Xuân tha hương trong thơ chữ Hán của thi hào Nguyễn Du |
Tác Giả: Nguyễn Phúc Vĩnh Ba |
Thứ Hai, 26 Tháng 1 Năm 2009 06:53 |
Vietsciences- 26/01/2009 Truyện Kiều mở đầu với một mùa xuân đằm thắm, trữ tình làm bối cảnh cho mối tình thơ ngây lãng mạn của Kim Trọng và Thúy Kiều: Ngày xuân con én đưa thoi Tuy nhiên, những từ “xuân” về sau trong truyện Kiều đã giã từ ý nghĩa nguyên bản của nó để ngụ ý khác, châm biếm hơn để nói lên những u uất, bất hạnh trong cuộc đời của người con gái mà “tài tình chi lắm cho trời đất ghen”: Đêm xuân một giấc mơ màng Hay: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Điều trùng hợp thay là trong cuộc đời thực đầy ốm đau, trắc trở và không đắc ý của cụ Nguyễn Tiên Điền, mùa xuân cũng không đem lại cho cụ những thi hứng vui tươi và lạc quan. Trong 249 bài thơ chữ Hán qua ba tập thơ Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục, cụ đã dùng tới 40 từ “xuân” lân cận với các từ hàn, bệnh, vũ ,... gợi nên một trường cảm xúc khá bi đát. Riêng trong 4 bài thơ được đặt nhan đề có từ XUÂN (Xuân nhật ngẫu hứng, Xuân dạ, Xuân tiêu lữ thứ, Mộ xuân mạn hứng) cụ đều bày tỏ một nỗi buồn sâu lắng, âm ỉ khi thân phiêu lạc ở đất khách quê người. Với “Xuân nhật ngẫu hứng” ta thấy một Nguyễn Du bất cần đời, chán chường trước “tài mệnh tương đố” khi sinh nhằm thời binh lửa và dù đã đỗ tam trường vẫn đành lênh đênh hải giác thiên nhai. Bài thơ được sáng tác trong thời kì cụ phải ăn nhờ ở đậu ở quê vợ, có lẽ vào khoảng đầu triều Tây Sơn khi mà đất nước vẫn còn chưa hẳn ổn định vì ở miền Nam, thế lực của Nguyễn Ánh vẫn lăm le khôi phục lại cơ đồ: 春 日 偶 興 Lược dịch: Ngày xuân ngẫu hứng làm thơ * Quỳnh Hải: huyện Quỳnh Côi, quê vợ của cụ Nguyễn Du Với “Xuân dạ” ta lại thấy cụ Nguyễn Du đã thấm thía nỗi đau đời dành cho một con người tài hoa: bệnh tật, xa nhà, không danh phận. Đêm dù của mùa xuân nhưng lại nhuộm một màu u ám và đau thương; nó chẳng giống chút nào so với mùa xuân tươi tắn và êm đềm nào đó của thi sĩ Trung Hoa Mạnh Hạo Nhiên “Xuân miên bất tri hiểu/ Xứ xứ văn đề điểu/ Dạ lai phong vũ thanh/ Hoa lạc tri đa thiểu” 春 夜 * Long Giang hay Thanh Long giang: Sông Lam Đêm xuân Đêm mãi đen hoài nắng đẹp đâu? Năm 1789 Tây Sơn chiếm Bắc Hà, cụ vừa 23 tuổi. Để tránh nạn binh lửa cụ đã về ẩn tại quê vợ, huyện Quỳnh Côi (Thái Bình) Bài thơ này nằm trong Thanh Hiên tiền hậu tập, có lẽ đã được cụ Nguyễn Du làm trong thời gian này. Lúc này ta có thể đoán cụ khoảng dưới 30 tuổi. Qua đấy ta có thể thấy thể chất của cụ không mấy khỏe mạnh do cuộc sống nghèo túng và bản thân cụ cũng hay đau ốm. Chính nơi đây đã chôn vùi quãng đời thanh xuân của cụ. Mãi hơn 10 năm sau, lúc đã 36 tuổi (1802) cụ mới ra làm quan với triều Nguyễn với chức vụ Tri huyện Phù Dung (Thái Bình) rồi sau đó thăng Tri phủ Thường Tín (Hà Đông) Những mùa xuân tha hương tại Quỳnh Côi vẫn là đề tài cho cụ viết các bài thơ khác, cũng chất ngất lòng nhớ quê hương, xót thân mình đau yếu và cảnh sống nhờ ở tạm trong nghèo túng thiếu thốn: 漫 興
Lược dịch: Mạn hứng Nguyễn Du thường gọi mình là “tha hương nhân” (Xuân nhật ngẫu hứng) hay “bạch đầu nhân” (Mạn hứng, Tạp thi I....) luôn mang cái “Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ” (Sơn cư mạn hứng: Một mảnh lòng quê soi bóng nguyệt.) mà cuộc sống thì “Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa.” (U cư II: Đầy nhà xuân lạnh thêm nhiều bệnh.) Theo Đào duy Anh, trong Thanh Hiên tiền hậu tập, Nguyễn Du có 17 bài nói về bạch phát hay bạch đầu. Nguyễn Du đã phác họa cuộc đời trẻ trung của mình như sau: 雜 詩 Lược dịch: Bài thơ vơ vẩn Có lẽ không gì làm cho ta chạnh lòng hơn những câu thơ như thế, nhất là đối với một con người tài hoa như cụ Nguyễn Du. Một cõi lòng tan nát, không dám mơ một ngày được trọng dụng và liệu khi ấy thì có còn “hùng tâm” để dâng hiến hay không. Vả lại, triều Lê mà Nguyễn Du muốn phù trợ cũng chỉ là một triều đại ươn hèn, mục nát, tham tàn và về cuối lại rước voi về giày mồ, gây nên lắm điều sỉ nhục. Với “Mộ xuân mạn hứng” Nguyễn Du lại bày tỏ một nhân sinh quan đậm màu sắc Lão Trang, xem kiếp sống như một trò mộng huyễn và công danh lại càng phù ảo như ánh nắng cuối xuân. Lược dịch: Làm thơ vào cuối xuân Một năm xuân đẹp chín mươi ngày Sau khi ra làm quan với triều Nguyễn, cụ lại tiếp tục xa nhà. Cuối năm 1803, với tư cách là Đông các điện đại học sĩ, cụ Nguyễn Du đi đón sứ thần Thanh triều ở Lạng Sơn. Ở địa vị này, cụ vẫn mang tinh thần chán danh lợi trần thế và nỗi niềm bất đắc chí khi cộng tác với triều Nguyễn. Phải chăng cụ Nguyễn Du còn mang tâm trạng của một di thần triều Lê với quan điểm Nho giáo cứng nhắc “Trung thần bất sự nhị quân”? Ta nên nhớ rằng quãng đời làm quan của cụ rất hanh thông. Qua “Xuân tiêu lữ thứ”, được làm ra trong thời điểm này, tâm sự của cụ được bộc bạch rất bi thương: Lược dịch: Đêm xuân xa nhà Tóc mai phơ phất giữa phong trần * Đoàn thành là thành Lạng Sơn. Sau một thời gian ở Phú Xuân khi đi tiếp sứ trở về, đến năm 1809, Nguyễn Du đựơc cử làm Cai bạ Quảng Bình. Năm 1913 cụ đi sứ hơn một năm tròn ở Trung Quốc. Về nước cụ được thăng làm Tham Tri Bộ Lễ và làm việc tại kinh đô Huế. Trong quãng thời gian làm quan này, cụ Nguyễn Du vẫn thường ốm đau bệnh tật và cuộc sống có nhiều khó khăn. Vì thế, Huế cũng chỉ là một đất khách, nơi khiến cụ thấm thía hơn nỗi đời luân lạc. Huế trong mắt cụ cũng buồn bã vì lòng thương nhớ quê nhà bao la trong tim cụ: Lược dịch: Thu đến Sông Hương một mảnh trăng soi Đúng ra, ta có thể nói cụ Nguyễn Du một đời luân lạc tha phương, nếm đủ mọi cay đắng phong trần không thua gì cô Kiều trong tác phẩm của cụ. Điều đáng chú ý là chính nhờ trải qua cuộc phong trần mà cụ Nguyễn Du hiểu được nỗi đau khổ của nhân dân sống dưới các triều đại phong kiến ngày xưa. Đọc suốt truyện Kiều, có lẽ không ai kìm được xúc cảm trước mười lăm năm luân lạc của Kiều mà nước mắt chan đều trong mỗi tháng ngày đau thương bi đát của Kiều. Nếu cụ Nguyễn Du bản thân không trải những xót xa phong trần thì hẳn chúng ta cũng không có cái may mắn được thưởng thức những vần thơ trác tuyệt như thế. Viết truyện Kiều hay là viết cuộc đời trôi nổi của mình, khóc Tiểu Thanh hay khóc Tố Như cũng thế mà thôi. Đọc những bài thơ chữ Hán trên, ta thấy rõ hơn cuộc đời của tác giả để đối chiếu với nhân vật mà tác giả xây dựng nên. Âu cũng là số phận của “con tằm đến thác vẫn còn vương tơ”. Ngày xuân, đọc lại những bài thơ xuân chữ Hán của cụ gọi là nén nhang, bát nước dâng cho một con người tài hoa mà mệnh bạc. |