Thuốc lá giết hại 40 nghìn người VN một năm |
Tác Giả: Việt Hà phóng viên RFA |
Thứ Ba, 09 Tháng 6 Năm 2009 03:29 |
2009-06-08 Một thống kê gần đây tại Việt Nam cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc cao nhất thế giới, và cũng là nước có số ca tử vong hàng năm về các bệnh liên quan đến thuốc lá rất cao. Vậy người dân Việt Nam nhìn nhận về tác hại của thuốc lá thế nào và chính phủ đã có những hành động gì để phòng chống tác hại của thuốc lá?
Phần lớn những người hút thuốc ở VN đều bắt đầu từ rất sớm. AFP photo Trong một buổi hội thảo diễn ra vào cuối tháng năm tại thành phố Hồ Chí Minh, bà Phan Thị Hải, phó chánh văn phòng phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia cho biết mỗi năm Việt Nam có khoảng 40,000 người chết vì thuốc lá, có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người chết vì thuốc lá, nhiều hơn gấp 3 lần con số người chết do tai nạn giao thông. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40,000 người chết vì thuốc lá, có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người chết vì thuốc lá, nhiều hơn gấp 3 lần con số người chết do tai nạn giao thông. Đứng đầu thế giới về tỷ lệ nam giới hút thuốc Một trong những nguyên nhân dẫn đến những con số nói trên phải kể đến là Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nam giới hút thuốc. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), có hơn một nửa số nam giới tại Việt Nam hút thuốc lá. Phần lớn những người này bắt đầu hút thuốc từ rất sớm. 10% số em trai ở Việt Nam bắt đầu hút trong độ tuổi từ 13 đến 15. Ở độ tuổi từ 15 đến 24 thì cứ trong 3 người có 1 người hút thuốc. Cũng theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có khoảng một nửa số người hút thuốc sẽ chết do những bệnh có liên quan đến thuốc lá. Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, nguyên giám đốc bệnh viện U bướu thành phố Hồ Chí Minh, giảng viên đại học y dược thành phố cho biết về những tác hại của thuốc lá như sau: Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nam giới hút thuốc. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), có hơn một nửa số nam giới tại Việt Nam hút thuốc lá. Phần lớn những người này bắt đầu hút thuốc từ rất sớm. Khói thuốc lá chứa trên 60 chất gây ung thư mạnh trên người, trước kia là 40, tăng lên dần dần, giờ là khoảng 60 chất, gây ung thư phổi nhiều và nơi khói thuốc đụng chạm nhiều, như lưỡi, niêm mạc miệng, thanh quản, họng, các ung thư khác như ruột, tuỵ, bọng đái cũng bị ảnh hưởng, phụ nữ hút thuốc tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Khói thuốc luân lưu khắp cơ thể, nay người ta biết nó đụng chạm tới khắp tế bào của cơ thể, vào đến nhân tế bào, nên nó nguy hiểm hơn ngày xưa người ta biết. rồi nó đi chung với bệnh tim mạnh, ảnh hưởng lớn, bệnh về phổi, nhất là trẻ em như hen suyễn. nó không chỉ gây ung thư mà còn gây các bệnh khác, vì các chất vào đến nhân tế bào. Ung thư thanh quản và thực quản Là người nắm các số liệu thống kê về ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Hùng cho biết những con số cũng cho thấy mối liên quan giữa những người mắc bệnh ung thư do nguyên nhân hút thuốc lá. Ông nói Thuốc lá gây ung thư phổi nhiều và nơi khói thuốc đụng chạm nhiều, như lưỡi, niêm mạc miệng, thanh quản, họng, các ung thư khác như ruột, tuỵ, bọng đái cũng bị ảnh hưởng, phụ nữ hút thuốc tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và ung thư vú. GS Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng số liệu năm 2004, ung thư ở đàn ông ở thành phố Hồ Chí Minh là nhiều nhất sau đó là ung thư gan, điều này phù hợp với việc là người đàn ông Việt Nam hút thuốc nhiều. Năm 2004, ung thư phổi, tỷ lệ hàng năm là 27.6 là số mới mắc bệnh trên 100,000 đàn ông, phụ nữ ở HCM là 11,4 trên 100,000 phụ nữ, như vậy phụ nữ ít hơn, đứng thứ 3, tuy nhiên số liệu cũng nhiều. Phụ nữ Việt Nam ít hút hơn đàn ông, nhưng hút cái hơi của người đàn ông. Các ung thư khác ở nam giới là ung thư thanh quản, thực quản, họng trong 10 loại thường gặp ở đàn ông, và đều liên quan đến thuốc lá. Không những chỉ gây tác hại về mặt sức khoẻ, thuốc lá còn gây thiệt hại về mặt kinh tế. Cũng theo bà Phan Thị Hải, phó chánh văn phòng phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia, cho biết, số tiền mà người dân Việt Nam bỏ ra mua thuốc lá mỗi năm tương đương với khoản chi ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo nghề năm 2007. Chi phí chữa bệnh thì lên tới 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, theo ước tính thì đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá vào ngân sách nhà nước chỉ chiếm 1/3 số tiền mà người dân bỏ ra mua thuốc lá. Thuốc lá còn gây thiệt hại về mặt kinh tế, số tiền mà người dân Việt Nam bỏ ra mua thuốc lá mỗi năm tương đương với khoản chi ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo nghề năm 2007 Bà Phan Thị Hải, Phó CVP-CTHTLá Biết hại nhưng không bỏ được Vậy người dân Việt Nam hiểu thế nào về tác hại của thuốc lá? Anh Đỗ Trần Bảo Thư, 28 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết, anh đã hút thuốc lá hơn 10 năm, mỗi ngày khoảng nửa gói, anh đã từng cố gắng bỏ thuốc nhưng thất bại, anh giải thích: Em biết nó hại, mọi người kêu bỏ nhưng em vẫn hút. em thấy nó hay, nó ngon, cái cảm giác của nó. Khi thấy trống vắng, hút nó em thấy nó hay. em thừa hiểu tác hại của thuốc lá, nhưng em vẫn chấp nhận nó, vì so với nó, với công việc đang làm khi em hút nó thì em làm được công việc của mình. Em thừa hiểu tác hại của thuốc lá, nhưng em vẫn chấp nhận nó, vì so với nó, với công việc đang làm khi em hút nó thì em làm được công việc của mình. Anh Đỗ Trần Bảo Thư Cỡ chừng 2 năm, em thử xem bỏ nó thế nào mà không bỏ được. Khi em bỏ nó, em cố gắng, quyết tâm, đến một giai đoạn nào đó, khi em đi nhậu, uống café em nhớ nó em hút lại, nó là môi trường tác động, nếu môi trường trong sạch hơn, … em chịu ảnh hưởng Không phải chỉ riêng anh Thư, mà còn nhiều người khác khi được hỏi cũng có suy nghĩ tương tự. Anh Bùi Văn Thành, chủ một tiệm tạp hoá lớn trên phố Khương Trung tại Hà nội nói anh cũng cố gắng bỏ thuốc nhưng mỗi khi thấy buồn mồm thì lại hút. Nhận thức được tác hại của thuốc lá, Việt Nam đã phê chuẩn công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới từ năm 2004. Việt Nam cũng thành lập chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá, ban hành một loạt các quy định, thông tư về hướng dẫn thực hiện chương trình phòng chống tác hại thuốc lá. Mục tiêu của chính phủ là giảm số lượng nam giới hút thuốc xuống còn 20%, và giảm tỷ lệ người trẻ tuổi hút thuốc xuống còn 7%. Vậy hiệu quả của công tác này đến đâu? Xin mời quý thính giả đón nghe bài tiếp theo về vấn đề này trong chương trình phát thanh tới. |