Home Tin Tức Thời Sự Chuyến công du Châu Á của bà Clinton không lạc quan như bà nghĩ

Chuyến công du Châu Á của bà Clinton không lạc quan như bà nghĩ PDF Print E-mail
Tác Giả: Việt Long, phóng viên đài RFA   
Thứ Tư, 25 Tháng 2 Năm 2009 05:47

2009-02-24


Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đến phi trường Nam Hàn

2009-02-24   Photo: RFA
Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton vừa kết thúc chuyến công du châu Á, mà trọng điểm là Trung Quốc. Chuyến công tác đầu tiên này đạt được kềt quả ra sao? 

Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đến phi trường Nam Hàn. Cái nhìn lạc quan của bà Clinton về chuyến công du Châu Á. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton từ Trung Quốc trở về, tuyên bố bà mang về niềm phấn khởi với sự khả dĩ một mối quan hệ song phương chặt chẽ hơn sẽ có nhiều ý nghĩa cho người dân hai nước. 

Chuyến công du như chong chóng qua Nhật, Indonesia, Hàn quốc vàTrung Quốc nhắm vào mục đích, như bà Clinton nói, là giới thiệu lại với thế giới một nước Mỹ mới mẻ hơn trước, đồng thời đem tới châu Á một thông địêp về những chính sách mới để cùng mọi người tìm ra những điểm tương đồng giữa châu lục ấy với Hoa Kỳ. 

Riêng chuyến đi Trung Quốc rõ ràng nhắm tới mục đích hợp tác kinh tế trên hết, khi bà Clinton tuyên bố là Hoa Kỳ có đủ mọi lý do để tin tưởng rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ hồi phục trong cơn khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, và cùng nhau giúp cả thế giới phục hồi. 
Trong lãnh vực này, Ngoại trưởng Mỹ còn thuyết phục Bắc Kinh tiếp tục giữ vững và mua thêm khối trái phiếu của Mỹ, để trợ giúp Hoa Kỳ trong thời kỳ phải tung ra kế hoạch kích cầu lớn nhất xưa nay, tạo thâm hụt ngân sách lớn lao.

Nhiệm vụ kế tiếp của bà Clinton là thúc đẩy Bắc Kinh cùng hành động như Washington trong việc giải quyết vấn đề nhiệt hoá địa cầu.   Bà Clinton nhấn mạnh nhiều lần rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai nước có khí thải carbon dioxide nhiều nhất, cần hợp tác để tạo được một kế hoạch chung nhằm giải quyết vấn đề nhịêt hoá địa cầu.  Đó là đề tài hiếm khi được nói đến trong những cuộc đối thoại song phương trước đây. 

 Vấn đề này rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, khi hầu như cả thế giới đều chỉ trích Mỹ và Trung Quốc chưa làm đủ trong việc tiết giảm khí thải.  Thủ tướng Nhật Taro Aso đang có mặt tại Washington và sẽ hội kiến với Tổng thống Barack Obama trong ngày thứ ba, nghị trình có việc kêu gọi Hoa Kỳ ký kết hiệp định khung hậu Kyoto về tiết giảm khí thải nhà kính, nhằm làm giảm tác dụng nhiệt hoá địa cầu.  

Đến Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ còn nhấn mạnh ý hướng của vị tân Tổng thống Hoa Kỳ muốn mở rộng mối quan hệ với Trung Quốc về mọi mặt. 

Mối giao hảo đã tiến triển tốt đẹp từ nhiều năm nay, kể từ thời vị Tổng thống George W. Bush tiền nhiệm, khiến Bắc Kinh từng  nhắc nhở chính quyền Obama đừng làm hỏng mối quan hệ mà ông Bush đã dày công xây đăp.   Tuy nhiên, theo một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc thuộc viện nghiên cứu Brookings ở Washington, giáo sư Kenneth Lieberthal, thì chính quyền Obama cho rằng trước đây Washington đã theo đuổi một thời biểu hạn hẹp và khá dè xẻn trong lãnh vực quan hệ với Bắc Kinh. 

Coi nhẹ nhân quyền: Sơ sót hay chính sách?

 Nhưng việc đó (Nhân quyền) không thể xen vào, ý nói là gây trở ngại cho các vấn đề hợp tác song phưong về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và vấn đề đổi thay khí hậu địa cầu,  cùng các vấn đề an ninh.

Lời tuyên bố của bà Clinton

Báo này cho rằng Ngoại trưởng Clinton khi tuyên bố như vậy thì ít nhất đã phạm lỗi lầm như một tay mơ về ngoại giao.   Nhiều hơn thế, thì câu tuyên bố ấy là một cái tát vào mặt những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc, kể cả 12 người bị quản chế tại nhà suốt chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ.

Về nhân quyền, bà Clinton trước khi đi Bắc Kinh đã tuyên bố rằng vẫn phải gây áp lực với Trung Quốc về nhân quyền, nhưng việc đó không thể xen vào, ý nói là gây trở ngại cho các vấn đề hợp tác song phưong về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và vấn đề đổi thay khí hậu địa cầu,  cùng các vấn đề an ninh. 

Báo Wall Street Journal cho rằng chính thành tích nhân quyền xấu xa của Bắc Kinh đã ngăn trở mối quan hệ song phương.  Hệ thống pháp luật mờ ám của Bắc Kinh, từng được dùng để giam nhốt những người bất đồng chính kiến, cũng đã gây tổn hại cho các doanh gia người Mỹ.  Doanh gia Mỹ Jude Shao bị giam 10 năm về tội trốn thuế tuy thiếu chứng cớ, trong khi hơn 50 người Mỹ khác còn đang bị giam ở Trung Quốc, nhiều người cũng vì những tội kinh tế tương tự, do nền pháp luật kém minh bạch ấy.

Báo Wall Street Journal kết luận, nếu lời tuyên bố đó là sự sơ thất, thì nay là lúc xác nhận đó là sơ sót.  Còn nếu đó là sự đổi thay một chính sách, thì càng cần suy nghĩ lại.

Báo này cho rằng Ngoại trưởng Clinton khi tuyên bố như vậy thì ít nhất đã phạm lỗi lầm như một tay mơ về ngoại giao.   Nhiều hơn thế, thì câu tuyên bố ấy là một cái tát vào mặt những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc, kể cả 12 người bị quản chế tại nhà suốt chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ.   Làm như vậy, tân Ngoại trưởng Mỹ đã dành sẵn chỗ cho Bắc Kinh gia tăng cường độ đàn áp thành phần bất đồng chính kiến, vào đúng năm nay là dịp ghi nhớ 20 năm cuộc đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn, là 50 năm đàn áp cuộc nổi dậy ở Tây Tạng, và một năm kể từ cuộc nổi dậy ở Lahsa, thủ phủ xứ này. 

Tệ hơn nữa, lời tuyên bố đó có thể đánh dấu một sự thay đổi trong chính sách nhân quyền của Washington.  Các chính quyền trước của cả hai đảng ở Mỹ đều coi nhân quyền là một đề tài quan trọng.  Bắc Kinh phải lắng nghe lập trường đó, vì Washington trước đây luôn luôn nói quan tâm đến thành tích nhân quyền.   Nay thì Ngoại trưởng Clinton đã tỏ dấu cho thấy Washington có thể làm ngơ vấn đề ấy, không trừng phạt gì đối với Bắc Kinh. 

Giáo sư Diêm Học Thông, viện trưởng viện quốc tế vụ thuộc đại học Thanh Hoa của Trung Quốc, cho rằng tăng tiến đối thoại chiến lược không có nghĩa là tăng tiến được toàn bộ mối quan hệ.  Ông nói, lý do là chính quyền Obama chưa hề tỏ ý định ngưng cung cấp vũ khí cho Đài Loan, cũng không chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí và những kỹ thuật cao lưỡng dụng cho Trung Quốc, là những vấn đề khiến Bắc Kinh khó chịu nhiều nhất.    Trong khi đó Bắc Kinh cũng khó lòng đồng ý về mức giới hạn khí thải mà Washington thúc đẩy phải chấp nhận tại hội nghị thượng đỉnh trong năm nay, tổ chức ở Copenhagen để thảo luận về một hiệp ước mới, thay thế cho nghị định thư Kyoto đã hết hiệu lực.  Bên cạnh những thành quả được nói tới trong những lời tuyên bố đầy lạc quan của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, giới quan sát cho rằng bà Clinton chưa đạt được kết quả khả quan về tăng tiến mối bang giao cũng như vấn đề Trung Quốc tiết giảm khí thải nhà kính, trong khi đã hoàn toàn thất bại trong đòn bẩy nhân quyền đối với Trung Quốc.