Người Việt tị nạn Cộng Sản đang định cư tại các nước Tự Do thường xuyên về Việt Nam hãy đọc câu chuyện sau đây
Hôm nay, Cỏ May nhận được từ một người bạn ở xa một bản tin về người Việt nam tị nạn chánh trị ở Pháp bị thu hồi thẻ tị nạn, tức mất quyền tị nạn theo Công ước Genève, vì người này từ năm 1995 tới năm 2000 về Việt nam 7 lần và hỏi Cỏ May chuyện này có thật không ?
Trước đây ít lâu, Cỏ May có nhận được một bản tin về vụ này rất chi tiết, bằng pháp văn với bản dịch việt ngữ. Số ngưởi Việt nam tị nạn ở Pháp bị thu hồi thể tị nạn rất đông, lên tới hơn hai mươi ngàn người , do Tòa Đại sứ vc hà nội tại Paris thông báo cho Chánh quyền Pháp danh sách những người tị nạn này đi về Việt nam .
Nay Cỏ May nhắc lại sơ lược chuyện người Việt nam ở Pháp và người Việt nam tị nạn bị mất qui chế tị nạn khi trở về nguyên quán .
Người Việt nam trên đất Pháp
Pháp là nước duy nhứt ở Âu châu có người Việt nam tới sớm do quan hệ lịch sử giữa hai nước . Từ Đệ I Thế chiến đã có đông đảo người Việt nam qua ở đánh giặc và chết cho xứ Pháp . Ngày nay, nghĩa trang ở mặt trận phía đông còn khá nhiều mồ mả tử sĩ Việt nam . Rồi qua Đệ II Thế chiến, số người Việt nam tới Pháp đánh giặc cho Pháp, làm lính thợ cho Pháp, ở đi học, làm việc, đông đảo hơn . Con cháu hai lớp người này, ngày nay, sanh sống tại Pháp và xem nước Pháp như quê hương của họ . Sau Hiệp định đình chiến năm 1954, có thêm nhiều người Việt nam tới Pháp theo diện hồi hương . Họ là những người làm việc cho Pháp ở Việt nam, có gia đình với người Pháp . Đợt tới Pháp sau cùng gần đây là những người đi tị nạn cộng sản tới Pháp sau ngày 30/4 năm 1975 khi mất Miền nam Việt nam .
Tất cả người Việt nam sanh sống trên đất Pháp cho tới ngày nay, còn một số rất ít giữ tư cách thường trú và hưởng qui chế tị nạn theo Công ước Genève năm 1951 vì lớn tuổi, theo nhiều thống kê khác nhau, ước tính vào khoảng 200 000 người .
Câu chuyện « Người Việt nam tị nạn cộng sản ở Pháp bị mất quyền tị nạn vì thường đi về Việt nam » chỉ xảy ra trước đây khá lâu vì ngày nay không còn mấy người đủ khả năng đi lại nhiều còn giữ thẻ tị nạn .
Đây Cỏ May trích dẩn thông tin về trường hợp một người Việt nam tị nạn chánh trị ở Pháp bị Cơ quan thuộc Cao Ủy tị nạn thu hồi thẻ tị nạn và không cấp thẻ tị nạn mới nữa :
« … Ngày 27-6-2000, ông Nguyễn văn Tuyền và 544 Việt kiều Pháp bị OFPRA gởi thơ thông báo rút lại thẻ tỵ nạn, với lý do trở về quê cũ khi còn chế độ độc tài Cộng Sản. Riêng Ông Nguyễn văn Tuyển đã về Việt nam 7 lần từ năm 1995 tới năm 2000 .
“Chiếu theo điều 1, khoản 2A của Công ước Genève ngày 28-7-1951, chúng tôi thu hồi thẻ tỵ nạn. Đồng thời cũng trình lên Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, kể từ nay, OFPRA không còn chịu trách nhiệm với ông, về tình trạng cư trú, xin việc làm, hưởng trợ cấp xã hội theo diện người tỵ nạn chính trị nữa, … »
Theo Cơ quan bảo vệ người tị nạn và vô tổ quốc của Pháp ( OFPRA = Office Français de Protection des Réfugiés et Apatrides vì Pháp có ký tham gia Công ước Genève trong lúc đó có nhiều nước Âu chấu không ký như Ý nhưng họ vẫn đón nhận người Việt nam tị nạn bỏ nước ra đi ồ ạt bằng ghe thuyền mong manh trong những năm cuối 70 và đầu 80 ), « người tị nạn chánh trị mất qui chế tị nạn khi trở về xứ của mình hoặc liên hệ với Tòa Đại sứ hay Tòa Lãnh sự của quốc gia gốc của mình »
Những quyền lợi và nghĩa vụ của người tị nạn được thông báo rỏ ràng và phải ký nhận khi lảnh thẻ . Ngoài quốc gia gốc như Việt nam, người tị nạn Việt nam còn được khuyên không nên tới các nước có chung biên giới với Việt nam như các xứ Miên, Lèo và Thái lan để tránh những rủi ro .
Về an ninh, ngày nay, 10 quốc gia trong Hiệp Hội Đông Nam Á (ASEAN) có ký chung một Hiệp ước An ninh . Một người có mặt tại một nước mà nước khác xét thấy người đó nguy hiểm cho họ, họ có thể chánh thức yêu cầu chánh quyền của nước đó bắt « người nguy hiểm .» giải giao tới cho họ xử lý theo luật pháp của họ . Như vậy, người Pháp gốc Việt nếu thấy mình có vấn đề với chánh quyền Việt cộng hà nội nên thận trọng khi muốn đi Thái lan, Miên hay Lèo hay Mã lai chơi vì có thể bị bắt áp tải về Việt nam bất cứ lúc nào . Đó là không nói trường hợp bị bắt cóc và âm thầm đưa về Việt nam rồi công bố « bị bắt tại Việt nam » . Ông Trí Lực, tu sĩ Phật giáo, là một trường hợp điển hình . Ông đã trốn qua được Miên, trình diện Cao Ủy Tị nạn, được có hồ sơ tị nạn và chờ ngày đi tị nạn . Chỉ vài phút đi ra khỏi chổ tạm trú ở Nam-vang, ông liền bị công an việt cộng bắt cốc, xô lên xe bít bùng chở thẳng về tới Tây ninh, công bố bắt ông ở Tây ninh đang trên đường đào thoát khỏi nước xã hội chủ nghĩa .
Còn những người ở hải ngoại về Việt nam hoạt động gần như công khai mà không bị bắt hoặc bị bắt, rồi trở về nữa, đó là họ làm nhiệm vụ đặc biệt của họ . Có một tổ chức chánh trị ở vùng ngoại ô phía Đông Paris (77) nay bớt ồn ào vì xuống cấp, thuyết phục hai vợ chồng một người quen cựu nữ sinh Gia Long và Đại Học Sư phạm Sài gòn với lời lẻ « Các em gia nhập đi . Khi về Việt nam, các em sẽ thấy chánh quyền nê trọng (dùng tiếng considération ) các em như thế nào vì biết các em là người của … » . Hai vợ chồng này vì không muốn được vc nể trọng nên cho tới nay vẫn không gia nhập .
Tị nạn và nhà cầm quyền hà nội
Bản tin trên về trường hợp Ông Nguyễn văn Tuyển bị mất qui chế tị nạn trên đất Pháp, chúng tôi đã nhận được nguyên bản văn của OFPRA trước đây khá lâu . Từ năm 1988 tới năm 2000, có tới 22 417 người Việt nam tị nạn chánh trị bị Chánh quyền Pháp thu hồi hoặc đáo hạn không tái cấp thể tị nạn nữa vì xét thấy họ không còn bị nhà cầm quyền cộng sản hà nội gây nguy hiểm cho bản thân như họ đã khai để xin được hưởng qui chế tị nạn chánh trị . Chính tòa Đại sứ hà nội thông báo danh sách những người tị nạn Việt nam đi về xứ cho Chánh quyền Pháp .
Từ những năm đầu thập niên 80, người tị nạn ở Pháp hoặc có quốc tịch Pháp, vừa ồn định đời sống ở Pháp, đã bắt đầu xin về Việt nam .
Lúc bấy giờ, làm hồ sơ, họ được Tòa Đại sứ Hà nội tại Paris hướng dẩn khai chổ lý do ở Pháp là « đi qua Pháp bán chánh thức » vì năm 1979, Hà nội ồ ạt tổ chức bán bải, bán ghe, bán chuyến để thu vàng và tiến bạc làm giàu . Khai xong, phải gia nhập Hội Việt kiều Đoàn kết, đóng niên liễm và lấy thể Hội viên . Xong, người đi Việt nam mới bắt đầu tới Văn phòng Du lịch « Hit Voyages » ở Quân V Paris lấy vé máy bay . Giá cả do Hit Voyages qui định vì được độc quyền trong dịch vụ này . Hit Voyages là tổ chứclàm ăn duy nhứt ở Pháp lúc bấy giờ . Lẽ dĩ nhiên đó là cơ quan kinh tài của việt cộng . Nay thì không còn nữa vì nhiều tổ chức khác, của Ba Tàu, của người Việt, mở ra ở khắp nơi, làm ăn theo qui luật cung cầu . Cạnh tranh nhau lắm ác liệc nên việc mua vé đi Việt nam do người đi chọn lựa và quyết định . Đám việt cộng hải ngoại này, gốc du học ở Pháp trước đây, nay không còn làm ăn được, tiệm tùng đều bán lại cho Ba Tàu . Và nghe nói họ quỵt nợ của đảng và Nhà nước được bộn tiền . Quả thật họ là những người tài vì quỵt được nợ của Hà nội trong lúc đảng và Nhà nước xưa nay chỉ biết cướp giựt của mọi người mà thôi . Nhờ nhiều năm làm việt kiều mà họ trở thành những con người tài ba . Hơn cả những cộng sản nhà quê ở Việt nam .
Trong số nhũng người về Việt nam vi phạm Công ước quốc tế, có một người con trai cũa nhà văn và ký giả kịch trường ST ở Sài gòn trước kia . Người này chưa có quốc tịch Pháp, đi ra khỏi xứ Pháp, bằng Thẻ Du lịch ( Titre de voyage) do Chánh quyền Pháp cấp . Với thể này, người cầm thẻ có đầy đủ quyền đi lại các nước có bang giao với Pháp, ngoại trừ Viêt nam và ba nước Miên, Lèo và Thái . Thẻ Du lĩch được cấp trên cơ sở qui chế tị nạn . Người con trai của ông ST đã đi về Việt nam nhiều lần . Một hôm trở về Pháp, tới phi trường Charles de Gaulle, bị cảnh sát chận lại lập biên bản vi phạm luật tị nạn . Anh này sau đó được ra về nhà bình thường . Ít lâu sau, anh ta bị cảnh sát kêu tới làm việc . Sợ quá, anh ta bèn phóng về Việt nam và từ đó ở luôn tại Sài gòn.
Từ hai năm nay, Hà nội thay đổi hẳn cách đối xử với người Việt nam ở Pháp với chủ trương vô cùng mềm mỏng . Họ không cho đó là bọn « phản quốc » nữa . Mà là khúc ruột xa ngàn dặm, « một bộ phận dân tộc không tách rời Tổ quốc » . Từ sự thay đổi này, họ cũng thay đổi thủ tục cấp giấy tờ cho về Việt nam . Hồ sơ cũng được cẩn thận đơn giản tối đa . Những khoảng về lý lịch cũng được bỏ bớt . Ngoài những dể dải về giấy tờ, họ còn cho làm visa dài hạn 5 năm và cho hồi tịch, giữ song tịch .
Có như vậy, người Việt nam gốc tị nạn chánh trị mới về xứ ngày càng đông . Càng làm cho đảng và Nhà nước ngày càng thêm lợi lộc về nhiều mặt . Về chánh trị tuyên truyền, về kinh tế .
Đảng và Nhà nước hà nội cần có nhiều người Việt nam hải ngoại về nước . Nhưng người Việt nam hải ngoại vẫn không thấy cái ưu điểm, cái thế mạnh của mình ở đó . Không thấy về Việt nam là cái quyền đi lại của mình trên cơ sở bang giao giữa hai quốc gia mà vẫn giữ cách ứng xử theo tâm lý cố hữu « xin / cho » . Như một thứ ân huệ riêng được hưởng
Bà Con của tôi .
Nhận xét về tánh nết của người Việt nam, Cụ Trần Trọng Kim viết trong cuốn Việt Nam Sử Lược của Cụ, có đoạn :
« Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người VN có cả các tính tốt và các tính xấu.
Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lấy sự nhân nghĩa, lễ, trí, tín làm năm đạo thường cho sự ăn ở.
Tuy vậy cũng có hay tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hoà bình, nhưng mà đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỹ luật. Tâm đia thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang, và ưa trang hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma, tin quỷ, sùng sự lễ bái nhưng mà vẫn không nhiệt tin tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn. Đàn bà thì hay làm lụng và hay đảm đang, khéo chân, khéo tay, làm được đủ moi việc mà lại biết lấy việc gia đạo làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con,thường giữ được các đức tính rất quý là tiết, nghĩa, cần, kiệm.
… Từ tư tưởng cho đến việc làm, người mình thường lấy Tàu làm gương . Hể ai bắt chước được Tàu là giỏi . Ai không bắt chước được Tàu là dở » .
Đó là người Việt nam của năm 30 . Ngày nay, ở hải ngoại, người Việt nam ta chắc phải khác hơn, tức phải khá hơn chớ ?
Nhìn chung, người Việt sanh sống ở Pháp hay ở những quốc gia khác, phần đông đều có những tập quán giống nhau . Mọi người ăn cơm, nước mấm, rau muống hơn ăn bánh mì, khoai lan hay những thức ăn địa phương,…Giải trí thì nghe nhạc việt nam . Di chuyển thì thích xe ngoại quốc như xe nhựt bổn, đức . Đi chơi dịp nghỉ hằng năm, thì dành thì giờ và tiền bạc đi về Việt nam . Ở xứ tị nạn, người Việt nam chỉ đi làm việc kiếm tiền, ít khi đi bầu cử hay tham gia những hoạt động xã hội, văn hóa . Họ chỉ đi nhà thương, thầy thuốc . Kể cả lúc về Việt nam ăn chơi, bị bịnh cũng vội vàng chạy bay về chửa bịnh .
Có không ít cặp vợ chồng già ly dị giả để lảnh trợ cấp riêng được thêm một vài trăm / tháng . Hai người xin được hai chổ ở . Họ ở chung để cho mướn lại một chổ kiếm thêm chút tiền đem về Việt nam xài cho đả .
Người Việt nam tị nạn ở Pháp có hành sử như vậy cũng có thể hiểu được vì Pháp đã đô hộ Việt nam gần cả trăm năm . Nay Pháp mới chỉ đáp nghĩa có hơn ba mươi năm . Mỹ cũng được chăm chế vì bổng đâu ùn ùn kéo nửa triệu quân qua Việt nam, rồi lại kéo về, bỏ người bạn đồng minh cho vc hành hạ tơi bời . Chớ như Úc, không duyên nợ gì với Việt nam, tới Việt nam chỉ có giúp Việt nam, rồi về . Nay đón nhận gười Việt nam, nuôi người già suốt đời, cho ở nhà cửa khang trang, thuôc men, nhà thương chu đáo, …Nghĩ lại, ở mặt nào đó, người da trắng đối xử với người Việt nam ta rất tốt bụng thiệt tình .
Nếu có ai thấy cách ứng xử của người Việt nam đối với xứ tiếp nhận định cư như vậy mà ngỏ lời chê cười là không lương thiện, Cỏ May tôi không dám bênh vực . Nhưng Cỏ May tôi vẫn lấy lời dạy của người xưa mà ăn ở với Bà Con của Cỏ May « Không ai lấy ruột bỏ ra, lấy da bỏ vào » bao giờ !