Lạm dụng Văn Hóa như lạm dụng khẩu hiệu!
Cách đây vài năm bài phiếm của tôi về “Văn Hóa Giành Ghế & Văn Hóa Khẩu Trang”.
Ở trong nước thì chữ Văn Hóa bị lạm dụng quá mức, cái gì cũng văn hóa… ngay cả con người thiếu văn hóa cũng lên giọng văn hóa. Thiện tai!
Từ những nhà nghiên cứu, quan chức đến thường dân trở thành thói quen với hai chữ Văn Hóa nầy, mất đi quan niệm hai chữ Văn Hóa, truyền thống cao đẹp của tổ tiên từ xưa.
Nay lại “đẻ” thêm Văn Hóa vật thể đến Văn Hóa phi vật thể.
Lạm dụng Văn Hóa như lạm dụng khẩu hiệu!
Khó phân biệt đâu là sản phẩm vật chất, đâu là sản phẩm tinh thần nên những giá trị truyền thống thể hiện bản sắc dân tộc từ thời cha ông cũng bị lệch lạc…
Than ôi! Đất nước tự hào với bốn ngàn năm Văn Hiến. Văn Hóa VN có từ thời Văn Lang thế mà hiện nay xã hội bị băng hoại nên thói xấu tật hư trở thành thông dụng cũng gọi là Văn Hóa.
Những thói hư tật xấu như chen lấn giành nhau khi xếp hàng, khạc nhỗ, chôm chỉa, chửi bới, đút lót, lường gạt, phóng uế bừa bãi… đầy dẫy thế đó với loại người đó thì nên dùng tệ nạn thay cho văn hóa?
Nếu đề cập đến “khẩu hiệu Văn Hóa” thì trên thế giới không có nước nào lạm dụng bằng Việt Nam.
Nào là “Phường Văn Hóa, Tổ Văn Hóa”… Có nhiều nơi treo bảng “Tổ Văn Hóa…” trong hẻm thì bên dưới có tấm bảng viết nguệch ngoạc “Cấm ỉa đái bậy” trên vách tường, phía dưới rác rưới hôi thúi!
Nơi đó chỉ có người dân trong “Tổ Văn Hóa” phóng uế mà hôi thế, kẻ không chịu được mùi xú uế, chửi đổng, chửi nhau om tỏi, cướp giật mà được “vinh danh” với tấm bảng to tổ chảng, bự chà bá!
Theo thời gian, có nhiều định nghĩa khác nhau về Văn Hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Wikipedia: “Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về Văn Hóa…
Tóm lại, Văn Hóa là sản phẩm kết tinh từ trí tuệ của loài người, Văn Hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội.
Song, chính Văn Hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.
Văn Hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa.
Văn Hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Văn Hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra…”.
Mahatma Gandhi quan niệm: “Nền Văn Hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền Văn Hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.
Vì vai trò tổng quát và tùy thuộc vào khu vực địa lý trong sinh hoạt xã hội, tính chất lịch sử nên vấn đề định nghĩa Văn Hóa cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất và chưa có định nghĩa nào thể hiện đầy đủ quan niệm về Văn Hóa.
Theo F. Komoye: “Văn Hóa của một nước là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết, tín ngưỡng và những tập tục cổ truyền.
Nói tóm lại, đó là chiếc chìa khóa mà người ta dùng để mở cái cửa của sự hiểu biết của dân tộc và các công trình của dân tộc ấy… là con đường chân chính để đưa đến tình bằng hữu và sự thông cảm giữa các quốc gia trên thế giới”.
Bởi sự lạm dụng quá trớn và xuẩn ngốc đó đã xâm nhập vào đầu óc kém văn hóa ở một số người khi ra hải ngoại, chẳng hạn như Hoa Kỳ - nơi đông nhất người Việt tị nạn và người Việt lai căng – phô trương trước bàng dân thiên hạ nên chẳng giống ai!
Trong sinh hoạt cộng đồng, điển hình như văn nghệ miễn phí trong hội trường, đã có ghế ngồi lại chiếm chỗ, để túi xách, mũ vào ghế bên cạnh trong khi có nhiều người đứng phía sau… khi chương trình bắt đầu vẫn còn một số ghế trống…
Và, điều khó coi là đeo khẩu trang nơi đất nước văn minh, sạch sẽ… trông chẳng giống con giáp nào cả.
Trước đây, khi đăng tải bài viết nầy, có nhiều bạn văn viết feedback đồng tình. Trong đó có nhà văn Tràm Cà Mau cho biết, khi anh vào thư viện ở Santa Ana, có bà đội nón lá, đeo khẩu trang đi lòng vòng trong thư viện, anh cảm thấy xấu hỗ cho người Việt mình bởi chiếc nón lá đích thị là sắc dân nào rồi. Huống chi là người bản xứ.
Vài người bạn cùng uống cà phê với tôi cũng lên tiếng cho biết vài lần vào siêu thị thấy mấy khuôn mặt quê ơi là quê cũng đeo khẩu trang, chẳng ngại ngần chửi đổng “Quái vật cút về xứ động vật mà ở”…
Loại “khỉ đội lốt người” thường thấy ở thương xá Phước Lộc Thọ, có lẽ từ bên kia bờ Thái Bình Dương.
Hai ông bạn Thiết Kỵ & Quân Báo tính nóng như Trương Phi, bắt gặp thì chửi toáng trước đám đông.
“Văn hóa chửi đổng” nầy đành chịu vì bảo vệ nếp sống của chúng ta “ở theo thì” nơi xứ người.
Với chúng ta có thái độ tạm cho “kỳ thị” như vậy thì với người bản xứ đừng trách đó là thái độ kỳ thị.
Chuyện nay.
Đầu năm 2020, Virus Tàu Cộng lây lan khắp nơi và ở xứ tạm dung Cờ Hoa của chúng ta, khẩu trang trở thành đề tài.
Trên trang web VOA, bài viết: Văn hoá khẩu trang thời Covid-19: Người Mỹ sẽ theo chân người Việt?
“Trong khi đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng là điều bị bắt buộc ở Việt Nam thời gian này thì ở Mỹ, đeo khẩu trang khi hoàn toàn khoẻ mạnh lại không được khuyến khích và thậm chí trở thành hành động không được chấp nhận trong xã hội.
Dù Mỹ còn đang xem xét liệu đeo khẩu trang có giúp giảm thiểu lây nhiễm virus corona trong cộng đồng hay không thì chính phủ Việt Nam coi đây là biện pháp bắt buộc, cùng với khai báo y tế, cách ly tập trung hoặc tại nhà, để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh…Trong khi đó Mỹ, nơi đã trở thành tâm dịch của thế giới với gần 190.000 ca nhiễm và gần 4.000 người tử vong, đeo khẩu trang có thể là một hành động bị kỳ thị.
Theo truyền thông Mỹ, nhiều người gốc Á ở Mỹ đã bắt gặp những cái nhìn thiếu thiện cảm, bị tránh xa hoặc thậm chí bị nhổ nước bọt khi họ đeo khẩu trang nơi công cộng.
“Tôi hoàn toàn không nghi ngờ về việc một số người châu Á gặp phải thái độ thù địch vì đeo khẩu trang vì nhiều người Mỹ rất thiếu hiểu biết, mù quáng, đề cao chủ nghĩa dân tộc, và hành xử đáng hổ thẹn,” Kim Fellner, một cư dân ở Washington DC nói với VOA…
Theo truyền thống, các xã hội phương Tây tin rằng chỉ những người bị nhiễm bệnh mới đeo khẩu trang vì họ có thể phát tán vi khuẩn, còn người khoẻ mạnh thì không cần thiết làm như vậy,” Phó giáo sư Xi Chen của khoa Y đại học Yale nói với Nikkei Asian Review.
Tờ Washington Post có trụ sở ở Washington DC hôm 30/3 đưa ra câu hỏi rằng “Liệu chúng ta có nên đeo khẩu trang?” và câu hỏi này đang được các giới chức Mỹ xem xét.
Giữa lúc con số ca lây nhiễm tăng chóng mặt ở Mỹ trong thời gian gần đây thì theo truyền thông Mỹ, Cơ Quan Phòng Chống Dịch Bệnh (CDC) đang cân nhắc để trong những ngày tới có thể khuyến cáo người dân có các biện pháp che mặt khi đi ra đường giữa mùa dịch virus corona.
Robert Redfield, giám đốc CDC, từng nói rằng: “Không” khi được hỏi liệu người dân có nên đeo khẩu trang không tại một buổi họp với các nhà lập pháp Mỹ, nay đã không chắc chắn về điều đó.
Ông nói với đài NPR rằng CDC đang xem lại các hướng dẫn và có thể khuyến cáo công chúng sử dụng khẩu trang để tránh lây nhiễm cộng đồng.
Việc đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm Covid-19 đã được áp dụng ở hầu hết các nước châu Á – gồm cả Hong Kong, Đài Loan và Nhật Bản, nơi có tỷ lệ lây nhiễm thấp trên thế giới.
Và ông Redfield nói rằng một trong những lý do mà CDC xem xét khuyến cáo người dân Mỹ đeo khẩu trang là vì đã có sự lây nhiễm từ những người không có triệu chứng bệnh.
Sự khác biệt về nhận thức trong việc đeo khẩu trang giữa phương đông và phương tây còn bắt nguồn một phần từ các chuẩn mực văn hoá trong việc che mặt, theo một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung Tâm Nhân Văn & Y Học thuộc trường Đại học Hong Kong, Ria Shinha, cho tạp chí Time biết.
“Trong các tương tác xã hội ở phương Tây, bạn cần phải thể hiện danh tính và giao tiếp bằng mắt. Các biểu cảm trên khuôn mặt là rất quan trọng.”
Được hỏi liệu văn hoá đeo khẩu trang của người châu Á, bao gồm cả Việt Nam, có nên được phổ biến ở Mỹ trong thời gian dịch bệnh này hay không, ông Caver nói rằng “Chắc chắn là nên.”
Còn bà Kim cho rằng ở Mỹ, mọi người chưa có thói quen đeo khẩu trang để phòng tránh nhưng điều này có thể thay đổi sau dịch bệnh Covid-19.
Le Coq Gaulois
Hai câu thơ ví von “Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt.
Dưới sân, ông cử ngỏng đầu rồng” của cụ Tú Xương (1870-1907).
Nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương được giảng dạy trong chương trình Việt Văn lớp Đệ Tứ (lớp 9) & Đệ Nhị (lớp 11) nay không biết có được dạy ở trường vì đụng chạm đến thực trạng xã hội?
“Ngỏng đầu rồng” ai muốn hiểu gì tùy suy diễn…
Nhưng lắc lư đầu gà, ngoi đít vịt thì thời điểm đó ám chỉ xứ gà trống Gaulois “ba hoa lắm chuyện”.
Nhà văn Bình Nguyên Lộc trong Tâm Trạng Hồng có bài Đầu Gà Đít Vịt. Thử hình dung bà đầm ngúng nguẩy cái đầu gà, đít lắc lư thì… không những chỉ ông cử mà… ngỏng đầu rồng.
Theo bản tin ghi nhận, thời điểm Virus Tàu Cộng tràn vào nước Pháp thì chính phủ Pháp luôn viện dẫn khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hiện vẫn cho rằng người khỏe mạnh không cần đeo khẩu trang.
Điều này đã dẫn đến tình trạng kỳ thị người đeo khẩu trang tại Pháp, đặc biệt là tại Paris, trong đó có cộng đồng châu Á vẫn giữ thói quen từ thời dịch SARS 2003.
Tiếp theo, phải kể đến tình trạng khan hiếm khẩu trang.
Khi dịch cúm gia cầm H1N1 bùng phát năm 2010, Pháp có một tỉ khẩu trang các loại trong kho dự trữ.
Tuy nhiên, bà Roselyne Bachelot, bộ trưởng Y Tế thời đó, đã bị chỉ trích làm quá. Và kể từ đó, kho dự trữ chỉ xuất mà không được nhập thêm và còn lại khoảng 120 triệu khẩu trang vào đầu mùa dịch Covid-19, trong khi cả nước cần đến 40 triệu chiếc mỗi tuần.
Phải đến cuối tháng Ba, chính phủ mới thông báo đặt mua thêm 250 triệu khẩu trang, tiếp theo là 2 tỉ chiếc được thông báo vào ngày 04/4.
Ngày 03/4, Viện Hàn lâm Y Học Pháp đã khuyến cáo người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Công dụng của khẩu trang được nhà dịch tễ học Pháp Antoine Flahaut khẳng định là “giúp giảm khả năng lây nhiễm virus và như vậy có thể kiểm soát được đại dịch”.
Trước đây, Điều 1 của đạo luật Pháp ngày 11/10/2010 quy định “Không một ai, tại nơi công cộng, có thể mang trang phục nhằm che mặt” và người vi phạm có thể phạt đến 150 euro.
Khi dịch xảy ra trên nước Pháp thì giới hữu trách còn khinh xuất chuyện đeo khẩu trang ngừa bệnh.
Le Monde ngày 06/4) cho biết 63% người dân Pháp cho rằng chính phủ “che giấu điều gì đó”, theo một nghiên cứu khác được Opinion Way công bố ngày 30/3.
Sự che dấu nầy cho thấy Pháp ỡm ờ cất dấu, mua bán khẩu trang.
Khi dịch bệnh đến mức báo động thì “mất bò mới lo rào chuồng”. Pháp la ơi ới về chuyện thiếu hụt khảu trang.
Rồi chuyện mua bán xảy ra.
Đài RT (Nga) ngày 2./ dẫn lời một quan chức Pháp cho rằng Mỹ mua nguyên lô khẩu trang tại Trung Quốc khi hàng hóa đã được đưa lên máy bay chuẩn bị cất cánh đi Pháp.
Ông Renaud Muselier cho biết vào sáng 1/4, Mỹ bất ngờ mua lại đơn hàng của Pháp bằng tiền mặt triệu khẩu trang ngay tại sân bay Thái Lan.
Máy bay dự định đến Pháp sau đó đã cất cánh đi Mỹ. Lô hàng nầy do hãng 3M sản xuất ở Trung Quốc: 200.000 khẩu trang N95, 130.000 khẩu trang y tế và 600.000 găng tay.
Bộ trưởng Nội Vụ Geisel của Đức ngày 3/4 nói rằng lô hàng đã bị “tịch thu” tại Bangkok, nhưng văn phòng của ông một ngày sau đó đã rút lại cáo buộc, khi cho biết rằng họ vẫn đang tìm cách làm rõ tình hình lô khẩu trang, được đặt hàng từ một nhà bán buôn của Đức chứ không phải từ nhà sản xuất 3M của Mỹ, đã bị chuyển hướng như thế nào.
Hãng 3M của Mỹ được thành lập từ năm 1902, hiện nay có mặt trên 20 nước, lớn nhất ở Trung Quốc, sản xuất nhiều mặt hàng đa dụng.
Ngày 18/3/2020, TT Donald Trump thông báo đạo luật Sản Xuất Quốc Phòng, ban hành vào tháng 8/1950.
Đạo luật này đã nhiều lần được áp dụng để phòng chống thiên tai, cuồng phong, khủng bố.
Lo ngại bệnh viện ở Mỹ thiếu phương tiện, dụng cụ y khoa để đương đầu với làn sóng Covid-19, từ nhiều ngày nay, giới chuyên gia y tế của Mỹ yêu cầu chính phủ huy động toàn lực, kích hoạt đạo luật Sản Xuất Quốc Phòng 1950.
Thông báo tại cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc ngày 18/3, TT Trump nói rằng Luật Sản Xuất Quốc phòng, cho phép tổng thống yêu cầu ngành công nghiệp Mỹ tăng cường sản xuất các thiết bị và vật tư quan trọng như máy thở, khẩu trang và đồ bảo hộ cho nhân viên y tế.
Luật này được đưa ra từ thời chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. "Tôi coi mình như một tổng thống thời chiến. Chúng ta đang chiến đấu trong một cuộc chiến, tình hình rất khó khăn".
Với đạo luật nầy thì các công ty của Mỹ ở hải ngoại phải tuân thủ. Giới chức Mỹ có thẩm quyền bắt buộc công ty sản xuất chấp hành theo yêu cầu của Mỹ.
Như vậy khi lô hàng khẩu trang của hãng 3M sản xuất ở Trung Quốc phải nhập về Mỹ. Đây không phải là vấn đề thương mại, buôn bán mà một số giới chức và truyền thông Âu Châu đạ vấn đề.
Một phát ngôn viên của 3M nói với Reuters rằng công ty không có bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm của họ đã bị tịch thu.
Tổng Thống Donald Trump ngày 4/4 cho biết rằng “không có hành động ăn cướp nào cả.”
Tờ Libération của Pháp cho rằng, Mỹ đang cố gắng mua khẩu trang đang có hàng sẵn và khiến các lô hàng phân phối đến các nước khác bị ảnh hưởng.
Bài báo dẫn một nguồn tin ẩn danh cho biết “Họ trả gấp đôi và bằng tiền mặt, thậm chí trước khi thấy hàng”,
Lại chuyện Trung Cộng gài bẫy Pháp. Trung Quốc sẽ gửi 1 tỷ khẩu trang nếu Pháp mua thiết bị 5G Huawei.
Trong bản tin trên Fox News vào thượng tuần tháng Tư, cho biết rằng Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình hỏi về việc cung cấp 1 tỷ khẩu trang, và ông Tập nói ‘chúng tôi sẽ gửi số khẩu trang đó nếu Pháp triển khai mạng 5G của Huawei’. Đó là cách Trung Quốc hành động, và đã đến lúc thế giới phải thức tỉnh.”
Thực hư ra sao với nguồn tin của Fox, nhưng đã có những tín hiệu rõ ràng từ ĐCSTQ với chiến lược “ngoại giao khẩu trang” đầy cạm bẫy đối với châu Âu và thế giới.
Trung Cộng là nơi phát sinh ra dịch bệnh Covid-19, bất chấp mạng sống của người dân trong nước, Bắc Kinh lại tính toán, âm mưu “nước đục thả câu” trục lợi khi các nước trên thế giới lâm vào tình trạng dịch bệnh.
Huawei đã bị Mỹ tố cáo về nguy cơ gián điệp, có thể mang tới nhiều rủi ro chiến lược cho các quốc gia đồng minh nên đã cấm công nghệ 5G Huawei.
Huawei lâm vào tình trạng cô lập thì nay Trung Quốc tận dụng dịch bệnh để Huawei tìm cách nối lại quan hệ với các quốc gia, trở thành một nhà tài trợ khẩu trang lớn nhất ở châu Âu.
Theo trang Politico, Huawei đã quyên góp 1 triệu khẩu trang cho nhân viên y tế ở Tây Ban Nha, 838.000 cho Hà Lan, 200.000 cho Ý, 12.000 cho Ba Lan, cung cấp 20.000 khẩu trang và 120.000 đôi găng tay cho Lithuania.
Ngoài ra, hãng này cũng gửi đồ cứu trợ đến Hy Lạp, Bỉ, Ireland. Ngoài Lithuania, Huawei còn đưa ra các đề nghị tương tự với Latvia và Estonia…
Bài học còn đó với quyển Death by China “Chết Dưới Tay Trung Quốc” của đồng tác giả Peter Navarro, Greg Autr năm 2011.
Cuốn sách nầy được chuyển thành phim năm 2012. Có 3 bản dịch ra tiếng Việt (sẽ đề cập nay mai).
Nay nhân loại đang lâm vào tình cảnh khốn cùng của dịch Covid-19 thì Bắc Kinh đang tung ra chiêu bài phân hóa trong các nước tự do tranh chấp, đả kích lẫn nhau, giành giật nhau trò “bố thí láu cá” của Trung Cộng!
Bỏ qua định kiến chính trị, trong lúc hàng nghìn, hàng vạn “Chiến Sĩ Áo Trắng” ngày đêm xả thân trong bệnh viện cứu nguy cho bệnh nhân thì bên ngoài lại lắm trò, lắm chuyện ruồi bu khi bị cô lập!
Thiện tai!