Home Văn Học THƠ Các thi sĩ Truyện ngắn:.... nhân cuộc cách mạng văn hóa Trung Hoa

Truyện ngắn:.... nhân cuộc cách mạng văn hóa Trung Hoa PDF Print E-mail
Tác Giả: NGA MI   
Thứ Ba, 18 Tháng 11 Năm 2008 13:17

Viết tại Hàng Châu

Ở  đoạn  sông  Tiền Đường chảy qua thôn Trúc, cạnh nhà tôi, vào dịp cuối Hạ
đầu  Thu, có rất nhiều cá Nga mi, một loại cá trắng, tròn lẳn, to như chiếc
chuôi  liềm. Cá Nga mi thường đi thành đàn, tìm thức ăn dọc theo bãi, trong
làn  nước  nóng. Cá Nga mi mùa này nhiều đến nỗi, mỗi khi có một đàn Nga mi
lớn  kéo  vào  gần bãi, thì hàng ngàn chiếc lưng màu sẫm của chúng làm nước
sông tối hẳn lại

Nhưng  tại  sao lại gọi là cá Nga mi ? ấy là vì, xung quanh con mắt đen

   của  cá,  có  một  vành mi tròn, rõ - chỗ xám, chỗ vàng - rất giống mắt
   ngỗng non. Đôi mắt cá Nga mi dường như biết nói. Chính vì những đôi mắt
   của chúng, mà chưa bao giờ nhà tôi ăn cá Nga mi.
   Nhưng năm ấy, năm mà cuộc "Cách mạng văn hóa" Trung Hoa vừa đi qua thôn
   Trúc,  chúng  tôi không còn loại thực phẩm nào để ăn cả ! Lợn, gà đã bị
   Hồng  vệ  binh  trưng thu hết. Giá bảo vào mùa Xuân, còn có thể ăn châu
   chấu.  Nhưng  đây là dịp cuối Hạ đầu Thu không thể đi "quay" châu chấu"
   được.  Cũng  không  thể ăn cháo rau vi hoặc cơm độn củ cải hết ngày này
   sang ngày khác được nữa.
   Nói  đến cơm độn củ cải, tôi lại nhớ mẹ tôi. Vốn là con gái một nhà Nho
   trung  lưu,  mẹ tôi chưa bao giờ phi ăn cơm độn. Từ ngày mẹ về nhà tôi,
   cũng thế. Vậy mà năm đó, người phải đi mua củ cải xấu, vì nó rẻ, về cạo
   vỏ,  chặt ra từng khúc như những đốt ngón tay, thổi độn vào cơm ! Những
   khúc  củ cái ấy, tròn và trắng, sao tôi thấy chúng giống những đốt ngón
   tay  của  mẹ  tôi đến thế ! Một bữa, gắp những đốt - ngón - tay ấy lên,
   tôi không tài nào ăn được ! Tôi ngồi khóc. Cha tôi quay mặt đi. Anh chị
   tôi  nhìn nhau. Lúc ấy, mẹ tôi đã cầm lên từng miếng củ cải - trong bát
   mẹ,  trong nồi - rồi dùng đũa gạt từng hạt cơm bám xung quanh chúng vào
   bát  tôi. Gạt mãi, gạt mãi, người dành được cho tôi lưng bát cơm trắng!
   Cha  tôi  đứng dậy, rời khỏi mâm. Anh chị tôi cũng học mẹ, gạt từng hạt
   cơm vào bát em. Cuối cùng, trong bát của mẹ và của anh chị tôi, chỉ còn
   toàn củ cải.
   Tôi  bưng  bát  cơm trắng cả nhà dành cho, trong lòng chợt vỡ oà ra một
   khối  gì đó nóng bỏng, có lẽ là tình thương. Rồi cái khối nóng bỏng vừa
   vỡ oà ra ấy, nghẹn ngào dâng lên thành lời tôi :
   - Từ nay, con sẽ ăn được tất cả... Cả củ cải lẫn rau vi!
   Lại đến lượt mẹ và anh chị tôi ngồi khóc.
   Rồi  một  bàn  tay  ấm  áp đặt lên, xoa nhẹ trên đầu tôi. Tôi quay lại,
   ngẩng trông - cha tôi đã đứng sau tôi tự lúc nào.
   Nhìn khắp lượt những đứa con của mình, cha tôi nói :
   -  Từ ngày mai, nếu đứa nào muốn ăn khá hơn, thì cha cho phép bỏ học, ở
   nhà  đi  làm  cùng cha. Đứa nào muốn đi học, thì sẽ phải ăn như thế này
   vậy. Cảnh nhà như thế, cha mẹ cho các con tự chọn !
   Tôi  còn  nhớ, lúc ấy, cả hai anh em trai chúng tôi đều quỳ xuống, nước
   mắt  chan  hòa.  Rồi  lần lượt, chúng tôi đều xin cha cho được theo học
   tiếp,  dù  phải  ăn cơm độn củ cải hay cháo rau vi. Chỉ có chị gái tôi,
   lớn  nhất  trong  ba anh chị em chúng tôi còn ở nhà là vẫn đứng im (tôi
   nói  "lớn  nhất  trong ba anh chị em chúng tôi còn ở nhà", là vì anh cả
   tôi  đã  gia  nhập Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa từ trước và đã hy
   sinh bên sông áp Lục, trong cuộc "Chống Mỹ viện Triều"). Đợi các em nói
   xong, chị nghẹn ngào thưa :
   -  Thưa  cha  ! Con đã lớn, lại là gái. Con xin cha cho con được ở nhà,
   giúp mẹ con chạy chợ và lo cho hai em ăn học !
   Cha  tôi đến bên chị tôi, cầm lấy tay chị tôi. Lặng lẽ hồi lâu, cha tôi
   bảo với chị :
   - Cha mẹ cảm ơn con ! Giời sẽ không quên người hiếu thảo đâu !
   Quay sang chúng tôi, người nói :
   - Thôi thì, ngày mai chúng ta đành đi câu cá Nga mi vậy !
   Hôm  sau,  chúng tôi chuẩn bị đồ câu. Câu như thế nào, ra bãi sông, cha
   tôi  sẽ  dạy.  Đồ  câu  mà cha bảo chúng tôi chuẩn bị rất đơn giản. Mỗi
   người  chúng tôi phải có hai chiếc cần câu trúc, mỗi chiếc dài khoảng 2
   mét  rưỡi. Dây câu bằng tơ tằm se kỹ, to gấp đôi sợi chỉ, cũng dài bằng
   với  cần  câu.  Lưỡi câu được uốn bằng kim khâu mẹ cho, không có ngạnh.
   Phao  câu làm bằng cuống hoa ngô khô, buộc thẳng vào dây câu, trên lưỡi
   câu chừng 30 phân.
   Đầu  giờ  chiều, nắng vàng tươi trên bãi. Bãi dài theo sông, đầy phù sa
   lỏng,  vàng ruộm như mật. Nước sông đã rút xuống nhiều và gần như trong
   suốt.  Vô  số  những con chuồn chuồn bão, thân và cánh đều một màu vàng
   nhạt,  đậu  trên  các ngọn cỏ, ngọn rau rệu, rau muối vừa nhô ra từ làn
   nước nông. Nhiều con bay đi bay lại trêu nhau.
   Trước  hết, cha bảo chúng tôi dùng những cành trúc có nhiều tay, đã bứt
   hết lá, đi đập lấy thật nhiều chuồn chuồn bão để làm mồi câu.
   Chỉ một loáng, chúng tôi đã có cả một hộp xác chuồn chuồn.
   Dạy  chúng  tôi  mắc chuồn chuồn vào lưỡi câu xong, người bảo chúng tôi
   xem người câu trước làm mẫu.
   Chúng  tôi  theo  cha ra sau một bờ đất cao chừng nửa mét, giáp với làn
   nước nông đang chảy xuôi dọc bãi. Người bảo chúng tôi quỳ xuống lớp phù
   sa lõng bõng sau bờ đất. Người giải thích :
   - Cá Nga mi rất tinh, nếu ta đứng hoặc nhô lên cao quá, trông thấy bóng
   người dưới nước, chúng không bao giờ cắn mồi.
   Rồi  cha tôi lần lượt vung hai chiếc cần câu của mình, ném mồi ra sông,
   một  thật  xa,  một  rất  gần bờ. Phao nổi, mồi chuồn chuồn nửa nổi nửa
   chìm,  lập  lờ trong làn nước đang chảy nhẹ. Chúng tôi hồi hộp chờ. Mặt
   sông  mênh mông như một màu xám bạc. Nước nhè nhẹ chy xuôi, lặng lẽ như
   thời  gian  đang trôi vậy. Dưới bến xa, vài người đàn bà đang giặt quần
   áo. Tiếng chày đập vi của họ vọng đến, chầm chậm, câm câm, đùng đục.
   Mãi  không  thấy  cá  về ! Tôi liếc nhìn anh mình, thấy nét mặt anh rất
   căng  thẳng.  Tôi nghĩ, chắc là mặt tôi cũng vậy. Chỉ gương mặt cha tôi
   là vẫn yên tĩnh như không.
   Tôi  nhắm  mắt,  chống  cả  hai tay xuống phù sa. Tôi thầm bái lạy thần
   sông. ở nhà, mẹ và chị tôi đang chờ chúng tôi mang cá về ! Giời i ! Cha
   tôi suốt đời chỉ đọc sách, dạy học và làm thuốc; mẹ con chúng tôi không
   ai  biết nghề hạ bạc là gì, cùng lắm, chỉ biết trồng mấy luống rau, màu
   !  Thế  mà bây giờ, chúng tôi lại phải đi kiếm ăn ở sông Tiền Đường ! "
   Nga  mi ơi ! Hãy về đây ! Thần sông ơi, hãy đưa Nga mi về với chúng tôi
   !" - lòng tôi thầm kêu.
   Khấn  xong,  tôi  mở  mắt nhìn, thì kìa, có một cái gì đó đang thay đổi
   trên  mặt  sông  :  đang một màu xám bạc đều đặn, ở giữa dòng, mặt nước
   bỗng sẫm dần lại. Từ trong đám nước màu sẫm ấy, tiếng cá đánh đuôi vẳng
   đến,  mỗi  lúc  một gần, một rõ. Rồi cái đám màu sẫm kia tràn nhanh vào
   bờ, nơi cha con tôi đang quỳ, như một bóng mây chiều.
   -  Cá  về  rồi ! - Cha tôi kêu khẽ. Hai tay người đặt nhẹ lên hai chiếc
   cần câu.
   Chỉ  một  loáng sau, chiếc phao ở xa đã bị rút chìm nghỉm, dây câu căng
   như  dây  đàn. Cha tôi cầm cần câu giật ngược vào bờ, chú cá Nga mi đầu
   tiên  bị  kéo lên khỏi nước, lấp loáng ánh bạc, bay theo một đường vòng
   cung,  cùng  dây câu rơi xuống lớp phù sa lỏng sau lưng chúng tôi. Lưỡi
   câu  không  có  ngạnh,  sau khi rơi xuống bãi, giẫy giụa vài cái, là cá
   tuột ra. Chưa kịp mắc mồi mới, cha tôi đã lại cầm lấy chiếc cần câu thứ
   hai,  giật  tiếp.  Cá Nga mi đi ăn đàn, và cứ thế, hai tay cha tôi luôn
   mắc  mồi, vung cần, giật cá vào bãi. Chúng tôi chỉ việc nhặt cá, bỏ vào
   chiếc giỏ ngâm trong một vũng nước, cho cá khỏi chết.
   Sau khi đã được "thị phạm", chúng tôi chia nhau quỳ dọc bãi và cùng câu
   cá Nga mi.
   Chiều  hôm ấy, sau khoảng hai giờ đồng hồ liên tục mắc mồi, vung cần và
   giật cá vào bãi, chúng tôi thu được khoảng 9 cân cá Nga mi. Cha tôi câu
   được nhiều nhất.
   Mẹ và chị tôi mang 7 cân Nga mi ra chợ Hàng Châu, đổi được 5 đấu gạo và
   một  ít  bột  ngô. Hai cân cá còn lại, mẹ nấu cháo cho cả nhà ăn. Trước
   khi mổ cá, mẹ lầm rầm khấn :
   - Nhân sát vật ! Hóa kiếp này cho mày sang kiếp khác ! Nga mi ơi, chúng
   tôi cần phải sống !
   Sau  buổi  ấy,  chiều chiều, anh em tôi, ai không phải học, đều ra sông
   Tiền Đường câu cá Nga mi.
   Thế  là  từ dịp cuối Hạ đầu Thu như tôi đã nói, đến gần hết mùa Thu năm
   ấy,  cá  Nga  mi  đã giúp chúng tôi không còn phải ăn cơm độn củ cải và
   cháo  rau  vi nữa. Sang đầu mùa Đông, hết mùa cá Nga mi, thì việc trồng
   màu đã khá hơn, mẹ và chị tôi cũng đã quen chạy chợ, dần kiếm đủ ăn. Từ
   đó, chúng tôi lại không bao giờ câu và ăn cá Nga mi nữa.
   Sau  này,  chính  cha  tôi đã xây ngôi miếu thờ cá Nga mi ven sông Tiền
   Đường.  Cũng  chính tay người đã nặn một Nga mi bằng sáp trắng, đặt lên
   mâm bồng.
   Hôm khánh thành, cả nhà tôi đứng trước miếu, ai cũng vái Nga mi ba vái.
   Về việc này, sau đó tôi có hỏi cha tôi :
   -  Thưa  cha ! Thờ cá thì có phải là "mê tín", như ở trường con vẫn dạy
   không?
   Cha tôi bảo :
   -  Chữ  "mê" chính là chữ "mê" trong các từ "u mê", "mê cung", "mê lộ",
   "mê  muội"...  Còn chúng ta đang rất tỉnh. Chữ "tín" nghĩa là "tin", là
   "niềm tin", "đức tin"... Người ta sống, phải có niềm tin, đức tin - tin
   vào  giời đất, vào phúc đức. Thờ cá Nga mi, chính là ta thờ giời đất và
   phúc  đức. Thờ cá Nga mi, là chúng ta thờ người đã bỏ mình cứu ta trong
   lúc  khốn  khó..  Đó  là "giác ngộ tín", là "minh tín", không phi là "mê
   tín". Con hãy yên lòng !
   Đến  bây  giờ, tôi vẫn luôn thắp hương ở đền thờ cá Nga mi, ngôi đền mà
   cha tôi đã dựng lên ngày ấy.
   Lần  nào  con  Nga mi bằng sáp trên mâm bồng cũng nhìn tôi bằng đôi mắt
   ngỗng non của nó.