main billboard


Truyện giả tưởng

kiep cho-1

1. MỘT VỤ XỬ ÁN

Tòa áo đỏ của bang Âm Phủ, nước Vô Minh họp phiên khẩn cấp và đặc biệt để xử một tội phạm chuyên môn xách động làm cách mạng lật đổ chính quyền hiện hữu hợp pháp. Từ nhiều ngày trước hãng thông tấn chính thức APP (Âm Phủ Press) đã loan tin về vụ xử này, nên đại diện báo chí khắp nơi đổ xô về thủ phủ của bang Âm Phủ để theo dõi vụ án hí hữu. Phòng xử đông nghẹt người, đa số là ký giả. Ai cũng tò mò muốn coi xem tên xách động quốc tế mặt chồn đuôi cáo ra sao mà đi đâu cũng giở trò xách động, ti toe làm cách mạng. Hồi còn giang hồ nơi dương trần, y can đã làm cho bao nhiêu triệu sinh linh của cái nước Việt Nam nhỏ chút xíu ngã xuống vì một lý tưởng mơ hồ, không tưởng, ngoại lai. Y can lúc nào cũng hô hoán :"Phải làm cách mạng vô sản !" Dân trí đã thấp, lại chịu cảnh áp bức của thực dân mũi lõ đã lâu, chẳng biết suy hơn tính thiệt gì, một số không ít những thằng ngu, những thằng dại lao đầu đi theo nó, nay tỉnh ngộ thì đã quá muộn.

Đúng 9 giờ, Ngài chánh án tới, Chẳng phải ai khác, chính là Diêm Vương. Cả tòa đều đồng loạt đứng lên, cúi chào. Im lặng đến phát rợn người. Có kẻ mới thấy mặt Diêm Vương lần đầu, sợ quá, "tè" ra cả quần, khai nồng nặc. Ngài chánh án đưa mắt nhìn cử tọa một lượt. (Ôi, đôi mắt của thần chết ! Sao mà đáng yêu thế ! Cứ như "les yeux noirs" của Alphonse Daudet trong "Le Petit Chose" !), rồi nhẹ vẫy tay - như thầy cô giáo vẫy học trò - cất tiếng oang oang như ếch ộp lúc trời mưa :

"Ngồi xuống ! Xít đeo !"

Bọn ký giả khẽ bấm nhau cười. Ý hẳn biết hôm nay có nhiều nhà báo quốc tế, Ngài Chánh án xổ tiếng Anh. Không biết vốn Anh ngữ của Ngài có che kín một lá đa không ? Bọn ký giả chỉ dám thầm tự hỏi, bố bảo cũng không anh nào dám lên tiếng chất vấn công khai. Nguyên chỉ nhìn cái mặt sắt đen sì đằng đằng sát khí của Ngài, anh nào cũng muốn chạy vô rest room để tránh cho phòng xử khỏi bị khai thúi nồng nặc thêm, nói chi tới chuyện hỏi móc họng Ngài.

Diêm chánh án truyền cho giải tội nhân ra. Đó là một lão già nhỏ thó, râu tóc bạc phơ, thân hình gầy ốm hom hem. Cái đặc biệt của tòa Âm Phủ là tội nhân không được mặc quần áo. Trần như nhộng. Tuy gầy ốm, hai má hóp sâu, nhưng đôi mắt y can vẫn sáng quắc, láo liên, tỏ ra không một chút sợ hãi. Thấy thiên hạ nhìn mình chằm chặp, y can còn cố vênh mặt lên, ra cái điều ta đây nổi tiếng khắp thế giới. Phòng xử lúc đó hơi lộn xộn, nhốn nháo, vì ai cũng muốn coi cho rõ cái mặt sát nhân của y. Kẻ nghển cổ, người kiễng chân khiến một vài nơi có phát ra tiếng động. Ngài Chánh án bèn gõ búa xuống bàn cồm cộp, la lớn :

"Im lặng ! Bi quai ét !"

Nhưng dù Ngài có la lối, có gõ búa ầm ầm, người ta vẫn cố coi mặt tên đồ tể quốc tế, chuyên xúi trẻ ăn cứt gà. Đặc biệt hơn nữa là hắn mới mọc thêm một cái đuôi, trông giống nhu đuôi cáo, dài lòng thòng. Và, cũng không kém đặc biệt, cái đuôi cáo đó được một thằng già khác kính cẩn nâng lên cao cho khỏi lết đất. Toàn những đặc biệt và đặc biệt hỏi sao phòng sử không ồn ào cho được ! Phải mất đúng ba phút mười lăm giây một phần mười phòng xử mới lấy lại được trật tự ban đầu.

Diêm Chánh án ngó chằm chặp lão già nâng đuôi đi sau y can ngạc nhiên hỏi :

"Thằng nào kia ? Nó có tội gì ? Có bị sử hôm nay không ?"

Một quỷ sứ phán quan đầu trâu mặt heo kính cẩn quỳ trước Ngài Chánh Án thưa "

"Muôn tâu đại vương, thằng cha đi sau là đàn em của y can nơi dương trần. Nó mới xuống đây được ít lâu, gặp lại đàn anh cũ, quen thói nâng bi - ý, nâng đuôi - nên lại tình nguyện làm nghề cũ."

Diêm Chánh án hỏi :

"Gốc gác nó ra sao ?"

"Muôn tâu, nó nguyên trước kia là một tên lính cũ của bang Hoa Quả Sơn."

Ngài Chánh án giật mình :

"Lính cũ của Hoa Quả Sơn ? Sao các ngươi không giao hoàn nó ngay cho Tôn Ngộ Không ? Thằng mặt khỉ ấy mà biết mình giam giữ lính cũ của nó thì nó lại vác đả cẩu bổng đến đây phá phách thì ai mà trị nổi. Nó cũng là một tên phản loạn mới hồi chánh đó."

"Muôn tâu, bọn hạ thần đã làm công văn sang bang Hoa Quả Sơn, nhưng chưa thấy trả lời."

"Vậy hả ? Bao lâu rồi ?"

"Muôn tâu, mấy năm lận. Hồi này, hệ thống công văn hành chánh bê bối quá, thường có sự chậm trễ như vậy."

Ngài Chánh án tỏ vẻ trầm ngâm một lát, rồi quay lại bảo tên quỷ sứ cận vệ :

"Mày đưa cái phôn cho tao. Tao phải gọi "loong đít ten" sang thẳng Hoa Quả Sơn mới được.. Để lâu e có sự rắc rối, phiền lắm."

Tên cận vệ mặt bò đầu ngựa vội vàng lấy máy điện thoại màu đỏ (tòa áo đỏ nên cái gì cũng đỏ) quì xuống, dâng lên cho Diêm Chánh án. Ngài quay số, rồi nói oang oang :

"Hé lô, Ngộ Không tiên sinh ?…Dạ dạ, đệ là chánh án họ Diêm đây."

(Đến đây, người kể chuyện không cần giữ bí mật cuộc điện đàm, viết huỵch tọet ra như sau :)

" Ủa, Diêm huynh đó hả ? Lâu quá rồi không gặp Diêm huynh. Có chuyện chi không ?"

"Số là tệ phủ có giữ một tên lính cũ của tiên sinh…"

"À, đệ biết rồi. Đệ đã nhận được công văn của quý phủ, nhưng chưa kịp trả lời. Bây giờ huynh tính sao ?"

"Đệ định giao hoàn cho tiên sinh."

"Đó cũng là ý muốn của đệ."

"Mà làm sao tiên sinh để xổng nó ra vậy ?"

"Nó vốn là một tên lính cọ cầu tiêu công cộng tại Hoa Quả Sơn. Một hôm nó phạm một lỗi rất nặng. Đệ giận quá, bắt nó ăn mấy cục phân. Nó vừa ức lòng vừa mắc cỡ, bèn trốn xuống dương trần. Ở dưới đó, thoạt đầu nó làm cu ly cho hãng Ba xon, nhưng vẫn quen thói ăn cắp vặt, bị lính Tây bắt được, đánh cho một trận nên thân. Nó bất mãn, bèn đi theo tên râu cáo làm loạn."

"À ra vậy. Bây giờ, đệ cho lính giải về Hoa Quả Sơn ngay để giao hoàn tiên sinh nhe. Ô kê ?"

"Ô kê, cảm ơn tiên sinh vô cùng. Bái bai !"

Vua khỉ chưa kịp đặt máy, Diêm Chánh án hỏi tiếp :

"Đường sư phụ của tiên sinh hồi này ra sao ?"

"Ai ? À, Đường Tam Tạng hả ? Diêm huynh không biết gì sao ?"

"Không. Biết cái gì ?"

"Đường sư phụ của đệ lấy vợ rồi."

Diêm Chánh án giật nẩy mình, suýt tuột tay đánh rơi máy điện thoại, hỏi dồn :

" Cái gì ? Ai lấy vợ ? Đường Tam Tạng tiên sinh lấy vợ ? Mà lấy ai vậy ?"

Tôn Ngộ Không cười ha hả :

"Diêm huynh lạc hậu quá. Suốt ngày chỉ bù đầu xử án thôi, có biết gì đâu. Đường sư phụ của đệ đã làm đám cưới với Hà tiên cô.,.đang hưởng tuần trăng mật bên Tây Trúc đó."

"Thiệt hôn ?"

"Đệ không nói giỡn đâu, nhưng chuyện dài lắm, mà bây giờ đệ đang bận. Diêm huynh cũng đang sử án. Để bữa nào rỗi rảnh, đệ kể đầu đuôi câu chuyện cho huynh nghe. Vui đáo để…Thôi, "bai" nghe huynh."

Đã đặt máy điện thoại xuống, Diêm Chánh án còn ngẩn ngơ mãi. Ý chừng Ngài cũng thèm muốn có vợ như Đường Tam Tạng. Cuối cùng thấy phòng xử hơi ồn ào, Ngài mới quay về với thực tại. Mặt sắt đen sì của Ngài trở nên nghiêm khắc. Ngài ra lệnh cho quỷ sứ giải trả tên chuyên viên nâng đuôi về xứ khỉ của vua khỉ Tôn Ngộ Không. Tên này khóc rống lên, nhất định không chịu buông cái đuôi cáo . Tên tội phạm, đồ tể quốc tế, quay lại, ôn tồn bảo đàn em :

"Thôi, chú cứ tạm về với thằng vua khỉ đó đi, rồi tôi sẽ có cách cứu chú ra, đừng ngại ! Ở đời này mình phải biết tùy thời mà hành động thì mới mong thành công được."

Chuyên viên nâng đuôi mếu máo :

"Nhưng, nhưng…đại ca ơi, về đó em lại bị bắt ăn phân nữa thì sao ?"

"Thì chú cứ ăn. Mình làm cách mạng vô sản thì có gì đáng ngại đâu. Nếu cần, chú cứ để dành đấy, tôi sẽ đến chia bùi xẻ ngọt với chú."

"Nghĩa…nghĩa là…nhưng nó không bùi, không ngọt đâu, đàn anh muôn vàn kính yêu ơi."

"Không bùi không ngọt thì chia đắng xẻ thúi ! Tôi sẽ cùng chú ăn phân, đừng có lo !"

Chuyên viên nâng đuôi bỗng quỳ thụp xuống, lạy đàn anh ba lạy, rồi nói :

"Sinh ra em là bố mẹ em, nhưng hiểu em và thương em thì chỉ có mình đại ca thôi."

"Ô kê ! Thôi, chú đi cho lẹ đi. Hẹn gặp chú một ngày gần đây."

Ôi, cảnh biệt ly sao mà buồn vậy ! Không biết chuyên viên nâng đuôi hồi ở dương trần có làm kép hát không mà trước khi trở gót theo bọn quỷ sứ ra khỏi phòng sử đã vừa sụt sùi vừa ca :"Biệt ly, nhớ nhung từ đây !" Hắn xuống "xề" cũng mùi rệu, không thua gì đào Thanh Nga trong vở "Con gái Chị Hằng". Trong đám cử tọa có anh suýt nữa vỗ tay tán thưởng, may chợt nhớ ra rằng đây không phải là rạp hát mà là tòa án của bang Âm Phủ.

Sau khi tên chuyên viên nâng đuôi bị giải đi, vụ xử bắt đầu. Một tên quỷ sứ phán quan đầu trâu mặt heo (trông nhang nhác giống tên đàn em họ Lê hiện còn ở dương trần) quỳ trước ngài chánh án tuyên đọc bản cáo trạng dài lê thê, tóm tắt đại ý như sau :

"Tội nhân, họ Nguyễn. Hồi nhỏ đi học, vì biếng nhác lại hay ăn cắp vặt, bị thầy đồ đuổi nhiều lần, phải đổi tên họ, rồi bỏ làng bỏ xứ trốn vào nước Sè Goòng làm cu li bến tầu Nhà Rồng. Nhưng làm cu li cũng không xong, vì vẫn trổ mòi ăn cắp ăn trộm, bị bọn "cọp rằng" đánh lên đánh xuống nhiều lần. Hắn lại đổi tên họ lần nữa, trốn xuống một tầu buôn của Tây xin làm cu li cho nhà bếp. Sang đến nước Tây, hắn được lên bờ chơi để chờ tầu bốc hàng và lấy khách. Trong thời gian ở trên bờ, hắn bị bắt quả tang móc túi người đi đường nên bị giam vào bót phú-lít. Trong khi đó, tầu rời bến Mạc Xây, hắn bị bỏ rơi lại. Nhưng hắn đâu có cần, vì trong tù hắn làm quen được với một tên cộng sản Tây. Tên này bị bắt vì tội hiếp dâm gái vị thành niên. Con đường làm cách mạng vô sản bắt đầu từ đó. Trong một cuốn hồi ký mà hắn sai bọn bồi bút, văn nô viết (tất nhiên là ký tên hắn) hắn có nêu một triết lý sống của riêng hắn như sau :'Khi mình không đủ khả năng lập công danh theo đường ngay lẽ phải, mình nên đi đường tắt làm cách mạng vô sản. Dù sông có cạn, núi có mòn, chân lý ấy không bao giờ thay đổi.' Cũng trong cuốn hồi ký đó, hắn còn nêu một phương châm hoạt động :'Làm cách mạng vô sản là làm bất cứ cái gì để tới đích đều là tốt. Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Do đó, hỡi các đàn em ngu dốt của ta ! dù có phải ăn cắp, ăn trộm, cướp của, giết người, hiếp dâm con nít vài ba tuổi, cưỡng dâm bà già tám, chín mươi mà có lợi cho cách mạng vô sản, vẫn được coi là tốt.' Sau này, khi nước Nga biến thành cộng sản, hắn bèn sang Nga tu nghiệp nghề cướp của giết người, rồi sang Tàu ứng dụng những điều đã học đưọc. Ở Nga, hắn mang quốc tịch Nga, tất nhiên phải lấy tên Nga. Sang Tàu, hắn lại lấy tên Tàu. Trong thời gian ở Tàu, hắn làm nhiều điều dơ bẩn, mất dạy, khiến chính bọn cán bộ Nga cộng sản cũng phải ghê tởm hắn, đuổi hắn 'đi chơi chỗ khác.' Vì biết không sống nổi ở đất Tàu được nữa, hắn lén về Việt Nam để thành lập một đảng cướp riêng của hắn. Do đó, ngày 3 tháng 2 năm 1930, đảng cướp của, giết người Đông Dương ra đời. Tất nhiên hắn làm đảng trưởng. Một lần nữa hắn lại đổi tên, ra cái điều ta đây rất yêu nước thương nòi. Mục đích cùng tôn chỉ của đảng đã rõ như ban ngày là :'cướp của, giết người' Đường lối đấu tranh của đảng thì sao ? Hắn cho các tên cướp đàn em trà trộn vào các đảng phái quốc gia chân chính đấu tranh chống thực dân Tây, rồi ngầm báo cho lính kín của sở mật thám Tây biết những hoạt động của các đảng phái này. Nghĩa là hắn và bọn đàn em của hắn làm chó săn cho Tây. Lối đấu tranh này rất hữu hiệu, vì một mặt hắn diệt dần các đảng phái chống Tây mà không chịu thỏa hiệp với chúng (những người chân chính ai mà thèm liên hiệp với bọn cướp của, giết người), một mặt hắn lấy được lòng tin của Tây. Kể từ năm 1930, nghĩa là sau ngày hắn lập đảng cướp của giết người, nhân dân ba nước Đông Dương hết sức khốn khổ, không sao tả xiết. Giặc cướp - chính là đàn em của hắn - nổi lên khắp nơi. Đến năm 1941 nghe ngóng tình hình, biết Tây đã yếu thế, hắn ra lệnh cho đàn em trở mặt theo Nhật. Nhờ vậy, hắn xin được vài khẩu súng rỉ sét do Nhật thải ra, lập sào huyệt ở vùng rừng núi phía Bắc nước Việt Nam. Rồi đến năm 1945, lại nghe ngóng tình hình, hắn biết Nhật sắp thua trận, bèn trở mặt, tuyên bố chống Nhật, theo đồng minh. Sau đó, khi Nhật đầu hàng đồng minh, hắn thừa cơ hội đem đàn em lẻn về Hà Nội cướp chính quyền (cướp là nghề của hắn mà !) Từ đó, loạn lạc ròng rã suốt mấy chục năm trời, không lúc nào yên. Nhân dân Việt Nam vô cùng khốn khổ dưới bàn tay đẫm máu của hắn và bọn đàn em hắn. Năm 1969, hắn ngỏm củ tỉ vì bị một tên đàn em thân tín nhất hãm hại để tranh giành địa vị của hắn. Vụ này cũng thật ly kỳ ! Tên đàn em thân tín đó biết hắn rất "hảo ngọt", dù đã già khú đế mà vẫn "thèm của chua" nên cứ hàng đêm cung cấp gái tơ cho hắn. Tất nhiên hắn đâu có chê. Mỡ đến miệng mèo mà ! Thế rồi một đêm hắn bị "thượng mã phong" mà đi tầu suốt. Xuống âm phủ, hắn bị giam trong ngục A Tỳ và bị kết án đời đời không được đầu thai kiếp khác. Thế nhưng hắn vẫn không biết thân biết phận, cứ trổ mòi ăn cắp, ăn cướp cả với các bạn đồng tù. Không những thế, hắn còn quy tụ được một bọn du thủ du thực cũng bị kết tội không được đầu thai kiếp khác như hắn, lập một đảng, gọi là đảng "Cướp Giật Toàn Cõi Âm Ty" mưu đồ cướp chính quyền nơi cõi âm này."

Bản cáo trạng dài lê thê mấy chục trang đánh máy, chỉ xin tóm tắt như trên, vì chính hãng thông tấn APP cũng loan đi chỉ có vậy. Thật ra, bản cáo trạng được đọc đúng 5 tiếng, hai mươi bảy phút, mười tám giây. Nghe phát mệt.Chính vì vậy mà nhiều lần ngài Chánh án cũng lơ mơ đi lạc vào cõi mộng. Thỉnh thoảng tên quỷ sứ cận vệ lại phải khều khều vào lưng Ngài để đánh thức. Có lần chính tên quỷ sứ cũng gà gà ngủ, quên đánh thức nên Ngài bắt đầu ngáy. Tiếng ngáy của Ngài đánh thức tên quỷ sứ. Nó vội khều Ngài, nhưng vì vội nên hơi mạnh làm Ngài giật mình choàng tỉnh. Thế là Ngài nổi giận, bèn văng tục bừa bãi.

Diêm chánh án là người thông minh, biện bác nên khi biết mình đã lỡ miệng văng tục trước công chúng, bèn đập bàn chỉ mặt tội nhân quát :

"Cha chả ! Thằng này lớn mật quá hé ! Mày định lật đổ cả tao để lập chính quyền vô sản ở đây hả ? Mày có phải là học trò của mấy thằng Lê Nin, Xít ta Lin không ?"

Tội nhân vênh mặt đáp :

"Học trò thì đã sao ?"

"À thằng này láo ! Mày dám nói với tao bằng cái giọng đó hả ? "

"Ông là cái thá gì mà tôi phải nể sợ ? Thằng này bình sinh chỉ phục có cụ tổ Kác Mác, nể hai đàn anh Lê, Xít mà thôi."

Một tên quỷ sứ ghé tai nói nhỏ với Diêm Chánh án. Ngài gật gù tán thành, truyền lệnh :

"Giải ba tên tù chung thân cấm cố là Kác Mác, Lê Nin và Xít Ta Lin ra đây, để tội nhân thấy rằng đến mấy thằng thấy của nó còn chẳng ra cái thống chế gì, huống chi nó."

Chỉ không đầy nửa phút, sáu tên quỷ sứ đã lôi xềnh xệch ba tên tù khác ra. Tên nào cũng trần như nhộng. Vừa trông thấy Diêm Chánh án, chúng đã vội quỳ mọp xuống, vái lấy vái để. Diêm Chánh án đắc ý, cười hô hố, bảo tội nhân :

"Mày thấy chưa ? Mấy cái thằng thầy của mày còn sợ tao như vậy mà mày dám lờn mặt với tao hả ?"

Rồi Ngài nói với ba tên tù vừa được giải ra :

"Chúng mày hãy giải thích cho thằng học trò ngu muội của chúng mày về những chỗ sai lầm và lỗi thời của chủ nghĩa cộng sản, kẻo nó cứ ngoan cố mãi."

Tên tù Kác Mác bèn kính cẩn lạy Diêm vương ba vái rồi nghiêm chỉnh quay về phía tên tội nhân đuôi cáo. Hắn định nói một câu gì với tên tội nhân, nhưng không hiểu sao lại thôi. Hắn lắc đầu nói với Ngài Chánh án :

"Muôn tâu đại vương, thằng này chưa xứng đáng là học trò của con."

Diêm Chánh án ngạc nhiên :

"Ủa ! Thế không phải nó lập đảng cướp của giết người theo chủ nghĩa của ngươi ?"

"Dạ, muôn tâu đại vương, nó bản chất ngu si, đần độn, đâu có hiểu nổi chủ thuyết của con mà theo với đòi. Vả lại, cái chủ thuyết của con có quá nhiều sai lầm tai hại ngay lúc con vừa viết xong. Con chưa kịp sửa chữa lại thì đã bị đại vương cho gọi về gấp, nên những sai lầm vẫn còn đó..Không những thế, sau này nó còn bị lỗi thời nữa. Xã hội loài người mỗi ngày một tiến bộ, mà cái chủ thuyết ôn vật của con vẫn đứng ì một chỗ. Hỏi sao không lỗi thời cho được ! Cho đến nay thì hoàn toàn bỏ đi, chỉ đáng ném vào thùng rác mà thôi. Suốt từ ngày xuống dưới này, con vô cùng ăn năn, hối lỗi vì đã lỡ dại viết ra những điều bậy bạ."

Diêm Chánh án gật gù mỉm cười, hỏi tội nhân đuôi cáo :

"Mày đã nghe rõ chưa, tên đầu trộm đuôi cướp kia ?"

Tội nhân vênh váo đáp :

"Đành rằng cái chủ thuyết của anh râu xồm kia nhiều sai lầm và lỗi thời, ai mà chả biết. Nhưng bọn tôi có óc thông minh sáng tạo nên áp dụng vào nước Việt Nam vẫn cứ được đi. Với lại, chủ trương, đường lối của bọn tôi là cướp của giết người, cần gì phải tìm tòi những chủ thuyết đúng và hay. Càng sai lầm càng dễ cướp, giết cho thỏa thích."

Diêm Chánh án tức quá, đập bàn quát :

"Cha chả ! Cái thằng này bướng bỉnh, hỗn xược quá đi ! Ra đến trước cửa công mà vẫn lẻo mép ngụy biện.! Mày thử nhìn kỹ lại mà coi trên cõi dương có bao nhiêu nước theo đảng cướp của giết người mà được độc lập thật sự ? Còn bao nhiêu nước nhỏ khác không theo cái chủ nghĩa ôn vật của tên Kác Mác mà được hoàn toàn độc lập ? Rõ ràng những nước trót dại theo chúng mày mỗi ngày một lụn bại đi."

Tội nhân đuôi cáo vẫn khăng khăng lớn tiếng cãi :

"Ba dòng thác cách mạng ào ào đổ tới…"

Bỗng hắn bị một tên đầu hói mũi lõ, râu xồm chặn ngang :

"Hỡi tên đệ tử ngu si dốt nát của ta ! Ngưới hãy coi gương ta và chú Xít đây thì rõ. Lúc còn ở trên cõi dương bọn ta còn khát máu hơn ngươi nhiều. Cả chục triệu dân Nga bị bọn tao nhân danh cách mạng vô sản cho về với tổ tiên.. Lúc sống, bọn tao hung hăng là vậy, nay xuống đây đều ăn năn hối cải. À, còn cái thằng làm đầy tớ ba họ là thằng Mao nữa. Thằng đó mới khiếp đảm, khát máu hơn bọn tao nhiều, sơ sơ cái gọi là "cách mạng văn hóa' chũng "xơi tái" ngót bốn chục triệu nhân mạng. Thế mà bây giờ thằng ba đời đi ở đợ họ Mao đó cũng vô cùng hối hận. Nhà ngươi hãy theo gương bọn tao mà liệu hối cải đi thì vừa."

Tội nhân đuôi cáo vòng tay kính cẩn thưa :

"Sư phụ muôn vàn kính yêu, con lúc nào cũng tôn thờ sư phụ và coi sư phụ là bậc thầy đáng kính nhất trong giới cướp của giết người. Nhưng (hắn dằn mạnh tiếng "nhưng") thưa sư phụ, mỗi người một hoàn cảnh, mỗi xã hội một khác và mỗi thời một biến đổi. Nước Việt Nam chúng con, dân còn quá ngu, tinh thần lại bạc nhược, không đâu tốt bằng nơi đó để mình trổ tài lừa bịp, cướp, hiếp cho đã đời. Đến ngay như bọn hèn nhát trốn chạy ra nước ngoài mà còn lục đục, chửi rủa lẫn nhau, lừa gạt nhau thì mình tội gì không thừa gió bẻ măng. Xem cái cơ ngơi này, bọn chúng con còn có thể giết, cướp thỏa thích cả vài chục năm nữa lận."

Chợt tù nhân Kác Mác chợt thở dài, lên tiếng :

"Muôn tâu đại vương, đại vương đã nghe tên giặc đuôi cáo khua môi múa mỏ, đặc giọng láo lếu. Mục đích của chúng nó là cướp của giết người, chớ có phải vì cách mạng hay chính trị gì đâu. Vậy con xin đại vương cho con một đặc ân là được quay trở về ngay cải hối thất, mong đền tội cho chóng xong để còn được đầu thai kiếp khác."

Tội nhân Lê nin cũng thưa :

"Muôn tâu đại vương, con cũng xin hết ý ở đây và trở về cải hối thất, kẻo ở đây lâu e lây bịnh thúi mồm của tên đệ tử ngu dốt này."

Ngài chánh án hỏi tội phạm Xít Ta Lin :

"Còn ngươi thì sao ?"

Từ lúc xuất hiện trước tòa, Xít chỉ quỳ mọp, không nói năng gì. Bây giờ, được hỏi, hắn mới ngửng lên đáp :

"Muôn tâu đại vương, con cũng xin trở lại hối cải thất, nhưng trước đó, xin đại vương cho ban con một đặc ân."

"Đặc ân gì ?" Diêm chánh án hỏi.

"Muôn tâu, cho con bóp cổ chết tên đàn em ngu si, ngoan cố kia, một là để trừ hậu họa, hai là để chuộc cái tội đã giúp đỡ hắn khi còn ở trên dương trần."

Diêm Chánh án phì cười. Gương mặt đằng đằng sát khí của Ngài dịu đi phần nào. Cả tòa đang im phăng phắc trong cái không khí ngột ngạt, căng thẳng, được dịp vui vẻ cười ồ lên. Ngài chánh án nhìn đồng hồ điện tử đeo ở tay, để cử tọa cười đúng một phút 27 giây, rồi bỗng đập tay xuống bàn để lấy lại trật tự, phán :

"Tòa ghi nhận thiện chí "diệt gian trừ bạo" của tội nhân Xít Ta Lin, vì đó cũng là một cách đái công chuộc tội, nhưng đó cũng thể hiện bản chất khát máu của một tên đồ tể. Nhà ngươi cần ăn năn, hối cải thêm nữa. Vả lại tòa còn đang xử, chưa có một phán quyết nào. Tội nhân đuôi cáo xem chừng không sợ chết, nên không thể lấy hình phạt xử tử mà dọa y can…Bay đâu ! Đưa ba tên tội nhân trở lại hối cải thất."

Ba tên tội phạm râu xồm làm lễ bái biệt Diêm chánh án thật long trọng. Bề ngoài, xem như vậy, chúng đã tỏ ra hối cải rất nhiều.

Ngài Chánh án lại ra lệnh :

"Giải tên tội phạm ba đời ở đợ họ Mao ra đây !"

Một tên quỷ sứ vâng lệnh đi ngay. Nhưng chỉ mấy phút sau hắn quay trở lại một mình. Diêm chánh án ngạc nhiên hỏi :

"Tội nhân đâu ?"

"Muôn tâu đại vương, tên họ Mao nhất định không chịu ra…Nó hỏi rằng nếu nó ra, đại vương có cho phép nó chụp cái ống nhổ đầy đờm rãi lên đầu tội nhân đuôi cáo không ? Nếu đại vương không cho phép mà nó cứ làm là bất tuân thượng lệnh, tội này nặng lắm. Mà nếu đại vương cho phép thì…thì…"

Diêm chánh án sốt ruột hỏi :

"Thì làm sao ?"

"Bẩm đại vương thì…e không đủ mặt nạ phòng hơi ngạt để cho tất cả mọi người trong phòng xử này đeo."

Diêm chánh án ngạc nhiên trợn mắt hỏi :

"Cái gì mà phải đeo mặt nạ hơi ngạt ?"

"Muôn tâu đại vương, đờm rãi tên họ Mao thối khắm kinh khủng vì hồi còn ở dương thế, hắn đã ăn tươi nuốt sống ngót trăm triệu sinh mạng, ăn cả phân, uống cả nước tiểu của người ta nên bây giờ mắc bệnh thối mồm. Người nào vô ý ngửi phải đờm rãi của hắn có thể bị xỉu ngay,có khi đi đứt luôn không chừng. Do đó, mọi người phải đeo mặt nạ phòng hơi ngạt."

Diêm chánh án vội xua tay :

"Thôi thôi, tao tưởng mồm nó bớt thối sau mấy năm hối cải, ai dè vẫn khủng khiếp như vậy thì ai mà chịu nổi. Đừng giải nó ra nữa."

"Xin tuân mạng."

Sau đó tòa tiếp tục xử tội nhân đuôi cáo. Diêm chánh án phán :

"Tội trạng của đuôi cáo đã quá rõ và đầy đủ, không còn nghi ngờ gì nữa. Các ngươi thử đề nghị một hình phạt cho y can.»

Ý hẳn đã suy nghĩ, tính toán từ trước, một tên quỷ sứ bèn quỳ tâu :

"Muôn tâu đại vương, tội của y can quá lớn, mà y can lại luôn luôn ngoan cố, không bao giờ chịu phục thiện, hối cải, thần e không còn hình phạt nào ở cõi âm ti này xứng với y can nữa. Vạc dầu, chó ngao e còn quá nhẹ. Vậy, thần xin..."

Đến đây hắn ngập ngừng ngước mắt nhìn Diêm chánh án. Ngài liền phán :

"Thì nói mẹ nó ra đi, còn chờ đợi gì nữa."

Không biết tên quỷ sứ có phải là hậu thân của nhà đạo diễn Hít Cốc không mà lại cứ chơi cái trò "sớt pen", không chịu tiếp lời ngay, chờ cho sự sốt ruột của mọi người lên tới cao độ, mới đủng đỉnh :

"Muôn tâu đại vương, thần xin đề nghị cho y can trở lại dương thế…"

Thế là cái cú "sớt pen" của hậu thân Hít Cốc có hiệu quả mạnh. Cả phòng xử như muốn nổ tung ra vì những tiếng "Ủa!" tiếng "Ồ !". Ngay Diêm chánh án cũng giật mình, nhẩy choi choi lên, la lối:

"Cái gì ? Cái gì ? Cho y can trở về dương thế ?"

Quỷ sứ hậu thân Hít Cốc mỉm cười, chậm rãi :

"Muôn tâu đại vương, quả đúng như vậy."

Hắn ngừng một chút, khoảng 3 giây 1/10, rồi không để Diêm chánh án kịp văng tục, la lối om xòm một lần nữa, vội tiếp ngay :

"Nhưng cho y can làm kiếp chó."

Bây giờ thì cả tòa bỗng thở phào một tiếng. Diêm chánh án cười hì hì :

"Chó săn hay chó giũ nhà ?"

"Muôn tâu đại vương, nếu cho y làm chó ở đất Tây, đất Mỹ thì có khác gì cho y can lên thiên đường cộng sản. Ý thần muốn cho y làm kiếp chó Việt Nam."

Diêm chánh án cố tỏ ra tinh khôn (dù Ngài vẫn ngu thấy mẹ !" nói :

"À ! Ta biết thâm ý của nhà ngươi rồi. Ngươi muốn y can phải ăn phân cho khắp bàn dân thiên hạ ở cái đất Việt Nam nghèo đói ấy."

Hậu thân Hít Cốc lắc đầu :

"Muôn tâu đại vương, như vậy y can vẫn còn sướng quá, đâu có đặng."

Diêm chánh án phát cáu :

"Thì nói huỵch tọet đại ra đi, vòng vo tam quốc hoài à. Chó ở Việt Nam không ăn phân thì bộ ăn bít tết hả.?"

"Muôn tâu, ở Việt Nam chó ăn phân là một trong những nhiệm vụ chính của loài cẩu. Nhưng cái ý của thần còn sâu sắc hơn nhiều. Cho y can làm chó ở Việt Nam - tất nhiên là phải ăn phân - nhưng trước đó lại không cho y can được ăn cháo lú."

Diêm chánh án há hốc miệng ra, tỏ vẻ thán phục tên đệ tử đếch chịu được. Khoảng 39 giây 1/10 ngài mới khép miệng lại được, đập tay chan chát xuống bàn, cười hô hố, văng cả nước miếng ra chung quanh, mùi xú uế xông lên nồng nặc, khiến đám ký giả ngồi những hàng ghế đầu phải nhịn thở khá lâu (Vì lo nhịn thở nên không ai để ý tới việc bấm giờ crô-nô-mét nên không biết lâu chừng nào) để khỏi ói mửa ngay trong tòa. Khi cười đã chán chê, Diêm chánh án mới gật gù nói :

"Đ.M, hay đếch chịu được…"

Chợt nhận ra mình lại vừa giở văn chương bình dân, Ngài vội quay về phía bàn mấy tên quỷ sứ thư ký ghi biên bản, ra lệnh :

"Bôi bỏ câu đó đi, mày."

Sau đó Ngài mới nghiêm chỉnh khen :

"Ý kiến của nhà ngươi thật độc đáo ! Cho y can làm kiếp chó ở cái đất Việt Nam mà không cho ăn cháo lú tức là cho y can mang lốt chó, nhưng đầu óc vẫn là đầu óc của một tên lãnh tụ cộng sản khát máu. Thế rồi mỗi khi phải ăn phân nó vẫn biết nó ăn phân. Tuyệt ! Tuyệt ! Sau vụ xử này, ta cho nhà ngươi đi vê kê sơn một tháng. Ngươi có thể đem theo vài em út, nhà nước chịu hết mọi phí tổn."

Tên quỷ sứ vừa được khen vội quỳ xuống tâu :

"Thần xin thâm tạ đại vương."

Diêm chánh án từ từ đứng lên, nghiêm trang nhìn khắp tòa, tuyên án :

"Nay xét : tên họ Nguyễn đã phạm tội xách động, toan cướp chính quyền âm ti, một tội không thể hưởng giảm khinh hoặc khoan hồng hoặc bất cứ đặc ân nào, sẽ phải đầu thai làm kiếp chó tại đất Việt Nam, không được ăn cháo lú. Bản án được thi hành ngay tức khắc, không được chậm trễ một giây nào. Tút suỵt ! Tút suỵt !”

Tội nhân vừa nghe xong bản án đã run lên bần bật, mồ hôi toát ra đầy mình,mặt xanh như tầu lá. Hắn mở miệng toan nói một câu gì, nhưng ú ớ mãi không ra lời, chỉ nghe như tiếng chó gầm gừ. Đúng lúc đó, hai tên quỷ sứ tiến tới, nắm lấy cổ hắn lôi đi xềnh xệch. Hắn bỗng òa khóc như con nít. Khi qua khu vực cháo lú hắn cố ý dùng dằng, nhưng liền bị một tên quỷ sứ nắm râu giật mạnh khiến hắn chuệnh choạng suýt té. Thế là kiếp chó của hắn bắt đầu !

Trong phòng xử, Diêm chánh án xoa tay ra chiều đắc ý về bản án mới tuyên. Ngài khệnh khạng bước ra cửa trước những con mắt ngưỡng mộ của đám ký giả quốc tế.
kiep cho-2

2. CON QUỶ TÁI SANH

Trong một xó bếp cũ, tối tăm, dơ bẩn và hôi hám, một con chó cái vừa đẻ ra một con chó con duy nhất. "Bê bi" chó có nhiều đặc điểm khác thường. Thứ nhất, chỉ trong có nửa giờ sau khi ra đời, nó lớn bổng lên, không thua chó mẹ bao nhiêu. Thứ hai, mắt nó thao láo và sáng quắc. Thứ ba, dưới hàm nó có một chòm râu tua tủa như râu dê. Thứ tư, nó tránh né những cái liếm âu yếm của chó mẹ. Không những thế, nó còn gầm gừ muốn cắn lại chó mẹ. Tuy thế, chó mẹ vẫn nhìn nó bằng đôi mắt trìu mến. Cái đặc điểm thứ năm là cái đuôi nó quá dài và ra như đuôi cáo.

Cửa bếp bỗng hé mở và một chú bé thò đầu vào ngó. Chú thốt kêu :

"Ủa !…"

Chó mẹ liền chồm dậy gầm gừ. Chú hoảng sợ đóng xập cửa lại, chạy lên nhà trên gọi ầm ĩ :

"Má ơi ! Má ơi !"

Có tiếng đàn bà hỏi :"Chi vậy, con ?"

Chú lỏi đáp :

"Con chó cái nhà mình chưa có đẻ, mà sao bên trong lại có con chó khác. Kỳ lắm, má"

Một người đàn bà trạc ba chục tuổi từ trong nhà bước ra, cười :

"Con ăn nói gì mà kỳ cục vậy ? Chó chưa đẻ mà đã có chó khác rồi .

"Thiệt mà, má. Con chó lạ này bự gần bằng con chó cái nhà mình đó. Chó con mới đẻ thì phải nhỏ chút xíu chớ."

Người mẹ vẫn lắc đầu tỏ vẻ không tin :

"Chắc trong bếp tối, con nhìn không rõ nên lộn đó."

"Đâu có. Con hổng có lộn mà. Má vô mà coi, nhưng phải coi chừng con chó mẹ đó. Nó dữ lắm."

"Ờ, để má vô coi"

Chú lỏi lon ton chạy theo mẹ xuống nhà bếp. Lúc mẹ chú sắp mở cửa, chú vội nói :

"Má mở hé thôi, con chó cái dữ lắm."

Người đàn bà nghe lời con. Vừa nhìn vào trong bà cũng thốt kêu :"Ủa !" rồi vội đóng cửa lại,rồi nói :

"Ừa, đúng là con chó lạ, bự con hơn cả con chó cái nhà mình nữa. Thiệt là kỳ !"

Chú lỏi cãi :

"Đâu có bự hơn, má."

"Má thấy nó bự lắm. Lông nó vàng, có đốm vằn vằn đen, mà người ta thường kêu là vện. Hình như là chó đực."

Chú lỏi vẫn không chịu :

"Để con coi lại một lần nữa. Rõ ràng hồi nãy con thấy nó nhỏ hơn con chó cái."

Chú lỏi mở hé cửa. Lần này không phải con chó mẹ gầm gừ mà chính con mới ra đời chồm lên. Chú hoảng sợ đóng cửa lại, mặt hơi tái, nói :

"Bự thiệt, má ạ, Nó định cắn con."

"Con chó cái nhà mình ?"

"Không, con vện đó, má. Con trông nó dữ dằn quá. Không biết nó từ đâu mà chun vô được, má hé ? Mà cũng kỳ ghê. Con chó cái nhà mình cũng chịu luôn. À…hay là…

"Hay là sao ?"

"Hay…nó chính là chồng của con chó cái nhà mình ?"

Người đàn bà im lặng suy nghĩ một lát, rồi lắc đầu :

"Chắc không phải đâu. Chó thì làm gì có chồng có vợ. Với lại…loài vật con cái nào đã có bầu thì không thích gần con đực."

"Vậy hả má ? Còn con vện này ?"

"Để lát nữa về hỏi ba coi. Má cũng không biết ra sao nữa."

Sau đó, người đàn bà bận việc, quên chuyện "chó đẻ" đi. Nhưng chú nhỏ thì cứ đi ra đi vô hoài, thỉnh thoảng lại hé cửa ngó hai con chó. Mãi đến quá trưa ba chú mới về. Má chú chưa kịp nói gì, chú đã bẻo lẻo :

"Ba à, nhà mình có chuyện kỳ cục lắm. Con chó cái chưa đẻ mà đã có một con chó khác."

Ba chú ngơ ngác :

"Vậy là thế nào ?"

Má chú cười :

"Để em nói đầu đuôi anh nghe. Con chó cái nhà mình từ hôm qua vô trong ổ của nó để đẻ. Sáng nay, thằng hai tò mò ngó vô, thấy một con chó lạ thiệt bự ở trỏng. Nó nói mà em không tin. Lúc em ngó vô, cũng thấy như vậy, nên không hiểu ra sao nữa. Bây giờ anh thử vô coi có phải có một con chó đực lạ mới lén vô không ? Mà nó vô ngả nào ? Và con chó cái nhà mình đã đẻ chưa ?"

Người chồng gật đầu :

"Ờ, để anh coi."

Chú lỏi liền dúi vào tay ba chú một cái gậy khá lớn, nói :

"Con vện bự lắm, mà dữ nữa, ba phải cầm gậy mới được."

Ba chú lắc đầu cười :

"Khỏi cần. Chó thì ba sợ gì."

Má chú nghiêm giọng :

"Anh nên mang gậy theo thì hơn. Em thấy trong vụ này nó kỳ kỳ làm sao ấy. Anh phải cẩn thận."

Người chồng chiều vợ cầm lấy gậy nhưng vẫn nói :

"Có gì mà kỳ ! Chó đẻ thì đẻ chó chớ sao !"

"Nhưng..."

Người chồng xua tay :

"Thôi được để anh vô coi đã."

Chú lỏi vội chạy trước như muốn dẫn đường. Đến cửa nhà bếp cũ, chú đứng tránh sang một bên để nhường lối cho ba chú. Người đàn ông một tay cầm gậy một tay mở cửa. Bỗng ông ta há hốc miệng nhìn trân trân vào trong vẻ mặt đầy kinh ngạc, vội đóng mạnh cửa đánh "rầm" một tiếng. Người vợ hỏi :

"Anh thấy chi ?"

Người chồng lẩm bẩm :

"Kỳ thiệt ! Kỳ thiết !"

Người vợ cười :

"Em đã nói là kỳ lắm mà. Nhưng anh thấy cái gì ở trỏng ?"

Người chồng nhìn thằng con đứng cạnh, lắc đầu :

"Để chút nữa anh nói cho em nghe."

Chú lỏi năn nỉ :

"Thì ba nói đi, cho con nghe với."

Ba chú trừng mắt :

"Đi chơi chỗ khác !"

Chú nhỏ tiu nghỉu, ngạc nhiên không hiểu sao ba chú lại thay đổi thái độ với chú nhanh như vậy. Ba chú còn nói thêm :

"Nè, hai. Mày không được vào chỗ chó đẻ nữa, nghe. Con vện dữ lắm đó."

Chú chỉ "dạ" một tiếng nhỏ, rồi buồn bã đi chỗ khác. Người chồng bảo vợ :

"Em vô đây, anh nói cho mà nghe."

Hai vợ chồng vào nhà trong, đóng kín cửa, rồi người chồng nói :

"Anh thấy có chuyện vô cùng quái gở, em ạ."

Vẻ nghiêm trọng của chồng làm vợ lo lắng :

"Chuyện chi vậy ? Con chó cái nhà mình đẻ chưa ? Con vện ở đâu ra ?"

Trầm ngâm một lát, chồng đáp :

"Theo sự nhận xét của anh, con chó cái đẻ rồi vì bụng nó lép xẹp. Con vện đúng là con nó, vì lông nó còn nhơ nhớp mà con chó cái chưa kịp liếm sạch."

Vợ nghi ngờ :

"Em không tin. Con chó cái nhỏ như vậy mà con vện thiệt bự, bự hơn con chó cái nữa. Vậy làm sao nó đẻ ra con vện được."

"Thì đó mới là điều quái gở. Con chó cái đẻ có một con thôi. Chắc lúc mới ra đời, con vện cũng nhỏ như bình thường, rồi sau đó nó mới lớn lên."

"Anh làm như truyện thần thoại ấy."

"Vậy mới là quái gở."

"Em chả tin truyện thần thoại."

"Để anh nói nốt mấy điều quái gở khác cho em nghe. Lúc anh mở cửa, thấy con vện đang "nhảy" con chó cái. Con chó cái không chịu nhưng cũng không cưỡng lại một cách mạnh mẽ. Nó để mặc con vện muốn làm gì thì làm trong khi đó nó vẫn cố liếm cho sạch lông con vện. Đúng là cách chó mẹ âu yếm chó con."

Người vợ lườm chồng :

"Xí ! Cái anh này chỉ nghĩ bậy thôi. Cái gì mà chó con vừa đẻ ra có vài tiếng đồng hồ đã đòi "nhẩy" cái rồi, lại "nhẩy" chính mẹ nó. Em cho rằng con vện từ đâu mới chun vô."

"Em không tin cũng phải, nhưng rõ ràng anh thấy như vậy. Còn một điều quái gở nữa. Điều này em phải giữ hết sức bí mật. Bọn cán bộ mà biết thì chết cả ba họ nhà mình."

Người vợ tưởng chồng nói giỡn, phì cười :

"Dữ hôn ! Mình có phản động chống đảng và nhà nước đâu mà sợ chết cả ba họ."

Người chồng nghiêm mặt :

"Anh không giỡn...Em có hứa chắc em sẽ không bép xép nói cho bất cứ ai nghe không ?"

Thấy chồng có vẻ mặt quan trọng thật, vợ không dám cười nữa, gật đầu :

"Nhất định em không nói lại cho bất cứ ai."

Người chồng cẩn thận ghé sát tai vợ, thì thầm :

"Tai vách mạch dừng, mình phải đề phòng có kẻ nghe lén. Hồi này bọn công an xã hay dùng con nít làm chó săn nên rất nguy hiểm...Nè, em nghe đây : mặt con vện trông y như mặt..."

Người vợ giật nảy mình, bất giác đưa mắt nhìn quanh, đưa tay bịt miệng chồng, nói thật nhỏ :

"Thôi, thôi, anh đừng nói bậy nữa, nguy hiểm lắm ! Đứa nào nghe được thì chả biết có chết ba họ không, nhưng chắc chắn vợ chồng mình bị cho đi "mò tôm" trước đã. Đừng có giỡn cái kiểu đó, anh ơi."

"Anh không giỡn. Lát nữa em vô mà coi lại con vện. Giống y chang à !"

Người vợ lo lắng :

"Nếu đúng như vậy thiệt, anh tính sao ?"

"Đúng là cái chắc rồi ! Bởi vậy, anh tính như thế này. Từ giờ đến tối, anh với em phải canh chừng, không cho ai léo hánh tới ổ chó đẻ, kể cả thằng hai nhà mình. Chờ đến tối khuya, anh lấy bao bố bắt con vện, đập cho chết rồi đem quẳng ra ngoài bờ đìa cuối làng. Anh nghĩ nó là con quỷ hiện hình về làm hại nhà mình đó."

Người vợ đề nghị :

"Hay để em ra coi lại, rồi lát nữa bàn tiếp."

Người chồng đồng ý ngay :

"Đúng đó ! Nhân lúc trời còn nắng, em nên coi lại cho rõ. Nhớ đừng có cho thằng hai đi theo, nghen. Con nít không biết gì, hay loan truyền bậy bạ. rất nguy hiểm."

Hai vợ chồng lại đi về ổ chó đẻ. Chú nhỏ đã bỏ đi chơi, cả hai vợ chồng cũng yên tâm. Trong khi vợ mở hé cửa, chồng cầm sẵn cây gậy để đề phòng. Lần này người vợ cũng tỏ vẻ kinh ngạc không thua gì chồng. Con vện vẫn tiếp tục đòi "nhảy" con chó mẹ, nhưng chưa đi đến đâu. Thấy có người phá đám, con vện buông con chó mẹ ra, chồm về phía cửa, nhe nanh gầm gừ. Người đàn bà vội đóng cửa lại. Mặt bà ta tái nhợt hẳn đi, chân tay run lẩy bẩy, thở không ra hơi, hổn hển nói :

"Đúng rồi !.. Anh nói thiệt đúng..."

Lần này người chồng cài chốt ngoài cẩn thận, rồi nói :

"Con vện dám xô cửa mà ra lắm, nếu mình hớ hênh."

Khi trở lại nhà trên, người vợ hoàn hồn, nói :

"Đúng là mặt lão ta, anh ạ. Lúc nó nhe nanh ra định cắn em, trông lại càng giống lão già đó. Anh có để ý đến chòm râu và đôi mắt không ?"

Người chồng gật đầu :

"Có. Đúng là chòm râu dê của lão. Còn đôi mắt sáng quắc, đúng là mắt yêu tinh."

Ông ta thở dài, tiếp :

"Quỷ nó vô nhà mình rồi, em ơi."

Người vợ lo sợ, run run hỏi :

"Bây giờ mình phải làm gì, anh ?"

" Thì anh đã cho em biết kế hoạch của anh rồi mà."

Người vợ buồn bã, thở dài :

"Vợ chồng mình từ xưa có làm ác bao giờ đâu mà quỷ nó vô ám hại nhà mình. Ông trời sao mà bất công quá vậy !"

Người chồng tuy cũng đang lo lắng buồn bực, vẫn phải tìm lời trấn an vợ :

"Chính vì mình không ăn ở thất đức nên trời mới xui khiến chỉ có vợ chồng mình biết chuyện quái gở này mà thôi. Tối nay anh phải đập chết nó."

Suy nghĩ một lát, người vợ nói :

"Theo em, đập chết nó là phải rồi, nhưng vứt xác nó ở bờ đìa cuối làng e không ổn."

"Tại sao lại không ổn ?"

"Nè, anh nghe coi. Đêm hôm mà anh vác bao bố đi xuống cuối làng, bọn an ninh đi tuần lỡ bắt gặp thì khó mà minh oan. Nhẹ ra chúng nó cũng kết tội anh đi giết trộm chó về ăn thịt. Anh không thấy làng mình hồi này cứ bị mất trộm chó hoài đấy à. Ai thì cũng biết mấy thằng cán bộ mới từ Bắc vô thèm thịt nên cứ đi bắt trộm chó về ăn. Bây giờ chúng thấy anh mang xác con chó thì nhất định chúng nó chụp cái tội giết trộm chó lên đầu anh. Anh có mười miệng cũng không cãi nổi mấy cái miệng chuyên vu oan giá họa cho người khác của bọn cán bộ."

Người chồng gật gù :

"Ờ ờ, vậy mà anh không nghĩ ra. Theo em, phải làm sao đây ?"

"Tốt nhất là mình đào lỗ chôn ngay trong vườn nhà mình, vừa tiện vừa kín đáo."

:"Ý kiến của em hay đó. Nhưng trong vườn thì chỗ nào tốt nhất."

"Em nghe người ta nói xác chó, xác mèo chôn dưới gốc cây khế thì khế chua cũng thành ngọt. Mà đã ngọt thì ngọt hơn."

"Đúng rồi, gốc cây khế vừa kín đáo vừa làm ngọt trái. Vậy, mấy giờ tối nay mình ra tay ?"

Suy nghĩ vài giây, người vợ đáp :

"Phải để thằng hai ngủ yên mình mới hành sự được. Khoảng mười giờ tối."

Người chồng gật gù :

"Từ mười giờ trở đi là hay nhất. Thôi, bây giờ mình cứ giả bộ như không có chuyện gì hết trơn. Nhưng phải trông chừng thằng hai."

"Dạ, để em trông chừng nó."

Hai vợ chồng trở lại với công việc hàng ngày, nhưng lòng người nào cũng nơm nớp lo sợ không yên. Thỉnh thoảng họ đảo qua lại trước cửa nhà bếp cũ, nơi có ổ chó đẻ, kiểm soát lại cái then bên ngoài, chỉ sợ con quỷ chó xổng ra mất. Nhiều lần thằng con họ định bén mảng tới gần liền bị họ xua đuổi. Chú nhỏ lấy làm lạ lắm, nhưng không dám nói gì. Dù sao cũng chỉ là một đứa con nít, chú cũng mải chơi, quên khuấy đi.
kiep cho-3

3. THÁO CŨI XÔ LỒNG

Khoảng mười giờ đêm, bốn bề tĩnh mịch, trời tối đen vì không trăng không sao, người và vật hầu như đã ngủ yên. Con người trong xã hội chủ nghĩa quý giấc ngủ hơn vàng, hơn cả độc lập, tự do kiểu cộng sản, vì hàng ngày, dưới danh hiệu "thi đua" họ phải làm việc cực nhọc từ 12 đến 14 tiếng đồng hồ mà không hề được trả tiền phụ trội. Do đó, khi có thì giờ ngủ, họ ngủ say như chết để rồi lúc tỉnh dậy lại "thi đua", mòn mỏi cho đến chết, phục vụ cho "đảng và nhà nước"

Hai vợ chồng có con chó vừa "hạ sanh" một con quỷ mình chó, mặt "lãnh tụ muôn vàn kính yêu" rủ nhau len lén đi tới ổ chó đẻ. Người chồng một tay cầm một bao bố lớn, một tay cầm gậy. Người vợ xách theo một cái cuốc. Người chồng thì thầm bảo vợ :

"Em đúng né sang một bên, từ từ mở cửa. Anh lấy đèn bấm rồi vô bên trong xem sao, để tìm cách đập chết con quỷ đi."

"Mà anh có mang đèn bấm theo không ?"

"Tất nhiên là có ! Anh đã chuẩn bị đầy đủ. Nếu anh hô 'đóng cửa' thì em phải đóng ngay tức khắc, nghe. Anh vẫn sợ con quỷ này lắm."

"Em cũng vậy."

"Mình sợ là phải mà. Em nghĩ coi, có con vật nào mà vừa đẻ ra đã lớn nhanh như thổi, to hơn cả con chó mẹ. Nó lại có cái mặt của thằng già lưu manh, độc ác nhất cõi đời này nữa. Quỷ mới như vậy nên mình sợ là đúng quá rồi. Phải không em ?"

"Dạ. Cái làm em sợ nhất là chòm râu dê của nó. Em cứ thắc mắc tại sao nó lại giống lão ta như vậy. Giống một cách ghê rợn. Anh có biết tại sao không ?"

"Đến ông cố nội anh có sống lại cũng chả thể biết tại sao. Hoặc có khi mình hoảng sợ hoặc bên trong mờ tối mình nhìn lộn chăng ?"

Người vợ lắc đầu :

"Nhất định em không lộn."

Người chồng không muốn tranh cãi với vợ nên gạt đi :

"Thôi, bây giờ làm việc đã. Khi đập chết nó rồi, mình tha hồ coi mặt cho rõ...Nào để anh chuẩn bị. Khi anh hô "mở" thì em mở, nghe. Nhưng chỉ he hé thôi."

Người vợ tự nhiên thấy run, dù đã cố tự trấn tĩnh. Run từ trong bụng run ra. Trong khi đó, người chồng rũ tung bao bố để xuống đất, một tay cầm đèn bấm, một tay thủ sẵn cây gậy, miệng hô khẽ :

"Mở !"

Người vợ vừa nhắc cái then nhưng chưa kịp mở thì cửa đã bật tung. Cả hai vợ chồng chưa kịp có phản ứng, con vện mới đẻ - bây giờ đã lớn gần gấp đôi con chó mẹ - lao vụt ra ngoài, rồi biến thật nhanh vào đêm tối. Hai vợ chồng chỉ kêu được một tiếng "ủa!" rồi đúng ngây người ra. Một lát, người chồng mới hoàn hồn, bực bội nói :

"Vậy là nó xổng mất tồi !"

Người vợ run run hỏi :

"Làm sao bây giờ, anh ?"

Người chồng ấp úng :

"Thì...thì mình làm sao được."

"Rủi bọn cán bộ..."

Người chồng ngắt ngang :

"Điều đó khỏi có lo. Chúng nó thì làm gì được mình ? Nói giả dụ chúng nó bắt được con chó quỷ đó, cũng chẳng làm sao đoán được chó nhà mình."

"Nhưng nhà mình có chó mới đẻ."

Người chồng phì cười :

"Chó mới đẻ mà bự con như vậy ? Ai mà tin cho nổi !"

Người vợ bèn "giác ngộ cách mạng" mừng rỡ :

"À à, phải rồi...Mà sao không thấy con chó cái đâu."

"Ờ, anh cũng thấy yên lặng quá. Để anh coi."

Dù con chó quỷ đã tông cửa chạy mất tiêu, hai vợ chồng cũng không dám vào ngay ổ chó đẻ. Người chồng dơ cao cây đèn bấm chiếu vào trong. Bỗng, ông ta kêu lớn :"Trời !"

"Chi vậy, anh ?"

"Con chó cái nhà mình chết rồi."

Hai vợ chồng mở tung cửa chạy vào. Sau khi chiếu đèn xem xét kỹ, người chồng lắc đầu, thở dài :

"Tội nghiệp con Tôtô quá. Nó bị chính con chó nó vừa đẻ ra hãm hiếp rồi cắn cổ chết. Con vện đúng là con quỷ chó chớ không phải con chó thường."

Người vợ tức giận :

"Hèn chi cái bản mặt nó giống y như mặt lão già độc ác, lưu manh, khốn nạn. Cũng một loài quỷ khát máu như nhau có khác. Tiếc là mình không kịp đập nó chết cho rồi."

Người chồng vội bịt miệng vợ, gắt :

"Bộ em muốn chết hả ? Miệng em cứ choai choái, lỡ bọn cán bộ đi bắt trộm chó nghe được thì chết cả mười họ, chớ đừng nói ba họ."

Người vợ vẫn hậm hực, nhưng tiếng nói đã nhỏ hẳn đi :

"Sao ông trời ổng ác quá vậy ! Đã cho cái thằng già dê ấy giết cả chục triệu dân Việt Nam ta rồi nay lại cho nó lộn kiếp chó trở lại đất này nữa. Rồi dân mình còn khổ nhiều."

"Thôi thôi, việc nước việc dân chả can dự gì đến mình, bây giờ hãy lo việc nhà đã. Em với anh phải chôn ngay con Tôtô rồi mai mới dọn cái nhà bếp cho sạch sẽ...À, nếu có ai hỏi, em cứ nói là con chó đẻ khó khăn làm sao đó, chết mất rồi. Thế là xong, khỏi lôi thôi."

"Dạ."

Công việc chôn vùi con chó cái thật mau lẹ và kín đáo. Hôm sau, hai vợ chồng kiếm một con chó khác về nuôi. Thằng con của họ vui với con chó mới, quên luôn chuyện chó đẻ kỳ lạ đi. Hàng xóm láng giềng cũng không ai thắc mắc gì. Chỉ vài ba bữa, quá bận với "lao động xã hội chủ nghĩa" hai vợ chồng cũng quên luôn chuyện con quỷ có cái mặt giống y hệt mặt tên đồ tể "muôn vàn kính yêu".

X

Nhưng chuyện con chó quỷ có bộ mặt của tên Việt gian thập thành lại chưa chấm dứt ở đây, chỉ mới bắt đầu mà thôi.

Thật ra con Vện chỉ có thân hình chó, đầu óc và linh hồn của nó lại là đầu óc và linh hồn của một tên quỷ cộng sản quốc tế khát máu vào bậc nhất ở thế kỷ 20 này. Do đó, vừa được tái sinh trong kiếp chó, nó đã gây tội ác ngay, hiếp dâm và giết chết chính con chó mẹ vừa đẻ ra nó. Bản chất cộng sản thuần thành, chính thống được thể hiện rõ ràng. Chỉ có cộng sản mới có dã tâm hiếp dâm chính mẹ mình, rồi giết chết mẹ ruột luôn, để thực thi câu phương châm độc đáo :"Cứu cánh biện minh cho phương tiện."

Sau khi phạm tội ác, Vện nghe ngóng biết rằng nếu không ra tay hành động gấp nó sẽ bị chủ nhà đập chết. Thế là nó đứng rình ngay ở cửa, chờ cơ hội tẩu thoát. Với bộ óc xảo trá, lưu manh của tên Việt gian khát máu, Vện thoát khỏi nhà chủ không một chút khó khăn. Nó chạy một mạch ra khỏi làng, tìm đến một mô đất cao giữa cánh đồng để định hướng. Vện định tâm sẽ đi Hà Nội ngay để gặp lại bọn đàn em của nó, bọn đầu trộm đuôi cướp đang "nhẩy bàn độc" tại Bắc Bộ phủ. Nó biết rằng nơi nó vừa tái sanh là miền Nam nước Việt. Không cần phải suy nghĩ hay tính toán lâu lắc gì nó cũng nhận ngay ra rằng phải là dân Nam mới mập mạp, khỏe mạnh như hai vợ chồng và thằng nhỏ nhà chủ. Sở dĩ nó quyết đoán như vậy là vì nó biết rõ hơn ai hết dân miền Bắc sau mấy chục năm bị đảng cướp của giết người toàn cõi Đông Dương bóc lột đến tận xương tủy thì còn có gì mà ăn nữa đâu, tất nhiên phải ốm yếu, gầy còm. Dân miền Nam tuy đã mười năm sống dưới nanh vuốt của bọn sát nhân chuyên nghiệp, vẫn còn tương đối khá giả hơn, nhờ dấu diếm được ít tiền của từ hồi "đế quốc phản động", "Mỹ cút Ngụy nhào" và cũng nhờ bọn "hèn nhát" chạy trốn ra nước ngoài đều đều tiếp tế.

Dù chưa nhận được báo cáo trực tiếp của bọn đàn em từ Hà Nội gửi vô, Vện cũng đã biết đảng cướp của giết người toàn cõi Đông Dương do nó sáng lập đã cướp xong miền Nam..

Trời còn khuya, lại tối đen như mõm Vện, giữa đồng không mông quạnh, Vện không biết nên đi về hướng nào. Chần chờ một lúc, nó quyết định tìm một xó xỉnh kín đáo để đánh một giấc ngủ chờ sáng và lấy lại sức khỏe sau một cuộc truy hoan "điểm tâm" hồi tối. Vện rời mô đất cao, thong thả chạy qua một thửa ruộng khô, trực chỉ phía đường lộ xa xa. Bỗng nó trông thấy một cái miếu hoang ở giữa một bụi cây. Đúng là "buồn ngủ lại gặp chiếu manh", nó mừng húm. Miếu tuy đã đổ nát nhưng vẫn còn một bát nhang cũ chỏng trơ bên trong. Để có chỗ nằm thoải mái, Vện dùng chân sau đá bát nhang văng ra ngoài..

Vện ngủ rất say, không giống những con chó khác lúc nào cũng chập chờn để còn giữ nhà cho chủ. Vện đánh một giấc ngon lành đến tờ mờ sáng. Tiếng người nói lao xao từ ngoài lộ vọng lại, đánh thức nó dậy. Nó mở mắt nhưng vẫn nằm yên vểnh tai nghe. Dù đầu óc nó là đầu óc của một tên lãnh tụ cộng sản già lưu manh, phản trắc, tai nó vẫn là tai một con chó, rất thính. Đường lộ tuy rất xa mà nó vẫn nghe rõ mồn một.

Có tiếng một người nói :

"Từ ngày chúng nó bày trò hợp tác hóa, bọn mình cực quá. Chỉ có bọn nông hội là mập thôi. Đúng là bọn cướp ngày."

"À à, Vện nghĩ, bọn này có tư tưởng phản động."

Có tiếng thở dài của một người khác :

"Chúng nó ăn đầu bớt đuôi thì làm sao không mập cho được. Tổ cha chúng nó."

Tiếng người thứ ba :

"Sụyt ! Bộ anh muốn đi học tập mút mùa lệ thủy hả ?

Tiếng anh thứ hai :

"Nơi đây bốn bề vắng ngắt, làm gì có bọn chó săn mà lo. Cứ nói cho đã miệng, bõ những lúc cừ hết "đồng ý" lại "nhất trí". Đồng đồng cái mả cha chúng nó, nhất nhất cái l...má thằng Lê Duẩn ý à !"

Cả anh thứ nhất lẫn anh thứ ba cùng la lên :

"Ý, cái thằng này khùng rồi. Nè, bọn tôi không có nói, không có nghe gì đâu nha. Anh muốn chết thì anh cứ chết một mình."

Anh thứ hai vung tay nói lớn :

"Thì hai anh cứ đi mà mét chúng nó. Tôi đếch có sợ. Con giun xéo lắm cũng quằn à. Vừa thôi chớ."

"Còn vợ con anh ?"

"Cho chúng nó chết luôn cho rảnh nợ, ham gì cái kiếp trâu chó này."

Bỗng Vện tỉnh hẳn ngủ. Nó nghĩ rằng nếu không diệt trừ ngay bọn phản động này thì rồi sẽ nguy cho đảng và nhà nước. Nó chồm dậy. Tinh thần quốc tế vô sản bừng bừng nổi lên. Nó chạy lao về phía lộ. Phải cắn cổ cho chết hết bọn phản động nguy hiểm này đi. Hừ, nó nghĩ, bọn này phải "đào tận gốc, bốc tận rễ" mới xong.

Khi Vện còn cách bọn "phản động" vài ba thước thì một người trong bọn chợt phát hiện ra nó, liền la lớn :

"Ủa ! Có con chó ở đâu bự quá."

Hai người kia cùng quay lại một lượt. Thấy vẻ dữ dằn của Vện, ba người đề phòng ngay. Tay người nào cũng sẵn cuốc, sẵn mai nên rất bình tĩnh. Đáng tiếc cho Vện là khi nó ý thức được sự nguy hiểm thì đã quá muộn. Nó chưa kịp hãm cái trớn lại thì một người đã bổ cuốc lên lưng nó. "Ẳng" lên một tiếng, Vện té lăn đi một vòng. Kiếp trước, khi còn mang tên Lý Thụy, làm chó săn ở bên Tàu, Vện học được vài miếng võ Thiếu lâm để phòng thân, nay còn nhớ mài mại, vội đem ra ứng dụng. Nó uốn mình đứng lên, né tránh một nhát cuốc khác, rồi nhún mình ra khỏi vòng chiến. Tuy lưng đau ê ẩm, nhưng nó biết chắc không còn bị ăn đòn nữa, bèn quay lại nhìn bọn "phản động" sủa vang. Nghe tiếng sủa của mình, chính Vện cũng vừa ngạc nhiên vừa bực mình. Thật ra, nó muốn mắng bọn nông dân phản động như sau :

"Hỡi bọn khốn lịn kia ! Chúng mày có biết tội của chúng mày đáng tru di tam tộc không ? Chúng mày đã dám giở giọng phản động chống lại đảng và nhà nước cách mạng vô sản, dám chửi cha các lãnh tụ anh minh, bọn em út của tao ở Hà Nội, là chúng mày đáng cho đi mò tôm hết."

Các nông dân "phản động" thấy Vện sủa "gâu gâu" một tràng dài và rất "hùng hồn" thì bật lên cười hô hố. Một người dơ cao cuốc lên, dọa :

"Cút đi ! Ông lại đập cho chết cha mày bây giờ."

Người khác nhìn Vện chăm chú rồi nói :

"Con chó này lạ hoắc à ! Không biết nó từ đâu lạc tới ?"

Người thứ ba nói :

"Ờ, tôi cũng thây nó lạ quá. Chó ở vùng này có con nào mập như con này đều đã bị bọn cán bộ thịt trộm hết rồi, chỉ còn lại mấy con ốm tong ốm teo mà cũng phải nhốt kín trong nhà mới sống sót."

Vện lại sủa thật lớn, ý nó muốn nói :

"Chúng mày láo ! Bọn cán bộ đàn em đàn cháu của tao có bao giờ thèm thịt đến nỗi phải giết trộm chó đâu. Chúng nó quen ăn thịt người, chớ ăn thịt chó thì đâu có ngon bằng."

Người giơ cuốc dọa lúc nãy nói :

"Con này dám là chó điên lắm. Bọn mình hãy hiệp nhau lại đập chết nó đi, trừ hậu họa cho dân làng."

Hai người kia đồng thanh hưởng ứng :

"Đúng rồi, đập chết cha nó đi !"

"Đập chết nó rồi mình đem cho bọn cán bộ nông hội làm thịt nhậu nhẹt, chắc mình cũng được nhiều cảm tình hơn."

Nghe bọn "phản động" bàn nhau, Vện giận lắm, nhưng tự biết một mình không sao chống cự nổi, chi bằng đánh bài "chém vè" là thức thời nhất. Nó tính thầm trong bụng rằng nếu nó quay đầu chạy ngay, bọn "phản động" có thể đuổi sát hoặc chúng ném cuốc ném mai theo, lỡ trúng đầu hay trúng đuôi thì cũng mệt. Phải dùng chút mẹo vặt thì mới xong. Thế là nó giả bộ quay đầu định chạy, tất nhiên bọn "phản động" nhào theo ngay. Nó chỉ chờ có thế, uốn mình ngược lại, rồi dùng thuật khinh công của môn võ Thiếu Lâm tự nhún chân vọt qua đầu họ, về phía sau lưng, rồi tung vó chạy lẹ xuống đám ruộng khô bên kia lộ. Nhờ thuật khinh công của nó cũng tàm tạm nên cái nhẩy của nó khá cao và xa. Khi bọn "phản động" quay trở lại thì nó đã mất dạng trong đám lau sậy gần bờ lạch phía xa. Mấy anh nông dân "thịt" hụt con chó lạ thì tiếc hùi hụi. Một anh tặc lưỡi :

"Ai dè nó lại khôn như người vậy. Bắt được con này mà nuôi thì chả còn lo bọn cán bộ đến ăn trộm nữa."

Anh thứ nhì rụt rè :

"Tôi...tôi trông mặt nó giống ai... thật quen mà nghĩ mãi không ra."

Anh thứ ba đùa :

"Còn giống ai nữa ! Giống chó !"

Anh thứ nhì lắc đầu :

"Thiệt mà ! Nhất định mặt nó giống mặt một người."

Anh thứ nhất kéo hai bạn lại gần rồi chụm đầu thì thầm :

"Đúng là nó giống một người ...rất quen. Các anh có biết nó giống ai không ?"

Hai người kia lắc đầu :

"Không. Giống ai ?"

Anh thứ nhất lấm lét đảo mắt nhìn quanh, rồi hạ thấp giọng hơn nữa :

"Giống bác Hồ."

Hai anh kia như bị điện giật, nhẩy dựng lên, rồi dáo dác nhìn quanh. Anh thứ ba nghiêm giọng :

"Thôi thôi, đừng có giỡn kiểu đó. Bộ muốn đi học tập cải tạo hả ?"

Anh thứ nhì nói nhỏ hơn nữa :

"Đúng là giống bác Hồ rồi. Vậy mà tôi nghĩ mãi không ra."

Đến bây giờ anh thứ ba mới chịu đồng ý :

"Thú thiệt với hai anh, tôi đã nhận ra ngay điều đó từ lúc đầu, nhưng sợ không dám nói ra. Chính vì vậy mà tôi muốn đập chết con chó để tặng bọn cán bộ xem chúng có dám ăn thịt không."

Anh thứ nhất cười :

"Xí ! Đến bố mẹ chúng, chúng còn dám ăn nữa là. Giống bác chứ có phải là bác đâu mà chúng phải kiêng cữ."

Anh thứ ba ngập ngừng :

"Hay là...hay là chính bác đầu thai làm kiếp chó ?"

Cả hai anh kia cùng lên tiếng :

"Suỵt ! Muốn chết cả ba họ hả ?"

Anh thứ ba chợt rùng mình, im lặng. Anh thứ hai lại lên tiếng :

"Nè, hai anh nghe đây. Cả ba đứa mình không ai được hé môi nói với bất cứ ai về chuyện con chó này, nghe. Coi như sáng nay không có chuyện gì xảy ra hết. Mà chính mình cũng nên quên đi là hơn. Ấm ớ là khổ đó. Thôi, bây giờ phải lên nông hội tập trung, kẻo trễ rồi."

Trong khi ba anh nông dân đang bàn tán thầm thì, Vện vẫn núp kín trong bụi lau. Chờ cho bọn "phản động" đã đi xa, nó mới len lén lên đường lộ. Cái đau khổ cùng cực của Vện là tuy trong lốt chó, Vện vẫn có đầu óc hiểu biết của con người, mà lại là con người đã từng làm lãnh tụ tối cao của một đảng lớn chuyên nghề lừa gạt, bịp bợm, cướp của, giết người, hãm hiếp đàn bà con gái. Ngày nay, tiếng nói của Vện không được ai nghe, tất nhiên, vì mỗi lần Vện ngoác cái mõm chó của Vện ra, người ta chỉ nghe thấy tiếng chó sủa gâu gâu, giống y như tiếng chó sói tru, làm cho người ta rợn tóc gáy. Uể oải bước từng bước trên đường lộ vắng tanh, Vện nghe lòng mình buồn chán vô cùng ! Nó ngâm khe khẽ câu thơ mà nó nhớ từ kiếp trước :"Ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu !" Nghe sao mà thấm thía ! Sao mà đúng tâm trạng Vện quá đi. Nó càng uất ức hơn khi nghe tiếng ngâm của mình chỉ là tiếng gầm gừ của một con chó. Vện buồn bã nghĩ rằng tư nay Vện không còn có dịp ngâm to những vần thơ trong tập "Nhật ký trong tù" của Vện từ kiếp trước nữa. Nói rằng "Nhật ký trong tu" là của Vện thì cũng không đúng. Số là trong kiếp trước, hồi Vện bị bọn Tàu phù bắt giam ở Liễu Châu vì tội hiếp dâm, tình cờ Vện bị giam chung với một thi sĩ người Trung Hoa. Ông này bị oan uổng sao đó (cái thời hỗn quân hỗn quan ở nước Tàu thì oan uổng là một sự rất ư thường tình cũng như cái việc ăn cơm độn khoai mì và bắp dài dài ở cái nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa vậy) nên uất ức làm rất nhiều thơ. Khi ông ta chết vì đói và rét ở trong tù, Vện nhặt được tập thơ của ông., tất nhiên là nó dấu kín. Từ ngày đó Vện lén lút học những bài thơ được viết nguệch ngoạc lên những trang giấy nhầu nát. Vì bản chất ngu đần, Vện không thể thuộc những bài thơ hay, có tư tưởng cao siêu, thâm thúy, nên chỉ cố nhồi nhét vào óc những bài ngắn và tầm thường. Ấy thế mà có nhiều chữ Vện còn quên. Chữ Táu loằng ngoằng lôi thôi lắm, viết thiếu hoặc thừa nét, ý nghĩa biến đổi ngay. Khi được người đồng hương, nhà cách mạng Nguyễn Hải Thần, thương tình, tìm cách cứu ra khỏi tù, Vện kính cẩn dâng lên Nguyễn tiên sinh những bài thơ ăn cắp mà lúc đó Vện đã đặt cho cái tựa là "Ngục trung nhật ký" để xin tiên sinh sửa chữa giùm. Vừa đọc qua một vài bài, Nguyễn tiên sinh hỏi ngay :

"Chú mày lấy trộm thơ ai vậy ?"

Vện giật mình thầm nghĩ có giấu cũng không qua nổi mắt người sành đời nên đành phải thú thật. Nguyễn tiên sinh giải thích :

"Sở dĩ ta biết chú lấy trộm thơ người khác vì xem trong những câu thơ hay có những chữ ngô nghê vô nghĩa, hoặc những nét thừa nét thiếu. Thơ hay thì tất nhiên không phải của chú, mà những chữ đó chắc chú là tác giả."

Vện bèn cười hì hì :

"Chả có gì dấu được đàn anh hết à ! Xin đàn anh sửa giùm em, em sẽ không bao giờ quên cái ơn đã cứu em ra khỏi tù, lại còn sửa thơ cho em nữa."

Ít lâu sau, nhờ Nguyễn tiên sinh, "Ngục trung nhật ký" của Vện trở thành một tập thơ tương đối ngửi được, tuy chưa đạt tới mức trung bình của nghệ thuật.

Nhưng Nguyễn tiên sinh có biết đâu những cái ơn tày trời mà tiên sinh ban cho Vện là đầu mối gây nên sự thù hận trong lòng Vện hồi đó. Cái đạo đức căn bản của bọn cướp của giết người toàn cõi Đông Dương - mà chúng vẫn rêu rao là đạo đức cách mạng - là phản bội, là vô ơn bạc nghĩa.. Do đó, sau này Vện tìm mọi cách để tiêu diệt phe phái của Nguyễn tiên sinh.. Vện cho đàn em chửi tiên sinh xa xả, tối ngày sáng đêm, bịa đặt đủ mọi thứ chuyện để bôi lọ tiên sinh. Đó là Vện chơi cái đòn "cả vú lấp miệng em" để nếu Nguyễn tiên sinh có phanh phui nhiều sự thật về Vện thì cũng ít người tin. Vện có biết đâu rằng tiên sinh là người quân tử, làm ơn không bao giờ mong người ta trả ơn. Do đó, tiên sinh cũng không đả động gì tới chuyện cứu Vện ra khỏi tù và sửa thơ cho Vện.

Ngày nay nghĩ lại cái quân tử của Nguyễn tiên sinh, Vện còn cười thầm cho là dại, là "quân tử Tàu", rồi Vện gầm gừ trong cái mõm chó của nó :"Quân tử nhất ngôn là quân tử dại". Hứng chí, Vện bèn ngâm mấy câu trong "Nhật ký trong tù", nhưng chính nó cũng chỉ nghe thấy tiếng gầm gừ mà thôi. Vện giận lắm. Mà Vện giận ai mới được chứ ? Giận cái ông Diêm Vương cắc cớ bắt Vện làm chó mà không được làm chó hoàn toàn ? Sao ông không cho Vện đổi ngược cảnh ngộ lại ? Nghĩa là làm người mà đầu óc ,linh hồn là chó ! Suy nghĩ sâu xa thêm chút nữa, Vện chợt tỉnh ngộ. Phải rồi ! Kiếp trước Vện đã là người mà đầu óc và linh hồn chó. Do đó, Vện hành động, cư xử chả khác gì chó vậy. Ngày nay, tình thế đảo ngược ! Đúng là trời đất có luật bù trừ. Vện tự an ủi : "Thôi, thế này cũng hay. Làm chó mà có trí óc người, tất nhiên là một vua chó rồi ! Ờ ờ, thà làm đầu vịt hơn làm đít trâu ! Thà làm vua chó còn hơn làm 'cái ấy' của con người." Dù sông có cạn, núi có mòn, chân lý ấy không bao giờ thay đổi."

Tạm thời giải tỏa xong nỗi ấm ức của lòng mình, Vện bỗng thấy đói. Từ lúc lọt lòng mẹ chó, Vện chưa hề được ăn hay uống một miếng nào. Phải kiếm cái gì ăn mới được, Vện thầm nghĩ. Vện buồn buồn nhớ tới những ngày oanh liệt của kiếp trước. Cơm bưng, nước rót ! Ăn thì toàn những của ngon vật lạ, đầy bổ dưỡng. Uống thì chỉ toàn nước sâm Cao Ly. Vì ăn uống tẩm bổ như vậy, dù đã bảy, tám chục tuổi, đêm nào Vện cũng phải có một em hơ hớ hầu hạ chăn gối, không thể thiếu được. Rồi một đêm, có một em mới 15 hay 16, vừa đẹp lại vừa ngon lành, bị ép phải vào hầu Vện. Vì ham quá, không liệu sức mình Vện bị "thượng mã phong" mà đi đứt. Hồi còn bị nhốt trong ngục A tỳ của Diêm Vương, Vện không ngớt nhớ thương con nhỏ đó. Thôi thôi, Vện tự nhủ, bây giờ phải tìm cách giải quyết cái bụng đói đã. Vụ con nhỏ đó sẽ tính sau. Vện cho rằng con nhỏ đó nếu còn sống cũng mới ngoài ba chục mà thôi, còn ngon lành chán.

Vừa đi Vện vừa quan sát chung quanh bằng đôi mắt quen làm chó săn từ kiếp trước. Nhưng thật ra lúc này Vện thì quan sát cái con mẹ gì. Nó chỉ muốn tìm xem có miếng nào đớp được không. Trời mới sáng, chưa có ai đi trên lộ mà ruộng nương cũng chưa có người làm. Vện chợt nhớ lại lời mấy tên nông dân "phản động" rủ nhau lên trụ sở nông hội. Nó bèn nghĩ rằng nơi đó có thể có cái gì ăn được. Thế là nó quyết định đi theo bọn "phản động", nhưng đã quá muộn. Bọn ba tên "phản động" đã đi đâu mất tăm mất tích. Vện ngó quanh ngó quẩn để kiếm người hỏi thăm. Nó lại chợt nhớ ra rằng dù có gặp người, nó cũng thể hỏi thăm được, vì bây giờ Vện là chó, chớ đâu có phải là "lãnh tụ muôn vàn kính yêu" nữa. Mà đã là chó, Vện cũng có năng khiếu của chó, sao nó không đem sử dụng. Nghĩ ra "chân lý đó không bao giờ thay đổi", Vện rất ư là "hồ hởi". Vện bèn cúi gục đầu xuống, mũi rà sát đất để đánh hơi. À, đây rồi,đúng là hơi của bè lũ ba tên"phản động". Nó có khả năng phân biệt được ba hơi khác nhau. Tên thứ nhất chắc mới ngủ chung với vợ nên có mùi đàn bà. Bỗng Vện nuốt nước miếng "ực" một cái. Tên thứ hai có mùi mồ hôi chua loét, chắc lâu không tắm mà cũng không thay quần áo. Tên thứ ba, ờ ờ, cái thằng này dơ bẩn quá. Vào cầu tiêu ra mà không chịu rửa chân.

Vện đi theo hơi của ba tên "phản động", tìm ra trụ sở nông hội một cách dễ dàng. Vừa lúc đó, các nông dân phân tán thành nhiều tổ để ra đồng làm việc. Vện trông thấy ba tên "phản động" tình cờ đi về phía Vện. Lần này, Vện nghĩ, không thể để chúng nó thoát. Bất thình lình Vện nhảy chồm về phía họ, ngoác mõm chó la lớn :"Phản động ! Phản động ! Bắt lấy chúng !" Mọi người chợt nghe thấy tiếng chó sủa vang dội đều giật mình. Trong khi đó, ba tên "phản động" phản ứng rất mau lẹ. Họ vừa lùi lại vừa vung cuốc, mai lên, la :

"Chó dại ! Chó dại ! Đập chết nó đi !"

Vện cũng không đến nỗi ngu cho lắm, nên hiểu ngay tình thế bất lợi của nó, vội quay đầu, cúp đuôi chạy một mạch. Vừa chạy Vện vừa tự trách chưa quen với kiếp chó của mình. Khi không còn nghe tiếng chân người đuổi sau, Vện dừng lại. Bọn "phản động hiếu chiến" không đuổi nữa. Chúng nó còn bận làm việc. Vện vừa thở vừa nghe ngóng động tĩnh chung quanh. Vện trù tính sẽ trở lại trụ sở nông hội lần nữa, không phải là để tố cáo bọn phản động mà để kiếm miếng gì đớp cho đỡ đói bụng.. Vện biết rằng nơi đây không phải chỗ Vện có thể dung thân. Vện phải về Hà Nội, nơi mà Vện đã có một thời rất oanh liệt.

Nằm nép trong một bụi lau sậy để nghỉ mệt, Vện chờ thêm một lúc thật lâu nữa, rồi len lén đi lẩn trong những bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, trực chỉ phía trụ sở nông hội. Bây giờ trụ sở đã vắng hoe, nhưng đôi tai chó săn rất thính của Vện báo cho Vện biết bên trong vẫn có người nói chuyện thì thầm. Nhìn trước ngó sau không thấy ai, Vện chạy lao qua khoảng trống để vào sân sau của trụ sở. Nơi đây khuất nên Vện không sợ người đi ngoài lộ phát hiện. Nó nhẹ nhàng bước về phía cửa sổ để lén nghe câu chuyện thì thầm bên trong. À thì ra chúng nó là bọn cán bộ điều hành hợp tác xã. Chúng đang bàn mưu tính kế ăn cắp thóc lúa của nhân dân. Kế hoạch của chúng khá tinh vi. Theo kế hoạch đó, bọn nông dân làm quần quật cả ngày mà cũng chỉ được chia phần rất nhỏ, khó có thể đủ ăn cho một vụ. Ấy chúng nó có đói thì bọn cầm quyền mới dễ sai khiến, lúc nào cũng chỉ quanh quẩn nghĩ đến miếng ăn, lo làm sao nhét đầy bao tử, bất cứ cái gì có thể cho vào miệng được, thì giờ đâu mà tính đến việc chống lại đảng và nhà nước. Vện nghĩ bụng :"Ồ, bọn này thế mà khá ! Chúng nó tiên bộ hơn mình nhiều. Con hơn cha là nhà có phước ! Mình trước kia cướp của giết người một cách thô sơ, nay chúng nó tinh vi quá !"

Đã tạm yên bụng về bọn đàn em khôn lanh, Vện lại nghĩ tới cái bao tử trống rỗng của mình. Vện nhìn quanh nhìn quẩn, chả có cái gì có thể nhét vô mõm được.trong khi đó, bụng nó đã cồn cào. Phải có cái gì ăn ngay, không thể chậm trễ được nữa. Vện đâm liều, chạy ra phía cửa hông. Nó dùng một chân trước để cậy cửa, nhưng cửa khóa bên trong. Nó thất vọng, không biết tính sao. Hay là thử gọi cửa ? Biết đâu bọn cán bộ bên trong nghe tiếng nó chả chạy ra kính cẩn mời nó vào. (Có lẽ vì đói quá, Vện lại quên Vện chỉ là một con chó, tưởng mình vẫn là "lãnh tụ muôn vàn kính yêu") Nghĩ một cách chủ quan và "hồ hởi" như vậy, Vện bèn nghển cao cổ, ghếch mõm lớn tiếng gọi :

"Các cháu mở cửa cho bác vô!"

Nhưng chính Vện cũng giật mình vì tiếng gâu gâu của mình. Bên trong liền có tiếng lục đục, xô bàn, đẩy ghế. Rồi một cánh cửa mở hé, rồi bỗng có tiếng hô lớn :

"Con chó điên hồi sáng ! Bự lắm !"

Lúc Vện thấy cửa mở hé, định lách vô thì cửa đã bị đóng lại, làm Vện chưng hửng. Vện giận quá, muốn chửi bọn cán bộ đàn cháu một trận. Sau cửa bỗng nghe có tiếng hỏi :

"Bự nắm à ? Đồng chí tránh ra, để tôi đập chết nó, nàm một nồi nhựa mận. Chó ở vùng này hết mẹ nó rồi. Đã nâu, bọn mình không được "hạ cờ tây" nên mồm miệng nhạt phèo."

Có tiếng người khác :

"Nó nà chó dại mà."

"Ồ cái đồng chí này ngây thơ quá. Núc sống nó dại nhưng núc thành nhựa mận thì khôn phải biết."

"Tôi chỉ sợ nó cắn đồng chí thôi."

"Đừng có no. Tôi đã có cách đập chết nó"

Nghe đến đây, Vện hoảng hồn, không dám chần chờ nữa, vội co cẳng chạy lao ra khỏi trụ sở nông hội, lẩn nhanh vào bụi rậm lúc trước. Thế là vẫn chưa giải quyết xong cái bụng đói. Nằm im trong bụi rậm, nó nghe có tiếng lào xào của bọn cán bộ.

"Con chó này khôn phải biết. Không phải chó dại, chó điên đâu. Nó nghe mình định nàm thịt nó, nó bèn chạy trốn. Đã có con chó nào khôn như vậy chưa ?"

"Ừ nhỉ, mà sao nó biết tiếng người nhỉ. Con này nạ nắm, chắc không phải chó vùng này."

"Hì hì, vùng này thì nàm đếch gì còn chó nữa. Bọn mình đớp hết cả rồi. Những nhà nào có nuôi chó thì một nà xích chó ở trong nhà, hai nà toàn chó bé tỳ tẹo, chưa thể ăn được."

"Vậy thì con này ở đâu ra ?"

"Ở đâu thì mặc cha nó.. Có đồ để đánh chén nà tốt rồi."

"Nhưng nó biến mất tiêu rồi."

"Cứ từ từ. Nó chỉ quanh quẩn ở vùng này, thế nào mình cũng đớp được nó. Đừng có no."

Nghe mấy câu đối thoại của bọn cán bộ đàn cháu, Vện giận lắm. Nó thầm nghĩ :"Mình là tổ sư của chúng nó mà chúng nó dám lờn mặt. Được rồi ! Để khi nào mình ra Hà Nội gặp các chú Duẩn, Đồng, Chinh, sẽ có biện pháp với chúng nó. Nguyên cái tội dám hỗn xược với đại lãnh tụ anh minh cũng đủ vô trại cải tạo đến mãn đời, lại còn toan tính biến đại lãnh tụ thành nồi nhựa mận nữa, cái tội không thể tha thứ được."

Bọn cán bộ đàn cháu của Vện chỉ xục xạo tìm tòi quanh khu vườn của trụ sở nên không tìm ra Vện. Sau đó, bọn chúng trở vào văn phòng đóng kín cửa, tiếp tục bàn cách ăn cắp thóc lúa của dân.

Thấy bốn bề đã yên ắng, Vện nghển đầu, đưa mắt nhìn quanh. Khi đã chắc chắn không còn tên khốn nạn nào rình rập, Vện rời khỏi chỗ núp. Dù bụng đang đói cồn cào nhưng nguy cơ biến thành nồi nhựa mận khiến Vện không còn dám tính đến ăn uống ngay lúc này nữa. "Ba mươi sáu chước, chước nào là hơn ?"

Đã có kinh nghiệm về sự thèm khát "cờ tây" của bọn cán bộ, bây giờ Vện rất thận trọng. Nó không dám leo lên mặt lộ mà vừa đi vừa "hồ hởi" ngâm thơ "Nhật ký trong tù" nữa. Nó chui rúc vào những nơi vắng vẻ, trong những bụi lau, bụi sậy kín đáo. Đến quá trưa thì nó thấm mệt và cái đói lại hành hạ nó nhiều hơn nữa.. Nó dừng lại, đưa mắt chó săn dáo dác nhìn quanh. Nó biết bây giờ nó đã ở rất xa nơi có bọn cán bộ thèm nhựa mận và bọn nông dân "phản động". Nó bèn tìm một chỗ tương đối sạch để nằm nghỉ. Nhưng sự nghỉ ngơi của nó kéo dài không quá nửa phút, vì cái đói trở nên dữ dội, cồn cào không sao chịu nổi. Loài nào cũng thế, lúc nguy cơ thì chỉ tìm cách bảo vệ sinh mạng, khi đã tạm yên ổn thì các nhu cầu của cơ thể lại nổi lên. Không còn có thể trì hoãn thêm được nữa, Vện phải gấp gáp tìm một cái gì để nhét vô bao tử. Giữa nơi hoang vắng này, biết có "cái gì" không ? Nhưng dù Vện có là lãnh tụ anh minh của cộng sản quốc tế, Vện vẫn phải tìm mọi cách giải quyết cái đòi hỏi cấp thời và chính đáng đó. Nó đúng thẳng người trên bốn chân, ngỏng cao cổ, nghếch mũi đánh hơi khắp mọi phía. Giữ lúc thập phần tuyệt vọng ấy, nó bỗng ngửi thấy một mùi là lạ, quyến rũ một cách ác liệt. Đây rồi, nó thầm tự nhủ, có cái đớp rồi ! Thế là nó chạy vội về phía mùi quyến rũ đó. Cái mà nó nghĩ rằng có thể đớp được đã hiện ra trước mắt nó. Không phải một mà nhiều. Đó là những đống phân người ! Thấy thế, nó vội dừng chân lại từ xa xa. Không lẽ cái mùi quyến rũ ác liệt đối với nó lại là những đống phân người ? Nó không tin ở mũi mình nữa. Nó thử đánh hơi lại lần nữa, lùi ra xa một quãng, rồi lại bước tới gần, nhất định nó không lầm. Chỉ có một múi đó mà thôi. Tần ngần một chút, nó thong thả chạy chung quanh miếng ruộng có những đống phân người để tìm coi có cái gì khác không. Nó chạy nhiều vòng, mỗi vòng nới rộng ra một chút. Vẫn chẳng có cái gì khác cả. Không ! Nó cương quyết nói với lòng nó, thà chết đói cũng không đớp phân. Chả gì mình cũng đường đường là một lãnh tụ trong giới cướp của giết người quốc tế. Ai lại ăn phân người bao giờ ! Nó trạnh nghĩ đến những mâm cao cỗ đầy, những bình sâm Cao Ly hồi còn ngự trị ở dinh Toàn quyền cũ Hà Nội mà buồn thân tủi phận. Lúc này nó mới thấm thía cái nghĩa "Lên voi xuống chó".

Vện cương quyết bỏ đi, dù cái mùi phân người vẫn quyến rũ nó.. Mặc cho bụng đói cồn cào, nó vẫn phải tỏ ra nó có tư cách một lãnh tụ, nên cố gắng chạy thật nhanh ra khỏi cái "mê hồn trận" đó. Nó tự phấn đấu để chống lại sự mềm yếu bắt đầu nảy sinh trong lòng nó. Không ! Không ! Nhất quyết là không. Nó chợt nhớ tới bài thơ của tên thi sĩ đàn cháu là Tố Hữu. Bài thơ đó tả lại sự phấn đấu gay go của hắn khi hắn tuyệt thực trong tù. Bọn cai tù quyến rũ hắn bằng cách để cạnh mũi hắn những khúc cá thơm ngon. Nay Vện là bậc cha chú của Tố Hữu chả lẽ lại thua hắn hay sao ? Chả biết mùi cá có thơm ngon bằng mùi phân người đối với Vện lúc này không ? Dù sao Vện cũng phải tỏ ra có tư cách hơn tên giặc cỏ đội lốt thi sĩ ấy. Chả gì Vện cũng là một lãnh tụ tối cao được bọn đàn em, đàn cháu tôn sùng như một vị thánh sống. Thánh sống nay đã biến thành Thánh Vện !

Vện cắm đầu, cúp đuôi chạy, chạy mãi cho đến khi Vện mệt, thở không ra hơi, bốn chân mỏi nhừ. Không còn có sức để chạy nữa, Vện nằm lăn trên một bãi hoang, bốn bề yên tĩnh. Vện cũng không còn hơi sức để tìm hiểu vị trí Vện nằm nghỉ là nơi nào nữa. Chưa bao giờ Vện cảm thấy mệt như bây giờ. Vện há to mõm, thè cái lưỡi dài ra mà thở. Một lát, khi bắt đầu thấy bớt mệt, Vện gục xuống, ghếch mõm lên hai chân trước để nghỉ, bỗng Vện thiếp đi. Nó mơ mơ màng màng đi vào giấc ngủ chập chờn. Nó thấy nó đang ngồi trong một căn phòng ấm cúng trong dinh Toàn quyền cũ ở Hà Nội. Lúc đó là giờ cơm tối. Một "cháu ngoan" thơm múi mít bưng vào cho nó một mâm cơm đầy ắp những cao lương mỹ vị, nào vịt tần, nào gà quay, nào cháo bồ câu...Còn tráng miệng là một tô yến sào hấp với đường phèn. Rượu thì có Mai quế lộ, Ngũ gia bì, Hải cẩu hoàn ngâm với những vị thuốc Bắc để tùy Vện chọn lựa. Thường thường Vện khoái xài rượu Hải cẩu hoàn hơn vì đó là rượu cường dương vô cùng cần thiết cho cái sự thèm "của chua" củ Vện. Trong lúc đang đói ngấu, mà các món ăn lại quá hấp dẫn, Vện chưa thèm ngó ngàng tới em sến chanh cốm ăn mặc hở hang. Giá như mọi khi, Vện thế nào cũng nhe hai hàm răng giả, nở nụ cười tình tứ, gọi em sến :"Cháu ngoan lại đây với bác." Tất nhiên là em sà vào lòng Vện để Vện vừa ăn vừa thưởng thức cái rắn chắc của "chanh cốm". Nhưng lần này Vện chỉ nghĩ đến ăn mà thôi. Vện vồ ngay lấy cái đùi gà quay. Nhưng Vện chưa kịp đưa nó lên mõm thì có tiếng nói oang oang làm Vện giật mình tỉnh giấc "kê vàng". Nó hoảng hốt mở mắt nhìn quanh. Thì ra chỗ Vện nắm không xa đường lộ bao nhiêu. Lúc đó có một nhóm người đang đi trên lộ, vừa đi vừa nói chuyện ồn ào. Rất may chưa ai nhìn thấy Vện vì nó nằm khuất sau một bụi cây dại. Nó vội nép sát xuống đất, cố dấu mình thêm chút nữa. Thế là "cháu ngoan chanh cốm" lẫn mâm cỗ thơm ngon đã tan theo giấc mộng. Thật đáng tiếc !

Chờ cho bọn nông dân đi qua, Vện lim dim đôi mắt để mong tìm lại "giấc mộng Vu sơn" cũ, nhưng không được. Vện giận lắm, chửi rủa bọn nông dân phá đám không tiếc lời. Chúng nó đúng là bọn "phản động".
kiep cho-5

Mộng không thành thì thực tế phũ phàng trở lại Cơn đói cồn cào khiến Vện nhớ tới hiện tình gay go của mình. Vện đành mở mắt ra. Trời đã về chiều, mặt trời sắp lặn. Thế là đã hai ngày Vện chưa được ăn một miếng nào. Bây giờ không còn là lúc mơ mộng nữa, cho em sến "chanh cốm" đi chơi chỗ khác để còn lo cái bao tử đang nổi loạn. Cái đói càng tăng thêm "phần long trọng", khi Vện nhớ tới những món cao lương mỹ vị trong giấc mộng vừa qua. Nó chồm dậy và nghĩ rằng phải tìm ngay bất cứ cái gì có thể ăn được. Nó nghếch mõm lên để đánh hơi. À à, đây rồi, lại có mùi quyến rũ buổi trưa. Nó đói lắm rồi, không còn có thể tính toán, lựa chọn gì được nữa. Thôi thì đành chấp nhận cho xong. Vả lại nơi đây vắng vẻ, có ai biết đâu mà sợ. Đói ăn vụng, túng làm liều ! Kiếp trước, Vện đã ăn vụng, làm liều nhiều lần, nay có ăn vụng thêm lần nữa cũng không sao. Nói cho ngay, lúc này Vện cũng không thể kén cá chọn canh gì được nữa. Một là đớp cho xong, hai là nhịn đói cho đến chết. Dù Vện chả ưa gì kiếp chó, nhưng bản năng tự tồn của một sinh vật thúc đẩy Vện phải chấp nhận cái thực tế phũ phàng trước mắt. Nó nhớ đến châm ngôn của đảng cướp của giết người toàn cõi Đông Dương là 'Cứu cánh biện minh cho phương tiện". Nó có ăn phân người bây giờ cũng chỉ là "phương tiện" mà thôi, cái phương tiện để sống còn. Nó nương theo mùi thơm mà run rẩy bước. Từ chỗ nó nghỉ mệt đến bãi ruộng có những đống phân người cũng không phải là gần. Nó phải mất đến mười lăm phút để thu ngắn khoảng cách đó. Khi đã đứng trước các đống phân tỏa mùi thơm ngát đối với nó, Vện còn chần chờ thêm vài phút nữa. Nhưng rồi cái đói cồn cào cũng đã thắng một cách vẻ vang. Miếng đầu qua đi thì những miếng sau cũng được nuốt trôi một cách dễ dàng.. Chỉ một loáng, tất cả những đống phân mới lẫn cũ đều được Vện thanh toán sạch sành sanh. Khi bụng đã yên yên, Vện đứng thẳng người lên, đưa cái lưỡi dài thoòng liếm quanh mõm một cách mãn nguyện. Vện thầm nghĩ :"Chà ! Ngon đáo để ! Có thua gì vịt hầm, heo sữa quay, cháo bồ câu đâu." Vện lại nhìn quanh nhìn quẩn xem có bỏ sót đống nào không. Nhưng nó thất vọng hoàn toàn. Nó nghĩ rằng biết đâu gần đây còn có nhiều "của quý" nữa. Nó lại nghếch mõm lên đánh hơi. Không có mùi thơm quen thuộc. Chưa chịu bỏ cuộc ngay, Vện có ý định tìm tòi một cánh đồng khác, có thể là nơi dân trong vùng làm cầu tiêu. Lúc này Vện thấy khỏe khoắn lại. Cái hứng ngâm thơ trở về với Vện. Nó gầm gừ ngâm những câu trong "Ngục trung nhật ký". Thất là tuyệt ! Cái mõm vừa ăn phân xong lại ngâm những câu thơ thúi hoắc còn có gì hợp tình hợp cảnh hơn nữa ! Thật đúng là "lo gich" xã hội chủ nghĩa quá rồi. Vện chợt nhớ tới một câu nói của cổ nhân :"Thứ nhất quận công, thứ nhì ị đồng". Trong hoàn cảnh hiện tại, Vện mạn phép cổ nhân sửa một chút cho hợp với biện chứng pháp vô sản :"Thứ nhất quận công, thứ nhì...bít tết đồng !" Theo cao kiến của Vện, người Tây phương thường cho món bít tết của họ là một trong những món ngon nhất, thì bây giờ, đối với Vện, món phân người là ngon nhất. Vậy quận công thì Vện chả cần, nhưng "bít tết đồng" Vện rất khoái. Vện nảy ra ý muốn làm một bài thơ ca tụng "bít tết đồng", có thể Vện sẽ đặt tên cho bài thơ đó là "Bít tết đồng đức tụng". Rồi khi về tới Hà Nội Vện sẽ cho tái bản tập thơ "Nhật ký trong tù" và in ngay bài thơ "bít tết" ngay trang đầu, nơi mà Vện từng đề "Kính tặng hương hồn song thân".

Chiều hôm đó, Vện không đớp thêm được đống "bít tết đồng" nào nữa. Sau bữa ăn đầu đời, Vện cảm thấy sung sướng lạ lùng. Từ giờ phút này Vện đã gạt bỏ được cái mặc cảm "chó" của Vện. Khi trời đã tối mịt, Vện còn ngất ngây với bữa tiệc đầu đời nên muốn tìm một nơi thanh vắng, mát mẻ nghỉ ngơi mà hồi tưởng lại cái mùi vị thơm ngon vừa được hưởng. Vện tìm đến một mô đất cao, tương đối sạch sẽ, cuốn mình nằm xuống. Rồi nó ngủ quên đi lúc nào không biết.

(Còn tiếp)









"Còn bữa chén chiều nay thì sao ? Họp hành thế nào ? Bố trí xong xuôi chưa ?"

“À à, tốt lắm, tốt lắm ! Anh mà bố trí vây bắt ai thì khỏi có chê. Người còn chả thoát huống chi một con chó. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh có sống lại cũng phải tôn anh là thầy trong nghề bài binh bố trận."

Mụ vợ phì cười :

"Bắt một con chó về làm thịt mà anh cứ làm như đánh Mỹ cứu nước không bằng. Sao anh không tự so sánh với hai đồng chí Võ, Văn mà lại đi so sánh với một người đã chết ?"

Hắn gật gù, nghiêm trang đáp :

"Sở dĩ anh tự so sánh với đồng chí Thanh vì anh thấy đồng chí ấy tương đối khá hơn hai đồng chí kia. Hai đồng chí Võ, Văn chỉ nhờ tài sức của các đồng chí cố vấn Liên xô hay Trung quốc, rồi khoe khoang, nói phét mà thôi. Chả được cái tích sự gì hết. Anh mà có các đồng chí cố vấn ở bên cạnh không chừng anh đã là đại tướng từ lâu, chớ đâu có thèm làm đại úy quèn như bây giờ."

Mụ vợ nhìn chồng bằng đôi mắt thán phục. Mụ cũng nghĩ rằng giá mụ được "liên lạc chặt chẽ" với các đồng chí cố vấn Liên xô hay Tàu phù, chồng mụ bây giờ đang ngất ngưởng ngồi trong bộ chính trị, chớ đâu có lẹt đẹt làm cái chân công an trưởng một phường.

Trong khi đó, Vện nghe cuộc đối đáp của cặp vợ chồng nhà này thì cũng có ý nghĩ rằng với tài "ngoại giao" của vợ và nếu mụ gặp được Vện khi nó còn ngự trị tại phủ toàn quyền Hà nội, chắc chắn tên công an chồng mụ không làm tổng trưởng quốc phòng thì cũng làm tổng tư lệnh quân đội nón cối.

Thấy vợ có vẻ thán phục mình, tên công an lại vác mặt lên nói tiếp :

"Xét cho kỹ, đồng chí Thanh cũng chẳng giỏi đếch gì. Những ngày đầu chống Mỹ cứu nước, ai cũng sợ bọn lính Mỹ vừa to con vừa dồi dào khí giới hiện đại. Thế mà khi họp với đồng chí Thanh, hỏi về kế hoạch đánh Mỹ thì đồng chí ấy cứ đánh đi rồi sẽ biết, nghĩa là cứ chết như rạ đi rồi sẽ rút tỉa được kinh nghiệm chiến đấu. Kết quả là mấy chục vạn thanh niên miền Bắc bị ép đi B đã chết uổng mạng vì cái ngu dốt của đồng chí ấy. Cầm quân mà đếch có kế hoạch gì cũng được làm tướng thì chỉ có chế độ ta mới như vậy thôi."

Mụ vợ không ngờ chồng mình lại có tài hùng biện như vậy. Nhưng mụ biết chắc rằng những lời phê bình vừa rồi không phải là của chính hắn. Có lẽ một tên sĩ quan Ngụy nào mớm cho hắn đây. Bản chất ngu si, đần độn như hắn thì có nghĩ cao xa lắm bất quá cũng chỉ bằng Nguyễn Chí Thanh là cùng. Nhưng đã quen với cái lối khoác lác của chồng, mụ cũng chẳng thèm để ý. Mụ chỉ mỉm cười nói :

"Thôi, được rồi, anh tài ba thì ai cũng đã biết. Tương lai anh rất sáng sủa, chỉ ít lâu nữa là anh có thể thay tướng Văn được. Lúc đó tha hồ mà bài binh bố trận, bắt hết chó thiên hạ về mà đớp cho thỏa thích. Bây giờ em chỉ muốn biết khi nào các đồng chí ấy bắt chó về đây ?"

Hắn đáp như đinh đóng cột :

"Nửa tiếng nữa !"

Mụ vợ có vẻ suy nghĩ, rồi hỏi :

"Mình có nên để các đồng chí ấy...gặp bác không ?"

Hắn khoát tay :

"Ồ, gặp thì gặp chứ có sao."

Mụ vợ lắc đầu :

"Theo em thì không nên...Hay đúng ra thì chưa nên."

"Tại sao ?"

"Tại vì...một là khó có ai tin bác tái sinh trong lốt chó. Hai là em muốn giữ bác độc quyền một thời gian xem sao."

Vốn tính quen vâng lời vợ, hắn bèn "nhất trí". Mụ nói tiếp :

"Nếu vậy, mình phải giấu bác liền bây giờ. Theo anh, mình nên giấu bác ở đâu ?"

"Tốt nhất là đưa bác lên gác, trong phòng riêng của vợ chồng mình. Phòng ấy thì không ai dám bén mảng tới, kể cả lũ con mình."

Từ ngày làm công an trưởng, hắn được Ủy Ban Phường cấp cho một căn nhà khá rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Nhà này trước kia là nhà của một sĩ quan ngụy đang bị "học tập tập trung" ở Bắc Việt, còn vợ con bị đuổi đi vùng kinh tế mới cho chết dần chết mòn vì bệnh tật và thiếu ăn.

Mụ vợ lại "nhất trí" :

«Đúng rồi ! Cứ mời bác lên nghỉ tạm phòng mình là tiện và kín dáo nhất."

Rồi mụ cúi xuống, kính cẩn nói với Vện :

"Mời bác đi theo cháu."

Vện nghe chuyện đã hiểu hết nên lon ton chạy theo mụ đàn bà lên lầu. Vào một căn phòng khá rộng, mụ lại kính cẩn nói :

"Bác nghỉ tạm trên giường bọn cháu, chút xíu nữa cháu sẽ kê thêm một cái giường nhỏ cho riêng bác."

Vện gật đầu lia lịa tỏ ý bằng lòng. Khi mụ vừa ra khỏi phòng, khép cửa lại, nó nhẩy ngay lên giường đệm có phủ vải trắng tinh. Nó khoan khoái chổng bốn vó lên trời, dụi đầu vào gối, lăn qua lăn lại để tận hưởng cái êm của đệm rồi khẽ gừ gừ, ẳng ẳng. Nó hồi tưởng lại những ngày hiển hách xưa tại dinh Toàn quyền Hà nội. Giá có một cháu cầy tô ngoan quàng khăn đỏ bên cạnh thì có thua gì cái thời oanh liệt ấy. Vì nghĩ tới cháu cầy tơ quàng khăn đỏ, nó liên tưởng tới cái "vụ ấy" nên giật mình đánh thót một cái. Không xong rồi, nó nghĩ, lỡ hai vợ chồng tên công an trưởng muốn noi gương "bác Hồ vĩ đại" thì kẹt lắm. Vợ chồng nhà này còn trẻ, chẳng "đêm bảy ngày ba" thì cũng lai rai đêm nào chả có. Không lẽ nó nằm trố mắt mà ngó ? Mà giả bộ ngủ cũng không xong vì tai nó đâu có điếc. Ấy là chưa nói đến chuyện nó bị khiêu gợi, biết kiếm cháu cầy tơ quàng khăn đỏ ở đâu để giải tỏa nỗi ẩn ức ? Thật là rắc rối !

Vện đang suy nghĩ miên man thì có tiếng ồn ào từ dưới nhà vọng lên. Nó đoán bọn công an đã mang chiến lợi phẩm về. Quả nhiên, ngay lúc đó nó nghe có tiếng chó kêu. Ồ, đó là một con chó cái, không còn tơ, đã quá tuổi quàng khăn đỏ từ lâu. Nó hiểu tiếng chó, tất nhiên, nên biết rằng con chó cái đang khóc lóc, kêu cứu. Bỗng máu anh hùng chó trong người nó nổi lên đùng đùng. Nó muốn chạy xuống dưới nhà ra tay giải thoát cho "nàng" chó cái rồi đưa nhau đến tận hải giác thiên nhai mà kết duyên giai ngẫu. Ôi ! "giữa đường thấy chuyện bất bằng mà tha !" Thế là nó chồm dậy, lao ra cửa. Nhưng cửa đã đóng kín và khóa chặt. Nó tức giận, húc đầu vào cửa bình bình, rồi vừa sủa vang vang vừa lấy chân cào cửa sồn sột. Tiếng sủa oai hùng của Vện đã khiến mụ vợ công an hốt hoảng chạy lên. Mụ mở hé cửa, lách vội vào, cung kính hỏi :

"Thưa bác, có chuyện gì vậy ?"

Vện bèn dõng dạc sủa :

"Gâu gâu gâu !"

Mụ đàn bà ngân người ra, làm sao hiểu nổi ý chó. Nhưng thấy vẻ giận dữ của Vện, mụ lo lắng, hỏi :

"Bác đói rồi ?"

"Gâu gâu !"

Mụ đâm lúng túng, thầm nghĩ :"Bố tiên sư cháu cũng chả hiểu bác muốn gì." Mụ chợt nhớ lại cuộc vấn đáp độc đáo hồi nãy. Mụ bèn lấy giấy bút viết một loạt câu hỏi đưa Vện xem, nhưng Vện lắc đầu, lại sủa "gâu gâu". Thêm một loạt câu hỏi khác nữa, vẫn không có kết quả. Cuối cùng, sau một hồi suy nghĩ khá lâu, mụ lại hỏi :

"Hay bác không muốn các đồng chí ấy giết chó ?"

Vện gật đầu lia lịa. Mụ reo to :

"À, ra vậy ! Nghĩa là bác không muốn người ta ăn thịt chó nữa ?"

Vện lắc đầu. Mụ hiểu lầm cái lắc đầu của nó nên tỏ ra băn khoăn, nói :

"Điều này hơi khó đó, bác ạ. Từ ngày bác và đảng nắm chính quyền, thịt thà mỗi ngày một hiếm, cả năm không được ngửi mùi thịt lợn, thịt gà, rồi cả chục năm không được nếm vị thịt bò. Bây giờ lại cấm ăn thịt chó nữa thì còn ai sống nổi đây, bác ?"

Vện lại lắc đầu. Sau đó, vở kịch câm diễn sang màn thứ hai. Nó đứng thẳng bằng hai chân sau, dùng một chân trước đưa lên cổ cưa đi cưa lại, rồi dùng chân đó xua xua và chỉ xuống nhà dưới. Mụ đàn bà phì cười :

"À bác không muốn các đồng chí giết con chó này ?

Vện gật đầu lia lịa.

"Tại sao ? Tại sao bác không muốn giết nó ?"

Đến đây kịch câm không đắc dụng. Lấy điệu bộ, cử chỉ nào để diễn tả : "Bác bấn lắm rồi. Bác muốn lấy con chó cái này làm vợ." Vì thế, nó cứ nghệt cái mặt chó ra mà không sao trả lời được. Thấy nó cứ đứng im, mụ lắc đầu :

"Dù bất cứ lý do nào, cháu cũng không thể cản các đồng chí ấy giết con chó này được. Thời gian cấp bách lắm rồi. Chiều nay phải có bữa chén cho các đồng chí bí thư và chủ tịch phường. Không giết con này thì kiếm đâu ra con khác."

Vện buồn bã gục đầu xuống, hai hàng nước mắt lã chã tuôn rơi. Mụ công an vội quỳ xuống cạnh nó, ôm lấy đầu nó, an ủi :

"Thôi, bác đừng buồn nữa ! Rồi cháu sẽ kiếm một con chó khác cho bác làm bạn."

Mắt Vện bỗng sáng rực lên. Nó gừ gừ, lại dụi đầu vào ngực mụ. Mụ vuốt ve lưng nó, tiếp :

"Cháu sẽ kiếm cho bác một con chó còn tơ nhé."

Thế là trúng tim đen Vện ! Nó hồ hởi sủa khe khẽ :"Gâu gâu gâu !" Ôi, cả một tương lai đầy tươi sáng mở ra trước mắt nó. Mụ đàn bà đứng lên, vỗ nhẹ lên lưng nó, bảo :

"Bác cứ nghỉ đi, chút nữa cháu sẽ đem cơm lên cho bác xơi."

Nó nhảy tót trên giường, gầm gừ ngâm mấy câu thơ trong "Ngục trung nhật ký". Trước khi ra khỏi phòng, mụ công an hôn lên mõm Vện một cái, làm nó choáng váng cả mày mặt. Từ lúc tái sinh làm kiếp chó, nó chưa bao giờ cảm thấy sung sướng bằng lúc này. Nó biết rằng nó đã trải qua cơn bĩ cực, bây giờ đến tuần thái lai. Sau những ngày mệt mỏi trốn tránh, lúc nào cũng chỉ sợ bị các cháu nón cối biến cái thân chó này thành nồi nhựa mận, thành những khúc dồi, thành những gắp chả thơm ngậy. Nay nó đã thảnh thơi, thoải mái. Với tấm lòng hồ hởi, nhẹ lâng lâng, nó ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Nhưng dù kiếp trước có là "lãnh tụ anh minh", là "bác muôn vàn kính yêu" thì kiếp này Vện vẫn là chó với đầy đủ bản năng của nó. Vì thế, dù có đang ngủ rất say, cửa khẽ xịch mở là nó choàng thức ngay. Nó mở mắt nhìn về phía có tiếng động. Mụ công an rón rén bước vào, tay cầm một đĩa cơm đầy có ngọn. Bên trên có mấy miếng sườn chiên thơm phức. Mụ mỉm cười, chỉ đĩa cơm, nói :

"Mời bác ra xơi cơm."

Mụ đặt đĩa cơm xuống đất, phía cuối chân giường. Vện nhỏm dậy, vẫy đuôi mừng rỡ. Mụ vuốt đầu nó mấy cái, rồi đi ra khỏi phòng. Vện bước lại gần đĩa cơm, nhưng chợt khựng lại. Nó nhớ ra rằng mới sáng nay nó hạ quyết tâm sẽ không ăn bất cứ cái gì, trừ "bít tết đồng". Thế là nó lại leo lên giường nằm. Nó cố gắng phấn đấu để chống lại sự thèm muốn và cơn đói đang nổi loạn trong bụng nó. Để có thêm sức mạnh tinh thần phấn đấu chống lại mùi sườn thơm đầy quyến rũ, nó lẩm nhẩm kêu lên lên những tiếng "bít tết đồng, bít tết đồng". Nhưng thật ra lúc đó nếu có ai đứng gần cũng chỉ nghe thấy tiếng sủa khe khẽ. Nó mong ngóng mụ công an trở lại, để mụ biết rằng nó đang tranh đấu một cách bất bạo động đòi quyền tự do thưởng thức "bít tết đồng". Cuộc chiến đấu càng gay go bao nhiêu thì chiến thắng càng vẻ vang bấy nhiêu. Nó lắng nghe động tĩnh bên ngoài. Dường như ở dưới nhà bọn công an đã đưa con chó cái về với tổ Kác Mác nên tuyệt nhiên không thấy nó kêu la gì nữa. Những tiếng nói chuyện ồn ào của bọn đầu bếp thì vẫn vọng lên. Mãi chả thấy mụ công an trở lại. Vện đợi, đợi hoài đến gần tối mịt. Bụng cứ mỗi lúc một cồn cào hơn, hầu như không còn chịu nổi nữa. Nó đã toan chồm dậy đớp vụng mấy miếng sườn, nhưng lại nghĩ chẳng gì cũng là "phương diện quốc gia", đường đường một đấng "lãnh tụ anh minh, muôn vàn kính yêu" mà lại phải đớp vụng đớp trộm thì còn ra thể thống quái gì nữa, còn làm gương cho các "chú ấy" ở Hà nội sao được. Chẳng sớm thì muộn Vện cũng sẽ về Hà nội để nắm lại quyền lãnh đạo đảng và nhà nước. Lỡ các "chú ấy" biết được sự yếu mềm của Vện thì cũng có thể lòng kính yêu, mến phục sẽ giảm sút đi nhiều. Không ! Không ! Không ! ĐM. đứa nào ăn cơm sườn để quên tình hữu nghị anh em với "bít tết đồng". Vện đã thề độc như vậy nên nhất định kéo dài cuộc tuyệt thực.

Cũng may là mụ công an đã lên tới. Vừa mở cửa là mụ để ý ngay tới đĩa cơm sườn còn nguyên vẹn. Mụ ngạc nhiên hỏi :

"Bác không xơi cơm ?"

Vện im lặng, tỏ vẻ hờn dỗi. Mụ lại gần nó, lo lắng hỏi :

"Hay bác ốm ?"

Nó lắc đầu.

"Bác có đói không ?"

Nó gật đầu.

"Đói sao bác không xơi đi?"

Nó lại lắc đầu.

"Hay bác chê cơm sườn không ngon ?"

Nó gật đầu.

"Thế bác muốn xơi gì ?"

"Gâu gâu gâu !"

Ý nó muốn nói "bít tết đồng !" nhưng cái mõm nó chỉ sủa được thôi, không thể phát âm thành tiếng người. Mụ ngơ ngác hỏi :

"Bác dạy gì ?"

Nó lại sủa ba tiếng gâu nữa. Mụ chợt nhớ ra :

"À, hay bác muốn xơi...cái ấy như buổi sáng nay nhé ?"

Nó gật đầu lia lịa. Mụ công an tiu nghỉu, mặt xịu hẳn xuống. Mụ không ngờ "bác muôn vàn kính yêu" của mụ, của đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa lại chỉ thích ăn cái đồ dơ bẩn ấy thôi. Biết làm sao bây giờ ? Thì ra chó vẫn là chó. Mụ cảm thấy một niềm thất vọng tràn ngập trong lòng mụ. Mụ nghĩ thầm : "Bác ơi, bác ! Sao bác khốn khổ khốn nạn như vậy ? Của ngon vật lạ không ăn, lại cứ đòi ăn của dơ đồ bẩn làm chi !" Nhưng ngoài miệng, mụ miễn cưỡng nói :

"Cũng dễ thôi ! Nhà cháu có nhiều trẻ con, tha hồ bác dọn, sợ không xuể đấy... Thôi được, bác chờ tý xíu nữa, cháu bảo thằng con lớn lên đây...ị cho bác xơi."

Nói xong, mụ khẽ rùng mình ghê tởm. Vện thì mừng rỡ, nhẩy cỡn lên, sủa một thôi dài. Cái mừng này có thể so sánh với cái mừng của nó trong kiếp trước, khi nó nửa đêm đến gõ cửa nhà tên tổng trưởng thuộc địa Marius Moutet của Tây thực dân xin tiếp tục làm chó săn và được Moutet chấp thuận.

Thế là cuộc tranh đấu đã thành công vẻ vang.Vện đã đạt mục đích mong muốn. Nó hô to :

"Bít tết đồng muôn năm ! Gâu gâu gâu !"

Mụ công an thở dài buồn bã, lẳng lặng mở cửa bước ra. Một lát sau mụ dắt một thằng bé khoảng chín, mười tuổi đi vào. Thằng bé cởi truồng tồng ngồng, một tay cầm một tờ báo "Nhân Dân", một tay nắm lấy áo mẹ, sợ sệt nhìn Vện. Đây là lần đầu tiên nó trông thấy một con chó to lớn trong nhà nó, lại ở trong phòng riêng của bố mẹ nó. Mụ công an trấn an con :

"Không sao đâu, con. Chó này khôn lắm, không cắn đâu."

Rồi mụ dắt nó vào nhà tắm, vẫy Vện đi theo. Sau đó, mụ đi ra, đóng kín cửa nhà tắm lại. Thằng bé rải tờ báo "Nhân Dân" xuống đất, rồi ngồi lên trên. Thế là bữa tiệc của Vện bắt đầu.

6. HẠNH PHÚC CẦY TƠ

               

Không phải chỉ một mà những hai thằng bé và một đứa con gái thay phiên nhau lên đãi tiệc Vện. Tất nhiên, vì bảo toàn bí mật quốc gia, bố mẹ chúng không tiết lộ cho chúng biết con chó đang dọn sạch đồ dơ chúng thải ra là một lãnh tụ tối cao của đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mà Vện cũng "khiêm tốn" không vỗ ngực tự xưng. Lũ trẻ thì ngây thơ, vô tư, có biết nhận xét gì đâu. Hễ chúng cứ kêu "mót" là mẹ chúng lại bảo cầm một tờ báo "Nhân Dân" lên lầu. Chúng vâng lời ngay. Nhưng đứa nào cũng ngạc nhiên thấy một con chó lạ bị nhốt trong phòng riêng của bố mẹ chúng. Trong khi ở dưới nhà, bọn công an và các cấp chỉ huy của đảng và ủy ban phường no say với "chiến lợi phẩm" bắt trộm được của nhân dân, Vện cũng được đớp một bữa "bít tết đồng" thật thỏa thích. Thế là Vện mãn nguyện rồi ! Nó lại leo lên giường chổng bốn cẳng lên gầm gừ ngâm thơ.

"Từ ấy, trong ta toàn bít tết,

"Một trời ngon ngọt chứa đầy tim."

Vện bỗng tự phục mình quá. Trong lúc ngây ngất say men "bít tết đồng" Vện đã "xuất thần" làm được hai câu thơ nghe cũng không đến nỗi nào, chỉ phảng phất mùi đặc biệt của "bít tết đồng" thôi. Vện ngâm đi ngâm lại mãi hai câu thơ ấy để mong làm nốt hai câu tiếp theo cho trọn một bài tứ tuyệt. Bỗng nó có cảm tưởng như quen quen thế nào ấy. Nó nhớ mài mại là nó đã đọc câu này ở đâu hay đã được nghe ai đọc qua một vài lần. Nó lẩm nhẩm :"Từ ấy...Từ ấy..." A, nó nhớ ra rồi. Đây là tựa đề của một bài thơ do cháu thợ thơ làm ra từ lâu. Hừ, nó tức giận văng tục tùm lum, ai cho phép tên giặc cỏ ấy làm hai câu thơ đầy mùi vị "bít tết đồng" trước ta. Cái thằng thật hỗn, dám qua mặt "lãnh tụ muôn vàn kính yêu" ? Khi nào về Hà nội, mình sẽ đuổi cổ nó ra khỏi bộ chính trị ủy ban trung ương đảng. Khi cơn giận của Vện lên tới cực độ, nó chửi rủa tên thợ thơ giặc cỏ không tiếc lời. Chỉ tội cho bà mẹ hắn qua đời đã lâu mà vẫn không được "an giấc ngàn thu".

Hết hỉ rồi lại nộ, tình cảm của Vện thay đổi xoành xoạch. Sau khi chửi rủa tên cháu giặc cỏ mỏi cả mõm, nó nằm thở phì phò. Cái no cộng với cái mệt làm nó buồn ngủ. Nhưng khi nó bắt đầu lơ mơ thì vợ chồng tên công an trưởng mở cửa đi vào. Mụ vợ nhè nhẹ đập lên đầu nó, gọi :

"Bác ra ngủ ngoài kia. Cháu đã làm sẵn cho bác một cái ổ."

Vện nhanh nhẹn chồm dậy. Nó cũng không thích nằm trên giường này, êm thì có êm, nhưng rất là bất tiện. Vả lại dù sao nó cũng chỉ là một con chó, thích những cái gì hợp với bản chất chó của nó. Ăn những bữa cơm đầy cao lương mỹ vị, ngủ trên giường đệm êm ấm, nhất định không hợp với một con chó, dù con chó đó có là kiếp tái sinh của một tên đầu trộm đuôi cướp. Phải là những đống phân dơ bẩn, phải là những cái ổ hôi hám. Vện khẳng định như vậy.

Mụ công an mở cửa phòng, đưa Vện ra ngoài, chỉ cho nó một cái ổ làm bằng một tấm mền len cũ, rách. Nó nằm ngay vào ổ, cuộn tròn người lại, đầu gối lên một chân trước, ngước mắt nhìn mụ, gầm gừ tỏ ý cảm ơn. Mụ mỉm cười, hỏi :

"Bác nằm đây thoải mái hơn phải không ?"

Vện gật đầu.

"Thôi, bác ngủ đi nhé. Cháu cũng mệt quá rồi."

Mụ đưa tay lên che miệng để ngáp. Sau đó, mụ trở vào phòng, nhẹ khép cửa lại. Vện nghe thấy tiếng chốt cài bên trong. Thấy thái độ hờ hững của mụ, dù rất ngu nó cũng hiểu lòng tôn kính của mụ đối với nó đã giảm sút rất nhiều. Tại sao ? Phải chăng tại nó vẫn khoái thưởng thức món "bít tết đồng" ? Ồ, cần quái gì. Nó lẩm bẩm nhắc lại câu nói kiếp trước của nó :"Không gì quý hơn độc lập, tự do." Đúng ! Ngủ ngoài hiên, chẳng bị tù túng trong một căn phòng có cửa khóa có chốt cài, là tự do. Ăn thì tự kiếm lấy mà ăn, không phải nhờ ai nấu nướng, nghĩa là không lệ thuộc vào ai, là độc lập. Mặc xác chúng nó, muốn nghĩ thế nào thì nghĩ. Khinh, Vện cũng chả bận tâm, mà trọng Vện cũng không màng ! "Cẩu sinh quan" của nó rất hợp với thời đại của "ba dòng thác cách mạng".

Vện đã thiu thiu ngủ thì bỗng nghe có tiếng nói chuyện thì thầm ở trong phòng. Tiếng nói rất nhỏ, nhưng tai chó săn của nó lại rất thính. Nó nghe rõ mồn một.

"Sao mình lại phải thay tấm vải trải giường này ?"

"Dơ lắm, anh không thấy sao ?"

"Tại mình cho bác nằm lên đấy."

"Thì em cũng tưởng bác không còn ăn c... nữa, ai ngờ...Tởm quá !"

"Hừ, chó nào chả là chó...Có đúng là bác tái sinh đi nữa thì bác vẫn là chó..."

"Biết thế sáng nay thịt quách đi cho rồi ! Đỡ lôi thôi..."

"Không, mình nghĩ vậy là sai. Đây nhé, anh nói cho mình nghe. Mục đích của mình là nuôi để bác dọn cho khỏi kẹt cầu tiêu, thì mình đã đạt mục đích yêu cầu rồi. Ngoài ra, anh thấy bác khôn lắm, biết đâu sau này chả có thể dùng vào những việc lợi ích, hoặc cho cá nhân mình hoặc cho đảng và nhà nước."

Vện gật gù khen thầm :"Ừ, thằng công an phường này khá, biết nhìn xa trông rộng. Nếu có dịp, mình se xây dựng cho nó.”

Nhưng trong phòng chợt có tiếng cười khinh bỉ của mụ vợ :

"Hù, cái ngữ ấy thì làm nên công trạng gì. Bất quá cũng chỉ khôn bằng con quân khuyển được huấn luyện kỹ mà thôi."

"Thế thì mình lầm quá, mình ơi. Quân khuyển có biết chữ không nào ?"

"Nhưng quân khuyển không ăn c..."

"Ồ, xá chi cái vặt đó. Với lại, chó ta thì con nào chả thích ăn c..."

Càng nghe, Vện càng mến tên công an. Con người sâu sắc như vậy mà chỉ làm tới chức trưởng công an một phường thôi sao ?. Vện khẽ thở dài. Thì ra người tài hay gặp gian truân, mà ngu si đần độn như thằng Ba mặt lợn, thằng Nhân mặt khỉ đột lại leo đến ngôi vị tột đỉnh. Nó tự hứa với lòng là sẽ tìm cách xây dựng cho tên công an này.

Lại có tiếng mụ vợ :

"À này, còn một chuyện nữa."

Tên chồng ngáp dài, giọng lè nhè ngái ngủ :

"Chuyện gì ?"

"Bác còn đòi lấy vợ đấy. Em hứa sẽ kiếm cho bác một con chó cái còn tơ."

"Ờ ờ...Tốt lắm...Cầy tơ...cầy tơ..."

Ngay sau đó có tiếng ngáy của tên chồng. Mụ vợ cũng thôi, không nói nữa. Bốn bề trở lại yên ắng. Vện cũng khoan khoái đánh một giấc ngủ cho đến sáng.

Thế là cuộc đời mới của Vện thực sự bắt đầu. Chỉ trong có vài ngày nó đã "nắm vững tình hình" gia đình nhà chủ. Hai vợ chồng đều mới từ Hà nội vào. Thằng chồng, ngoài nghề công an, còn "móc ngoặc" với các tên chủ tịch phường và bí thư chi bộ để "phe phẩy", để ăn chặn nhu yếu phẩm của bà con trong phường. Nhờ vậy, đời sống của vợ chồng hắn rất "thoải mái", nhưng chúng phải giả bộ đóng vai nghèo khó để ra cái điều thanh liêm. Con cái vẫn ăn mặc rách rưới, nhếch nhác. Che mắt ai thì được chứ làm sao che nổi mắt Vện. Chỉ trong một thời gian ngắn là nó biết hết. Cái lối đóng kịch này còn non kém so với nó ngày xưa. Giả dối, kịch cỡm là nghề của nó mà. Không những thế, nó còn đánh hơi biết rõ những chỗ hai vợ chồng tên công an chôn giấu vàng. Nó chưa biết đích xác là bao nhiêu, nhưng cũng khá nhiều. Mũi chó săn thì ai che giấu nổi. Con mụ vợ trước kia có làm cho một cơ quan nhà nước, nhưng từ ngày đẻ đứa con thứ năm thì xin giấy "mất sức" để nghỉ ở nhà trông nom con cái. Về những đứa con này, nó nhận thấy rằng chả đứa nào giống bố, mà cũng chả đứa nào giống đứa nào, mỗi đứa một khuôn mặt khác nhau. Nó không lấy làm lạ vì luyến ái quan của đảng ta rất rộng rãi, cởi mở. Ngay đến con cái của các "đồng chí" trong bộ chính trị trung ương đảng cũng mắm sốt bớp mà thôi. Con thằng Võ cứ hao hao giống thằng Đặng... Nhưng có điều đặc biệt nhất mà hầu như thế giới bên ngoài không ai biết là con thằng nào trong bộ chính trị cũng có một vài đứa hao hao giống Vện. Cho đến lúc này, trong lốt chó, Vện vẫn còn thấy khoái tỉ về chuyện đó.

Được lọt vào một gia đình đông con nít, Vện tự cho là mình đã "chuột sa chĩnh gạo" vì mấy đứa nhỏ hay ăn bậy nên sản xuất "bít tết đồng" lia lịa. Nó rất yên tâm vì thấy tương lai của mình đã được bảo đảm chắc chắn. Bây giờ nó ch3 còn một mơ ước là làm sao có được một con cầy tơ ở bên cạnh để hú hí là đời nó hạnh phúc toàn vẹn rồi. Giấc mơ trở lại Bắc Bộ phủ để nhẩy «bàn độc» một lần nữa dần dần tan biến trước những đống «bít tết đồng» quyến rũ của đám con mụ công an.

Hình như mụ công an đoán biết niềm mơ ước chân chính của Vện, nên một hôm mụ đã kiếm được (không biết mụ ăn trộm hay mua ?) một em cầy tơ về cho Vện làm vợ. Không những thế, mụ còn dọn dẹp một góc nhà để xe làm tổ uyên ương cho vợ chồng Vện. Vì thế, Vện rất bằng lòng về cuộc sống hiện tại. Có «bít tết đồng» để nhét đầy bụng, có em bé cầy tơ để hú hí tối ngày.

Vện cho rằng ở cái cõi đời này ai thì cũng mưu tìm một cuộc sống hạnh phúc cho riêng mình. Bây giờ nó đã có hạnh phúc bên em cầy tơ thì còn cần gì phải đi tìm ở đâu nữa. Chân hạnh phúc của Vện là "bít tết đồng" và cầy tơ ! Đúng là đời nó đang lên hương. Lên hương nhất là khi bọn con nhỏ của vợ chồng tên công an thi nhau sản xuất "bít tết đồng".