main billboard

 

Có đấy! Đừng xem thường vấn đề chăn gối. Cái bản năng gốc xem thế mà nó xuất hiện khắp mọi nơi, dưới nhiều hình thức...

01 tranh co gai
Hảo bệnh đã bốn tháng, đêm nay có lẽ là đêm cuối cùng đời anh. Anh nằm bệnh viện lâu quá, người nhà mệt mỏi chán nản cả không ai còn đủ hơi sức thăm nuôi, chỉ có Dung, vợ anh mặt mày buồn bã vóc dáng tiều tuỵ, nước mắt lưng tròng ngồi canh. Hảo nhìn trần, cặp mắt thất thần gần đứng tròng. Dung nhìn chồng, nàng cất tiếng nói, giọng nàng tuy nhỏ nhưng rõ ràng. Người hấp hối có vẻ như vừa nghe vừa không

- Anh yên tâm nhắm mắt xuôi tay, tiêu diêu miền cực lạc. Em không bao giờ quên anh. Em cũng chẳng để mất anh đâu. Em sẽ làm cho anh sống mãi trên cõi đời này với em, luôn luôn ở bên cạnh em.

Nghe xong Hảo thở hắt ra. Dung sụp xuống vuốt mắt cho chồng. Trong bệnh viện âm u giữa đêm khuya thanh vắng bên cạnh một con người vùa mới lìa trần. Mấy người còn thức nghe lời hứa của người vợ một cách lạ lùng ma quái ai ai cũng hãi hùng. Cô ta là phù thuỷ hay sao mà có ma thuật làm cho người chết sống lại ở với nàng mãi mãi. Chuyện này tôi được nghe nhiều người kể lại, nhưng Dung chưa bao giờ nhắc đến thành ra tôi không rõ hư thực ra làm sao. Sau này tôi mới biết được cái cách của người đàn bà làm cho một con người tồn tại mãi mãi dù đã chết. Đấy thực là một công việc khó khăn ma thuật này, nàng chọn tôi làm người thế mạng.

*

Thời gian này trong nhà tôi có người người nhưng lại thành ba. Tôi, vợ tôi và cái bống ma của anh chồng nàng. Cái anh chàng Hảo đó, anh đã qua đời hơn ba năm rồi nhưng vẫn còn lẩn quẩn bên cạnh tôi, quấy rày tôi đủ điều. Phải chi con ma đó hiện về đòi cúng kiến thì tôi cũng cố mà lo. Đàng này anh ta chẳng đòi hương khói mà lại đòi thứ khác lạ lùng hơn. Tôi không biết anh ta đòi cái gì nhưng Dung thì muốn cho tôi phải giống anh chồng đã chết của cô. Một điều kiện thực là lạ.

Khi anh Hoả còn sống, tôi chưa gặp anh ta bao giờ. Sau khi qanh qua đời chừng vài năm, lúc đó tôi mới quen Dung. Mấy năm sau chúng tôi yêu nhau, rồi lấy nhau. Giữa tôi và anh có một sự chuyển dịch quyền sở hữu ân ái tình một cách êm thấm. Tôi chỉ biết mặt anh qua chiếc ảnh đen trắng (2) ở trên bàn thờ. Có mấy lần cầm cái phất trần phủi bụi tôi lén dở tám lụa đào lên xem, tôi thấy nét mặt anh chẳng có gì đặc biệt. Đó là một thanh niên cỡ hơn ba mươi, bình thường, chẳng bảnh trai và con mắt thì âm u, chết trẻ là phải. Anh ta nhìn tôi, con người kế vị nằm trên giường với vợ anh, cặp mắt anh có cái nhìn buồn buồn, trách móc. Trong quyển an bom của Dung cũng còn vài tấm ảnh anh chụp chung với nhiều người. Trong anh không đẹp, không xấu, không có nét nổi bật, tóm lại một con người như thế chẳng có gì đáng để nói. Thế mà qua lời mô tả của Dung từ hình ảnh tới tính tình của người chồng cũ hiện ra rõ mồn một. Dung là một phụ nữ bình thường, tiếc rằng nàng không phải là hoạ sĩ, nếu nàng là hoạ sĩ thì bức tranh nàng vẽ hẳn phải sống động tới mức nó nhảy nhót được. Nếu Dung là nhà văn thì cái tôi mô tả tính cách nhân vật của nàng cũng chẳng có ai theo kịp. Con người đã  chết hơn ba năm, hiện tại chỉ là (3) dựng dậy cho sống với tôi, bắt tôi phải chung sống với hắn, phải giống hắn như anh em sinh đôi thì thật khó cho tôi. Tôi không có quyền ghen với người đã chết. Hắn có còn làm ăn gì được nữa đâu. Bảo rằng Dung thương yêu anh chồng cũ thì cũng không đúng. Tôi thấy anh chàng này thật vô phúc, con thì chẳng có, cái bàn thờ của anh, vựo anh cả năm chẳng chịu phủi bụi. Mỗi năm ngày cúng giỗ anh thì tôi cũng phải nhắc nhỡ nàng mới nhớ. Mà tỗi cũng chẳng tốt gì với anhm, tôi nhắc cũng vì tôi muốn sẵn dịp này tôi và các bạn của tôi có được buổi nhậu. Mỗi lần cũng anh, Dung giao cho tôi đứng chánh bái. Nhìn anh chồng mới lom khom khấn vái anh chồng cũ ai mà không tức cười. Thế mà Dung, thì không lần nào chịu đứng cúng. Tóm lại sống cạnh Dung tôi rất nghi ngờ về lòng tưởng nhớ anh chồng cũ của nàng. Thế mà tôi khổ sở vô cùng bởi vì lúc nào cũng nghe nàng khi trước anh Hảo thế này, anh Hảo thế kia. Nhờ cái chết mà thằng cha đó được mang trên đầu cái vòng nguyệt quế. Hắn trở thành mẫu mực của mọi người đàn ông trên thế gian này. Lấy Dung về rồi tôi mới biết trò chơi của nàng là lấy cái khuôn anh chàng Hảo đúc ra tôi để cho lời nguyền của nàng trở thành hiện thực. Hai mươi bốn giờ trong một ngày tôi phải chạy đua với cái bóng ma chồng trước của Dung. Thực là cuộc chạy đua mà cái đích thì xa vời vợi. Có lúc tôi nổi khùng lên quát.

- Tôi là tôi, Hảo là Hảo, tôi không tội gì phải bắt chước hắn, tôi có cuộc sống của tôi.

Dung luôn luôn dịu dàng:

- Đừng vội nóng cưng ạ! Anh có nhiều ưu điểm hơn Hảo khi mới lấy nhau HẢo thua anh bây giờ nhiều lắm. Thế mà sau có mấy năm Hảo tiến bộ vượt bực về mọi mặt. Hảo được như thế chính vì anh ta biết nghe những lời khuyên có ích của em. Em dành tình yêu cho

Tôi hiểu ý nàng muốn nói gì nên nói:

- Tôi chỉ cao chừng đó, chê tôi lùn thì đừng có đi chung với nhau nữa!

- Được chứ chiều nay anh sẽ cao lên cho mà coi

Tôi ngạc nhiên nhưng sau thì vỡ lỡ. Tôi công nhận cô ta biết nhiều sáng kiến(6) trong chiếc ảnh để trên bàn thờ. Nhiều lần tôi chóng lại ý thích vợ tôi. Lần nào cũng dịu dàng thuyết phục. Cuối cùng tôi thấy chiều theo ý thích đó thì có lợi hơn là chống lại. Tôi chỉ còn băn khoăn rằng tới lúc nào thì trò chơi này mới chấm dứt. Có khi tôi lén dỡ tấm lụa đào che bức hình anh Hảo ra xem thử mình với anh ta đã giống nhau chưa. Tôi thấy đã khá giống nhau rồi.

Xong phần hình thức, cô ấy hướng vào nội dung. Phần này mới gay go. Tôi hoàng hồn khi nghe Dung nói:

- Anh Hảo có bằng tiến sĩ, còn anh thì….

Điều gì còn chiều ý nàng được chớ cái này tôi cương quyết chống lại.

- Tiến sĩ thì kệ anh ta!

Dung lại mềm lòng:

- Phải vươn lên chứ.

Tôi nói:

- bắt chước thứ gì còn được chứ bằng cấp thì anh chiu thua. Anh chưa tối nghiệp trung học, tới đời nào mới bò lên được cái tiến sĩ?

Dung một lần nữa lại tỏ ra dịu dàng thuyết phục:

- láy cái tú tài, bốn năm lấy cái cử nhân, năm năm lấy cái tiến sĩ, vị chi là mười hai năm lúc đó anh chỉ mới bốn mươi lăm tuổi, còn trẻ chán!

Tôi nghe nàng nói lấy bằng tiến sĩ dễ như lấy đò trong túi. Dung nói tiếp giọng nàng buồn buồn:

- Từ ngày lấy anh tự nhiên em xuống chức và mất giá. Trước đây người ta gọi em “Bà tiến sĩ nghe kêu quá. Còn bây giờ thì…” anh thấy thời buổi này bằng cấp không đem lại lợi ích gì cho hạnh phúc chúng ta.

- Sao lại không? Có một ông chồng tiến sĩ không hơn một người “chân trắng” hay sao?

- thế tại sao trước đây em không chịu chọn thằng cha nào đó có bằng tiến sĩ mà lấy?

- Em không muốn chọn thứ có sẵn. Em muốn tự mình làm ra tất cả. Em sẽ lo toan mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Anh chỉ co mỗi một là học.

Dung giữ đúng lời hứa. Tôi chỉ có mỗi việc cấp sách tới trường. Trong mười hai năm tôi không làm ra một xu nào. Dung lo cả nhưng nàg rất vui. Tôi sống như một cha sinh viên.

Nghĩa lại thời kỳ này vừa buồn cười nhưng cũng thật thú vị. Tôi biết nàng xem việc học của tôi là rất quan trọng cho nên tôi lại lợi dụng việc này để đòi hỏi đủ thứ. Thực là tương kế tựu kế. Trong thời gian đi học tôi cũng đã lăn nhăn bồ bịch. Dung biết nhưng nàng chẳng nói gì, có lẽ nàng quá tự tin hay nàng đã nghĩ phải để tôi bay nhảy một tý theo cái kiểu sống của sinh viên, nếu không tôi lại chán rồi bỏ học làm cho cái kế hoạch một đời của nàng không thành. Cũng có lúc vì chán nãn tôi khán cự. Dung lại ôn tồn:

- Tất cả những điều em khuyên anh làm có điều gì là không phải đâu? Tất cả đều vì lợi ích và hạnh phúc của chúng ta.

Tôi cáu:

- Nhưng tại sao cô lại bảo tôi phải thi đua với một thằng cha đã chết ngất từ bao nhiêu năm nay rồi?

- Anh phải thi đua với chính anh đó chứ.

Tôi hỏi nàng câu đó nhưng chính thâm tâm tôi trả lời rằng: bởi vì tôi cứ bắt chước thằng cha đó thì tôi sẽ có một cuộc sống thoải mái hơn. Tôi chọn cách này cũng bởi vi tôi khôn ngoan. Cuối cùng mười hai năm cũng trôi qua, tôi cũng lấy được cái tiến sĩ. Lúc đó đã mệt mỏi quá rồi. Trong thời gian tôi học, Dung vẫn tiếp tục kế hoạch của nàng. Kế hoạch này gồm nhiều giai đoạn tỉ mỉ, hoàn hảo. Trong kế hoạch này có một thời. Người sang trọng lúc nào cũng từ tốn, ung dung.

Và thế là tôi tập cách sống rề rà chậm chạp như một ông lão. Dung lại nói:

- Anh còn phải biết yêu trẻ con, yêu hoa lá, yêu chim cá. Thế là trong nhà tôi xuất hiện vài ba lồng chim, máy hồ cá. Dung lại nói:

- thỉnh thoảng cũng nên hướng vào những thứ tiêu khiển tao nhã nhưng làm vài bài thơ vịnh hoa vịnh nguyệt, đọc đôi ba cuốn tiểu thuyết. Ngày trước anh Hảo hàng tuần nhóm họp với các bạn văn thơ. Văn học nghệ thuật làm cho tam hồn lên cao xanh mướt trẻ mãi…

tôi dù thuộc hạng người thực tế, cục mịch, bây giờ đây mỗi chiều thứ bảy cũng nhóm hội tao đàn võ vẽ làm thơ!

Dung thuê thợ về làm hồ cá,xây hòn non bộ, trồng một vườn hồng tuyệt đẹp. Nhưng cái số của tôi vẫn chưa được yên, một hôm đi đâu về Dung nói với tôi:

- Anh Hảo ngày trước là một người hoạt động xã hội rất hăng say. Anh là là hội viên cốt cán của Hội chữ thập đỏ, Hội giúp đỡ người mù, Hội nuôi dưỡng trẻ em hụt đời, hội bảo vệ chim thú, hội nghệ nhân,... . Vậy anh cũng không thể ru rú trong nhà chỉ biết có mình, sống không vị tha cuộc đời buồn chán lắm.

- Được rồi anh sẽ ghi tên gia nhập, cỡ chín hay mười cái hội!

*

Nhiều năm sau tấm màn bí mật của cái kế hoạch dài một đời người của vợ tôi mới được vén lên. Tình cờ tôi gặp lại ông bác sĩ già người Pháp, ông là người chữa trị và chứng kiến giây phút cuối cùng của anh chàng Hảo. Mấy năm qua ông bác sĩ này trở về Pháp, bây giờ mới quay lại, đây là cơ hội cho tôi tìm hiểu sự thật. Tôi hỏi ông về cái đêm hôm ấy, về lời nguyền quái dị của người vợ bên cạnh chồng hấp hối. Oâng bác sĩ cười ngất trả lời.

Người Việt Nam các anh thực là một dân tộc nhiều mơ mộng và tưởng tượng lại còn ly kỳ hoá sự việc. Làm nghề này gần ba bốn mươi năm tôi chưa thấy ai trước lúc chết mà . Bởi vì người ta chẳng còn hơi sức đâu mà nói. Chỉ có trong tiểu thuyết, xinê, kịch người ta mới bày cái trò trối trăn trước, lúc lìa đời cho thêm phần lâm li. Cũng chẳng có lời nguyền nào cả, vì trong đêm đó người vợ không có mặt. Sau thời gian nuôi bệnh cô ta đã mỏi mệt cho nên những ngày cuối giao khoán cho bệnh viện chúng tôi lo cả. Tóm lại không có cái cảnh như ông vưà nói, không có người vợ, không có lời nguyền!

Tôi nhạc nhiên về việc vợ tôi không có mặt trong đêm cuối cùng. Tôi vẫn còn thắc mắc nên hỏi:

- Nếu không có lời nguyền thiêng liêng của một con người sắp lìa trần thì tại làm sao người vợ tìm mọi cách để biến anh chồng sau thành anh chồng trước?

Ông bác sĩ lại cười, lần này ông cười to hơn, ông thốt lên một câu rất giống người ta nói lên một chân lý.

- Hoàn toàn là một vấn đề bệnh lý thuộc lĩnh vực tình dục học! - Ông bảo sao? Tình dục? Tại làm sao có vấn đề tình dục trong cái việc nghiêm chỉnh này?

- Có đấy! Đừng xem thường vấn đề chăn gối. Cái bản năng gốc xem thế mà nó xuất hiện khắp mọi nơi, dưới nhiều hình thức mà nhiều khi ta tưởng chẳng liên quan gì tới. “Cái giường” thế mà gốc gác của nó chính là vấn đề của cái giường!

Tôi vẫn còn chưa hiểu nên hỏi:

- Xin bác sĩ vui lòng nói rõ người ta thấy có một số phụ nữ chỉ quen sinh hoạt vưói một người đàn ông.

- Họ chịu ảnh hưởng sâu đậm của một tập quán sinh hoạt tình dục, trong đó hình dáng, tính chất của người nam giữ vai trò quyết định. Nếu chẳng mấy có sự chết chóc hay li dị, người vợ không tìm thấy khoái cảm với người mới. Thông thường phải mất một thời gian dài để thích nghi được với người chồng mới. Cũng có người họ tìm cách khác. Đó là trường hợp của vợ ông. Bà nhà tìm mọi cách biến hoá anh chồng mới cho giống với người cũ giống chừng nào tốt chừng đó, lúc ấy bà ta mới cảm thấy hài lòng. Đó là cách của những phụ nữ có tính chất mạnh mẽ.

Nghe ông bác sĩ này giải thích ban đầu tôi còn hơi nghi, có thể lão chủ quan nói theo sách vở. Nhưng sau hồi tưởng lại sự việc tôi bắt đàu nhận thấy lờ mờ hình như lão ta nói đúng. Tôi nhớ lại trong đêm tân hôn, mặc dù trước đó chúng tôi yêu thương nhau tha thiết mới vượt qua được nhiểu trở ngại và miệng tiếng về thế giân để lấy nhau, thế mà cô ấy cư xử như là gái trinh tay chân nàng bắt đông, người co rúm, da thịt lạnh ngắt và cứng như đá! Những đêm sau tình thế có vẻ khá hơn , cuộc ái ân mới trọn vẹn. Tôi vừa phục ông bác sĩ vừ tức tối.

Tôi nổi khùng lên vì cái giả thuyết lão đưa ra, tôi ghen tức với con ma, tôi nói như thét.

- Thế vợ tôi còn yêu thương cái thằng chồng cũ lắm phải không?

- Không, cô ta quên anh chồng kia lâu rồi! Đó chỉ là thói quen, giống như người ta cảm thấy dễ chịu khi xỏ chân vào đôi giày cũ. Hình như tạo hoá phú cho người phụ nữ có tính chất này để quí bà bớt lang nhăng tìm của lạ như mấy ông.

Ông ta cười sac sụa rồi nói tiếp:

- Quí ông càng mới càng lạ càng tốt, trong khi quí bà lại thích đồ cũ!

Nói xong ông ta lại đùa bằng một câu ngạn ngữ La Tinh: nhước mắt người quả phụ rất chóng khô!

Lại một lần nữa tôi thấy lão ta nói đúng. Quả thực vợ tôi chẳng còn thương tiếc gì cái anh chàng Hảo đã ra người thiên cổ. Bằng chứng cả năm nàng không động đến cái bàn thờ. Năm thì mười hoạ, có tôi nhắc nhở nàng mới mang hương đến tảo mộ chồng. Mỗi lần đi giống như người ta đi picnic để có dịp cho nàng diện áo quần thể thao, tay cầm súng săn lội trong cỏ hoa bắn chim. Và cũng theo tôi biết thì ngày trước cặp này cũng thường gay gỗ nhau, bằng chứng cho tới bây giờ trên tường mặc dù đã nhiều lần quét nước vôi vẫn còn dấu vết bình mục xanh do vợ chồng ném vào. Vậy thì cô ta ngày ngày nhắc nhở tới Hảo chính vì cô ta chớ không phải vì cái con ma đó.

Trong một lần đi thăm mộ Hảo như cái kiểu tôi vừa nói, tôi tìm bóng mát nằm nghỉ và quan sát Dung. Cô ấy rực rỡ trong chiếc áo hoa hướng dương, cặp mông căng phồng trong chiếc quần Blue Jeans, vai mang khẩu sung hơi đánh véc ni bóng lên. Tôi để ý thấy Dung nhìn phớt qua nắm đất tròn như chiếc thũng úp ở dưới có ông chồng cũ đang nằm, rồi nàng vội đảo mắt nhìn lên cây theo hướng tiếng chim. Bỗng Dung thấy tôi đang nằm, rồi nàng vội đảo mắt và ở giữa mấy bụi cây kín đáo. Khung cảnh thật lý tưởng cho một cuộc ái ân giữa trời. Người đàn bà sà tới, không cần giữ gìn, cô ta để lửa trong người đốt cháy mình. Tôi đưa mắt lên nhìn hâm mộ anh Hảo, tôi hơi ấy náy vì từ chỗ đó tới chỗ này gần quá, chưa tới mười mét! Lúc đó tôi thấy lời ông bác sĩ là đúng.