Phát hiện mới ở Miếu Quan Công,THÂN PHỤ CỦA NGUYỄN DU ĐÃ ĐỀ THƠ TẠI HỘI AN |
Tác Giả: Nguyễn Xuân Diện / Vietsciences |
Thứ Sáu, 09 Tháng 1 Năm 2009 00:49 |
Trên một biển gỗ sơn đỏ hiện treo tại bái đường của Miếu Quan Công ở Hội An, chúng tôi phát hiện một chùm 3 bài thơ chữ Hán được khắc lên. Thật bất ngờ đó lại là cuộc xướng họa thơ 3 thế kỷ trước của Tả tướng quân Nguyễn Nghiễm (thân phụ Đại thi hào Nguyễn Du) và các Tiến sĩ Uông Sĩ Điển và Nguyễn Lệnh Tân. Phía sau bài thơ này là một dấu ấn lịch sử quan trọng của Hội An. Nguyễn Nghiễm (1707 - 1775) - thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du - là một tác gia Hán Nôm có đóng góp rất đa diện. Về sử học, ông có tác phẩm Việt sử bị lãm, về địa chí ông có tác phẩm Lạng Sơn Đoàn thành đồ. Riêng về mặt văn học, ông có tác phẩm văn xuôi Quân trung liên vịnh (hiện đã thất lạc) và một số bài văn bia (trong đó có tấm bia gia huấn Tích thiện gia huấn bi ký hiện đặt tại miếu làng Tiên Điền soạn năm 1765, khi ông đang giữ chức Binh bộ thị lang). Nguyễn Nghiễm có sở trường về Nôm. Cố Lê nhạc chương thi văn tập lục (A.1186 và VHv.2658, Viện Hán Nôm) có chép được 5 bản Nhạc chương Nôm của các Nho thần triều Lê gồm Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Hoãn, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huy Oánh, Mai Thế Uông. Đây là 5 bản Nhạc chương được tấu lên cùng với âm nhạc trong lễ tế ở cung miếu họ Trịnh. Phát hiện về nhạc chương Nôm được dùng trong cung miếu nhà Trịnh mà tác giả là các bậc đại bút tiêu biểu cho các nho sĩ phong kiến sẽ bổ sung thêm cho những hiểu biết về văn học các thế kỷ XVII và XVIII. Việc dùng nhạc chương Nôm trong nghi lễ cung miếu cũng như việc các trí thức lớn của thời đại sáng tác nhạc chương Nôm theo yêu cầu của chúa Trịnh đặt trong bối cảnh văn hóa, xã hội và văn học bấy giờ, cho thấy đây là một thời đại tương đối cởi mở với nhiều xu hướng. Các bản Nhạc chương Nôm đời Lê cho thấy thời đại này đang xây dựng cho riêng một lề lối “y - quan - lễ - nhạc” khác Trung Hoa, khẳng định sự độc lập và riêng khác của văn hóa Việt, trong thế đối thoại với Trung Hoa. Đáng tiếc là sau đó, triều Nguyễn đã không nối tiếp được điều này. Năm Ất Mùi (1775) trên đường chinh phạt, quân của Chúa Trịnh đã chiếm lĩnh Hội An. Tả tướng quân Nguyễn Nghiễm bấy giờ đã cùng các tướng lĩnh đề thơ ở Miếu Quan Công (nay gọi là Chùa Ông) tại Hội An. Nguyễn Nghiễm mở đầu bằng bài xướng, sau đó các Tiến sĩ Uông Sĩ Điển và Nguyễn Lệnh Tân họa theo nguyên vận. Chùm thơ đề vịnh đó đã được khắc vào một biển gỗ sơn màu đỏ hiện còn treo ngay tại bái đường của Miếu Quan Công ở Hội An. Bài thơ đề vịnh Miếu Quan Công của Nguyễn Nghiễm là một bài thơ thuộc thể tài đề vịnh. Và cũng là một trong số ít bài thơ chữ Hán của Nguyễn Nghiễm mà chúng ta còn biết được. Tâm sự trước thời cuộc Đó là tâm sự mà Hy Tư Nguyễn Nghiễm ký thác, và thể hiện tấm lòng trung quân của ông. Dưới đây là toàn văn các bài thơ này, mở đầu là bài của Nguyễn Nghiễm Sư để Hội An phố đề Quan Phu Tử miếu Phiên âm: Dịch nghĩa: Vào tiết Đoan Dương, năm Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1775). Tiến sĩ khoa Tân Hợi, Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, phụng sai Tả tướng quân, Nhập thị Tham tụng Hộ Bộ Thượng thư, Tri Đông các kiêm Trung thư gián sử tổng tài, Đại Tư đồ, trí sĩ khởi phục, Trung tiệp quân quản chưởng …Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, Hy Tư viết. Bài họa của Uông Sĩ Điển: Tiến sĩ khoa Bính Tuất, phụng thị nhật giảng, Thiêm sai Tri thị nội thư tả công phiên, Đông Các Đại học sĩ Uông Sĩ Điển họa nguyên vận bài của ngài Tả tướng quân Tham tụng (Nguyễn Nghiễm). Bài hoạ của Nguyễn Lệnh Tân: Dịch nghĩa: Tiến sĩ khoa Quý Mùi, Hàn Lâm viện Thị giảng Phu Thiêm Nguyễn Lệnh Tân hoạ lại nguyên vận bài thơ của ngài Tả tướng quân Tham tụng (Nguyễn Nghiễm). Hoàng triều Cảnh Hưng năm thứ 36 (1775, Ất Mùi) tháng Năm, kính đề. * Các bài thơ dịch với sự cộng tác của TS. Cao Việt Anh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) |