Home Tin Tức Thời Sự Hoà Hợp Hoà Giải.

Hoà Hợp Hoà Giải. PDF Print E-mail
Tác Giả: 3G lượm-lặt trên Net   
Thứ Sáu, 09 Tháng 1 Năm 2009 13:08

Xét Lại Vấn Ðề:

Nên Hay Không Nên “Xóa Bỏ Hận Thù, Hoà Hợp Hoà Giải” Với VC?

*   Phải chăng, hận thù là hệ quả tất yếu của tình yêu thương và là động lực thúc đẩy cách mạng bùng nổ? 

LTG: Hồi tháng 6 năm 2007, Chủ Tịch VC Nguyễn Minh Triết (NMT) và đồng đảng sang Hoa Kỳ, ký kết giao kèo kinh doanh với giới Tư Bản Mỹ. Qua hệ thống truyền hình, ai cũng thấy phái đoàn NMT đi đến đâu thì bị đồng bào tỵ nạn “đả đảo” đến đó. Khí thế đấu tranh quyết liệt. Ðiều nổi bật trong các cuộc biểu tình là thành phần trẻ chiếm đa số và hăng say hơn giới cao niên.

Vì vậy, nhiều người lạc quan cho rằng, chiêu bài “Xóa Bỏ Hận Thù”, “Xóa Bỏ Làn Ranh Quốc Cộng”, cùng với ‘Nghị Quyết 36 Cách Giả Nhân Giả Nghĩa’ --- do đảng giặc VC tung ra, nhằm đầu độc thanh thiếu niên --- đã ‘tan tành theo mây khói’. Ðúng hay sai?

Dù sao, chuyện VC sang Hoa Kỳ, nói nôm na chỉ là chuyện giữa ‘con buôn’ và ‘giặc cướp’. Vì con buôn thì chỉ biết lợi lộc, bất kể khách mua hàng là người thế nào, càng bán được nhiều hàng thì càng tốt. Còn ‘giặc cướp’ thì chỉ biết sử dụng bạo lực, kỹ thuật lừa bịp và làm những chuyện hại dân hại nước. Do đó, vấn đề NHÂN QUYỀN chỉ là ‘hoa lá cành plastic’, dùng để ‘làm cảnh’ cho cuộc thương lượng giữa hai phía --- Hoa Kỳ và CSVN.

Vì không có dịp tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề, nhiều người cho rằng, rằng “người Mỹ, người Pháp, người Tàu v.v. còn bắt tay “hoà giải” với VC thì tại sao, người Việt lại không làm được”?

Thêm lần nữa, chúng tôi xin thưa: Ðối với người ngoại quốc thì cá nhân, dân tộc và đất nước của họ KHÔNG hề là nạn nhân đau thương của đảng giặc VC. Hơn nữa, đa số người ngoại quốc đều thiếu hiểu biết, hay không hiểu gì về VC.

Ngược lại, đại đa số dân Việt, nhất là khối tỵ nạn đều biết: Quá khứ, hiện tại và tương lai, ngày nào tập đoàn QUỐC TẶC VC còn cầm quyền, ngày ấy dân chúng còn lầm than, nghèo khổ, nhân quyền triền miên bị chà đạp.

Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ mong muốn, được cùng quý độc giả --- trọng tâm là các bạn trẻ --- ‘ôn cố tri tân’, xét lại mấy vấn đề: Tại sao VC tung ra chiêu bài “Xóa Bỏ Hận Thù”? Nên hay không nên “xóa bỏ hận thù, hoà hợp hoà giải” với  VC?

*

*    *

Tình yêu thương và lòng thù hận là 2 cảm tính đối nghịch. Cả 2 đều có sức mạnh thúc đẩy con người hoạt động hăng say: Bất chấp khó khăn và nhiều khi, còn quên cả mạng sống. Chẳng hạn như trong chuyện trai gái, khi yêu nhau thì ‘sông sâu cũng lội, núi cao cũng trèo, vạn đèo cũng leo’; khi thất tình thì có thể tự tử. Câu chuyện Julliet tự sát, chết theo người yêu là Romeo là thí dụ điển hình.

Còn hận thù thì hàng trăm câu chuyện trong lịch sử đã chứng tỏ, đó là hệ quả tất yếu của tình yêu thương --- yêu thương thân nhân, yêu thương đồng bào, yêu thương Tổ Quốc. Quan trọng hơn, hận thù còn là động lực thúc đẩy cánh mạng bùng nổ: Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Đông Hán và Nguyễn Trãi đánh đuổi giặc Minh vì "thù nhà nợ nước". Ðức Trần Hưng Ðạo quyết tâm đánh đuổi quân Mông Cổ vì lòng yêu nước cao độ --- nên hận thù lũ giặc xâm lăng.

Tuy nhiên, tình thương yêu thì luôn luôn được ca ngợi: Lòng ái quốc, tình mẫu tử, tình huynh đệ, trai gái yêu nhau... Còn hận thù thì ngược lại, thông thường bị chê trách.  Nhưng sự thật, bản chất con người vốn dĩ là ‘hỉ, nộ, ái, ố’ thì tình yêu thương và hận thù chỉ là 2 cảm tính thông thường, tốt hay xấu, tùy theo sự sáng suốt của lý trí để tránh tình trạng mù quáng.

Nếu con người biết yêu quý điều THIỆN thì tất nhiên phải ghê tởm điều ÁC và HẬN THÙ kẻ gây ra tội ác. Khi ‘lửa tình’ có thể sởi ấm được lòng người thì ắt hẳn ‘lửa hận thù’ cũng có thể nung nấu được ý chí đấu tranh, thúc đẩy cách mạng bùng nổ, đốt cháy được những chế độ phi nhân, hại dân hại nước.

Đây là lý do chính yếu, trong suốt nửa thế kỷ vừa qua, đảng giặc gian manh VC --- sau khi gây quá nhiều tội ác với dân tộc, bị đồng bào hận thù --- đã tung ra chiêu bài "Xoá Bỏ Hận Thù, Hòa Hợp Hòa Giải" và "Xoá Bỏ Ranh Giới Quốc Cộng" nhằm giảm thiểu sức đối kháng của đại khối Quốc Dân. Chúng tôi sẽ lần lượt tiến sâu vào chi tiết để chứng minh, những vấn đề nêu trên là sự thật.

 *

Thù Nhà Nợ Nước

Quả thật, hận thù là hệ quả tất yếu, xuất phát từ tình yêu thương. Khi có xót xa cho nạn nhân thì mới hận thù kẻ gây nên tội ác. Mà độ xót xa càng cao thì lòng thù hận càng nặng.

Từ cổ chí kim, từ Ðông sang Tây, xã hội nào cũng thế, ai biết rõ những người thân yêu của mình --- như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, đồng bào bị ức hiếp --- bị cướp đoạt tài sản, bị đầy ải trong lao tù mà vẫn dửng dưng, thì quả nhiên, ‘cảm quan bị tê liệt’. Khi ‘cảm quan bị tê liệt’ thì dĩ nhiên, lương tri không còn. Làm sao họ có thể phân biệt được ‘CHÍNH’ và ‘TÀ’! Làm sao họ nhận ra những hành động độc ác mà hận thù những kẻ gây ra tội ác?

Trong xã hội, nhan nhản những chuyện con báo thù cho cha bị thủ tiêu; vợ báo thù cho chồng bị đầy ải chết trong trại giam... bao giờ cũng được người khác thông cảm và mến mộ. Ngược lại, khi biết cha bị thủ tiêu; chồng bị hành hạ trong ngục tù; gia đình bị tan nát... mà vẫn bắt tay với kẻ thù, thì quả là phường vô liêm sỉ, bất hiếu với cha, bất nghĩa với chồng.

Trong chuyện trai gái, lòng thù hận cũng là hệ quả của tình yêu thương. Những chuyện ‘ánh ghen’ thường thấy trong xã hội là những thí dụ điển hình. Ðó là hệ quả của tình yêu thương. Dù sao, đó là ‘tư thù’, cần được dàn xếp cho ổn thoả.

Ngược lại, QUỐC THÙ thì cần phải rửa sạch. Vì đó là phản ứng tâm lý của đại đa số quốc dân mang nặng tình cảm với gia đình và dân tộc. Ai có xót xa cho thân nhân và đồng bào sa vào thảm hoạ thì mới cảm thấy thù hận lũ giặc đã gây ra tội ác. Chẳng thế mà nhiều người đã mang lòng ‘thù nhà nợ nước’. Hai Bà Trưng và Nguyễn Trãi lập nên sự nghiệp cứu quốc sáng chói là hai thí dụ cụ thể trong lịch sử VN. Hiển hiện, đó là tình cảm của những người QUỐC GIA chân chính: Tình yêu thương GIA đình song hành với tình yêu thương đồng bào và Tổ QUỐC.

‘Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa hận cho nước, chứ đừng đi theo khóc lóc làm gì!’

Nhớ lời dặn dò của cha như vậy mà Nguyễn Trãi đã nuôi ý chí đấu tranh từ khi còn 25 tuổi. Ròng rã 25 năm sau, ông vẫn mang nặng tình phụ tử và nghĩa cả với đồng bào. Khi gặp được Lê Lợi, khởi sự cuộc kháng chiến, Nguyễn Trãi đã 50. Trong suốt 10 năm kế tiếp chống giặc Tàu, ông đã hăng say hoạt động chỉ vì nặng lòng ‘thù nhà nợ nước’. Nhờ tài trí và lòng sắt son với gia đình và Tổ Quốc, Nguyễn Trãi đã trở thành vị ‘khai quốc công thần’ trong cuộc đánh đuổi giặc Minh.

Bước sang trang sử VN chống quân Mông Cổ, ai cũng thấy, vì tình yêu thương dân tộc mà Hưng Đạo Vương đã mở đầu bản hịch cứu quốc bằng lời lẽ đầy thù hận:

‘Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ CĂM TỨC rằng chưa được LỘT DA quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa thì cũng đành lòng’.