Xếp Vào Kỷ Niệm |
Tác Giả: Lê Thị Hoàng Anh |
Thứ Sáu, 03 Tháng 4 Năm 2009 00:49 |
Thúy đang loay hoay xếp lại chồng sách báo ngổn ngang trên giường thì nàng nghe tiếng con trai gọi: Cầm quyển vở của con lên tay, chỉ đọc thoáng qua, Thúy không khỏi cau mày khó chịu khi thấy lối tuyên truyền rẻ tiền của các cấp lãnh đạo ngay cả trong việc giáo dục trẻ con: " Trong một trận đánh, ngày đầu quân ta anh hùng giết được 4 tên lính Ngụy. Ngày thứ hai, giết thêm được 8 tên. Ngày thứ ba, giết được 2 tên. Vậy ba ngày đánh giặc, chiến sĩ ta diệt được bao nhiêu tên lính Ngụy cả thảy?". Thúy thừ người suy nghĩ. Bé Kiệt thấy Mẹ im lặng quá lâu, nó tựa đầu vào bắp vế Mẹ, hỏi khẽ: Thúy cười buồn vì nàng cũng không biết phải giải thích thế nào với con. Từ biến động Bẩy Lăm, chồng đã theo gia đình di tản,Thúy và hai con còn kẹt lại, lòng Thúy đã nhen nhúm ý nghĩ táo bạo là sẽ tìm đường để dẫn hai con vượt biên; giờ đây thêm một vấn đề con của mình với một trí óc non nớt đang bị đầu độc bởi những tư tưởng hèn hạ thế này thì chuyện lìa bỏ nơi đây chỉ là sớm muộn mà thôi! Nàng chỉ giúp con bằng cách bảo nó viết ngắn gọn:4 + 8 +2 = 14 và cố tình né đi chữ "Lính Ngụy" mà nàng biết chắc con mình khi nộp bài lên cho "giáo viên" chấm sẽ không đạt được điểm cao. Những đêm thức trắng, ngồi suy nghĩ đủ phương cách hầu kiếm ra tiền để thực hiện một cuộc vượt biên, cứ mỗi ngày nghe tên một người quen ra đi, có người thoát, có người bị bắt lại, có người thì chưa nghe tin gì cả, tức là coi như mất tích, Thúy như ngồi trên lửa. Phương cách nào để tìm cho ra tiền làm lộ phí, ngày càng đi vào ngõ cụt! Vào một đêm thanh vắng, Thúy đang vặn nho nhỏ chiếc radio cassette để lén nghe những lời ca ngọt ngào của những ca sĩ đã thoát ra nước ngoài mà chế độ mới có lệnh cấm. Tiếng gõ cửa nhè nhẹ khiến Thúy vội vàng tắt máy, nhét vội cái "đài" xuống gầm giường. Tiếng gõ cửa lớn hơn. Nàng lên tiếng: Thúy yên tâm, mở hé cửa ra nhìn. Một bà xẩm không xấu, không đẹp, mặc chiếc áo hoa nhỏ li ti với quần tây mầu nâu, bà nhìn Thúy một lúc lâu rồi hỏi: Thúy nghi ngờ: À, mà cô cho tôi coi thẻ chứng minh nhân dân đi! Thúy lặng người, bán tín, bán nghi, chỉ sợ đây là một cái bẫy. Nàng dè dặt: Thúy vẫn cố gắng kiên nhẫn, mặc dù lòng đã tin tưởng không bị lừa gạt đến bảy tám chục phần trăm. Giọng của bà ta thay đổi tiếng Bà thay cho tiếng Cô , Thúy nghe và biết bà ta đang giận. Thúy hồi hộp vào trong tủ lấy tờ giấy hộ thân đưa cho bà ta xem. Nàng không quên đưa ta chỉ hai đứa con đang nằm ngủ say trên giường như ngầm cho biết về gia đình của mình. Bà xẩm rút trong cái bao vải lớn ra một bao vải nhỏ, cầm săm soi kỹ rồi mới giao cho Thúy: Thúy run run đón nhận, đặt xuống bàn, đổ ra, hất từng lượng vàng để đếm. Bà xẩm lên tiếng: Thúy lặng người một lúc mới đếm hết, nàng không dám tin đây là sự thật. Bà đưa cho Thúy quyển sổ và bảo Thúy: Thúy răm rắp làm theo. Bà ta thấy xong công việc bèn cáo từ, lúc đó Thúy mới hoảng hốt: Bà ta lắc đầu từ giã, vội vàng bước đi khiến Thúy áy náy vì sự nghi ngờ lúc ban đầu của mình. Áp bao vàng vào lòng. Thúy nghe mắt cay cay, nàng muốn đánh thức hai con dậy để nói cho chúng nghe là ba còn thương nghĩ đến ba mẹ con mình. Nàng thì thầm với chồng ở nơi xa xôi mịt mùng nào đó:" Bất chấp sống hay chết giữa biển khơi, em nhất định sẽ tìm anh! Đợi em! Chờ em, nghe anh!" Cuối tháng ba 1979, Thúy theo lời chỉ điểm của một người bạn thân nàng móc mối được với một chuyến đi và tin chắc sẽ tới bến một cách an toàn - Đó là con đường Ra Đi Bán Chính Thức do nhà nước tổ chức. Ngày hẹn giao nộp vàng, người anh trai của Thúy đã đi thế, anh ngụy trang trong lon nhôm Guigoz đựng cơm và để vài miếng cá kho nằm trên mặt cơm. Trong lòng Thúy lúc nào cũng run sợ, có thể nàng chỉ cần một người nào đó thét lên một câu "Có gì khai thật đi" là nàng sẽ phun ra tất cả không thiếu một chi tiết nào, nhưng lúc nào nàng cũng im lặng, không nói không cười với ai và cũng không dám bước ra khỏi nhà. Đêm cuối, nàng và hai con tá túc trong nhà người anh để sáng hôm sau ra đi cho được an toàn. Lòng Thúy buồn rười rượi, nàng cứ cầm tay cha già áp lên má mình mà nước mắt tuôn ra, không nói được một lời từ giã vì anh nàng đã dặn:" Ba già rồi, cho ba biết rủi ba lẩm cẩm nói lại với chòm xóm là chết cả lũ đó!" Ba mẹ con ôm nhau ngủ đêm cuối cùng trên đất Sài Gòn, nhưng Thúy không tài nào chợp mắt được. Hai mắt nàng cứ mở thao láo. Thấp thoáng bóng ông anh đứng lấp ló nhìn vào, Thúy nhoẻn miệng cười để anh không ngượng vì Thúy thấy mắt anh long lanh. Thúy tự dặn lòng: "Đến mỹ, bất cứ giá nào em cũng tìm cách cho anh thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng này ". Ba năm anh đi "cải tạo" về, anh đã đi mòn không biết bao nhiêu đôi dép vẫn không tìm được việc làm bởi lý lịch Sĩ Quan Chế Độ Cũ! Tập trung tại một ngoi chùa Tàu tại Bạc Liêu, đêm đầu tiên Thúy vô cùng vui sướng và tưởng chừng mình chỉ còn gang tấc thôi là đến Mỹ vì đây cũng là nơi tập trung của đám người Hoa cùng cảnh ngộ: Muốn ra khỏi Việt Nam để có một cuộc sống khác ở nước ngoài. Thúy nghĩ chỉ tới khuya là sẽ được gọi lên xe, ra tầu vì tiền vàng đã đóng cho "chính phủ", ba mẹ con nàng mười sáu lượng. Có sự bao che của nhà nước thì cầm chắc cái thắng trong tay! Thế mà... Đã bốn tuần trôi qua, tiền cầm theo đi đường của ba mẹ con đã gần cạn. Hai hôm nay, hai con còn được ăn cơm để cầm hơi, còn Thúy thì ăn bánh mì không xịt xì dầu, ăn để cốt cầm hơi. Đêm ấy, vừa thiu thiu ngủ thì tiếng la hét ầm ầm cách mùng của ba mẹ con chừng một chiếc chiếu. Đèn bật lên. Một bà xẩm tay túm một thanh niên, tay còn lại đập lia lịa thật mạnh vào mặt cậu ta bà la bài bài: Một tay bị nắm quá chặt, tay kia xá lia lịa, chàng thanh niên nói: Nghe câu giải thích rõ ràng của cậu ta, bà xẩm dịu bớt, xô hắn ngã sấp xuống nền gạch và bà la lên: Tiếng cười xen lẫn tiếng thở dài của mọi người khi vở kịch kết thúc; nhìn mặt mũi chàng thanh niên sưng vù lên, Thúy bặm môi quay đi hướng khác không bật cười nổi. Nàng chạnh nghĩ đến mình mai mốt đây, trong tình trạng này, sẽ biết xoay sở làm sao? Căn phòng này, mỗi ngày bao nhiêu tấn kịch vui buồn diễn ra một cách bất đắc dĩ. Đã có lần chủ tầu cho biết là được công an báo tin rằng vì quốc tế lên án chế độ " nhà nước " phải tạm ngưng, chờ lệnh mới sẽ cho đi ngay. Ai cũng hy vọng có tin ra đi đến một cách bất ngờ, nên không người nào dám rời khỏi ngôi chùa , chỉ ra tiệm mua vài món đồ dùng lặt vặt rồi lại về ngay điểm tập chung! Hôm sau, mặt cậu thanh niên sưng mọng lên, cậu vừa mượn được ít tiền của bà sư cô người Hoa để làm lộ phí về lại Sài Gòn xin thêm tiền mẹ già ăn chờ ngày đi. Có lẽ ni cô cũng biết chắc chắn tiền tầu chàng ta đóng đủ rồi thì thế nào cũng phải quay trở lại nên mới yên chí mà cho mượn. Nhưng định mệnh thật trớ trêu! Ngay đêm ấy đoàn người đi cùng chuyến với mẹ con Thúy có lệnh rời chỗ đến chỗ mới sẵn sàng lên "con cá lớn ". Tất cả đều vui mừng nhưng không khỏi xót xa cho cậu thanh niên bất hạnh ấy... Ba ngày vật lộn với tử thần vì biển động bất ngờ, mọi người chen chúc ngồi trong tầu, vừa đói, vừa khát...Những cơn sóng dữ ...đập vào hông tầu khiến tầu bị nứt một đường nhỏ, nước từ từ chảy vào khiến cả tàu náo loạn. Nhiều người thay phiên nhau múc nước chuyền lên boong tàu đổ nước ra ngoài trong lúc tiếng cầu kinh vang lên rì rầm trong hầm tầu nhỏ bé, chật chội. Cuối cùng thì tầu của Thúy cũng may mắn gặp được tầu của Mã Lai vớt và cho vào bờ, một hòn đảo nhỏ vô danh. Đêm đầu tiên kinh hoàng với những lính Mã Lai về việc chúng lục lọi tìm vàng và...tìm gái. Đêm thứ hai, cả hoang đảo chìm đắm trong im lặng nặng nề đến nghẹt cả thở khi những tiếng bước chân của lính Mã nghe xào xạo trong đêm. Bỗng một tiếng thét vang dội cả khu vực. Thì ra một cậu bé bị bò cạp...kẹp! Những ngày đói khát, những đêm hãi hùng khiến ai cũng lơ láo như là bị đói khát lâu năm. Ngày nóng như thiêu đốt, đêm thì lạnh buốt xương. Cuối cùng...một dịp tình cờ vì có người đói người đói quá. Trèo lêm trộm dừa, gặp lúc máy bay Hồng Thập Tự bay ngang qua, ông ta đánh liều vẫy tay cầu cứu. Thế là người trên máy bay phát giác ra được tầu vượt biển của Thúy bị đám lính Mã Lai giam lỏng để làm tình làm tội. Chiều đó, một chiếc tầu của Hồng Thập Tự đến đảo, thương lượng với đám lính Mã chúng mới chịu cho đoàn người khốn khổ rời đảo để vào đảo khác: đảo Pulau Bidong! Đến đây rồi, mọt người lại trực diện với những kinh hoàng mới: Không có tiền để dựng lều thì không thể nào có chỗ trú mưa, tránh nắng. Ba mẹ con núp tạm dưới mái hiên của Trạm Y Tế, nhìn vào những căn lều có giường, ghế đóng bằng gỗ thô sơ mà thèm thuồng một chỗ đặt lưng! Ngày cũng như đêm, đi đâu, Thúy cũng đều ôm kè kè cái bao đựng quần áo của ba mẹ con, đó là gia tài duy nhất của mẹ con Thúy! Đứa con trai lớn đột ngột hỏi mẹ: Thúy im lặng vì nàng cũng đang lo âu không biết phải tìm chồng bằng cách nào? Vì lúc Thúy còn ở Việt Nam thì chồng nàng còn có địa chỉ nàng để nhờ người đem "quà" đến, Thúy chỉ biết mù mờ rằng chồng "ở Mỹ", không rõ ở đâu trên nước Mỹ. Nhìn con thơ cứ ngước mặt lên chờ câu trả lời, Thúy đành phải trả lời bừa đi cho xong: Đứa con của Thúy đưa tay lên gãi đầu và càu nhàu: Nhìn tấm lưng trần đen đủi của hai đứa con ốm tong ốm teo, Thúy cố nén xúc động, bảo: Danh sách tầu của Thúy đã được Cao Ủy Tị Nạn chấp thuận. Lần đầu tiên cả tầu được phát lương thực. Thúy vui thật sự khi nghe hai đứa con nói với nhau: Đứng dưới cái nắng gay gắt của Mã Lai, hơi nước biển tỏa lên không đủ cho mọi người một chút mát mẻ nào, thêm chứng kiến chứng kiến chuyện một thanh niên lớn tuổi cứ trần truồng ngớ ngẩn đi lang thang, nhiều lần cảnh sát Mã Lai túm lại lôi vô lều mặc quần áo cho, vài giờ sau người vẫn y như cũ! Hỏi thăm mới biết anh ta vượt biển cùng gia đình, khi tàu ra khơi bị ngu phủ Thái Lan giở trò hải tặc xáp vào tàu anh và đàn bà, con gái trên tàu hầu như không thoát khỏi bàn tay hung bạo của chúng. Trong số đó có vợ anh, có em gái anh! Anh đã chống lại và anh bị chúng ôm ném mạnh vào khoang tầu va đầu quá mạnh nên bây giờ ra nông nỗi thế! Vợ anh, em gái anh bị bọn hải tặc hành hạ xong ném xuống biển cùng với trẻ con, trong đó có đứa con nhỏ của vợ chồng anh. Không phải chỉ có hai người đàn bà xấu số, còn nhiều nữa! Người thanh niên này khi được cứu vớt (cùng với những người khác) thì trở nên...vô hồn, khi thì nhớ, nhớ mang máng, khi thì quên, lắc đầu lia lịa và nước mắt ngập mặt! Anh ta có lúc thấy thật hiền, có lúc tự dưng hung dữ, la hét om xòm! Anh điên rồi! Anh thật sự là một người điên! Cũng may cho anh, anh không biết mình cô đơn! Anh không biết mình đang ở trên đất lạ, anh vẫn tưởng mình còn ở trong trại Cải Tạo, nhiều lúc anh gào tên "Bác Hồ" và hát bài quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao " Thề phanh thây xác quân thù..." Qua tuần lễ sau, cũng trong lúc chờ đợi để lãnh phần rau tươi, Thúy thấy hai thanh niên gầy gò đang dìu một cô bé đến trạm Y Tế với nét mặt đau đớn. Nàng tò mò hỏi han thì biết cô bé ấy mười ba tuổi, trên đường vượt biển bị đám hải tặc Thái Lan gồm năm tên thay phiên nhau hãm hiếp. Vì cô còn quá nhỏ, từ tuổi tác đến vóc dáng nên chúng đã dùng dao xẻ ra cho rộng hỏng thỏa mãn thú tính. Thúy chỉ biết im lặng dõi mắt nhìn theo từng bước chân của những người đồng bào mình mà lòng còn hơn bị ai xé rời ra từng mảnh! Một buổi sáng, Thúy đang dùng sức để kéo hai đứa con lên con dốc để đến nhà một người quen hứa cho Thúy một ít sữa bột bồi dưỡng cho hai con. Bỗng một trong hai thằng bé hét toáng lên. Thúy hoảng hốt bế thốc nó đến trạm Y Tế. Thằng nhỏ út thì không biết chuyện gì, thấy mẹ bế thằng anh thì cứ cắm đầu chạy theo mẹ, vừa vấp vừa khóc, rồi lại lật bật ngồi dậy, đứng lên lảo đảo chạy theo như cái bóng...đến trạm Y Tế. Bác sĩ khám, mới biết: bệnh thòng ruột của nó bị tái phát. Đợi tin chồng từ hy vọng đến tuyệt vọng, Thúy mệt mỏi với bao nhiêu áp lực đè nặng. Thúy đã gửi đi ba mươi lá thư nhờ người mang đi khi họ rời đảo với địa chỉ ghi ở Pháp trên họ của người em chồng (cô ta có chồng là người Ấn Độ). Bức thư thứ ba mươi ba, câu cuối cùng, Thúy nhớ hoài nàng đã viết trong đau đớn: " Nếu anh đã có gia đình cũng xin cho em biết để em định liệu đời em và hai con - Thúy." Bức thư này Thúy nhờ hội Hồng Thập Tự chuyển hộ với địa chỉ KBC 3750 dưới họ tên cấp bậc của chồng chớ không với cái địa chỉ tại Pháp. Lá thư viết trên giấy bạc của một gói thuốc lá Thúy nhặt được trên bờ biển Bidong. Thư đi, gặp lúc phái đoàn Úc dến nhận thêm một số người di dân gọi là "Hốt Rác" ( tiếng lóng có nghĩa là ai -không -có - thân - nhân, hai chữ hốt rác từng lọt vào tai phái đoàn Mỹ, họ đã giải thích nghe rất cảm động:" Chúng tôi làm việc nhân đạo và các anh chị không phải là rác rến! ). Các phái đoàn không biết có cảm thông trước tình trạng số người vượt biển phải ở trại ngày càng đông, ngày càng lâu, tự Nhưng cái thư viết trên tờ giấy thuốc lá thế mà may mắn! Hội Hồng Thập Tự đã làm phóng ảnh nó và gửi đi các hội thiện nguyện nhờ tìm hỏi giùm người sĩ quan có họ tên đó, từng ở KBC đó và trời ơi...chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thì ba mẹ con Thúy lên tàu đi Úc, loa phóng thanh vang dội tên nàng gọi lên văn phòng trại nhận một điện tín khẩn! Thúy đâm đầu chạy lên phòng thông tin! Nàng run rẩy đón nhận tờ điện tín, mở ra đọc liền: " Em vẫn là dâu nhà họ Đỗ. Anh luôn yêu và chờ em cùng hai con. Anh sẽ làm thủ tục bảo lãnh gấp ". Nàng lao đầu chạy thẳng vào chỗ phái đoàn Mỹ và Úc, may mắn gặp một người Mỹ biết nói tiếng Việt, người đó chận Thúy lại, hỏi: "Bà cần gì? ". Thúy chìa tờ điện tín và nàng nói, nói thật nhiều , bao nhiêu uẩn khúc trong lòng nàng tuôn ra hết, không cần biết người trong phái đoàn Mỹ có hiểu hay không... Không lâu sau đó, ba mẹ con Thúy đoàn tụ với chồng, với gia đình chồng thì đúng hơn. Tới Mỹ, Thúy vỡ lẽ ra là người em bà con bên chồng nàng không ở Pháp nữa, lâu rồi, cả gia đình dọn qua Mỹ trước khi thư nàng từ đảo tị nạn gửi đi. Ba mươi hai bức thư không được phát hoàn, cũng đúng thôi vì phương tiện ở đảo thủa ấy thật khó khăn. Đi về phía mặt trời mọc, nhiều khi Thúy bồi hồi nhớ lại câu của người tài công chiếc tàu vượt biển đã nói: " Cứ nhắm hướng mặt trời mọc mà đi tới, tới đâu cũng được, càng xa Việt Nam Xã Hội Chủ NGhĩa càng tốt ". Chiếc tầu của Thúy tắp vào Mã Lai có lẽ vì xuôi dòng nước và con sóng. Từ năm 1979 đến nay, 2002, Thúy nhớ lại, giật mình, tưởng mình vừa tỉnh một cơn mơ... Chuyến đi của Thúy có gian nan thật đó, nhưng cũng nhiều may mắm là đã tới bến bờ, trong khi bao chuyến khác, cái may thật ít, cái rủi thì nhiều. Mấy câu thơ của ai làm ra trong thời dân mình bỏ nước, đơn sơ, mộc mạc mà thâm thúy lạ lùng:" Một là con nuôi má, hai là con nuôi cá, ba là má nuôi con! " Ai cũng hiểu rằng nếu đến vùng đất tự do an lành thì con sẽ giử tiền về để đền ơn công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ, nếu chẳng may gặp phong ba bão táp giữa biển khơi thì xác con làm mồi cho cá. Là nếu bất hạnh hơn cả cái chết là bị công an biên phòng bắt được thì..."Má ơi! Con đang bị tù tội đây, má hãy bán....bán máu để nuôi con!" Những cuộc hành trình trên biển Đông là một niềm đau của dân tộc Việt. Hầu như ai cũng muốn quên đi để sống, hôm nay có người khơi lại, Thúy nghe nhức nhối như muôn vàn mũi kim châm vào tim, và Thúy viết - một lần sau cuối rồi vĩnh viễn....và vĩnh viễn nàng xếp vào kỷ niệm. |