Tiếng Việt ta không biết có từ bao giờ. Có thể là bốn ngàn (4000) năm tức là kể từ khi chúng ta có văn hiến hay hơn nữa. Nhưng chữ Việt (1) thì chắc chỉ mới có khoảng hơn trăm (100) năm nay nghĩa là từ khi nước ta bị người Pháp đô hộ hoặc hơn một chút, từ khi có những ông Cố Đạo tới nước ta để truyền bá đạo Thiên Chúa. Với trên một ngàn năm bị người Tầu đô hộ, dĩ nhiên văn hóa của chúng ta, nói chung, tiếng Việt của chúng ta, nói riêng, không thể không bị ảnh hưởng, mà trái lại còn bị ảnh hưởng rất sâu xa và nặng nề của chữ Hán. Ông Văn Tấn Trường trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự” đã viết: “Tiếng Hán Việt (2) chiếm 60 - 70 % trong ngôn ngữ Việt Nam, loại trừ tiếng Hán Việt để làm trong sáng tiếng Việt thì quả thật là một "mission impossible". Tôi không tin tiếng Hán Việt nhiều đến thế, nhưng nếu có ai nhờ tôi viết một bài văn hay làm giùm một bài luận hoàn toàn bằng tiếng Việt thì qủa thật tôi chịu thua. Tôi không thể làm nổi vì nhiều chữ, quả thật tôi không biết đó là chữ Hán, chữ Hán Việt, hay chữ Nôm (3). Mà dù có biết chăng nữa, nhiều chữ nếu chuyển sang chữ Việt nó cũng ngô nghê, tức cười, nhiều khi còn khó hiển hơn là dùng chữ Hán Việt. Trước năm 1975, hầu như không có tranh cãi gì nhiều về tiếng Việt, chữ Việt, ngoại trừ một vài tranh cãi nhỏ về chữ I và Y (Thanh Thúy hay Thanh Thúi, li do hay lý do, qúy vị hay qúi vị v.v…) hoặc có G hay không có G (sáng lạng hay xán lạn). Nhưng từ khi bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm được miền Nam, thì tiếng Việt, Chữ Việt đã bị Ngụy Quyền Cộng Sản Việt Nam thay đổi rất nhiều. Thực ra thì chữ Việt đã được thay đổ từ lâu, ngay từ khi thời bọn Cộng Sản còn ẩn núp dưới hai chữ Việt Minh tức là từ ngày 19/8/1945, ngày bọn chúng cướp được chính quyền từ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Chính vì thế mới có chữ Vẹm và tiếng Vẹm,. Nhưng dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chúng, không ai dám lên tiếng sợ bị chụp mũ là phản động. Mãi tới khi người Việt tỵ nạn ở hải ngoại bắt đầu bắt đầu xuất bản sách báo và nhất là khi các quân nhân và công chức của chế độ VNCH phải đi “học tập cải tạo” được trở về và được ra đi định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình HO, vô tình mang theo một số tiếng Vẹm, thì vấn đề sử dụng tiếng Vẹm, chữ Vẹm đã được nêu lên và bàn luận rất nhiều. Thế nào là Tiếng VẸM ? Thế nào là chữ VẸM ? Thực ra thi tiếng Vẹm cũng là tiếng Việt, nhưng vì dùng chữ của Vẹm đặt ra để nói, nên được gọi là tiếng Vẹm. Cũng như tiếng Bắc, tiếng Trung, tiếng Nam cũng là tiếng Việt mà thôi. Nếu dùng chữ của miền Bắc mà nói thì ta bảo là nói tiếng Bắc, nếu dùng chữ của miền Trung để mà nói, thì ta bảo là nói tiếng Trung và nếu dùng chữ của miền Nam mà nói thì ta bảo là nói tiếng Nam. Thí dụ, ta hỏi: Đi mô ? Chữ “mô” là chữ người miền Trung dùng. Ta nói “Đi mô” tức là ta đã nói tiếng Trung. Hoặc ta nói: “Tía nó chết rồi. Chữ “tiá” là chữ miền Nam. Ta dùng chữ “tía” để nói, tức là ta đã nói tiếng Nam. Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LU ẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm. Cũng trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự”, ông Văn Tấn Trường cho rằng “Có một dạo ở đầu thập niên 80, nghe nói chính phủ Việt Nam (ý nói Cộng Sản Việt Nam) đưa ra phong trào làm trong sáng tiếng Việt bằng cách thoát ly tiếng Hán Việt”. Nếu qủa thật đã có phong trào này và phong trào này đã được đưa ra thì chắc phải nhiều người biết. Vậy mà chẳng thấy ai nói tới. Không biết ông Trường nghe tin này ở đâu. Thiển nghĩ, một khi bọn chúng muốn đưa ra một phong trào nào, một chính sách gì, bao gìơ chúng cũng có chủ trương, có mục đích. Phong trào này, nếu có, thì chủ trương, mục đích của chúng là gì? Với chủ trương để “Thoát ly tiếng Hán Việt”? Với mục đích để bài Trung Quốc? Nếu đúng như vậy thì dân tộc ta đã khá, nước ta đã không bị bọn chúng đem đất, đem biển dâng cho Tầu. Trong bài “Nỗi Buồn Tiếng Việt…”, ông XYZ cũng nghĩ rằng “Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đòan Cộng Sản (Việt Nam) nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt qúa mức, trở thành thô tục như “xưởng đẻ” dùng cho “nhà bảo sanh”, “nhà ỉa” dùng cho nhà “vệ sinh”, hay “linh thủy đánh bộ” dùng cho “thủy quân lục chiến” v.v…, và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa”. Theo thiển ý, bọn Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra một số chữ khác thường mà ta gọi là chữ Vẹm vì những lý do sau: 1/ Muốn tiêu hủy tất cả những gì mà chúng gọi là “tàn dư của Mỹ Ngụy” Thực vậy, ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên mà chúng làm là bắt dân chúng phải tiêu hủy tất cả các văn hóa phẩm của miền Nam như sách báo, phim ảnh, băng nhạc v.v…Do đó, một số chữ của người Việt quốc gia dùng, dù hay ho, lịch sự tới đâu, chúng cũng muốn xoá bỏ. Thí dụ nơi để chúng ta bài tiết ra ngoài (tiểu tiện hoặc đại tiện), xưa ngưới Bắc gọi là nhà xí, người Nam gọi là nhà cầu. Hai tiếng này nghe không được lịch sự cho lắm nên đã được chúng ta đổi là nhà vệ sinh. Ấy vậy mà chỉ vì muốn khác người, bọn Cán ngố đã bỏ đi và thay thế bằng hai chữ nhà ỉa. Phải chăng đà tiến hóa theo chủ nghĩa xã hội của bọn Cộng Sản Việt Nam là như vậy? Chẳng trách dân Việt Nam được bọn chúng cai trị, được bọn chúng “giải phóng” đã mỗi ngày một khổ cực, mỗi ngày một ngu si, dốt nát. 2/ Muốn chữ của bọn chúng dùng phải khác chữ chúng ta dùng. Bọn Cộng Sản Việt Nam, chúng chỉ muốn chữ chúng dùng phải khác người, hay nói cho đúng hơn, là khác chữ của người Việt quốc gia dùng mà thôi chứ không phải chúng muốn “thoát ly tiếng Hán Việt” như ông Văn Tấn Trường nói, hay “muốn nôm na hoá tiếng Việt” như ông XYZ đã nhận định. Điều này đối với bọn chúng rất quan trọng, nhất là trong thời chiến, vì giúp cho chúng dễ phân biệt người đang sống tại vùng chúng đang kiểm soát với những người đang sống ngoài vùng chúng kiểm soát để chúng dễ khám phá ra những thành phần mà chúng cho là phản động. Vì vậy, chữ chúng đặt ra hay dịch ra, chúng không cần biết là Hán hay Nôm, thanh hay tục, trong sáng hay tối tăm, xuôi hay ngược, đúng hay sai. Có chử đang là chữ Hán Việt, chúng đổi sang chữ Nôm. Có chữ đang là chữ Nôm, chúng đổi sang chữ Hán Việt. Chúng chẳng theo một nguyên tắc hay quy luật nào cả. Thí dụ: Chúng ta nói là “phát ngôn viên” thì chúng nói là: “người phát ngôn” Chúng ta nói là “thăm viếng” thì chúng nói là “tham quan” Chúng ta nói là “ghi danh” thì chúng nói là “đăng ký” Chúng ta nói là “đá bóng” thì chúng nói là “bóng đá” Chúng ta nói là “yếu điểm” thì chúng nói là “điểm yếu” Chúng ta nói là “trở ngại” thì chúng nói là “sự cố” Chúng ta nói là “xuất cảng” thì chúng nói là “xuất khẩu” Chúng ta nói là “liên lạc” thì chúng nói là “liên hệ” Chúng ta nói là “hiểu rõ” thì chúng nói là quán triệt”. Chúng ta nói là “viên chức” thì chúng nói là “quan chức”. Chúng ta nói là “chuyển âm” thi chúng nói là “lồng tiếng”. Chúng ta nói là “dẫn giải” thì chúng nói là “thuyết minh”. v.v… Vì ngu dốt, nên khi chúng đảo ngược hay thay thế bằng một chữ khác mà chúng chẳng biết và cũng chẳng cần biết là đúng hay sai nữa hoặc lẫn lộn ý nghĩa của chữ này với ý nghĩa của chữ kia chúng cũng không rõ. Thí dự 1: Chữ “đơn giản” mà đọc ngược lại là “giản đơn” hay “vui buồn” đọc ngược lại là “buồn vui” tuy nghe có hơi lạ tai một chút, còn có thể chấp nhận được vì nghĩa của nó không khác nhau. Nhưng chữ “yếu điểm” mà sửa lại là “điểm yếu” thì không thể chấp nhận được vì nghĩa nó khác hẳn. Nhưng vì dốt nát, bọn chúng vẫn hiểu “điểm yếu” là “yếu điểm” và dùng chữ “điểm yếu” để thay thế cho chữ “yếu điểm”. Chúng ta biết, về văn phạm, chữ Hán giống chữ Anh ở một điểm là tĩnh từ luôn luôn đứng trước danh từ nên con ngựa trắng, người Anh gọi là white horse và người Tầu gọi là bạch mã. Chữ yếu điểm cũng vậy, yếu là tĩnh từ và có nghĩa là quan trọng, yếu điểm là điểm quan trọng. Nhưng vì ngu dốt, bọn Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn nói khác với chúng ta nên nói ngược lại là điểm yếu và tưởng rằng chúng đã nôm hóa được chữ yếu điểm là chữ Hán. Thế còn nhược điểm thì sao? Nếu nói ngược lại thì điểm nhược là điểm gì ? Đúng là đã ngu lại hay nới chữ. Vậy mà ngày nay, nhiều nhà giáo Việt Cộng vẫn hiểu yếu điểm là điểm yếu và dậy học trò như vậy. Thí dụ 2: Chúng ta nói: “Xin các bạn cô gắng nhanh lên một chút vì tình trạng gấp rút/cấp bách lắm rồi” thì chúng lại nói là “Xin các đồng chí tranh thủ/khẩn trương vì tinh trạng khẩn trương rồi”. Chúng ta dùng chữ cố gắng cho mệnh đề thứ nhất và chữ gấp rút cho mệnh đề thứ hai vì hai chữ này có ý nghĩa khác nhau. Nhưng đối với chúng thì cố gắng cũng là khẩn trương và gấp rút cũng là khẩn trương. Thí dụ 3: Sau khi tham dự một buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, nếu là chúng ta, chúng ta sẽ hỏi người tham dự: “Xin anh cho biết cảm tưởng/cảm nghĩ của anh sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”. Nhưng nếu người hỏi là một tên Việt Công, thì chắc chắn hắn sẽ hỏi người tham dự: “Xin đồng chí cho biết cảm giác của đồng chí sau khi nghe xong buổi nói chuyện này” Trời đất!, Đây chỉ là buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, đâu có phải là một buổi đấu tố ghê gướm gì mà hỏi cảm giác? Nhiều khi chúng ghép hai ba chữ kép làm một khiến người đọc chẳng hiểu mô tê gì cả hoặc một chữ đã đầy đủ ý nghĩa rồi, chúng lại thêm một chữ nữa khiến chữ mới trở nên kỳ cục như hùng vĩ và hiểm trở, chúng ghép thành hùng hiểm, tương đương và thích hợp thành ghép thành tương thích hoặc tối ưu chẳng lẽ đổi thành ưu tối ? nên chúng thêm chữ nhất thành tối ưu nhất. Thật lạ lùng! Đã tối ưu rồi đâu cần phải thêm chữ nhất vào làm gì ? Thực ra thì không phải trong chế độ Cộng Sản Việt Nam không có người khá, người giỏi. Nhưng hầu hết những người này lại chẳng có quyền hạn gì, trong khi đó thì hầu hết bọn lãnh đạo lại ngu dốt, độc tài và ngoan cố, nên chúng muốn nói ngang, nói dọc gì, ai cũng phải nghe theo, chẳng ai dại gì mà phê phán hay cải sửa để mà mang hoạ vào thân. Bởi vì: "AK mã tấu kẻ kè, Nói quấy nói quá, chúng (dân chúng) nghe rầm rầm". 3/ Để tha người của bọn chúng có tội và để bỏ tù người đối cháng với bọn chúng dù vô tội. Thí dụ người của bọn chúng “đi đêm”, “móc ngoặc” với gian thương, nhà thầu bất chính để ăn hối lộ, chúng nói là có quan hệ xấu hoặc làm lơ cho những bọn này làm điều phi pháp để được lợi lộc, chúng gọi là có hành vi tiêu cực để dễ giảm hoặc tha tội. Không những chúng thay đổi CHỮ, chúng còn thay đổ cả NGHĨA. Thí dụ: Để cướp đất đai của các điền chủ, chúng gọi là cải cách ruộng đất. Muốn cướp tài sản của các thương gia, chúng gọi là đánh tư sản maị bản. Muốn cấm người dân buôn bán, chúng gọi là cải tạo thương nghiệp. Muốn bỏ tù quân nhân, công chức của chế độ cũ (VNCH), chúng gọi là cải tạo. Muốn bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, chúng gọi là phản động (4). Mít tinh, biểu tình đả đảo bọn Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam để biểu lộ lòng yêu nước chúng nói là “có sai phạm về tư tưởng và nhận thức chính trị”, hoặ là “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, là gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước anh em'’. Ra trát đòi một người nào đó để điều tra và có thể tống giam, chúng gọi là giấy mời. Tóm lại, ngôn ngữ là phương cách để con người giao tiếp với nhau hoăc thông tin cho nhau biết. Ngôn ngữ gồm có tiếng nói và chữ viết. Ngôn ngữ cũng là một phần của văn hóa, linh hồn của dân tộc. Trải qua thời gian và không gian, ngôn ngữ không nhiều thì ít, đã thay đổi để cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và đà tiến hóa của xã hội. Vì vậy, việc thay đổi chữ cũ vì thô tục, không trong sáng hay tạo lập chữ mới để thay thế những chữ cũ không còn hợp thời hay không có không những là một việc nên làm mà còn là một việc phải làm. Nhưng nếu chỉ vì mục đích chính trị hay tự cao, tự đại hoặc vì tự ty mặc cảm ngu dốt hay để bao che cho nhau hoặc để bỏ tù người vô tội mà thay đổi một cách nhố nhăng, vô tội vạ làm cho chữ Việt trở nên thô tục, kỳ cục hoặc tối tăm, sai lạc, thì đó không những là một điều sai lầm mà còn có tội ác đối với dân tộc. ________________________________________________ Chú thích: (1) Xưa kia, tổ tiên ta cũng có một loại văn tự riêng để dùng gọi là chữ Khoa Đẩu, gồm các ký hiệu và các hình tượng tạo nên. Nhưng loại chữ này chưa được phát triển và phổ biến thì nước ta đã bị người Tầu đô hộ một thời gian quá dài (một ngàn năm); hơn nữa, người Tầu lại muốn đồng hóa người Việt nên bắt người Việt phải học chữ Hán và dùng chữ Hán mỗi khi giao tiếp với họ, làm cho chữ cổ xưa của ta mai một và biến mất. (2) Tiếng Hán Việt là tiếng Hán đọc theo âm Việt. Chữ Hán Việt là chữ Hán viết theo chữ Việt. Thí dụ bốn câu thơ dưới đây là tiếng Hán được viết bằng chữ Việt : Quân tại Tương giang đầu, Thiếp tại Tương giang vỹ. Tương tư bất tương kiến, Đồng ẩm Tương giang thủy. Nếu chuyển bốn câu thơ trên sang tiếng Việt thuần túy thì được viết như sau: Chàng ở đầu sông Tương, Thiếp ở cuối sông Tương. Nhớ nhau mà chẳng thấy, Cùng uống nước sông Tương. (3) Tiếng Nôm là tiếng Việt chỉ khác nhau ở cách viết. Chữ Việt thì dùng mẫu tự Latin, còn chữ Nôm thì dùng chữ Hán, tức viết theo kiểu hình tượng, nhưng có thêm thắt đôi chút để khi đọc lên thì âm là âm Việt chứ không phải là âm Hán. Thí dụ chữ TAM, chữ Hán viết như sau: 三 và đọc là XÁM, chữ Nôm thêm phần chữ 巴.viết thành và đọc là BA. Chữ THI ÊN, chữ Hán viết như sau: 天, chữ Nôm có thêm chữ 上 ở dưới chữ THIÊN, viết như sauvà đọc là TRỜI. Hoặc như bốn câu thơ ở chú thích số 2 chữ Hán được viết như sau: Quântại Tương giang đầu 君在 湘 江投 Thiếptại Tươnggiangvĩ. 妾在 湘 江尾 Tương tư bất tươngkiến, 相思 不 相見 Đồngẩm Tươnggiangthủy. 仝飲 湘 江水 chữ Nôm được viết như sau:
(4) Xin xem bài “Bây giờ chúng tôi đã hiểu thế nào là bọn phản động” của Nguyễn Tiến Nam, một sinh viên trong nước, đăng trong Đặc San Chu Văn An Bắc Cali năm 2008, trang 241. Để tưởng niệm ngày 30/4/75 |