Home Tin Tức Thời Sự Một chính trị gia Hà Nội muốn dẹp bỏ mấy cái loa công cộng

Một chính trị gia Hà Nội muốn dẹp bỏ mấy cái loa công cộng PDF Print E-mail
Tác Giả: Ben Stocking / Phan Tường Vi lược dịch   
Thứ Năm, 21 Tháng 5 Năm 2009 09:01

Một chính trị gia Hà Nội muốn dẹp bỏ mấy cái loa công cộng ồn điếc tai, tàn tích thời chiến tranh

HÀ NỘI – Hằng ngày, cứ khoảng 4 giờ chiều, bà Hoàng Thị Gái cố ru đứa cháu mới 5 tháng ngủ để còn có thể có thì giờ lo nấu nướng buổi cơm tối. Khoảng 15 phút sau đó, cái loa ngay trước mặt nhà của bà ở Hà Nội bắt đầu inh ỏi.

“Thằng bé bắt đầu ré lên khóc và mặt nó tái đi,” bà Gái, 61 tuổi nói. “Thằng cháu tôi đã không thể quen được với tiếng ồn này.”

Những dấu tích thời Chiến tranh Việt Nam ngày càng nhạt nhòa theo thời gian trong cái đất nước đang được hiện đại hóa một cách nhanh chóng này, nhưng có một tàn tích khó bỏ qua được: hệ thống loa công cộng trên toàn cả nước mà qua đó, nhà nước cộng sản tha hồ tuyên truyền ngày hai buổi, lúc sáng sớm và buổi chiều, mỗi lần dài 30 phút, không cần biết người dân có thích nghe hay không.

Giờ đây một chính trị gia Hà Nội thuộc loại rành rẽ mạng internet muốn chấm dứt những bản tin búa bổ đầu người này và đưa hết thảy lên trên mạng internet, nơi người dân có thể đọc lúc họ muốn.

Trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, loa công cộng phát thanh những cảnh cáo nghiêm trọng về những trận đánh bom. Ngày nay, loa phát thanh tải một mớ tạp pí lù tin tức địa phương, tư tưởng cộng sản và những bài hát mang tính yêu nước.

“Tôi phải thừa nhận, cho những ai sống gần mấy cái loa này, là một tai ương. Nó làm hư tai người ta,” anh Phạm Văn Hiền nói trong cuộc phỏng vấn.

 
Trái: Hình cán bộ thông tin văn hóa phường Khương Mai, cô Trần Ánh Tuyết đang đọc tin hằng ngày. Phải: Bản tin cô Ánh Tuyết đọc được phát đi trên 60 cái loa công cộng của phường Khương Mai nơi có khoảng 20.000 người dân và trên một nữa có mạng internet ở nhà. Nguồn: AP, Chitose Suzuki

Ông Hiền, 38 tuổi, hiện là chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Khương Mai (thuộc quận Thanh Xuân) ở Hà Nội, là một trong hơn 500 viên chức dân cử ở thủ đô. Và, cũng như bất cứ chính trị gia tốt nào, ông bắt mạch được quần chúng. Chiến dịch chống loa của ông đã nhận được nhiều sự đồng tình ở Việt Nam trong các “chat rooms”, blogs và báo mạng Việt Nam.

“Tưởng tượng nếu như bạn sống gần một cái loa công cộng và có người nào đó trong nhà bị bệnh nặng và phải cứ nghe bản nhạc như “Chưa có ngày nào đẹp như hôm nay,” anh Trần Hùng, một cư dân thành phố Hà Nội viết cho báo Tiền Phong như trên.

“Nó ác nghiệt,” anh ta tiếp tục. “Nếu láng giềng tôi làm ồn như thế, tôi sẽ kiện ông ta ra tòa. Tại sao nhà nước cho mình cái quyền tạo ra cái ô nhiễm âm thanh ồn ào này?”

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan trông nom hệ thống này, các viên chức của bộ từ chối không cho ý kiến về nỗ lực của ông Hiền.

Ông Hiền nói ý tưởng của ông đã được đón nhận nồng nhiệt từ những viên chức cao cấp trong đảng cộng sản Việt Nam, những người thiết tha nắm lấy kỹ thuật và cập nhật hóa hình ảnh của đảng cộng sản. Nhưng ông cũng cẩn thận không làm qúa tay sợ làm khó chịu các sếp lớn trong đảng. Thay vào đó, ông sẽ trình bày cho thấy hệ thống sẽ được hiện đại hóa như thế nào, hy vọng chế độ quan liêu hành chánh sẽ thấy được - rằng người dân nên được phép “chọn lựa cho mình những gì họ muốn nghe hơn là bị cưỡng bách nghe.”

Hằng ngàn khu vực khắp Việt Nam có hệ thống truyền thông qua loa công cộng này, bao gồm 577 cái chỉ riêng trong thành phố Hà Nội. Loa đưa tin tùy theo nhu cầu, nhưng đi kèm vào đó là nhiều tin tức từ Bộ Văn hóa.

Trong phường của ông Hiền có khoảng 20.000 người, và 60 cái loa trên những cột điện ra rả thông tin từ một căn nhà bảo vệ nhỏ.


Ông Phạm Văn Hiền và trang mạng Phường Khương Mai do ông lập ra. Ông Hiền hy vọng chế độ quan liêu hành chánh sẽ thấy được - rằng người dân nên được phép “chọn lựa cho mình những gì họ muốn nghe hơn là bị cưỡng bách nghe". Nguồn: AP, Chitose Suzuki


Những bản tin được đưa đi trên những loa công cộng này thường hô hào người dân học tập mẫu mực Hồ Chí Minh, là cha đẻ của cuộc cách mạng cộng sản của Việt Nam: “Sống đạo đức, làm việc chăm chỉ, và hiến dâng đời mình cho nhân dân.”

Trang mạng của ông Hiền, Tin tức Khương Mai, có đầy đủ những gì mấy cái loa đưa tin, nhưng bên cạnh đó có những tin khác như tin về lũ lụt cho đến chuyện một người xem bói Nga tiên đoán hậu vận của tổng thống Hoa Kỳ ông Barak Obama.

Ông Hiền nói hơn một nữa dân số trong phường ông có nối mạng internet ở nhà, bên cạnh đó có rất nhiều quán café internet trong khu vực này.

Ông nói trang mạng của ông đã có hơn 800.000 người vào đọc kể từ lúc ra đời năm rồi. Báo Vietnamnet, một tờ báo mạng của Việt Nam, đã có đi một bài về trang mạng này, và hệ thống truyền hình của nhà nước cũng có đưa tin.

Khi loa công cộng bắt đầu mở máy thông tin là cô Nguyễn Thị Oanh, 23 tuổi, kéo mền trùm kín đầu.

“Ai thèm nghe mấy bản tin họ đưa?” cô nói. “Âm thanh thì qúa tồi, nghe như loa bị trịt mũi.”

Ở tuổi 68, bà Nguyễn Thị Phượng gìa đủ để nhớ đến mấy cái loa công cộng này thời chiến tranh.

“Bất cứ lúc nào nó báo cho biết thành phố sắp bị đánh bom, chúng tôi chạy đến núp trong những hầm chống bom,” bà nói. “Loa đã cứu nhiều mạng người.”

Nhưng giờ đây cái hệ thống loa công cộng này chỉ làm người ta khó chịu, bà Phương nói. “Đưa tin tức lên mạng Internet là một ý tưởng hay tuyệt vời.” 
  T
hần Báo

Tôi thường bắt gặp cái giọng “nói lớn” của người Việt Nam phát ra trong nơi sinh hoạt công cộng Hoa Kỳ. Giọng nói của người mình đã vượt qúa bình thường cường độ âm thanh ngân nga vang vọng trong bầu không gian siêu thị vốn trầm tĩnh hàng ngày. Bước theo giòng lữ hành tôi chăm chú lắng nghe, vừa giựt mình với “bệnh nói lớn,” có tên khoa học gọi là inab.
Do triệu chứng inab, có thể nói cả nước là bệnh nhân, người mắc chứng inab phải nói lớn vì hư màng tai do hệ thống khuyếch đại loa phóng thanh của nhà nước Cộng Sản gây ra. Trong nước thì mọi người đều nói ồn ào to giọng, rồi bệnh inab di truyền ra hải ngoại do thân nhân bảo lãnh mang theo.
Theo chuyên viên nhĩ khoa, inab là chứng bệnh bất lực về thính giác, nghe yếu nên phải nói lớn tiếng. Nhiều phi công thường mắc phải chứng bệnh này vì bất cẩn không xử dụng công cụ bảo vệ màng nhĩ (earplug), cho nên âm thanh phản lực cao độ làm hư màng tai, giảm độ nghe và sinh ra cái tật nói lớn.
Hệ thống loa phóng thanh công cộng, được bà con nông dân Miền Nam nôm na gọi là “miệng đảng.” Những cái miệng này lại được bố trí thượng cụ trên đỉnh nóc nhà và xoay qua nhiều phương hướng góc độ khác biệt, âm thanh phát ra cực mạnh, cứ lải nhải suốt ngày đến nỗi cần trốn chạy bất cứ nơi đâu người ta cũng bị lọt tai nghe rõ mồn một. Miệng đảng dai dẳng quanh năm suốt tháng, hành hạ toàn dân qua nhiều thế hệ, và cho dân ăn tấm bánh vẽ khổng lồ:
Một là tầng lớp lãnh đạo vốn sẵn trình độ giáo dục thấp kém và tầm nhìn chính trị ngắn hạn. Tất cả đảng viên đều tin tưởng vào câu thần chú mà hệ thống loa phóng thanh tụng niệm hằng ngày sau thời điểm 30 tháng 4 năm 1975 như:
- Với sự lãnh đạo của đảng thì 20 năm nữa Việt Nam sẽ tiến bằng nước Nhật Bản.
- Quân đội ta đã thắng Pháp, thắng Mỹ trên chiến trường, thì cũng chiến thắng trên thương trường.
- Các phái đoàn của Việt Nam ra nước ngoài, hễ thấy bất cứ những gì gọi là văn minh tiến bộ của xứ người thì chê bai, chà đà. Có lẽ vì mặc cảm thua thiệt Ngụy Quân Ngụy Quyền cho nên các đồng chí lấy chiến công thắng Mỹ, thắng Pháp để đánh giá thấp thành quả kinh tế, chính trị, xã hội của Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu,...
Hai là ban lãnh đạo trung ương đảng tuyên truyền mị dân và mị cán bộ vì mưu đồ bảo vệ lợi lộc riêng tư, trong lúc ngoài miệng thì các đồng chí hô hào vì dân vì nước. Và có đồng chí so sánh tài sản bóc lột của nhân dân qua tài (tham nhũng) lãnh đạo kinh tế thương mại của vợ con. Nhiều đồng chí thấy khả năng của thân nhân mình, tuy không học hành nhưng cũng không kém các nhà kinh tế tài chánh Hoa Kỳ. Và càng nói bao nhiêu thì sự thất bại trong lãnh đạo, quản trị điều hành đất nước càng thảm bại bấy nhiêu, rốt cuộc, Việt Nam là một nước chậm tiến, nghèo đói và lạc hậu nhất trong vùng Châu Á.
Hơn 50 năm qua, cái “miệng đảng” trải dài từ Miền Bắc cho chí Miền Nam, thành thị cho đến thôn quê hẻo lánh luôn luôn lải nhải với những giọng điệu tuyên truyền nói trên. Em bé vừa sinh ra èo ọt trong nôi vì thiếu sữa, nhưng lỗ tai thì đầy lời bác đảng, cứ thế mà lải nhải, xin hỏi làm sao mà không bị điếc?

Do đó, hệ thống loa phóng thanh đã mang nhiều trọng tội: phá hoại màng tai người dân, phá hoại cơ thể và lừa bịp nhân dân ta và nhân dân thế giới. Tội phá hoại lỗ tai nhân dân là tội lớn không thể tha thứ.
Ðã bao thế hệ Việt Nam phải chịu nghe một thứ âm thanh ma quái, độc ác lạnh lùng, và đến tuổi trưởng thành bị liên tục đào luyện trong chương trình ăn gian nói dối của bác đảng, thì còn đâu là thật tính người?
Ở quê tôi, lịch trình phát thanh từ sáng sớm lúc 5 giờ cho tới 8 giờ, và buổi chiều từ 5giờ cho tới 11 giờ hay 12 giờ khuya, tùy theo những ngày lễ lớn quanh năm.Buổi phát thanh thường mở đầu với phần phát biểu của đồng chí thủ trưởng hoặc quan chức nhà nước nào đó nhằm vạch rõ âm mưu diễn biến hoà bình chống Mỹ chống Ngụy, rồi sau đó tới phần trực tiếp truyền thanh từ máy đài qua cái mi-cờ-rô mở lớn, xé rách màng tai người nghe.
Có người khen rằng hệ thống loa phóng thanh của nhà nước hữu ích trong việc thông báo hay báo động, và tôi thì không tin là như vậy. Thí dụ trận bão Linda xẩy ra ở Việt Nam trong thập niên trước với bao ngàn ngư dân phải chết oan khiên, xin hỏi có ai được tiên báo về gió bão hầu tìm biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại sinh mạng tài sản? Nhưng ngược lại, miệng đảng ngày ấy câm tịt, sau đó mở màn trình diễn đổ thừa tại này tại kia, và tìm cách ăn qụyt đồ cứu trợ của nạn nhân thiên tai do Việt kiều thương tình gởi về.
Tóm lại, inab là chứng bịnh thính lực gần như điếc (deaf) do âm thanh cực độ gây ra từ hệ thống loa phóng thanh công cộng. Những người trẻ sinh ra sau năm 1975 tại Việt Nam thường mắc bệnh này. Ở trong nước, có lẽ vì sống trong tình trạng inane nên ít người nhận ra rằng mình bị inab.
Còn hải ngoại bệnh này thấy rõ, cứ mỗi lần phát biểu người inab phải nói với giọng rất to vì thính lực yếu. Cũng tợ như người điếc thường bị câm, … cho nên những chỗ tụ tập của người mình đã rất ồn ào, ầm ầm lớn tiếng, … Nếu chúng ta không biết trị bệnh inab thì qủa là tai hại khôn lường. Và có lẽ cũng cần kiện cáo.