. Đấu tranh cho công lý, đòi trả tài sản, chống tham nhũng. Chỉ có các cuộc tập họp của tôn giáo là đông đảo nhứt, có tổ chức, có kỷ luật nhứt và kéo dài lâu bền nhứt. Do hoàn cảnh sống trong lòng chế độ CS, cuộc đấu tranh thực hiện dưới hình thức bất bạo động để tránh trấn áp của CS và được sự ủng hộ của thế giới. Đó là chiến thuật nhu thắng can, nhược thắng cường, lấy chánh nghĩa thăng gian tà, lấy công lý thay cho cường bạo, lấy thiện thay cho ác. Cuộc đấu tranh của các tôn giáo tuy êm nhưng thấm. Làm CS rất đau đòn. CS Hà nội sợ nhứt. Dĩ nhiên CS Hà nội phải tìm cách chia rẽ các tôn giáo với nhau và lũng đoạn nội bộ tôn giáo. Một mặt CS tố giác và bôi lọ nào giặc Thầy Chùa, nào giặc Ao Đen. Lập giáo hội Phật Giáo, Hoà Hảo, Cao đài do Đằng Nhà Nước điều khiển. Biến Phật tử trở thành mê tín dị đoan, đi chùa để cầu tài lộc, biến một số chùa thành cơ sở Phước Sương. Như ở Bình Dương, đưa hình Hồ chí Minh dưới Tượng Phật để lạy Phật là lạy Hồ chí Minh. Gây tị hiềm suy bì giữa Công Giáo và Phật giáo trong sinh hoạt trong nước và đi ngoại quốc, cho đạo này, chức sắc này đi ngoại quốc mà cấm đạo kia, người kia theo đường lồi lũng đoạn, chia để trị. Mặt khác CS Hà nội gần đây mở chiến dịch tuyên truyền xám, tung tin trên mạng Phật Giáo đấu tranh để trở thành quốc giáo. Bất cứ người dân Việt nào cũng biết ngay thời Lý, Trần, Phật Giáo góp đại công, nhưng không bao giờ ra nắm chánh quyền, biến Phật Giáo trở thành quốc giáo. Còn trong thời dân chủ, ai cũng biết trong chế độ tự do dân chủ quyền làm chủ đất nước là của dân, chánh quyền là của dân, do dân, vì dân thì làm sao một đạo nào đó trở thành quốc giáo được. Do sự kiểm soát nghiệt ngã của CS Hà nội, các tôn giáo chưa có điều kiện liên minh với nhau để giải trừ nhà cầm quyền vô thần, hiện thân của điều Ac là CS Hà nội được. Nhưng những dấu chỉ rất mừng cho vận hội đạo pháp nói chung và dân tộc VN, Không có tôn giáo nào mắc mưu chia rẽ và lũng đoạn của CS. Không đạo nào chống đạo nào. Không có nhóm tín đồ đạo này chống nhóm tín đồ đạo kia. Các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, tùy hoàn cảnh riêng đi con đường của mình, nhưng tất cả như đã thấy hướng về một mục tiêu, tự do cho các tôn giáo, dân chủ, nhân quyền cho đất nước VN. Ở hải ngoại tin tức đầy đủ, liên lạc dễ dàng, các cuộc tập họp ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật Giáo, Công Giáo và Tin Lành ngưòi tham dự hầu như không phân biệt đó là chuyện của đạo nào mà đó là chuyện của tôn giáo nói chung ở VN. Cầu nguyện cho chức sắc và giáo dân Hà nội, Thái Hà, Tam Toà, người ta thấy có rất đông Phật tử, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành. Bây giờ cuộc đấu tranh của các tôn giáo đang ở giai đoạn bất bạo động vì căn tính và lý tính của tôn giáo là làm lành lánh dữ. Nhưng qui luật của các cuộc đấu tranh ôn hoà thường kết thúc bằng một cuộc đấu tranh cách mạng tổng hợp để dứt điểm chế độ mất lòng dân. Kể cả những cuộc cách mạng chấm dứt chế độ CS ở Liên xô và các nước CS Đông Au mà người Tây Phương, đặc biệt là Mỹ gọi là cách mạng nhung, cuộc đấu tranh dứt điểm vẫn là cuộc đấu tranh cách mạng, lật đổ chế độ độc tài CS thôi.
|