Home Văn Học Khảo Luận Lịch sử chữ Hán

Lịch sử chữ Hán PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Đức Hùng   
Thứ Hai, 19 Tháng 1 Năm 2009 21:21

 1. Khái quát chữ Hán

 Chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập vào các nước khác trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, chữ Hán được mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của từng nước. Phần này khái quát lịch sử chữ Hán ở Trung Quốc và sự du nhập và phát triển của chữ Hán ở các nước lân cận Trung Quốc gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

 Chữ Hán ở Trung Quốc:

  Theo nhiều tài liệu viết về chữ Hán thì chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và viết thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại Chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự - 甲骨字), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật, và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được. Một ví dụ về chữ Giáp Cốt được cho trong hình sau [2].

 Chữ Giáp Cốt viết bằng chữ Hán hiện đại:

丁 未 卜 賓

 

Đinh Vị Bốc Tân

丁 未 卜 賓 貞 今

Đinh Vị Bốc Tân Trinh Kim

辛 亥 卜 争 貞 登 人

Tân Hợi Bốc Tranh Trinh Đăng Nhân

 Chữ Giáp Cốt (trích từ Hayashi et al. 1997)

Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời: thời nhà Chu 周 (1021-256 tr. CN) có Chữ Kim (Kim Văn – 金文) - chữ viết trên các chuông (chung) bằng đồng và kim loại, thời Chiến Quốc 戦国 (403-221 tr. CN) và thời nhà Tần 泰 (221-206 tr. CN) có Chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có Chữ Lệ (Lệ Thư – 隶書), và thời nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 tr. CN – 8 sau CN, Hậu Hán 25-220) có Chữ Khải (Khải Thư - 楷書), Chữ Khải còn có thể được chia thành Chữ Hành (Hành Thư – 行書) và Chữ Thảo (Thảo Thư – 草書). Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông. Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:

Minh họa sự phát triển của chữ Hán - chữ Khứ [11]

Chữ Giáp Cốt-Chữ Kim-Chữ Triện-Chữ Lệ-Chữ Khải-Chữ Thư

Chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự – 甲骨字):

Chữ Triện (Triện Thư – 篆書):

Chữ Khải (Khải Thư – 楷書): 

Chữ Hành (Hành Thư – 行書): (chữ Kê 鶏, nghĩa là con gà)

 Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: Chữ Phồn Thể (繁体字) và Chữ Giản Thể (簡体字) như sau [11]:

Chữ Quốc dạng Chữ Phồn Thểđược đơn giản thành Chữ Giản Thể .

Chữ Mã dạng Chữ Phồn Thể được đơn giản thành Chữ Giản Thể .

Chữ Thể dạng Chữ Phồn Thể  được đơn giản thành Chữ Giản Thể .

 Chữ Hán ở Triều Tiên:

 Theo tác giả Lê Anh Minh và các nguồn tham khảo khác, Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Hàn. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Hàn đã tìm cách cải biên chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Hàn. Vào khoảng thế kỷ thứ 15, ở Triều Tiên xuất hiện chữ Hàn, được gọi là Hangul (한글), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chữ Hàn ra đời, lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái hệ chữ La Tinh, và được dùng để ký âm tiếng Hàn. Tuy chữ Hàn ra đời nhưng chữ Hán vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh.

 Chữ Hán ở Nhật:

 Theo tác giả Lê Anh Minh thì chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji, Hán Tự (漢字), và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 4, 5 CN. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana – Vạn Diệp Giả Danh 万葉仮名. Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Chữ Vạn Diệp Giả Danh được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな (Bình Giả Danh 平仮名), và Kagakana カタカナ (Phiến Giả Danh 片仮名). Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật. Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng bốn loại ký tự 1) Chữ Hán (Kanji, 漢字), 2) Hiragana (ひらがな), 3) Katakana (カタカナ), và 4) chữ La Tinh (Romaji, ローマ字). Chữ La Tinh dùng trong tiếng Nhật là bảng chữ cái tiếng Anh được phiên âm hóa theo tiếng Nhật và được dùng như là loại ký tự thứ tư để viết các công thức và khi cần viết nguyên gốc các từ có nguồn gốc từ các tiếng dùng chữ viết La Tinh. Tiếng Nhật cũng có thể được viết bằng chữ La Tinh, nhưng cách viết này không thông dụng mà chỉ được dùng để nhập dữ liệu trên máy tính hoặc dùng để dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài. Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi (Âm Độc, 音読), và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi (Huấn Độc, 訓読). Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ có cách đọc theo âm tiếng Nhật, và được gọi là Quốc Tự (Kokuji - 国字), tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (国字国訓), tạm hiểu là “chữ quốc ngữ âm quốc ngữ”. Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam (xin xem phần sau về chữ Nôm). Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1847. Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo - Thường Dụng Hán Tự Biểu 常用漢字表), và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo - Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu人名用漢字表).

 Chữ Hán ở Việt Nam:

  Theo nhiều nguồn tư liệu thì trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, người Việt chúng ta chưa có chữ viết, mà chỉ có tiếng nói, tiếng Việt cổ đại, là thứ ngôn ngữ thuộc họ Mường-Khmer, khác hẳn họ ngôn ngữ với tiếng Hán. Gần đây những dấu vết khảo cổ học chúng ta khai quật được có dấu hiệu cho biết có thể tiếng Việt đã có chữ viết dạng nguyên thủy trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam. Một số tài liệu cổ của Trung Quốc cũng có viết về sự tồn tại của một loại ngôn ngữ và chữ viết ở phía nam Trung Quốc, có thể đó là tiếng Việt. Tuy nhiên giả thiết này chưa đứng vững vì thiếu cơ sở, hoặc giả nếu tồn tại chữ viết như vậy ở Việt Nam, chữ viết đó đã không có đều kiện phát triển dưới thời bắc thuộc [10]. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên, ngay sau khi quân Hán phương bắc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỳ 1 tr.C.N. tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Hán. Trong suốt thời gian bắc thuộc với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam, và người Việt Nam đã chấp nhận thứ ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán, đồng thời đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ tiếng Việt, gọi là từ Hán Việt. Có rất nhiều từ Hán Việt đã đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, bằng chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày dành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức, nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, và chúng ta có âm Hán Việt. Do nhu cầu phát triển của tiếng Việt, tiếng nói của dân tộc, người Việt Nam đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho chính mình, và chữ viết của người Việt dựa trên chữ Hán đã ra đời. Đó là chữ Nôm. Nhiều học giả đã gắng đi tìm bằng chứng thời điểm ra đời chính xác của chữ Nôm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thống nhất thời điểm ra đời của chữ Nôm. Một số tác giả cho rằng chữ Nôm bắt đầu hình thành từ thời dành được độc lập và được sử dụng lần đầu vào đời nhà Lý (vào khoảng thế kỷ thứ 11-12). Chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt được hình thành từ việc mượn chữ Hán. Sự ra đời của chữ Nôm ở Việt Nam cũng tương tự như sự ra đời của chữ viết ở Triều Tiên và Nhật Bản. Người Việt mượn chữ Hán để ghi âm thanh tiếng Việt. Chữ Nôm  là dạng chữ biểu ý được hình thành dựa trên chữ Hán bằng cách mượn một chữ Hán hoặc hai ba chữ Hán kết hợp với nhau. Có thể tóm tắt chữ Nôm được tạo ra từ chữ Hán theo một số nguyên tắc sau:

 1) dùng chữ Hán có âm và nghĩa giống tiếng Việt, ví dụ: chữ Chè 茶 dùng chữ Hán “Tra” 茶, chữ Là 羅 viết từ chữ Hán “La” 羅  v.v…

2) ghép hai hay 3 chữ Hán với nhau, ví dụ: Tháng = Nguyệt 月 + Thượng 尚; Mắt = Mục 目 + Mạt 末, v.v…

3) dùng một chữ Hán có âm giống như âm tiếng Việt, loại này người viết chữ chỉ trú trọng về âm, không chú trọng về nghĩa, ví dụ, chữ 我 có âm đọc là “ngã”, nghĩa là “tôi”, đối chiếu với tiếng Việt thì có chữ “ngã” trong từ “ngã nhào” là thích hợp. Do đó chữ 我 trong tiếng Nôm được đọc là “ngã” [4].

4) Ngoài ra chữ Nôm còn được hình thành bằng một số hình thức khác [4]. Về cơ bản cách tạo thành chữ Nôm cũng giống như cách hình thành chữ Hán. Xem chi tiết các hình thành chữ Hán ở phần sau.

 Thời xưa chữ Nôm có lẽ không được tiêu chuẩn hóa cho nên tự ai nấy diễn đạt chữ viết theo riêng mình, làm cho một chữ Nôm có thể được viết theo một vài cách khác nhau. Và điều này gây ra sự phức tạp trong chữ Nôm [4]. Do đó chữ Nôm đã không được truyền bá rộng rãi trong dân chúng. Mặc dù chữ Nôm ra đời, nhưng thực tế không được coi trọng và không trở thành chữ viết chính thức cho Việt Nam. Trong lịch sử phát triển của chữ Nôm, chỉ trừ hai thời đại ngắn ngủi: Hồ Quý Ly (1400-1407) và Quang Trung Nguyễn Huệ (1788-1792), chữ Nôm hoàn toàn bị “thả lỏng” [10], tức là không được trú trọng và tiếp tục phát triển thành chữ quốc ngữ. Tuy không được truyền bá rộng rãi trong dân chúng, nhưng chữ Nôm đã được nhiều học giả và các nhà văn nhà thơ sử dụng trong việc ghi tên địa danh Việt Nam và trong sáng tác các tác phẩm văn học.

 Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỷ thứ 16, khi các nhà truyền đạo phương tây vào Việt Nam, họ đã dùng chữ La Tinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ Quốc ngữ bắt đầu ra đời. Chữ Quốc ngữ bằng chữ La Tinh ra đời dần dần thay thế chữ Hán Nôm do sự đơn giản dễ nhớ dễ học, và đặc biệt chữ Quốc ngữ có thể phiên âm được các âm thanh có trong tiếng Việt. Và cho đến đầu thế kỷ 20, chữ Quốc ngữ chính thức thay thế chữ Hán Nôm, và chữ Hán Nôm đã không còn được giảng dạy và học trong trường học nữa. Đến nay đã gần thế kỷ, nhiều thế hệ người Việt Nam không còn được học chữ Hán Nôm nữa. Do vậy sợi dây liên hệ giữa chữ Quốc ngữ với chữ Hán Nôm đã bị gián đoạn. Chữ Quốc ngữ ra đời tuy đơn giản, dể nhớ dễ học nhưng lại có nhược điểm là chữ biểu âm khó diễn đạt hết các từ cùng âm khác nghĩa vốn rất nhiều trong tiếng Hán và tiếng Việt. Và vì lý do này, chúng ta thấy rằng có nhiều từ chúng ta dùng sai, nhưng do dùng lâu quen và do đó từ sai trở thành từ đúng. Và cũng chính vì việc từ khi sử dụng chữ Quốc ngữ không tiếp tục giảng dạy và học chữ Hán Nôm đã làm cho những thế hệ ngày nay không còn biết đến chữ Hán Nôm nữa, và không thể đọc được những tư liệu sách vở trong kho di sản Hán Nôm ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Chính vì điều đó mà chúng ta thấy rằng nếu chúng ta sử dụng chữ Quốc ngữ và biết thêm chữ Hán Nôm, nghĩa là khi chúng ta đã chính thức dùng chữ Quốc ngữ chúng ta cũng vẫn duy trì việc dạy và học chữ Hán Nôm trong trường với một số lượng nhất định những chữ Hán Nôm thong dụng (giống trường hợp của Triều Tiên và Nhật Bản) thì chúng ta đã có thể hiểu rõ và dung đúng tiếng Việt hơn. Ngày nay, tuy đã muộn, nhưng nếu chúng ta kịp thời phục hưng được chữ Hán Nôm, kịp thời đưa chương trình giảng dạy chữ Hán Nôm và trong trường học, chúng ta sẽ có thể làm cho tiếng Việt phong phú đa dạng hơn, và cũng là tạo cho những thế hệ sau có thể nối tiếp công việc nghiên cứu kho di sản Hán Nôm của dân tộc, và cũng là tạo cơ hội tốt trong quan hệ thương mại và trao đổi giao lưu với các nước sử dụng chữ Hán trong khu vực.

 2. Sự tạo thành Chữ Hán - Lục Thư (六書)

 Chữ Hán được hình thành theo các cách sau [2]:

 Chữ Tượng Hình (Shokei Moji 象形文字): Chữ Hán “Xuyên” (Kawa 川, nghĩa là sông) được viết bằng ba đoạn thẳng như trong hình vẽ. Đoạn thẳng ở giữa biểu diễn ý nghĩa là dòng nước chảy, và hai đoạn thẳng ở mép là bờ sông.


 
 
 
 
 

 
 


 

 
 

 

 

                                    ---->       ---->

 

Chữ “Xuyên” này nguyên gốc được hình thành như hình vẽ con sông, và được gọi là Chữ Tượng Hình (Tượng Hình Văn Tự, Shokei Moji 象形文字). “Tượng hình” có nghĩa là tạo nên hình cho chữ viết.

 Chữ Chỉ Sự (Shiji Moji 指事文字) hay Chữ Biểu Ý (Hyôi Moji 表意文字) : Trong quá trình phát triển của loài người, sự sinh hoạt và cách suy nghĩ của con người ngày càng cao, những chữ tượng hình không còn đủ để diễn tả những sự việc nữa nên người ta đã nghĩ ra thêm những Chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (Moto 本), diễn đạt nghĩa “gốc rễ của cây” (Ki no ne 木の根), thì người ta dùng chữ Mộc (Moku 木) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa “ở đây là gốc rễ” và chữ Bản (本) được hình thành như hình vẽ dưới.


 
 

                                   ---->         ---->

 

Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những Chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. “Chỉ Sự” có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.

 Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự, Kaii Moji 会意文字): Để làm tăng thêm Chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (Hayashi 林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau và được gọi là chữ Lâm. Chữ Sâm (森, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc, còn chữ Minh (鳴, nghĩa là kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, nghĩa là con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口, nghĩa là mồm), chữ Thủ (取, nghĩa là cầm, nắm) được hình thành bằng cách ghép tai (chữ Nhĩ 耳, nghĩa là tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu又). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là Chữ Hội Ý (Kaii Moji 会意文字). “Hội Ý” có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.

口(Khẩu) + 鳥 (Điểu) =  鳴 (Minh)

 Chữ Hình Thanh (Keise Moji 形声文字): Cùng với những Chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên Chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các Chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là Chữ Hình Thanh (Keise Moji 形声文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ Chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biễu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (声) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát âm là Mi biểu diễn ý nghĩa Mùi, khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味). Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng chảy của nước, khi ghép cùng với chữ Thanh (青) (nghĩa là màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là “trong suốt” hoặc “trong xanh”.

 Chữ Chuyển Chú (Tenchu Moji 転注文字): Các Chữ Hán được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng trong số các Chữ Hán thì còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược (薬), có nguồn gốc biểu diễn “âm nhạc” (từ chữ Lạc hay Nhạc 楽), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên. Chữ Lạc (楽) có cách phát âm là “Raku” có nghĩa là “sung sương phấn khởi” (Tanoshii). Chữ Dược (薬) được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo () (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (楽). Chữ được hình thành theo phương pháp này được gọi là Chữ Chuyển Chú (Tenchu Moji 転注文字).

Chữ Giả Tá (Kashaku 仮借文字): Ví dụ chữ Lai (Rai 来) có nguồn gốc biểu diễn nghĩa là “mạch” (Mugi, từ chữ Mạch 麦 麥), nhưng được sử dụng có nghĩa là “Kuru” (đến, tới) có cùng cách phát âm là “Rai”. Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm được gọi là Chữ Giả Tá (Kashaku Moji 仮借文字).

 Ở trên giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán. Bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書).