Thế hệ trẻ bây giờ phải đầu tư vô học công nghệ và sản xuất...
Khi dịch bệnh xảy ra mới thấy nước nào có sản xuất thì nước đó ổn định. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp sẽ giúp một quốc gia phồn vinh nhanh chóng.
Trong 34 nước OECD (nước phát triển nhất thế giới), người ta còn gọi là nước công nghiệp phát triển, châu Á hiện chỉ góp mặt có 3 anh tài là Nhật Bản (gia nhập năm 1964), Hàn Quốc (năm 1996), Israel (gia nhập năm 2010), còn nước châu Á nào tiếp theo thì vẫn là 1 ẩn số.
Đặc trưng của 3 nước châu Á vô được OECD là họ đều có cảng biển, phát triển các khu công nghiệp duyên hải để sản xuất và xuất khẩu.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của họ vẫn rất mạnh.
Hàn Quốc, Nhật Bản và Israel vẫn tự chủ về lương thực (họ vẫn trồng lúa mì, lúa mạch, lúa gạo) và thực phẩm (rau củ quả thịt cá), để ổn định xã hội, xuất khẩu nông nghiệp vẫn xuất sắc.
Các tập đoàn của họ đều đa ngành, đầu tư rất khủng vào sản xuất công nghiệp, tự chủ mọi thứ.
Hầu như mọi đất ven biển, trừ khu có bãi cát đẹp là du lịch, họ đều đầu tư thành các cảng biển để xuất hàng, và bán kính khoảng 200km gần cảng biển đó, họ quy hoạch thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, mục đích xuất khẩu để dòng chảy ngoại tệ về nước họ.
Các bạn trẻ khởi nghiệp sản xuất ở 3 nước này rất được coi trọng, và các quỹ đầu tư đi săn tìm các bạn khởi nghiệp với các mô hình sản xuất để rót vốn đầu tư, cho mượn vốn không lấy lãi, góp vốn, mở rộng quy mô….
Nước mình đi sau, nếu muốn thịnh vượng 50 năm, 100 năm sau cho con cháu nở mặt nở mày với năm châu thì không thể khác.
Thế hệ trẻ bây giờ phải đầu tư vô học công nghệ và sản xuất. Chịu cực chịu khổ để thế hệ sau phồn vinh, vì sản xuất rất rất cực, nhưng tương lai thì vô cùng rạng rỡ.
Khác hẳn với thương mại hay dịch vụ, phập phù lên xuống, lâu lâu dịch bệnh vậy thì các bạn sẽ thấy rõ.
Phi nông bất ổn.
Phi công bất phú.
Phi trí bất hưng.
Phi thương bất hoạt.
Dành cho các bạn trong các tập đoàn lớn, cần tìm vị trí để đặt nhà máy và sát cảng xuất khẩu, thì đây là lựa chọn tốt nhất.
Đây là khu CN hiếm hoi của châu Á nằm sát vị trí cầu cảng của cảng Nam Vân Phong đang xây dựng (các bạn xem vị trí cầu cảng bên phải). Các bạn liên hệ với khu công nghiệp này theo thông tin trên website
http://www.ninhthuyip.com
“Khu Công Nghiệp Ninh Thủy nằm trong đặc khu kinh tế Vân Phong, là trung tâm sản xuất ở miền Nam Việt Nam được hưởng các ưu đãi về thuế tốt nhất, giao thông thuận tiện, nguồn nhân lực dồi dào, thời tiết ôn hòa quanh năm, điều kiện nền và đất ổn định, gần khu dân cư.
Ngoài ra, một khu dịch vụ tiện ích gồm tổ hợp văn phòng thương mại, khu nhà ở, khách sạn và khu bán lẻ được xây dựng theo chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân viên và chuyên gia làm việc tại Khu Công Nghiệp.
Khu Công Nghiệp phù hợp nhất với các ngành nguyên vật liệu xây dựng, đóng tàu và du thuyền, ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may mặc, da giày, cao su và nhựa, đồ gia dụng, dược phẩm, hàng tiêu dùng, thực phẩm và nước giải khát, cơ khí, điện, điện tử và các ngành công nghiệp phụ trợ.
Cảng tổng hợp Nam Vân Phong nằm tại Khu Công Nghiệp Ninh Thủy – là cảng biển nước sâu tự nhiên, độ sâu tối thiểu là 15m nước, chiều dài cầu bến là 234m rộng 35m, có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, container trọng tải đến 30.000DWT.
Tương lai mở rộng có thể tiếp nhận tàu 100.000 DWT. Hệ thống giao thông đường bộ nối liền giữa Cảng với Sân bay quốc tế Cam Ranh, các Ga đường sắt. Hàng hóa xuất nhập thông qua Cảng theo quốc lộ 1A, theo quốc lộ 26B đến các tỉnh Tây Nguyên.
Cảng Nam Vân Phong mang lại lợi ích về thương mại rất lớn cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Ninh Thủy nói riêng và cho các doanh nghiệp tại khu vực”.
P/S: Các tập đoàn bất động sản lớn nên đến các tỉnh duyên hải cả nước để khảo sát làm các khu công nghiệp công nghệ cao.
Bất động sản công nghiệp (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, công viên phần mềm, công viên công nghệ cao, khu sản xuất và kho ngoại quan, cảng container XNK,…) là những ngành rất nên đầu tư, vì giúp đất nước cất cánh.
BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP hơn nhiều so với bất động sản dân dụng, tức nhà ở, cái này không tạo ra được nhiều của cải cho XH.
Vì mua bán nhà ở chỉ là tái phân phối thu nhập trong nước, kiểu đánh bài qua lại chứ không có nguồn tiền bên ngoài đổ vào, không tạo sự hưng thịnh thật sự.