Home Tin Tức Thời Sự Sinh hoạt tôn giáo Việt Nam nhân mùa Phật Đản 2009

Sinh hoạt tôn giáo Việt Nam nhân mùa Phật Đản 2009 PDF Print E-mail
Tác Giả: Đỗ Hiếu, phóng viên RFA   
Thứ Bảy, 09 Tháng 5 Năm 2009 01:34

2009-05-08

Nhân dịp Lễ Phật Đản, Phật lịch 2553, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gởi thư đến chư tôn đức, giáo phẩm cùng tòan thể tăng ni Phật Tử, Phật Giáo Việt Nam, trong và ngoài nước, lời chúc mừng, đại hoan hỷ và thân tâm thường lạc.

 

AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam

Ngày càng nhiều người trẻ Việt Nam đến Chùa cầu nguyện vào các dịp Lễ, Tết.

Trong thư chức mừng Phật Đản, ông Huỳnh Đảm – Chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc, viết rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã phát huy truyền thống nhập thế, đồng hành cùng với dân tộc, cùng với nhân dân cả nước thể hiện sức mạnh đại đoàn kết quốc gia.

Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc tin tưởng rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam luôn phát huy vai trò thành viên của mình,  song song với vai trò “hộ quốc an dân” của Giáo Hội Phật Giáo, trong thời đại mới.

Thực tế sinh hoạt tôn giáo

Qua câu chuyện trao đổi với phóng viên Đỗ Hiếu của Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do, sư cô Thích Nữ Như Nguyện từ chùa Thiện Hòa ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, vị nữ tu này kể về sinh hoạt mừng đón Phật Đản trong lúc này, song song với các công tác xã hội, từ thiện mà nhà chùa đang tiến hành:

Phật tử ở đây thì nói chung là nghèo nhưng mà nói chung người ta cũng rất hỷ lạc trong ngày đó và cũng đã một cách tự nguyện làm lễ tắm Phật.

Sư cô Thích Nữ Như Nguyện

"Trong tuần qua thì nói chung Phật tử xôn xao lo mằng ngày Phật đản sanh, rồi Phật tử ở đây thì nói chung là nghèo nhưng mà nói chung người ta cũng rất hỷ lạc trong ngày đó và cũng đã một cách tự nguyện làm lễ tắm Phật. Rồi ai nấy cũng tập trung về chùa của ban đại diện, tại vì chùa của ban đại diện là ngày 15 mới làm.

Nhưng tôi nghĩ là trong cuộc sống của người tu hành ở thời đại này, ngoài việc tự tu tập bản thân còn phải lo chăm sóc đời sống cho những bà con khó khăn trong nước của mình, đồng bào bị tai nạn, thiên tai, ít nhiều thì mình cũng tham gia, đó là bởi vì không phải ai ép buộc mà đó là trách nhiệm của mình. Vấn đề với nhà nước thì nói cho đúng thì họ cũng chỉ là trợ duyên cho mình để mình an tâm mà tu học thôi."

Tuy nhiên, cũng từ miền Đồng Bằng Sông Cửu Long, ông Lê Minh Triết, tu sĩ Phật Giáo Hòa Hảo, thì khẳng định rằng các tôn giáo không do nhà nước quản lý, vẫn gặp khó khăn mọi mặt:

"Tôi thấy ở Việt Nam, nhứt là cái chánh quyền Việt Nam thì thường thường nói mà cái thực thi nó không đi đôi với cái nói. Dầu cho người ta nói cái gì đi chăng nữa rồi gió thoảng qua rồi mất, chứ thực tế thì cái sự thực của những người đang hoạt động trong tôn giáo là có cái thành tâm, có sự trăn trở về tôn giáo thì cái đó không đến được.

Cái trường hợp người ta nói bằng trang ngôn mỹ từ như tự do tôn giáo hay nhà nước có sự quan tâm đến tôn giáo thì tôi nghĩ cái đó cũng chỉ là hình thức họ nói để xoa dịu lòng người khác thôi, chứ thực tế thì không có.

Người hội trưởng của Ban Trị Sự - Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo bây giờ là ông Mười Tôn - ông Võ Văn Tôn, ông đó trên 50 tuổi đảng, và hầu hết những người, những thành viên trong Ban Trị Sự Trung Ương - Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo hơn phân nửa là đảng viên cộng sản cao cấp."

Người ta nói bằng trang ngôn mỹ từ như tự do tôn giáo hay nhà nước có sự quan tâm đến tôn giáo thì tôi nghĩ cái đó cũng chỉ là hình thức họ nói để xoa dịu lòng người khác thôi, chứ thực tế thì không có.

Ô. Lê Minh Triết, PGHH

Trong khi đó, Hòa Thượng Thích Không Tánh, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở Chàu Liên Trì thì cho hay là không biết giáo hội này sẽ còn tồn tại bao lâu nữa:

"Về tôn giáo, về nhân quyền thì thường vẫn bị tù đày, đạo giáo vẫn bị sách nhiễu, vẫn bị đàn áp. Riêng về phần Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt thì mấy chục năm qua đã bị đàn áp và đến giờ này không biết là có thể tồn tại được bao nhiêu ngày nữa. Cả thế giới đều biết hết tuyên truyền đó, cũng như số không thôi."

Cơ quan truyền thông của Việt Nam cũng cho hay trên toàn quốc có 20 triệu công dân theo các tôn giáo khác nhau, và 80% người dân có đời sống tín ngưỡng  là nhu cầu chính đáng của mọi người.

Trong khi đó, vẫn theo báo chí trong nước thì làng báo, các cơ quan phát thanh truyền hình đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội và  chính là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích chung, giúp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sự thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước, đặc biệt về quyền con người.   

Mặt khác, trong bản báo cáo do Hà Nội đúc kết và được trình bày tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 8 tháng 5, Việt Nam cho biết hiện cả nước có 12 tôn giáo và trong các ngày lễ lớn có hàng trăm ngàn tín đồ tham gia vào các sinh hoạt tín ngưỡng được tổ chức trọng thể.