main billboard

    Mối tình tri kỷ của hai người, nếu “Lấy nhau chẳng đặng, liệu… có thương hoài ngàn năm?”…

thuong hoai ngan nam 1

        An biết Thái trong một dịp thật tình cờ ngẫu nhiên. Hồi 7 năm trung học, An học trường của các Ma Soeur Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, trường nằm khuất trong một góc ngó ra ngã ba đường Nguyễn Biểu và Phan văn Trị thuộc Quận 5 ( trước 1975). Ban Giám -Đốc nhà trường toàn là các Nữ Tu của Dòng; trường nhỏ nhưng đủ các cấp lớp từ tiểu học cho đến trung học, nghiã là từ mẫu giáo cho đến lớp 12. Ngoài ra trường còn có nhận học sinh nội trú nhưng không nhiều, phần lớn là học sinh từ lớp 6 trở lên, có một ít em nội trú cấp tiểu học nữa.Trường còn có khu nhà tập để nhận các chị đệ tử muốn vào tu ở Dòng, các chị phải qua một thời gian dài vừa học văn hóa chung với học sinh ngoại trú như An, vừa học giáo lý của Dòng và tập sống đời sống đạo như các Ma Soeur trong Dòng.


        An còn nhớ rõ lần đó lúc An học lớp 12, bữa chiều thứ 7 trường An có tổ chức một buổi văn nghệ gây quỹ cho một công tác từ thiện thăm viếng thương binh hay các viện nuôi trẻ mồ côi. Buổi văn nghệ toàn các ca sĩ có tiếng, có lẽ được mời do tài ngoại giao của Thầy Ng.dạy Triết học lớp 12 vì Thầy giao thiệp rộng, có quen biết nhiều trong giới văn-nghệ-sĩ. Chiều hôm đó giờ đã muộn, quan khách đã vào hết, An và vài bạn đã được phân công đứng ở cữa đón chào và hướng dẫn khách vào. Thấy đã quá giờ bắt đầu trình diễn, không còn khách tới nữa, An và các bạn định đóng cửa trường lại, chợt thấy một thanh niên đi xe gắn máy vội vã đỗ ngay chỗ An và các bạn rồi nói ngay, nhờ An cho gặp Cô giáo tên H. dạy trong trường. An đâu có biết cô giáo tên đó là cô nào, nếu cô dạy bên khu trung học thì An còn biết chứ cô dạy bên tiểu học thì An chịu thua. An lắc đầu trả lời không biết, thanh niên có vẻ thất vọng lắm; rồi như vội vã đi anh ta móc trong túi áo một lá thư đưa cho An, nhớ làm ơn tìm trong trường tên người nhận trao lại dùm , vì cô giáo đó là chị của người bạn lính cùng đơn vị với anh, nhờ anh về phép trao thư dùm; nhưng anh quên bẵng, đến ngày phép cuối cùng mới sực nhớ tìm đến đưa thư, vì sáng hôm sau anh phải trở ra đơn vị lại rồi, nếu anh không chuyển thư thì sợ bạn buồn trách. Anh lính đã khẩn khoản nhờ An làm việc nầy dùm, anh ta dúi lá thư vào tay An, cúi đầu cám ơn và quay xe chạy vụt đi. An cầm lá thư còn đang ngẩn người thì mấy cô bạn đã nắm tay kéo An đóng cửa đi vào.

Mấy ngày sau đó An không nhớ gì đến bức thư ; một bữa cầm cuốn sách học lên thì thấy lá thư rớt ra, An mới sực nhớ, chết rồi đã quên không chuyển thư dùm cho người ta, mà dạy tiểu học có nhiều  cô lắm An đâu biết ai mà đưa ? Hay là mình làm thinh luôn coi như không có lá thư nầy,  mà nhỡ trong thư có chuyện gì cần thiết phải báo tin thì sao ? An bị dằn co giữa hai ý nghĩ nên hay không nên đưa ? Cuối cùng thì thì An chợt nghĩ (mà sau đó An thấy việc làm của mình đã không đúng) là sẽ xem nội dung lá thư, nếu trong đó không có gì quan trọng cần thiết thì An sẽ im luôn, không tìm trao thư cho người nhận, vì có ai biết An đâu, anh lính đã đưa An lá thư có lẽ cũng chẳng còn nhớ mặt An nữa, nếu bạn anh ta có trách thì mọi việc sau đó cũng qua thôi, không có gì trầm trọng. Thế là An cắt thư ra xem, nội dung lá thư chỉ là những lời thăm hỏi của một người em trai với người chị, những lời hẹn mai mốt về phép ghé nhà thăm chị, và một vài món đồ lặt vặt nhờ chị mua. An thở phào khi nghĩ nếu thư không đến tay người nhận thì An cũng đỡ bức rức , những người trong cuộc nếu có trách móc An thì An cũng đâu có nghe , cô giáo có tên trên bì thư và An, tuy cùng ở chung trường nhưng có ai biết ai đâu, việc nầy rồi cũng đi vào quên lãng mà thôi. Tuy đã suy nghĩ và chọn quyết định như vậy nhưng An vẫn cảm thấy trong lòng có chút bất an (chẳng phải ba mẹ đã đăt tên Thái-An cho con sao?!). Sau vài ngày An đã tìm được “giải pháp” là An sẽ viết một lá thư ngắn gửi cho cô giáo  kể rõ sự tình, An xưng tên và lớp học của mình để cô không nghĩ là thư vô danh, An vẫn để nguyên lá thư đã bị An cắt ra, cuối thư An xin lỗi cô và nhờ cô chuyển lời xin lỗi của An đến người em lính của cô ở phương xa. Sau đó An để cả hai là thư vào một phong bì khác dán kín lại ghi tên cô giáo ngoài bì thư, rồi đem lên văn phòng nói với Soeur phụ trách nhờ chuyển cho cô giáo trên, vì có người nhờ chuyển mà An không biết cô giáo dạy ở lớp nào…Làm xong việc nầy An thấy lòng nhẹ nhõm vì ít nhất người đọc thư lúc đầu có thể trách cái tính tò mò đọc thư người khác, nhưng sau đó họ sẽ biết và tha lỗi cho An, An không muốn trong lòng mình “bất an” chút nào , và chuyện lá thư đi vào quên lãng trong đầu An. ..

haiquan VNCH
            Bẵng đi một thời gian, môt hôm An được gọi lên văn phòng gặp Soeur Hiệu Trưởng, An không biết về việc gì. Thấy An, Soeur cầm một phong thư đã bị cắt ra rồi, nghĩa là Soeur đã đọc kiểm soát nội dung. Soeur nói với An, lần đầu tiên nên Soeur cho An nhận thư, nhưng Soeur không muốn thấy nó lần thứ hai, vì Soeur có trách nhiệm kiểm soát mọi sinh hoạt của các nữ sinh trong trường, Soeur không muốn xảy ra một sự gì đáng tiếc về sau, Soeur nói với An bằng giọng nói và vẻ mặt nghiêm khắc làm An run quá, vội cám ơn và hứa nghe lời dạy của Soeur. Tối hôm đó về nhà An mở lá thư ra đọc nhanh , An nhớ rồi thì ra tác giả của thư là anh lính đã viết thư cho chị là cô giáo dạy tiểu học ở trường An học, và lá thư đó An đã mở ra đọc xong gửi lại cho cô giáo với lời xin lỗi. Sự việc nầy xảy ra theo thời gian An đã quên mất, bây giờ câu chuyện quá khứ lại quay về đây. An nhìn lại nét chữ, anh chàng này bao nhiêu tuổi mà nét chữ khá đẹp nghiêng nghiêng, nhìn có thiện cảm, vì hồi đó nhiều người cũng khen An viết chữ đẹp mà, ở nhà An có ba, rồi anh lớn nhất và cả An đều viết chữ nghiêng nên An vốn đã có thiện cảm khi nhìn chữ viết nghiêng nghiêng của ai. Đây là một lá thư làm quen, địa chỉ người viết là số KBC nào đó , ở bên dưới có ghi tên đảo Nam Du xa lạ, mà sau đó An biết đảo nầy nằm ngoài khơi biển Đông. Trong thư anh chàng khen An đã thành thật khi viết thư xin lỗi cô giáo chị của anh về chuyện lá thư đã bị An bóc xem qua, nếu An làm thinh luôn thì làm sao có được lá thư làm quen hôm nay, cho nên âu cũng là cơ duyên, anh chàng muốn làm bạn với An, để cùng trao đỗi thư từ tâm sự qua lại, vì đời lính sống thời chiến rày đây mai đó sống nay chết mai, đâu ai biết được định mệnh của mình. Anh chàng chỉ xưng tên và cho biết anh là một người lính thuộc binh chủng Hải quân VNCH, hiện đang ở cùng đơn vị trên đảo Nam Du, tuy nhiên có thể lúc đó nào anh sẽ di chuyển đi nơi khác. Gia đình anh ở Sài gòn nhưng rất ít khi anh được về phép.

An đọc thư vừa tò mò vừa hơi lo, vì lần đầu tiên có người con trai viết thư cho An. Suốt 7 năm học trường các Soeur, lớp học chỉ toàn là nữ sinh, An không có bạn con trai, bất quá chỉ vài lần sinh hoạt chung với phong trào Thanh-Sinh-Công gồm mấy trường đạo cả nam cả nữ, chỉ gặp nhau sinh hoạt rồi thôi chứ đâu có thân thiết để viết thư. An cũng không dám hỏi ý kiến của ai, các bạn cùng lớp mà biết thì sẽ theo chọc An tới cùng, còn hỏi mấy chị thì mỗi tuần An mới về nhà một lần, An ở với dì là em ruột của mẹ, dì độc thân ở một mình muốn đem An về nuôi, nên xin ba mẹ cho An về ở với dì đi học dì sẽ lo mọi chi phí cho An, vì trường đạo An học là trường tư (trước đó An đã thi rớt vào đệ thất trường Gia Long) . Mẹ thương em gái nên đồng ý cho An qua ở với dì suốt 7 năm trung học. Sau cùng vì tò mò, và cũng muốn thử làm quen với lính nên An đã viết thư hồi âm, nhưng lại không biết phải ghi địa chỉ nào để anh lính gửi thư cho An, không thể gửi về trường vì Soeur Hiệu Trưởng lần trước đã cấm An rồi, còn gửi về nhà dì nơi An đang ở thì chắc dì sẽ la An một trận tưng bừng, chưa kể là có thể dì mách lại với ba mẹ An, lúc đó An thật rối trí, đúng y như rằng “bỏ thì thương mà vương thì tội”. Cuối cùng An chọn ghi địa chỉ ở nhà ba mẹ, vì lúc đó An đã sắp thi tốt nghiệp lớp 12, thi xong An sẽ về nhà nghỉ hè nên An có thể canh thư gửi đến được, An nghĩ thư An gửi đi chắc phải lâu lắm mới tới tay người nhận vì anh ở tít mãi tận nơi xa xôi- một hòn đảo nhỏ nào giữa biển với phương tiện thông thương hạn chế. Rồi nếu có thư hồi âm của anh lại cho An thì cũng không tới nhanh đâu. Câu chuyện đúng như An nghĩ, thời gian hè về nhà An đã nhận được hai lá thư của anh lính; lúc nầy An đã biết tên anh là Thái; chỉ là là những chuyện kể về đới lính của Thái ở đơn vị Hải quân nay đây mai đó, không có nơi nào cố định, An cũng không hỏi tuổi tác hay gia đình của Thái ra sao, vào lính lúc nào. An chỉ mơ hồ cảm thấy chắc Thái cũng còn trẻ, chắc chắn là phải lớn hơn An rồi.

Sau đó An thi vào Trường Sư Phạm và An đã đậu vào trường. An có báo tin nầy cho Thái biết và ghi địa chỉ trường Sư phạm trong thư, An dặn Thái viết cho An gửi về trường An sẽ dễ dàng nhận thư hơn. Thư đi thư lại giúp hai người thân nhau hơn, Thái có nét chữ viết nghiêng nghiêng rất đẹp, nhìn dễ có thiện cảm dù chưa biết người thật sẽ như thế nào. Có một lần trong thư viết cho An, Thái kể anh mới về phép mấy hôm, có nhà người dì ởSài gòn nên anh có ghé thăm, còn gia đình Thái ở tỉnh. Thái nói biết trường An học nhưng Thái không ghé vì nghĩ là hai người đã có cái duyên biết nhau thì hãy để xem thử hai người có cái duyên để gặp nhau hay không, nên Thái đã không đến trường tìm An. Lúc đó An đã có hơi giận Thái đã về tới Sài gòn mà không chịu gặp An, chắc Thái muốn đùa giỡn với An? Thật ra lúc đó Thái cũng chưa hề có một lời tỏ tình nào với An qua thư, vẫn chỉ là những câu chuyện lính bâng quơ, Thái viết thư xưng tôi với An, còn An kêu anh và xưng tên. An cũng chưa hiểu rõ lòng mình, chỉ biết đọc thư Thái thì cảm thấy vui, và sốt ruột khi chưa thấy thư đến. Mãi đến đầu năm thứ hai Sư phạm , một hôm An nhận được gói quà gồm mấy quyển truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam, kèm theo đó là lá thư ngắn của Thái cho biết đã nhờ người bạn về phép Sài gòn mua mấy quyển truyện gửi tặng An, vì Thái chưa có dịp về phép lần nữa. Trong thư Thái có vẻ tiếc là chưa có dịp gặp An cho biết mặt, vì lúc đó chiến cuộc ở miền Nam đã trở nên dữ dội, một viễn ảnh miền Nam mất nước đang là ám ảnh của nhiều người ở Sài gòn lúc đó. Thái viết gói quà gửi cho An như là kỷ niệm sự quen biết của hai người bấy lâu, vì sau đó có thể Thái đã di chuyển đi chỗ khác vì chiến cuộc gia tăng, và có thể lá thư hồi âm của An sẽ không bao giờ tới tay Thái được, và hai người sẽ bặt tin nhau luôn… tất cả vì chiến tranh!

la thu tinh yeu 2
          An buồn lắm khi đọc thư của Thái, rồi như muốn chạy đua với thời gian, An đạp xe ra nhà sách lựa vội vàng mấy quyển sách truyện ngắn, về nhà viết ít chữ cho Thái, và trong trang đầu của một quyển truyện, An đã dán tấm hình nhỏ chụp lúc mới vào trường Sư Phạm chụp để làm thẻ sinh viên. An gói tất cả thành một gói nhỏ chạy ngay ra bưu điện Sài gòn gửi ngay tới đơn vị đóng quân của Thái, lòng hy vọng thư sẽ tới kịp tay Thái trước khi chiến cuộc lan rộng, lúc đó vào khoảng giữa tháng 4/75. Mãi đến sau nầy An mới được biết đơn vị của Thái đã di chuyển từ hồi tháng ba, và có nghĩa là lá thư của An đã không bao giờ tới được tay Thái…Cũng từ lúc đó hai người bặt tin nhau luôn…

          Rồi miền Nam Việt Nam mất vào tay những người miền Bắc, những thảm cảnh tang thương mất mát bao trùm lấy miền Nam. Gia đình An cũng chịu chung số phận bi thương đó, anh lớn của An là sĩ quan quân đội VNCH nên bị đi tù 8 năm, chị và anh rể của An cũng thuộc thành phần chế độ cũ nên đã tự đi “kinh tế mới” để tránh cảnh bị chỉ định phải đi, nhà An thưa vắng người hẳn đi. Lúc đó An cũng phải chấp hành sự phân công của trường đi dạy học tại một trường tiểu học ở một tỉnh ven biển miền trung, lần đầu tiên xa nhà làm cô giáo vùng biển An nhớ nhà vô cùng. Nhưng rồi dạy chưa được môt năm, gia đình An xảy xa nhiều chuyện buồn phiền người thân mất mát, An về thăm gia đình rồi ở luôn Sài gòn không trở ra dạy nữa, cô giáo trẻ bỏ nghề rồi ! Sau đó An bất đắc dĩ trở thành công nhân trong một hãng dệt làm ba ca, đời sống đầy vất vã bận rộn khiến An đôi lúc có cảm tưởng như mình là một người khô khan tình cảm mất rồi. Thời gian đó An ít có dịp nào để nghĩ riêng cho mình nữa, vì gia đình lúc đó các anh chị đã có gia đình riêng phải lo toan; lại thêm trong bối cảnh chung của miền Nam mất nước, hầu như nhà nào cũng có thân nhân đi tù cộng sản, hay đi vượt biên có người sống, cũng có kẻ đã bỏ xác ngoài biển hay trong rừng sâu nước độc, bao nhiêu thảm trạng đã xảy ra, bao nhiêu mất mát đau thương khốn khổ, gia đình An cũng không nằm ngoài số phận đó : anh hai đi tù cải tạo tận ngoài Bắc, vợ chồng chị ba đi kinh tế mới ở xa nhà, chị tư đi vượt biên với hai con gái bị chìm tàu chết mất xác; còn lại An là chị lớn với ba em, với bà nội tuổi đã xấp xĩ 80 mắt nhìn kém lại đi đứng chậm chạp, với ba người đàn ông “cô-đơn đến tội nghiệp” từ sau ngày mẹ An mất, An thương ba lắm, muốn đỡ đần phụ ba lo cho những người còn lại trong nhà, An đã làm rất nhiều “nghề” để sinh sống : nhà có cái máy may gia đình của mẹ, An lãnh quần áo may gia công, mà nào An có biết may vá gì đâu, từ nhỏ tới lúc 75 tuy nhà không giàu có nhưng ba mẹ vẫn lo cho các con ăn học tới nơi tới chốn. An ngồi suốt cả ngày mà thu nhập không có bao nhiêu so với công sức phải bỏ ra; thế là An xoay qua nghề khác, bán bánh ngọt ở lề đường gần nhà. Mỗi buổi chiều lúc 3 giờ An đạp xe đi lấy bánh đem về bày vô tủ kính rồi hai chị em: An và nhỏ em gái út hì hục đẩy xe ra chỗ lề đường gần nhà ngồi bán, An và em gái chia giờ bán để có đứa ở nhà lo cơm nước . Buổi tối hai chị em cùng ngồi bán chung cho tới lúc hết gìờ bán. Đêm nào cũng thế 11 giờ đêm hai chị em dọn hàng, đẩy xe về nhà, con đường về hẻm nhà tuy không xa lắm, nhưng giờ đó trong xóm đã ngủ yên rồi, tiếng bánh xe kêu kẽo kẹt lăn trên con đường gập ghềnh đất đá trong xóm nhỏ đã ngủ yên nghe thật buồn .

Hình như An không có số buôn bán nên một thời gian ngắn sau nghề bán bánh cũng ngưng. Cuối cùng An và em gái cùng vào làm chung một hãng dệt ở Thủ Đức, làm cùng nhà máy nhưng khác phân xưởng , lại khác giờ nên hai chị em cũng ít gặp mặt nhau, giờ An đi làm thì em gái về , giờ An tan ca thì em gái lại đang làm. Vậy mà nhờ đi làm nên cuộc sống của mấy cha con đỡ hơn môt chút vì được mua gạo theo tiêu chuẩn công nhân giá rẻ. An đi làm ba ca, một tuần lễ làm việc của An chia ra 3 sáng, 2 chiều, 2 đêm, cứ như thế kéo dài tới mấy năm. Ngoài giờ đi làm An lo việc đi chợ nấu ăn cho mấy cha con, hôm nào đi ca đêm sáng về thì ngủ ngay để lấy sức cho đêm sau, đời sống của An cứ đều đều trôi qua như thế, An không muốn nghĩ đến tình cảm riêng tư nữa, biến cố 30/4 đã thay đổi nhiều suy nghĩ về cách sống và tình cảm của An- mà có lẽ cũng là suy nghĩ của nhiều người khác ở xã hội miền Nam nữa.

la thu tinh yeu
            Một hôm An đi làm ca sáng về đến nhà, gặp ba, ông đưa An một lá thư và bảo thư ở Mỹ gửi cho An, chắc bạn bè nào của An đó. Thoạt nghe ba nói An ngạc nhiên, mấy năm nay từ sau ngày 30/4 An có nhận được lá thư nào ở ngoại quốc gửi về đâu, mà sao bây giờ lại có thư của ai? Bạn học của An hồi trung học, rồi lúc học 2 năm sư phạm, cũng đâu thấy ai liên lạc với An đâu ? An cầm thư lên nhìn tên người gửi, suýt nữa thì An đã kêu lên trước mặt ba.Trời ạ ! thì ra là thư của Thái, người-bạn-không-chân-dung (trước đây An đã từng đặt cho Thái biệt danh đó), anh lính trẻ ở tít ngoài đảo xa có mối thân tình thật ngẫu nhiên với An. Trong thư có hai trang giấy viết thật ngắn và vắn tắt : một trang viết gửi cho chủ nhà ở địa chỉ nhà An, nội dung viết “nếu nhà nầy đã đổi chủ, thì người chủ hiện tại có biết tin của gia đình chủ trước đã dọn đi đâu, xin vui lòng cho Thái biết tin, Thái sẽ hậu tạ”. Còn tờ giấy thứ nhì Thái viết cho An, chỉ vỏn vẹn vài hàng “nếu An còn ở địa chỉ cũ thì hãy viết thư cho Thái theo địa chỉ ở Mỹ ghi ngoài bìa thư, được thư Thái sẽ hồi âm và tâm sự nhiều hơn”. Suốt đêm, An thật khó ngủ vì lá thư của Thái, có nên hồi âm hay không? Trước kia hai người đâu đã hứa hẹn hay bày tỏ tình cảm gì với nhau đâu, dù thật sự An cũng mến Thái lắm, mỗi lần gửi thư đi rồi An vẫn sốt ruột trông chờ thư hồi âm; Thái cũng đã có lần viết trong thư là mỗi lần đọc thư An là Thái rất vui và thấy ấm lòng vô cùng đối với người lính đóng ngoài đảo xa. Hai người đối với nhau chỉ như thế thì sao gọi là đã có tình cảm nam nữ với nhau ?! Hay là “tình trong như đã mà ngoài còn e.” Chỉ biết sau 75 bặt tin Thái, có một lúc An buồn như mình đã đánh mất một cái gì gần gũi thân thiết lắm mà chắc khó tìm được lần thứ hai ! Bây giờ mặt hồ đã tạm yên, một hòn đá nào lại ném khẻ xuống làm gợn lên những đợt sóng lăn tăn nhưng rất khó lặng yên như cũ. Cuối cùng An đã nghe theo tình cảm của mình mà hồi âm cho Thái. Thư đi thư lại nhiều lần mà cả hai cũng vẫn chưa hề biết mặt nhau, cũng chưa có một lời tỏ tình nào của Thái, dù lời lẽ trong thư thật nồng nàn tha thiết. An cũng có chút tự ái không hề kêu Thái gửi hình , mà An cũng chẳng gửi tấm hình nào của An nữa, tính An đôi lúc cũng “lì” lắm; lại nữa An cũng mang cái mặc cảm chung của những người còn ở trong nước lúc đó, là sợ những người đã ra nước ngoài như Thái có thành kiến với người còn ở lại, cứ nghĩ An tỏ vẻ thân thích quá để có dịp lợi dụng sau nầy, sau 75 đồng tiền đã quyết định nhiều sự việc lắm và cũng thay trắng đổi đen tình cảm con người ! An không muốn Thái nghĩ không tốt về An nếu An than thở về cuộc sống hàng ngày, dù An phải đi làm 3 ca rất cực.


            Một hôm An vắng nhà, lúc về nghe em gái nói lại có một cô còn trẻ, tự xưng là em gái của anh Thái bạn An bên Mỹ, nhắn An đến nhà cô theo địa chỉ ghi lại để nhận quà anh Thái gửi về cho An chung với quà của gia đình ảnh. Thế là em gái An được một dịp chọc An cho tới, nó bảo Thái tìm cớ cho gia đình Thái biết mặt nhận xét An dùm, và cũng để cho An biết chút về gia đình Thái. Nhỏ em đòi làm cố vấn về cách ăn mặc của An để đi gặp gia đình Thái sao cho người ta có cảm tình với An, để làm gì khi mà giữa hai người chưa có một lời tỏ tình hay một lá thư yêu thương nào. Hôm An đến nhà theo địa chỉ ghi, thì mới biết đấy là nhà của người dì ruột em của mẹ Thái, cô gái đến nhà An nhắn tin là con của người dì nầy. Họ nói chuyện với An cũng lịch sự tử tế, An cũng giữ ý không hỏi nhiều về Thái, không biết Thái đã nói về An thế nào với gia đình, mà khi nghe An kể cả Thái và An đều chưa hề biết mặt hay gặp gỡ nhau lần nào, mọi người đều ngạc nhiên tỏ vẻ không tin, An cũng không nói nhiều hơn để biện hộ cho sự quen biết của hai người, mà An cũng chẳng tỏ ý muốn biết mặt Thái vì An nghĩ nếu là duyên nợ thì mọi việc sẽ tới, dù sao An cũng là con gái mà. Tính An rất lặng lẽ, An đã qua rồi cái tuổi mới lớn bồng bột sôi nổi. Quà Thái tặng An là mấy hộp kem thoa mặt của con gái, An không rành về các loại mỹ phẩm của phụ nữ, vì trong gia đình An, mấy chị em gái đều không có thói quen dùng các loại nầy, trước kia gia đình An chỉ có mình ba đi làm nuôi cả nhà thì mấy chị em được ăn học là tốt rồi, lấy đâu dư dã để mua sắm những thứ đối với An là xa xỉ đó.


            Nói chuyện một hồi, cô em họ của Thái vào nhà lấy ra mấy tấm hình đưa An xem nói là hình Thái, một thanh niên chắc đã qua tuổi 30 (An cũng chưa hề hỏi qua tuổi Thái lần nào). An xem hình xong trả lại cô em, xin giữ lại một tấm. Qua người dì An được biết gia đình bố mẹ Thái đang sống ở Vũng Tàu, Thái là anh cả của mấy người em có trai có gái. Thái ở đơn vị Hải quân đã theo tàu đi nước ngoài trước hôm 30/4, hiện Thái phải lo cho cả gia đình còn ở Việt Nam… Bà dì của Thái còn nói nhiều nữa mà nào An có để ý nhớ hết đâu, mà sao bà ta lại nói với An về Thái nhiều như vậy ? Hẳn bà có dụng ý gì ? Hay bà muốn ngầm báo cho An biết đừng mơ tưởng nhiều nếu An có ý nghĩ vì tình cảm của hai người, An sẽ nhờ Thái tìm cách cho An sang Mỹ gặp Thái. Thật sự những năm 80 làn sóng người Việt Nam đi vượt biên dâng cao ào ạt, ngay chính trong gia đình An, gia đình chị của của An cũng đã mấy lần tìm cách vượt thoát nhưng đã không thành công, còn bị mất tiền. Phần An lúc đó chưa bao giờ An có ý nghĩ đó, vì cuộc sống gia đình An sau 75, cũng như nhiều gia đình ở miền Nam, đã gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn, thì làm gì có đủ khả năng nghĩ đến chuyện xa xôi đó; lại nữa An thương ba, An đã bỏ nghề dạy học ở lại gia đình cha con sống với nhau, thì An sao đành lòng bỏ ba đi lần nữa. An viết thư cho Thái, cám ơn Thái đã gửi quà cho An, trong thư An không hề nhắc đến những chuyện nhà dì Thái đã nói về gia đình Thái, An chỉ nhắc đến tấm hình của Thái mà An đã xin giữ lại cho mình, sau đó An vẫn hồi âm mỗi lần được thư Thái, dù hai người viết thư tâm sự với nhau như là tri kỷ, nhưng An cũng rất dè dặt tự ái, không muốn gây cho Thái chút hiểu lầm nào về sự liên lạc giữa hai người. Lúc đó An chỉ nghĩ thư của Thái là niềm an ủi nhiều đối với An sau những giờ phút đi làm ca mệt nhọc, chán nản. An không chút mảy may nào khi nghĩ hai người sẽ có lần gặp nhau, bằng cách nào ? Thái về Việt Nam ? Thời đó những người đi nước ngoài chưa được phép trở về lại, vì ngay chính ở Việt Nam họ bị kết án là những kẻ “phản quốc” mà ! Còn ra đi gặp Thái, An chưa bao giờ dám nghĩ, khả năng tài chánh ? bao nhiêu nguy hiểm đang chực chờ?

Thôi thì có lẽ cả Thái và An ngầm giao ước là cứ tiếp tục thư từ qua lại, mặc cho “con tạo xoay vần đến đâu !...”. Sau đó Thái có gửi cho An thêm vài tấm hình nữa, trong một tấm hình Thái có ghi hai câu thơ của  bài  “Hồ Trường” và An cũng đã gửi hình mình cho Thái. Có vài lần đọc thư Thái viết thật tình cảm, kể ở xứ người lạnh lẽo xa lạ, mùa đông tuyết phủ trắng xóa ngoài đường phố; đi làm đêm về lái xe một mình độc thoại, nơi Thái ở rất ít người Việt Nam sinh sống vì quá lạnh. Những lúc đó Thái thật hạnh phúc khi đọc thư An, Thái áp thư vào ngực, tưởng tượng như đang ôm chặt người thương trong tay, như muốn tận hưởng phút giây hạnh phúc tưởng tượng đó. An đọc thư Thái viết cũng thấy rung động lắm, con gái mà ! Sau đó có người quen tổ chức vượt biên, họ cho An đi theo sẽ trả tiền sau khi tới nơi an toàn, vì người nhà của họ cũng đi chung với An, họ muốn nhờ An có thể giúp đỡ sau nếu được định cư ở Mỹ; nhưng chuyến đi đã thất bại , may mắn là An không bị bắt, và cái mơ ước gặp Thái cũng không thành. An cũng không hề kể chuyện nầy cho Thái biết, hai người vẫn thư từ với nhau, vẫn là người tình không chân dung của nhau.

hanh phuc xot xa
             Cho mãi đến mấy năm sau, chắc là do duyên số, An đi lấy chồng, An đã có gửi thiệp báo tin hôn lễ cho Thái mà không viết một chữ nào, rồi An bặt thư Thái luôn,chắc Thái cũng muốn An yên tâm ở bên chồng An, quên đi mối tình qua những bức thư. Khoảng một năm sau, một lần ghé về nhà, em gái An đưa thiệp báo tin đám cưới của Thái từ Mỹ gửi về cho An, cũng không có lấy một dòng chữ nào kèm theo. An cầm thư thấy chạnh lòng ngậm ngùi, chắc lúc Thái nhận được thiệp cưới của An có cũng cùng tâm trạng như vậy, mối liên hệ của hai người đã thật sự sang trang…
              Bây giờ An cũng đang ở Mỹ, hơn hai chục năm rồi, chắc Thái đã có con cháu đông đủ, không biết Thái còn hiện hữu trên cõi đời nầy? Thái có còn ở tiểu bang lạnh lẽo xa xôi miền Bắc Mỹ? Thái có biết hiện An cũng đang thở chung bầu không khí ở Mỹ như Thái. Suốt mấy chục năm qua, có khi nào Thái chạnh nhớ đến người tri kỷ nầy chăng? Riêng An thỉnh thoảng nhớ lại kỷ niệm xưa đã chôn sâu tận đáy lòng vẫn cảm thấy bùi ngùi. Mối tình tri kỷ của hai người, nếu “Lấy nhau chẳng đặng, liệu… có thương hoài ngàn năm?”…
                                                                                   



Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE

                        Có phải là chút duyên…?!

 

        An biết Thái trong một dịp thật tình cờ ngẫu nhiên. Hồi 7 năm trung học, An học trường của các Ma Soeur Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, trường nằm khuất trong một góc ngó ra ngã ba đường Nguyễn Biểu và Phan văn Trị thuộc Quận 5 ( trước 1975). Ban Giám -Đốc nhà trường toàn là các Nữ Tu của Dòng; trường nhỏ nhưng đủ các cấp lớp từ tiểu học cho đến trung học, nghiã là từ mẫu giáo cho đến lớp 12. Ngoài ra trường còn có nhận học sinh nội trú nhưng không nhiều, phần lớn là học sinh từ lớp 6 trở lên, có một ít em nội trú cấp tiểu học nữa.Trường còn có khu nhà tập để nhận các chị đệ tử muốn vào tu ở Dòng, các chị phải qua một thời gian dài vừa học văn hóa chung với học sinh ngoại trú như An, vừa học giáo lý của Dòng và tập sống đời sống đạo như các Ma Soeur trong Dòng.

        An còn nhớ rõ lần đó lúc An học lớp 12, bữa chiều thứ 7 trường An có tổ chức một buổi văn nghệ gây quỹ cho một công tác từ thiện thăm viếng thương binh hay các viện nuôi trẻ mồ côi. Buổi văn nghệ toàn các ca sĩ có tiếng, có lẽ được mời do tài ngoại giao của Thầy Ng.dạy Triết học lp 12 vì Thầy giao thiệp rộng, có quen biết nhiều trong giới văn-nghệ-sĩ. Chiều hôm đó giờ đã muộn, quan khách đã vào hết, An và vài bạn đã được phân công đứng ở cữa đón chào và hướng dẫn khách vào. Thấy đã quá giờ bắt đầu trình din, không còn khách tới nữa, An và các bạn định đóng cửa trường lại, chợt thấy một thanh niên đi xe gắn máy vội vã đỗ ngay chỗ An và các bạn rồi nói ngay, nhờ An cho gặp Cô giáo tên H. dạy trong trường. An đâu có biết cô giáo tên đó là cô nào, nếu cô dạy bên khu trung học thì An còn biết chứ cô dạy bên tiểu học thì An chịu thua. An lắc đầu trả lời không biết, thanh niên có vẻ thất vọng lắm; rồi như vội vã đi anh ta móc trong túi áo một lá thư đưa cho An, nhớ làm ơn tìm trong trường tên người nhận trao lại dùm , vì cô giáo đó là chị của người bạn lính cùng đơn vị với anh, nhờ anh về phép trao thư dùm; nhưng anh quên bẵng, đến ngày phép cuối cùng mới sực nhớ tìm đến đưa thư, vì sáng hôm sau anh phải trở ra đơn vị lại rồi, nếu anh không chuyển thư thì sợ bạn buồn trách. Anh lính đã khẩn khoản nhờ An làm việc nầy dùm, anh ta dúi lá thư vào tay An, cúi đầu cám ơn và quay xe chạy vụt đi. An cầm lá thư còn đang ngẩn người thì mấy cô bạn đã nắm tay kéo An đóng ca đi vào. Mấy ngày sau đó An không nhớ gì đến bức thư ; một bữa cầm cuốn sách học lên thì thấy lá thư rớt ra, An mới sực nhớ, chết rồi đã quên không chuyển thư dùm cho người ta, mà dạy tiểu học có nhiều  cô lắm An đâu biết ai mà đưa ? Hay là mình làm thinh luôn coi như không có lá thư nầy,  mà nh trong thư có chuyện gì cần thiết phải báo tin thì sao ? An bị dằn co giữa hai ý nghĩ nên hay không nên đưa ? Cuối cùng thì thì An chợt nghĩ (mà sau đó An thấy việc làm của mình đã không đúng) là sẽ xem nội dung lá thư, nếu trong đó không có gì quan trọng cần thiết thì An sẽ im luôn, không tìm trao thư cho người nhận, vì có ai biết An đâu, anh lính đã đưa An lá thư có lẽ cũng chẳng còn nhớ mặt An nữa, nếu bạn anh ta có trách thì mọi việc sau đó cũng qua thôi, không có gì trầm trọng. Thế là An cắt thư ra xem, nội dung lá thư chỉ là những lời thăm hỏi của một người em trai vi người chị, những lời hẹn mai mốt về phép ghé nhà thăm chị, và một vài món đồ lặt vặt nhờ chị mua. An thở phào khi nghĩ nếu thư không đến tay người nhận thì An cũng đỡ bức rức , những người trong cuộc nếu có trách móc An thì An cũng đâu có nghe , cô giáo có tên trên bì thư và An, tuy cùng ở chung trường nhưng có ai biết ai đâu, việc nầy rồi cũng đi vào quên lãng mà thôi. Tuy đã suy nghĩ và chọn quyết định như vậy nhưng An vẫn cảm thấy trong lòng có chút bất an (chẳng phải ba mẹ đã đăt tên Thái-An cho con sao?!). Sau vài ngày An đã tìm được “giải pháp” là An sẽ viết một lá thư ngắn gửi cho cô giáo  kể rõ sự tình, An xưng tên và lớp học của mình để cô không nghĩ là thư vô danh, An vẫn để nguyên lá thư đã bị An cắt ra, cuối thư An xin lỗi cô và nhờ cô chuyển lời xin lỗi của An đến người em lính của cô ở phương xa. Sau đó An để cả hai là thư vào một phong bì khác dán kín lại ghi tên cô giáo ngoài bì thư, rồi đem lên văn phòng nói với Soeur phụ trách nhờ chuyển cho cô giáo trên, vì có người nhờ chuyển mà An không biết cô giáo dạy ở lớp nào…Làm xong việc nầy An thấy lòng nhẹ nhõm vì ít nhất người đọc thư lúc đầu có thể trách cái tính tò mò đọc thư người khác, nhưng sau đó họ sẽ biết và tha lỗi cho An, An không muốn trong lòng mình “bất an” chút nào , và chuyện lá thư đi vào quên lãng trong đầu An. ..

            Bẵng đi một thời gian, môt hôm An được gọi lên văn phòng gặp Soeur Hiệu Trưởng, An không biết về việc gì. Thấy An, Soeur cầm một phong thư đã bị cắt ra rồi, nghĩa là Soeur đã đọc kiểm soát nội dung. Soeur nói với An, lần đầu tiên nên Soeur cho An nhận thư, nhưng Soeur không muốn thấy nó lần thứ hai, vì Soeur có trách nhiệm kiểm soát mọi sinh hoạt của các nữ sinh trong trường, Soeur không muốn xảy ra một sự gì đáng tiếc về sau, Soeur nói với An bằng giọng nói và vẻ mặt nghiêm khắc làm An run quá, vội cám ơn và hứa nghe lời dạy của Soeur. Tối hôm đó về nhà An mở lá thư ra đọc nhanh , An nhớ rồi thì ra tác giả của thư là anh lính đã viết thư cho chị là cô giáo dạy tiểu học ở trường An học, và lá thư đó An đã mở ra đọc xong gửi lại cho cô giáo với lời xin lỗi. Sự việc nầy xảy ra theo thời gian An đã quên mất, bây giờ câu chuyện quá khứ lại quay về đây. An nhìn lại nét chữ, anh chàng này bao nhiêu tuổi mà nét chữ khá đẹp nghiêng nghiêng, nhìn có thiện cảm, vì hồi đó nhiều người cũng khen An viết chữ đẹp mà, ở nhà An có ba, rồi anh lớn nhất và cả An đều viết chữ nghiêng nên An vốn đã có thiện cảm khi nhìn chữ viết nghiêng nghiêng của ai. Đây là một lá thư làm quen, địa chỉ người viết là số KBC nào đó , ở bên dưới có ghi tên đảo Nam Du xa lạ, mà sau đó An biết đảo nầy nằm ngoài khơi biển Đông. Trong thư anh chàng khen An đã thành thật khi viết thư xin lỗi cô giáo chị của anh về chuyện lá thư đã bị An bóc xem qua, nếu An làm thinh luôn thì làm sao có được lá thư làm quen hôm nay, cho nên âu cũng là cơ duyên, anh chàng muốn làm bạn với An, để cùng trao đỗi thư từ tâm sự qua lại, vì đời lính sống thời chiến rày đây mai đó sống nay chết mai, đâu ai biết được định mệnh của mình. Anh chàng chỉ xưng tên và cho biết anh là một người lính thuộc binh chủng Hải quân VNCH, hiện đang ở cùng đơn vị trên đảo Nam Du, tuy nhiên có thể lúc đó nào anh sẽ di chuyển đi nơi khác. Gia đình anh ở Sài gòn nhưng rất ít khi anh được về phép. An đọc thư vừa tò mò vừa hơi lo, vì lần đầu tiên có người con trai viết thư cho An. Suốt 7 năm học trường các Soeur, lớp học chỉ toàn là nữ sinh, An không có bạn con trai, bất quá chỉ vài lần sinh hoạt chung với phong trào Thanh-Sinh-Công gồm mấy trường đạo cả nam cả nữ, chỉ gặp nhau sinh hoạt rồi thôi chứ đâu có thân thiết để viết thư. An cũng không dám hỏi ý kiến của ai, các bạn cùng lớp mà biết thì sẽ theo chọc An tới cùng, còn hỏi mấy chị thì mỗi tuần An mới về nhà một lần, An ở với dì là em ruột của mẹ, dì độc thân ở một mình muốn đem An về nuôi, nên xin ba mẹ cho An về ở với dì đi học dì sẽ lo mọi chi phí cho An, vì trường đạo An học là trường tư (trước đó An đã thi rớt vào đệ thất trường Gia Long) . Mẹ thương em gái nên đồng ý cho An qua ở với dì suốt 7 năm trung học. Sau cùng vì tò mò, và cũng muốn thử làm quen với lính nên An đã viết thư hồi âm, nhưng lại không biết phải ghi địa chỉ nào để anh lính gửi thư cho An, không thể gửi về trường vì Soeur Hiệu Trưởng lần trước đã cấm An rồi, còn gửi về nhà dì nơi An đang ở thì chắc dì sẽ la An một trận tưng bừng, chưa kể là có thể dì mách lại với ba mẹ An, lúc đó An thật rối trí, đúng y như rằng “bỏ thì thương mà vương thì tội”. Cuối cùng An chọn ghi địa chỉ ở nhà ba mẹ, vì lúc đó An đã sắp thi tốt nghiệp lớp 12, thi xong An sẽ về nhà nghỉ hè nên An có thể canh thư gửi đến được, An nghĩ thư An gửi đi chắc phải lâu lắm mới tới tay người nhận vì anh ở tít mãi tận nơi xa xôi- một hòn đảo nhỏ nào giữa biển với phương tiện thông thương hạn chế. Rồi nếu có thư hồi âm của anh lại cho An thì cũng không tới nhanh đâu. Câu chuyện đúng như An nghĩ, thời gian hè về nhà An đã nhận được hai lá thư của anh lính; lúc nầy An đã biết tên anh là Thái; chỉ là là những chuyện kể về đới lính của Thái ở đơn vị Hải quân nay đây mai đó, không có nơi nào cố định, An cũng không hỏi tuổi tác hay gia đình của Thái ra sao, vào lính lúc nào. An chỉ mơ h cảm thy chc Thái cũng còn trẻ, chc chn là phải ln hơn An ri. Sau đó An thi vào Trường Sư Phạm và An đã đậu vào trường. An có báo tin nầy cho Thái biết và ghi địa chỉ trường Sư phạm trong thư, An dặn Thái viết cho An gửi về trường An sẽ dễ dàng nhận thư hơn. Thư đi thư lại giúp hai người thân nhau hơn, Thái có nét chữ viết nghiêng nghiêng rất đẹp, nhìn dễ có thiện cảm dù chưa biết người thật sẽ như thế nào. Có một lần trong thư viết cho An, Thái kể anh mới về phép mấy hôm, có nhà người dì ởSài gòn nên anh có ghé thăm, còn gia đình Thái ở tỉnh. Thái nói biết trường An học nhưng Thái không ghé vì nghĩ là hai người đã có cái duyên biết nhau thì hãy để xem thử hai người có cái duyên để gặp nhau hay không, nên Thái đã không đến trường tìm An. Lúc đó An đã có hơi giận Thái đã về tới Sài gòn mà không chịu gặp An, chắc Thái muốn đùa giỡn với An? Thật ra lúc đó Thái cũng chưa hề có một lời tỏ tình nào với An qua thư, vẫn chỉ là những câu chuyện lính bâng quơ, Thái viết thư xưng tôi với An, còn An kêu anh và xưng tên. An cũng chưa hiểu rõ lòng mình, chỉ biết đọc thư Thái thì cảm thấy vui, và sốt ruột khi chưa thấy thư đến. Mãi đến đầu năm thứ hai Sư phạm , một hôm An nhận được gói quà gồm mấy quyển truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam, kèm theo đó là lá thư ngắn của Thái cho biết đã nhờ người bạn về phép Sài gòn mua mấy quyển truyện gửi tặng An, vì Thái chưa có dịp về phép lần nữa. Trong thư Thái có vẻ tiếc là chưa có dịp gặp An cho biết mặt, vì lúc đó chiến cuộc ở miền Nam đã trở nên dữ dội, một viễn ảnh miền Nam mất nước đang là ám ảnh của nhiều người ở Sài gòn lúc đó. Thái viết gói quà gửi cho An như là kỷ niệm sự quen biết của hai người bấy lâu, vì sau đó có thể Thái đã di chuyển đi chỗ khác vì chiến cuộc gia tăng, và có thể lá thư hồi âm của An sẽ không bao giờ tới tay Thái được, và hai người sẽ bặt tin nhau luôn… tất cả vì chiến tranh!

          An buồn lắm khi đọc thư của Thái, rồi như muốn chạy đua với thời gian, An đạp xe ra nhà sách lựa vội vàng mấy quyển sách truyện ngắn, về nhà viết ít chữ cho Thái, và trong trang đầu của một quyển truyện, An đã dán tấm hình nhỏ chụp lúc mới vào trường Sư Phạm chụp để làm thẻ sinh viên. An gói tất cả thành một gói nhỏ chạy ngay ra bưu điện Sài gòn gửi ngay tới đơn vị đóng quân của Thái, lòng hy vọng thư sẽ tới kịp tay Thái trước khi chiến cuộc lan rộng, lúc đó vào khoảng giữa tháng 4/75. Mãi đến sau nầy An mới được biết đơn vị của Thái đã di chuyển từ hồi tháng ba, và có nghĩa là lá thư của An đã không bao giờ tới được tay Thái…Cũng từ lúc đó hai người bặt tin nhau luôn…

 

          Rồi miền Nam Việt Nam mất vào tay những người miền Bắc, những thảm cảnh tang thương mất mát bao trùm lấy miền Nam. Gia đình An cũng chịu chung số phận bi thương đó, anh lớn của An là sĩ quan quân đội VNCH nên bị đi tù 8 năm, chị và anh rể của An cũng thuộc thành phần chế độ cũ nên đã tự đi “kinh tế mới” để tránh cảnh bị chỉ định phải đi, nhà An thưa vắng người hẳn đi. Lúc đó An cũng phải chấp hành sự phân công của trường đi dạy học tại một trường tiểu học ở một tỉnh ven biển miền trung, lần đầu tiên xa nhà làm cô giáo vùng biển An nhớ nhà vô cùng. Nhưng rồi dạy chưa được môt năm, gia đình An xảy xa nhiều chuyện buồn phiền người thân mất mát, An về thăm gia đình rồi ở luôn Sài gòn không trở ra dạy nữa, cô giáo trẻ bỏ nghề rồi ! Sau đó An bất đắc dĩ trở thành công nhân trong một hãng dệt làm ba ca, đời sống đầy vất vã bận rộn khiến An đôi lúc có cảm tưởng như mình là một người khô khan tình cảm mất rồi. Thời gian đó An ít có dịp nào để nghĩ riêng cho mình nữa, vì gia đình lúc đó các anh chị đã có gia đình riêng phải lo toan; lại thêm trong bối cảnh chung của miền Nam mất nước, hầu như nhà nào cũng có thân nhân đi tù cộng sản, hay đi vượt biên có người sống, cũng có kẻ đã bỏ xác ngoài biển hay trong rừng sâu nước độc, bao nhiêu thảm trạng đã xảy ra, bao nhiêu mất mát đau thương khốn khổ, gia đình An cũng không nằm ngoài số phận đó : anh hai đi tù cải tạo tận ngoài Bắc, vợ chồng chị ba đi kinh tế mới ở xa nhà, chị tư đi vượt biên với hai con gái bị chìm tàu chết mất xác; còn lại An là chị lớn với ba em, với bà nội tuổi đã xấp xĩ 80 mắt nhìn kém lại đi đứng chậm chạp, với ba người đàn ông “cô-đơn đến tội nghiệp” từ sau ngày mẹ An mất, An thương ba lắm, muốn đỡ đần phụ ba lo cho những người còn lại trong nhà, An đã làm rất nhiều “nghề” để sinh sống : nhà có cái máy may gia đình của mẹ, An lãnh quần áo may gia công, mà nào An có biết may vá gì đâu, từ nhỏ tới lúc 75 tuy nhà không giàu có nhưng ba mẹ vẫn lo cho các con ăn học tới nơi tới chốn. An ngồi suốt cả ngày mà thu nhập không có bao nhiêu so với công sức phải bỏ ra; thế là An xoay qua nghề khác, bán bánh ngọt ở lề đường gần nhà. Mỗi buổi chiều lúc 3 giờ An đạp xe đi lấy bánh đem về bày vô tủ kính rồi hai chị em: An và nhỏ em gái út hì hục đẩy xe ra chỗ lề đường gần nhà ngồi bán, An và em gái chia giờ bán để có đứa ở nhà lo cơm nước . Buổi tối hai chị em cùng ngồi bán chung cho tới lúc hết gìờ bán. Đêm nào cũng thế 11 giờ đêm hai chị em dọn hàng, đẩy xe về nhà, con đường về hẻm nhà tuy không xa lắm, nhưng giờ đó trong xóm đã ngủ yên rồi, tiếng bánh xe kêu kẽo kẹt lăn trên con đường gập ghềnh đất đá trong xóm nhỏ đã ngủ yên nghe thật buồn . Hình như An không có số buôn bán nên một thời gian ngắn sau nghề bán bánh cũng ngưng. Cuối cùng An và em gái cùng vào làm chung một hãng dệt ở Thủ Đức, làm cùng nhà máy nhưng khác phân xưởng , lại khác giờ nên hai chị em cũng ít gặp mặt nhau, giờ An đi làm thì em gái về , giờ An tan ca thì em gái lại đang làm. Vậy mà nhờ đi làm nên cuộc sống của mấy cha con đỡ hơn môt chút vì được mua gạo theo tiêu chuẩn công nhân giá rẻ. An đi làm ba ca, một tuần lễ làm việc của An chia ra 3 sáng, 2 chiều, 2 đêm, cứ như thế kéo dài tới mấy năm. Ngoài giờ đi làm An lo việc đi chợ nấu ăn cho mấy cha con, hôm nào đi ca đêm sáng về thì ngủ ngay để lấy sức cho đêm sau, đời sống của An cứ đều đều trôi qua như thế, An không muốn nghĩ đến tình cảm riêng tư nữa, biến c 30/4 đã thay đổi nhiều suy nghĩ về cách sống và tình cảm của An- mà có lẽ cũng là suy nghĩ của nhiều người khác ở xã hội miền Nam nữa.

            Một hôm An đi làm ca sáng về đến nhà, gặp ba, ông đưa An một lá thư và bảo thư ở Mỹ gửi cho An, chắc bạn bè nào của An đó. Thoạt nghe ba nói An ngạc nhiên, mấy năm nay từ sau ngày 30/4 An có nhận được lá thư nào ở ngoại quốc gửi về đâu, mà sao bây giờ lại có thư của ai? Bạn học của An hồi trung học, rồi lúc học 2 năm sư phạm, cũng đâu thấy ai liên lạc với An đâu ? An cầm thư lên nhìn tên người gửi, suýt nữa thì An đã kêu lên trước mặt ba.Trời ạ ! thì ra là thư của Thái, người-bạn-không-chân-dung (trước đây An đã từng đặt cho Thái biệt danh đó), anh lính trẻ ở tít ngoài đảo xa có mối thân tình thật ngẫu nhiên với An. Trong thư có hai trang giấy viết thật ngắn và vắn tắt : một trang viết gửi cho chủ nhà ở địa chỉ nhà An, nội dung viết “nếu nhà nầy đã đổi chủ, thì người chủ hiện tại có biết tin của gia đình chủ trước đã dọn đi đâu, xin vui lòng cho Thái biết tin, Thái sẽ hậu tạ”. Còn tờ giấy thứ nhì Thái viết cho An, chỉ vỏn vẹn vài hàng “nếu An còn ở địa chỉ cũ thì hãy viết thư cho Thái theo địa chỉ ở Mỹ ghi ngoài bìa thư, được thư Thái sẽ hồi âm và tâm sự nhiều hơn”. Suốt đêm, An thật khó ngủ vì lá thư của Thái, có nên hồi âm hay không? Trước kia hai người đâu đã hứa hẹn hay bày tỏ tình cảm gì với nhau đâu, dù thật sự An cũng mến Thái lắm, mỗi lần gửi thư đi rồi An vẫn sốt ruột trông chờ thư hồi âm; Thái cũng đã có lần viết trong thư là mỗi lần đọc thư An là Thái rất vui và thấy ấm lòng vô cùng đối với người lính đóng ngoài đảo xa. Hai người đối với nhau chỉ như thế thì sao gọi là đã có tình cảm nam nữ với nhau ?! Hay là “tình trong như đã mà ngoài còn e.” Chỉ biết sau 75 bặt tin Thái, có một lúc An bun như mình đã đánh mất một cái gì gần gũi thân thiết lắm mà chắc khó tìm được lần thứ hai ! Bây giờ mặt hồ đã tạm yên, một hòn đá nào lại ném khẻ xuống làm gợn lên những đợt sóng lăn tăn nhưng rất khó lặng yên như cũ. Cuối cùng An đã nghe theo tình cảm của mình mà hồi âm cho Thái. Thư đi thư lại nhiều lần mà cả hai cũng vẫn chưa hề biết mặt nhau, cũng chưa có một lời tỏ tình nào của Thái, dù lời lẽ trong thư thật nồng nàn tha thiết. An cũng có chút tự ái không hề kêu Thái gửi hình , mà An cũng chẳng gửi tấm hình nào của An nữa, tính An đôi lúc cũng “lì” lắm; lại nữa An cũng mang cái mặc cảm chung của những người còn ở trong nước lúc đó, là sợ những người đã ra nước ngoài như Thái có thành kiến với người còn ở lại, cứ nghĩ An tỏ vẻ thân thích quá để có dịp lợi dụng sau nầy, sau 75 đồng tiền đã quyết định nhiều sự việc lắm và cũng thay trắng đổi đen tình cảm con người ! An không muốn Thái nghĩ không tốt về An nếu An than thở về cuộc sống hàng ngày, dù An phải đi làm 3 ca rất cực.

            Một hôm An vắng nhà, lúc về nghe em gái nói lại có một cô còn trẻ, tự xưng là em gái của anh Thái bạn An bên Mỹ, nhắn An đến nhà cô theo địa chỉ ghi lại để nhận quà anh Thái gửi về cho An chung với quà của gia đình ảnh. Thế là em gái An được một dịp chọc An cho tới, nó bảo Thái tìm cớ cho gia đình Thái biết mặt nhận xét An dùm, và cũng để cho An biết chút về gia đình Thái. Nhỏ em đòi làm cố vấn về cách ăn mặc của An để đi gặp gia đình Thái sao cho người ta có cảm tình với An, để làm gì khi mà giữa hai người chưa có một lời tỏ tình hay một lá thư yêu thương nào. Hôm An đến nhà theo địa chỉ ghi, thì mới biết đấy là nhà của người dì ruột em của mẹ Thái, cô gái đến nhà An nhắn tin là con của người dì nầy. Họ nói chuyện với An cũng lịch sự tử tế, An cũng giữ ý không hỏi nhiều về Thái, không biết Thái đã nói về An thế nào với gia đình, mà khi nghe An kể cả Thái và An đều chưa hề biết mặt hay gặp gỡ nhau lần nào, mọi người đều ngạc nhiên tỏ vẻ không tin, An cũng không nói nhiều hơn để biện hộ cho sự quen biết của hai người, mà An cũng chẳng tỏ ý muốn biết mặt Thái vì An nghĩ nếu là duyên nợ thì mọi việc sẽ tới, dù sao An cũng là con gái mà. Tính An rất lặng lẽ, An đã qua rồi cái tuổi mới lớn bồng bột sôi nổi. Quà Thái tặng An là mấy hộp kem thoa mặt của con gái, An không rành về các loại mỹ phẩm của phụ nữ, vì trong gia đình An, mấy chị em gái đều không có thói quen dùng các loại nầy, trước kia gia đình An chỉ có mình ba đi làm nuôi cả nhà thì mấy chị em được ăn học là tốt rồi, lấy đâu dư dã để mua sắm những thứ đối với An là xa xỉ đó.

            Nói chuyện một hồi, cô em họ của Thái vào nhà lấy ra mấy tấm hình đưa An xem nói là hình Thái, một thanh niên chắc đã qua tuổi 30 (An cũng chưa hề hỏi qua tuổi Thái lần nào). An xem hình xong trả lại cô em, xin giữ lại một tấm. Qua người dì An được biết gia đình bố mẹ Thái đang sống ở Vũng Tàu, Thái là anh cả của mấy người em có trai có gái. Thái ở đơn vị Hải quân đã theo tàu đi nước ngoài trước hôm 30/4, hiện Thái phải lo cho cả gia đình còn ở Việt Nam… Bà dì của Thái còn nói nhiều nữa mà nào An có để ý nhớ hết đâu, mà sao bà ta lại nói với An về Thái nhiều như vậy ? Hẳn bà có dụng ý gì ? Hay bà muốn ngầm báo cho An biết đừng mơ tưởng nhiều nếu An có ý nghĩ vì tình cảm của hai người, An sẽ nhờ Thái tìm cách cho An sang Mỹ gặp Thái. Thật sự những năm 80 làn sóng người Việt Nam đi vượt biên dâng cao ào ạt, ngay chính trong gia đình An, gia đình chị của của An cũng đã mấy lần tìm cách vượt thoát nhưng đã không thành công, còn bị mất tiền. Phần An lúc đó chưa bao giờ An có ý nghĩ đó, vì cuộc sống gia đình An sau 75, cũng như nhiều gia đình ở miền Nam, đã gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn, thì làm gì có đủ khả năng nghĩ đến chuyện xa xôi đó; lại nữa An thương ba, An đã bỏ nghề dạy học ở lại gia đình cha con sống với nhau, thì An sao đành lòng bỏ ba đi lần nữa. An viết thư cho Thái, cám ơn Thái đã gửi quà cho An, trong thư An không hề nhắc đến những chuyện nhà dì Thái đã nói về gia đình Thái, An chỉ nhắc đến tấm hình của Thái mà An đã xin giữ lại cho mình, sau đó An vẫn hồi âm mỗi lần được thư Thái, dù hai người viết thư tâm sự với nhau như là tri kỷ, nhưng An cũng rất dè dặt tự ái, không muốn gây cho Thái chút hiểu lầm nào về sự liên lạc giữa hai người. Lúc đó An chỉ nghĩ thư của Thái là niềm an ủi nhiều đối với An sau những giờ phút đi làm ca mệt nhọc, chán nản. An không chút mảy may nào khi nghĩ hai người sẽ có lần gặp nhau, bằng cách nào ? Thái về Việt Nam ? Thời đó những người đi nước ngoài chưa được phép trở về lại, vì ngay chính ở Việt Nam họ bị kết án là những kẻ “phản quốc” mà ! Còn ra đi gặp Thái, An chưa bao giờ dám nghĩ, khả năng tài chánh ? bao nhiêu nguy hiểm đang chực chờ? Thôi thì có lẽ cả Thái và An ngầm giao ước là cứ tiếp tục thư từ qua lại, mặc cho “con tạo xoay vần đến đâu !...”. Sau đó Thái có gửi cho An thêm vài tấm hình nữa, trong một tấm hình Thái có ghi hai câu thơ của  bài  “Hồ Trường” và An cũng đã gửi hình mình cho Thái. Có vài lần đọc thư Thái viết thật tình cảm, kể ở xứ người lạnh lẽo xa lạ, mùa đông tuyết phủ trắng xóa ngoài đường phố; đi làm đêm về lái xe một mình độc thoại, nơi Thái ở rất ít người Việt Nam sinh sống vì quá lạnh. Những lúc đó Thái thật hạnh phúc khi đọc thư An, Thái áp thư vào ngực, tưởng tượng như đang ôm chặt người thương trong tay, như muốn tận hưởng phút giây hạnh phúc tưởng tượng đó. An đọc thư Thái viết cũng thấy rung động lắm, con gái mà ! Sau đó có người quen tổ chức vượt biên, họ cho An đi theo sẽ trả tiền sau khi tới nơi an toàn, vì người nhà của họ cũng đi chung với An, họ muốn nhờ An có thể giúp đỡ sau nếu được định cư ở Mỹ; nhưng chuyến đi đã thất bại , may mắn là An không bị bắt, và cái mơ ước gặp Thái cũng không thành. An cũng không hề kể chuyện nầy cho Thái biết, hai người vẫn thư từ với nhau, vẫn là người tình không chân dung của nhau.

             Cho mãi đến mấy năm sau, chắc là do duyên số, An đi lấy chồng, An đã có gửi thiệp báo tin hôn lễ cho Thái mà không viết mt ch nào, rồi An bặt thư Thái luôn,chc Thái cũng mun An yên tâm ở bên chng An, quên đi mối tình qua những bức thư. Khoảng một năm sau, một lần ghé về nhà, em gái An đưa thiệp báo tin đám cưới của Thái từ Mỹ gửi về cho An, cũng không có ly mt dòng ch nào kèm theo. An cầm thư thấy chạnh lòng ngậm ngùi, chắc lúc Thái nhận được thiệp cưới của An có cũng cùng tâm trạng như vậy, mối liên hệ của hai người đã thật sự sang trang…

              Bây giờ An cũng đang ở Mỹ, hơn hai chục năm rồi, chắc Thái đã có con cháu đông đủ, không biết Thái còn hiện hữu trên cõi đời nầy? Thái có còn ở tiểu bang lạnh lẽo xa xôi miền Bắc Mỹ? Thái có biết hiện An cũng đang thở chung bầu không khí ở Mỹ như Thái. Suốt mấy chục năm qua, có khi nào Thái chạnh nhớ đến người tri kỷ nầy chăng? Riêng An thỉnh thoảng nhớ lại kỷ niệm xưa đã chôn sâu tận đáy lòng vẫn cảm thấy bùi ngùi. Mối tình tri kỷ của hai người, nếu “Lấy nhau chẳng đặng, liệu… có thương hoài ngàn năm?”…

                                                                                    THÁI-ANH / QNA