Tên thật của ông, là Trương Chánh Ký sau đổi thành Trương Vĩnh Ký, tên thánh là Jean Baptiste, tên chữ là Pétrus, tự Sĩ Tải. Vì vậy người ta thường viết tên
ông là Pétrus Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký, sanh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại làng Vĩnh Thành (tục danh Cái Mơn), tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long, sau nầy thuộc tỉnh Bến Tre.
Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và Nguyễn Thị Châu, năm 1842, được 5 tuổi, ông học chữ hán với ông giáo Học. Năm 1847, cha ông qua đời trong khi trấn nhậm ở một vùng gần Nam Vang (Phnom Penh), có lẽ sau đó, mẹ ông giao ông cho giáo sĩ Tám, với sự dìu dắt của vị giáo sĩ nầy, ông học chữ Quốc ngữ, sau đó giáo sĩ Tám mất, có nhà truyền giáo người Pháp tên Việt là linh mục Long, đem về nhà dòng chánh ở Cái Nhum (Bến Tre) cho học chữ La tinh.
Dưới triều vua Minh Mạng, năm 1835 hạ Chiếu cấm đạo, nên năm 1848, Linh mục Long đưa Trương Vĩnh Ký qua học tại Trung Học Pinhalu ở Campuchea, đây là trường đạo dành để dạy học trò người Việt, Miên, Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Hoa , nhờ ở chung với học sinh các nước Đông Nam Á mà ông học nói và viết thông thạo các ngôn ngữ kể trên.
Năm 1851, Trương Vĩnh Ký theo Linh mục Long qua họctại Tổng Chủng Viện Viễn Đông Quốc Ngoại Truyền Giáo ở Poulo-Pénang (Hạ Châu). Trong 6 năm theo học ở Pénang, ông đã học về văn chương, khoa học, triết lý qua chữ La tinh, và ở tại đây, công có dịp học thêm các ngôn ngữ Pháp, Anh, Hy Lạp, Ấn Độ và Nhật.
Năm 1858, được tin mẹ mất, ông rời Poulo-Pénang trở về Cái Mơn, năm nầy ông được 21 tuổi. Hai năm sau, qua sự giới thiệu của Linh mục Lefèvre, Trương Vĩnh Ký ra làm thông ngôn cho Đại úy Jauréguiberry. Năm 1861, ông lập gia đình với bà Vương Thị Thọ rồi lập gia cư ở Chợ Quán (nay ở ngay tại góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng, quận 5 Sàigòn). Năm 1862, ông bị chuyển ra làm việc ở Huế.
Năm 1863, Trương Vĩnh Ký được Pháp phái theo sứ bộ Nam triều do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, phái bộ sang triều kiến Pháp hoàng Napoléon III. Nhờ sứ trình nầy, ông có dịp viếng các nước Anh, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ai Cập, Ý, La Mã. Tại La Mã, ông được Giáo hoàng Pio IX tiếp kiến, còn trong lúc ở Paris, ông kết thân với các nhà thông thái, danh vọng nước Pháp như Paul Bert, Duruy, Littré ... Ông được cử vào Hội viên của hội chuyên khảo về Nhân loại, và hội chuyên học tiếng Đông phương.
Từ năm 1886-1888, Trương Vĩnh Ký được bổ nhậm chức Giám đốc và dạy ngôn ngữ Đông Phương ở Trường Thông Ngôn ( Collège des Interprètes).
Ngày 16-9-1869, ông được Thống soái Nam Kỳ Ohier bổ nhiệm Chánh Tổng Tài tờ Gia Định Báo. Ông đã điều hành tờ báo nầy cho đến năm 1872, Năm nầy ông được thăng Tri Huyện và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Sư Phạm (Ecole Normal). Năm 1874, ông là giáo sư dạy chữ Quốc ngữ và chữ hán ở Trường Hậu Bổ (Collège des Stagiaires).
Từ 1866-1886, khoảng thời gian 20 năm nầy, ông chuyên về vấn đề văn hóa và giáo dục. Nhưng năm 1886, người bạn cũ của ông là Paul Bert sang làm Thống Đốc Nam Kỳ, vì tình bạn ông đã bước sang sân khấu chánh trị, một bước phù du mà cuối cùng cuộc đời ông nghèo nàn, danh vọng một thời đã mai một!
Trước tiên Paul Bert lấy tình thân hữu nhờ ông giúp cho vài việc liên lạc với triều đình Huế (1), sau sung Cơ Mật Viện và làm Giám quan, cố vấn cho vua Đồng Khánh.
Ngày 11-11-1887, Paul Bert mất, ông có dịp rời khỏi sân khấu chánh trị mà cả phía Pháp cũng như quan lại Nam triều, kẻ không tin cẩn, người lại không ưa ông. Trở về nhà, ông sáng tác và vui thú văn chương.
Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn học Quốc ngữ, đọc Ý sách Chuyện Đời Xưa để thấy rõ hoài bão của ông:
Kêu rằng chuyện đời xưa, vì nó là những chuyện kẻ lớn trước ta bày ra để mà khen sự tốt, chê sự xấu cho người ta sửa cách ăn, nết ở cho tử tế.
Ta cũng có thêm một hai chuyện thiết tích mà có ý vị vui, dễ tức cười, cũng để cho người ta thấy khen mà bắt chước, thấy chê mà lánh.
Góp nhóp trộn trạo chuyện nọ chuyện kia, in ra để cho con nít tập đọc chữ quốc ngữ, cũng là có ý cho người ngoại quốc muốn học tiếng An Nam, coi mà tập hiểu cho quen.
Nay ta in sách nầy lại nữa: vì đã hết đi, cũng vì người ta dùng sách nầy mà học tiếng, thì lấy làm có ích. Vì trong sách ấy cách nói là chính tiếng An Nam ròng, có nhiều tiếng nhiều câu thường dùng lắm.
P.J.B. Trương Vĩnh Ký
Năm 1888, ông xuất bản một nguyệt san lấy tên là Thông Loại Khóa Trình ( Miscellanées ou lectures intructives pour les éleves des écoles primaires, communales et cantonales et les familes), nguyệt san nầy số 1 không có ghi ngày tháng xuất bản, chỉ có ghi năm 1888, từ số 3 trở đi có ghi thêm Juillet 1888 và các số sau ghi mỗi số một tháng kế tiếp. Như vậy số 1 có thể ra vào tháng 5 (Mai) 1888 và số sau cùng là số 18 năm 1889, in khổ 16cm X 24cm, mỗi số có 12 trang.
Sau đây trích trang 3 số 1. ( Có hàng chữ Hán : Thường Bả Nhất Tâm Hành Chánh Đạo)
(Đạo) (Chánh) (Hành) (Tâm) (Nhất) (Bả) (Thường) (2) Chẳng những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong xứng danh của nền văn học chữ quốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng, ông đã được các vinh dự:
1-10-1863: Lãnh huy chương Dõng sĩ cứu thế của Tòa thánh La Mã. 27-6-1886: Lãnh huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha. 15-2-1876: Được cử làm hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu. 07-7-1878: Được cử làm hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris. 17-5-1883: Lãnh huy chương Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng của nước Pháp. 17-5-1886: Lãnh Tứ đẳng Long Tinh, Ngọc Khánh, Long Khánh của Nam triều. 04-8-1886: Lãnh Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của nước Pháp. 03-6-1887: Lãnh Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của nước Pháp.
Ông cũng có lãnh Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng Gia Cam Bốt. Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm Viện thị giảng học sĩ. Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri. Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư.
Trong khoảng năm 1873-1874, ông được liệt vào hàng thế giới thập bát văn hào, xếp theo mẫu tự như sau :
Bác sĩ Allemand, Banadona d" Ambrum, Bonhomme (Honoré), Cazot (Jules), Đại tướng Chambron, Bá tước Chambord, Christophie (Albert), Conte (Casimir), Desmaze (Charles), Duprat (Pascal), Dupuy (Charles), Garnier-Pages, Guizot, Lafayette (Oscar de), Lefèvre-Pontalis (Amédée), Marcon, Pétrus Ký, Thống chế Saldonha Oliveirae Daun.
Cộng tác với Pháp, nhưng chắc chắn Trương Vĩnh Ký không thích con đường chính trị, ông lại thiết tha với nền văn học chữ quốc ngữ, ông có chủ đích quay về sự nghiệp văn chương của mình, khi Paul bert mất, ông không ngần ngại từ bỏ sân khấu chánh trị, trở lại nghề dạy học, viết sách dạy các thứ tiếnng Đông phương, về phương diện nầy, ông là nhà ngôn ngữ học quảng bác, vì ông có thể nói và viết 15 ngôn ngữ Tây phương và 11 ngôn ngữ Đông phương.
Viết sách dạy người Pháp học tiếng Việt và ngược lại, dịch bộ Tứ Thư (Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử), cũng như một số sách chữ Hán ra chữ quốc ngữ, cốt để phổ biến ngôn ngữ và tư tưởng Đông phương, chính ở phương diện nầy chúng ta thấy ông là nhà văn hóa, ở sân khấu chánh trị ông mong tạo sự thông cảm giữa người Việt và người Pháp, giữa những xung đột lớn lao về chánh trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước. Tuy theo đạo Thiên chúa nhưng phải nhận ông vẫn giữ được phong hóa Đông phương, thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh, điểm nầy chúng ta xem lại bài di huấn của ông viết vào ngày 8-11-1870.
"" Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khóị Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong...""
Và sau đây là bài thơ ông sáng tác lúc gần ngày lâm chung :
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai, Xô đẩy người vô giữa cuộc đời. Học thức gửi tên con sách nát, Công danh rốt cuộc cái quan tài. Dạo hòn, lũ kiến men chân bước, Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài ! Cuốn sổ bình sanh công với tội, Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Ông mất vào ngày 1 tháng 10 năm 1898, thọ 61 tuổi. Mộ của ông hiện ở góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng Sàigòn, trong khuôn viên nhà của ông ngày xưa ở Chợ quán. Thời Pháp, tưởng nhớ công nghiệp của ông, người ta đúc tượng ông, một người nho nhã mặc quốc phục, đầu bịt khăn đống, tay cầm quyển sách, tượng đặt trong khuôn viên trước Bộ Ngoại Giao và Dinh Độc Lập.
Tại Thủ đô Sàigòn, Bộ Giáo Dục dành một trường Trung Học Lớn mang tên ông, Trường Trương Vĩnh Ký nằm cạnh Trường Đại Học Khoa Học Sàigòn.
Kê ra những sách và bài của ông đã viết để thấy văn nghiệp của ông đồ sộ, phong phú và đa dạng (4): 1. Năm 1865 : Cours pratique de langue Annamite, à l"usage du college des interpretes. 2. Năm 1867 : Contes Annamite (Chuyện đời xưa) 3. "" : Abrégé de Grammaire Annamite 4. Năm 1872 : Grammaire Francaise (Mẹo Luật dạy tiếng Lang sa) 5. Năm 1875: Petit cours de Geographie de la Basse-Cochinchine 6. "" : Histoire Annamite en vers (Đại Nam quốc sử diễn ca) 7. "" : Cour de Langue Annamite (autographié) 8. "" : Cour de Langue Mandarine ou de Caractes Chinois (autographié) 9. "" : Kim Vân Kiều-Poème transcrit pour la première fois en quốc ngữ avec des notess explicatives, précédé d"un résumé succinet du sujet en prose et suivi de quelques pièces de vers relatives à la même histoire. 10. Năm 1876: Manuel des Écoles Primaires-(Syllabai re quốc ngữ, Histoire Annamite, Histoire Chinoise (en ananmite) 11. "" : Quatre livres classiques en caractères Chinois et en annamite (autographié) 12. "" : Alphabet quốc ngữ 13. Năm 1877: Sơ học vấn tân Répertoire pour les nouveaux étudiants en caractères 14. Năm 1879: Cour d" Histoire Annamite, en 2 volumes 15. Năm 1881: Voyage au Tonkin en 1876 (Chuyến đi ra Bắc kỳ năm Ất hợi) 16. "" : Retraite et Apothésose de Trương Lương. 17. "" : Les convenances et les Civilités Annamites. 18. Năm 1882: Saigon d"autrefois. 19. "" : Saigon d"aujourd"hui. 20. "" : Passe-temp (Chuyện khôi hài) 21. "" : Apologie de Trương Lương (Trương Lương hầu phú) 22. "" : Événement de la vie (Kiếp phong trần, 3è edition) 23. "" : Fais ce que doit , advienne que pourra (Bất cượng) 24. "" : Devois des Filles et des Femmes. 25. "" : La Bru (Thơ dạy làm dâu) 26. "" : Défaut et Qualités des Filles et des Femmes. 27. Năm 1883: Guide de conversation Annamite Francaise (Sách tập nói tiếng An-nam Phangsa) 28. "" : École domestique ou un Père et à ses Enfants. 29. "" : Caprises de la Fortune (Thạnh suy bỉ thời phú) 30. "" : Procription des Corbeaux (Bài hịch con quạ) 31. "" : Un lettré pauvre (Hàn nho phong vị phú) 32. Năm 1884: Grammaire de la Langue Annamite (Sách mẹo tiếng Annam) 33. "" : Tam tự kinh. 34. "" : Sơ học vấn tân. 35. "" : La Digne (Mắc cúm từ) 36. "" : Jeux et Opium (Cờ bạc, nha phiến) 37. "" : La Bucheron et la Pêcheur (Ngư tiều trường điệu) 38. "" : Huấn mông ca Transcription et traduction en annamite et en francais. 39. Năm 1885: Alphabet Francais pour les Annamite. 40. Năm 1886: Conférence sur le Souvenir histoirique de Saigon et de ses environs. 41. "" : Cours de la Langue Annamite aux Européens-Phrasé logie-Thèmes versions. 42. "" : Cours d"Annamite aux Élèves Européens-Explicatio n du Lục Vân Tiên 43. "" : Cours d"Annamite aux Élèves Annamites-Explicati on du Lục Vân Tiên 44. "" : Prosodie et Versification Annamite-Cour d"Annamite aux Élèves Annamite. 45. Năm 1886: Dispute de Mérite entre les six Animaux domestique (Lục súc tranh công) 46. "" : Maitre et Élève sur la Grammaire Francaise (Thầy trò về mẹo luật tiếng Phangsa). 47. "" : Kim Vân Kiều en prose-Converti et commenté en langue vulgaire pour les Élèves Annamite. 48. "" : Théâtre, Comédies, Chants, Chansons Annamite(Hát lý hò Annam) Cours aux Elèves Annamite. 49. Năm 1887: Cours de caractères Chinois, 2è année-Explication du Mencius, Thèmes, Versions et explication des pièces officielles. 50. "" : Vocabulaire des Mot usueles, Noms et termes Techniques, Scientifiques, et Administratifs. 51. "" : Livres Élémentaire de 3.000 caractères (Tam thiên tự giải nghĩa). 52. "" : Résumer de la Chronologie de l"Histoire et de la Production de l"Annam en Tableau Synoptiques (Ước lược sự tíchnước Nam) 53. "" : Précis de Géographie 54. "" : Les six Annimeaux domestiques (Lục súc) 55. Năm 1888: Đại Nam thập nhứt tỉnh thành đồ. 56. "" : Miscellanées ou Lectures instructives pour les Élèves des Écoles primaire, communales et cantonales et les Familles. 57. Năm 1889: Poème populaire (Lục Vân Tiên) 58. "" : Poème populaire (Phan Trần) 59. "" : Cours de Siamois 60. "" : Cours de Langue Malaise, professé et autographié jusqúà là 7è lecon. 61. "" : Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ 62. "" : Quatres Livres classiques en Caractères Chinois et en Annamite-Grande Étude Invariable Milieu. 63. "" : Grand Dictionnaire Annamite Francaise-1er feuille comme spécimen 64. Năm 1890: Cours de Cambodgien (Ecriture et langue) 65. "" : Vocabulaire du Cours d"Annamite. 66. "" : Vocabulaire du cours de Caractères Chinois. 67. Năm 1891: Cours de Littérature Chinoise. 68. "" : Cours de Littérature Annamite. 69. "" : Programme Générale d"Études des les Écoles Annamites. 70. "" : Modèles des Pièces officielles et administratives en caractères. 71. "" : Généalogie de la Famille de P. Trương Vĩnh Ký. 72. "" : Sĩ viên thi thảo. 73. "" : Recueil de Brochures sur l"histoire de la littérature annamite, relié. 74. Năm 1894: Cours d"Annamite parlé (vulgaire) 75. "" : Grand Dictionnaire Francais-Annamite (invachevé) 76. ( 5 ) : Grammaire de la Langue Chinoise (Mẹo chữ Nhu) 77. "" : Grammaire Annamite en Annamite (Mẹo tiếng Annam) 78. "" : Langage de la Cour en Extrême-Orient 79. "" : Vocabulair Francais-Malais 80. "" : Guide de la Conversation Malaise-Francaise 81. "" : Vocabulair Francais-Cambodgien 82. "" : Guide de la Conversation Cambodgienne- Francaise 83. "" : Vocabulaire Francais-Siamois 84. "" : Vocabulaire Siamoise-Francaise 85. "" : Cours de la Langue Birmane 86. "" : Vocabulaire Birman-Francais 87. "" : Guide de la Conversation Birmane-Francaise 88. "" : Cours de Ciampois 89. "" : Vocabulaire Ciampois-Francais 90. "" : Guide de la Conversation Ciampoise-Francaise 91. "" : Cour de la Langue Laotienne 92. "" : Vocabulaire Laotien-Francais 93. "" : Guide de la Conversation Laotienne-Francaise 94. "" : Cours de la Langue Tamoule 95. "" : Vocabulaire Tamoul-Francais 96. "" : Guide de la Conversation Tamoule-Francaise 97. "" : Cours de la Langue Indoustane 98. "" : Vocabulaire Indoustan-Francais 99. "" : Guide de la Conversation Indoustane-Francais e 100. "" : Minh tâm-La précieux Miroir du Coeur (en 2 vol) 101. "" : Cours de la Géographie de l"Indochine avec carte générales et partiuculières en six parties: 1. La Cochinchine- francaise, 2. L"Annam central, 3. Le Tonkin, 4. Le Cambodge, 5. Le Siam, 6. La Birmanie. 102. "" : Cours d"Annamite écrit (Mandrin ou de caractères chinois) 103. "" : Mencius-(Quatre Livres) No 3 104. "" : Luận ngữ (Quatre Livres) No 4 105. "" : Dictionnaire Chinois-Francais- Annamite. 106. "" : Annam Politiqye et Social 107. "" : Dictionnaire biographie Annamite (ou De Viris illustribus regni Annamitici) 108. "" : Flore Annamite 109. "" : Produits de l"Annam 110. "" : Dictionnaire Géographie Annamite. 111. "" : Les Droits de l"Annam dans la Vallée du Mékong (Mémoire sur) 112. "" : Recueil de Chansons populaire Annamites 113. "" : Recueil d"Oraisons funèbres Annamites 114. "" : Recueil de pièces de théâtre Annamite 115. "" : Sujets Histoiriques des Poèmes Annamites 116. "" : Étude comparée sur les Langues, Écritures, Croyances, et Religions des Peuples de l"Indochine. 117. "" : Combinaisiondes systèmes d"écritures idéographique, hiérogkyphique, phonétique, alphabétique 118. "" : Étude comparée des Langues et des Écritures des trois branches linguistique. 119. Năm 1937: Petit Dictionnaire Francais-Annamite à l"usage des écoles et des bureaux.
Sau khi kê các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, chúng ta thấy khoảng thời gian 33 năm với 119 tác phẩm chúng ta được biết đến, có thể có những tác phẩm đã bị thất lạc nên không có trong danh sách nầy.
Văn nghiệp để lại đồ sộ, phong phú, đa dạng, gồm nhiều địa hạt như : Triết học, Văn học, Sử học, Địa lý... Riêng về ngành ngôn ngữ học, ông đã viết nhiều sách dạy tiếng Á Châu như : Trung Hoa, Lào, Kam pu chia, Thái Lan, Miến Điện, Mã lai, Ấn Độ chứng tỏ ông là nhà thông thái hiếm có, danh tiếng của ông chẳng những chỉ có ở trong nước mà còn có ở nước ngoài thời bấy giờ. |