Mẫu Đơn |
Tác Giả: VietAbroader | ||
Thứ Ba, 02 Tháng 12 Năm 2008 06:50 | ||
Jump to: navigation, searchApplication form là một hồ sơ do trường tự biên soạn và gửi đến cho các sinh viên có nguyện vọng nộp đơn vào trường cùng với các tài liệu giới thiệu về trường (brochures). Đây là một phần không thể thiếu trong cả bộ hồ sơ. Các bạn có thể viết thư cho trường này hoặc điền vào bản yêu cầu thông tin trên mạng của trường (online information request) để yêu cầu trường gửi các tài liệu đến tận địa chỉ của bạn. Ngoài ra, nhiều trường có đưa bộ hồ sơ này lên website của trường để bạn có thể tự tải về máy tính của bạn. Bên cạnh đó, tổ chức National Association of Secondary School Principals (NASSP) còn phát hành một bộ hồ sơ chuẩn (Common Application) được hầu hết trường đại học hàng đầu của Mỹ sử dụng. Chỉ cần điền đơn một lần, bạn có thể sao và gửi cho nhiều trường. Dù là mẫu đơn riêng của trường hay mẫu Common Application, bạn cũng sẽ phải điền những thông tin về cá nhân, gia đình, các hoạt động ngoại khóa, quá trình học tập… Bạn nên trả lời trung thực và thống nhất, về các hoạt động ngoại khóa các bạn nên kể ra từ những hoạt động theo thứ tự quan trọng. Trong Common Application, bạn cần phải trả lời một câu hỏi ngắn (short answer) và viết một bài luận (essay). Bài luận là rất quan trọng để bạn thể hiện mình với những nhân viên tuyển sinh, nhưng bạn cũng không nên xem nhẹ phần short answer. Hãy xem mỗi chố trống trên đơn xin học là một cơ hội để bạn cho ban tuyển sinh biết thêm về con người bạn. Bạn nên bỏ thời gian điền hồ sơ một cách tỉ mỉ và chính xác, đọc đi đọc lại vài lần sau khi điền xong. Nếu thấy cần thiết bạn có thể nhờ bố mẹ hoặc những người đã có kinh nghiệm xem giúp hồ sơ cho mình xem còn lỗi sai gì không. Mỗi chi tiết nhỏ đều có thể là cơ sở để người đọc hồ sơ đưa ra những nhận xét về bạn. Về Common Application, có ba cách để nộp đơn. Thứ nhất, bạn có thể yêu cầu trường gửi thông tin và đơn xin học về địa chỉ của nhà mình. Phần yêu cầu này thường được tìm thấy trên website của các trường. Khi nhận được đơn xin học, bạn điền và gửi đến trường qua đường bưu điện. Chú ý: một số trường mặc dù nhận đơn Common Applicaton nhưng vẫn có những mẫu đơn của riêng mình, và nếu như vậy thì khi bạn yêu cầu trường gửi đơn đến, trường sẽ gửi mẫu đơn của riêng trường đó. Thứ hai, bạn download đơn xin học từ website của trường, điền rồi gửi đi qua đường bưu điện. Thứ ba, bạn vào địa chỉ http://www.commonapp.org, đăng kí một tài khoản, và điền đơn trực tuyến. Khi điền xong bạn cũng không cần gửi đi ngay mà có thể lưu giữ (save) để đọc lại hoặc bổ sung về sau. Sau khi đã gửi (submit) đơn đến một số trường bạn có thể sao chép thành một đơn khác để chỉnh sửa và gửi đến những trường khác. Giới hạn cho một tài khoản là 20 trường. Chú ý đọc kĩ các hướng dẫn trên website trước và sau khi điền form.
[Sửa] Đơn Bổ Trợ (Supplemental Form)Nhiều trường đại học ngoài việc đòi hỏi bạn gửi Common Application Form còn yêu cầu thêm một đơn phụ nữa để bổ sung những thông tin trường cần biết về bạn mà trong Common Form không đề cập đến. Tùy từng trường, Supplement Form có thể được nộp qua website (trong mục Supplement) hoặc bạn phải download và gửi cho trường qua đường bưu điện. [Sửa] Vài chú ý khi điền đơn- Middle Name: nếu tên bạn có 3 chữ, bạn nên điền chữ cái đầu của tên đệm kèm dấu chấm (.), ví dụ như Phạm Duy Khánh (Conncoll ’10) thì Full Name sẽ là Khanh D. Pham. Nếu tên bạn có 4 chữ, bạn có thể chọn 1 trong 2 chữ đệm hoặc bỏ trống. Bạn không cần quá bận tâm về vấn đề này bởi khi mọi thong tin là chính xác, bạn sẽ không gặp phải rắc rối nào khi làm VISA - Nickname: Trong bản hồ sơ bình thường ở nước ta, mục này có nghĩa là “bí danh”, nghe có vẻ hơi hình sự. Nhưng thực ra nếu bạn thích mọi người gọi bằng 1 cái tên khác khi đến trường thì bạn cứ điền vào. Ví dụ như bạn mình đã điền Alicia vào mục Nickname và từ đó trở đi trong các thư trường gửi về nhà đều sử dụng cái tên này. - Address: Đừng cố dịch địa chỉ của mình sang tiếng Anh vì hầu hết các bác đưa thư không hiểu. Như vậy họ sẽ phải dịch và thư của bạn sẽ đến nơi chậm hơn. Bạn chỉ cần ghi đúng địa chỉ theo tiếng Việt và bỏ dấu đi thôi. - State và Postal Code: 2 mục này đều bỏ trống, bạn không nên ghi 1000 hay 10000 hay 00844 gì đó vào mục Postal Code vì Việt Nam không có số này. - Area Code and Phone: Nếu số điện thoại ở nhà bạn là xxxxxxx và bạn ở Hà Nội thì bạn hãy điền là 844-xxx-xxxx, còn nếu bạn ở HCM thì sẽ là 848-xxx-xxxx. Ví dụ như số điện thoại Tư Vấn Sức Khoẻ Sinh Sản sẽ là 844-823-0566. - Current Address: Nếu địa chỉ của bạn quá khó tìm, hoặc nó quá dài đến nỗi không điền nổi 2 ô Address ở trên, bạn có thể chọn 1 địa chỉ khác dễ tìm hơn như nhà bạn bè, người quen... Các trường sẽ gửi thư về địa chỉ đó và bạn sẽ phải qua đó lấy (hơi mất công). - Citizenship: Bạn hãy điền là Other, mục ở dưới bạn điền là Vietnam còn VISA Type bỏ trống nếu bạn đang ở VN, còn nếu bạn đang đi giao lưu hãy chọn loại VISA như trong hộ chiếu của bạn. - Parents Information: Bạn hãy hỏi bố mẹ chính xác các thông tin này. - Legal Guardian Information: Nếu bạn đang đi giao lưu tại Mỹ, bạn hãy điền thông tin của host vào đây. - Major Information: Nếu bạn chưa quyết định theo học ngành gì, hãy điền Undecided. Việc này sẽ không làm ảnh hưởng đến hồ sơ cũng như khả năng được nhận của bạn. - Bạn đừng quên tick vào ô Will you be a candidate for financial aid? (YES) và ghi ước chừng tháng/năm bạn sẽ gửi hồ sơ tài chính. - Secondary School: Thông tin về trường cấp 3 của bạn. Date of entry thường là từ 09/20xx đến 06/20xx. Ví dụ như mình là 09/2003 đến 06/2006. Type of School: Public nếu bạn đang học trường công, Private nếu là dân lập. Nếu bạn đang đi giao lưu thì hãy điền thông tin trường mà bạn đang học bên Mỹ vào đó. Với phần Counselor’s Name, vì ở Việt Nam không có khái niệm counselor nên bạn có thể điền tên thầy cô chủ nhiệm hoặc Ban Giám Hiệu. Thầy cô này cũng sẽ viết một recommendation cho bạn. - Other Secondary Schools: Nếu bạn đang đi giao lưu, hãy điền thông tin trường trung học mà bạn từng học ở Việt Nam. - Extracurricular, personal, and volunteer activities (including summer): Hãy sắp xếp các hoạt động ngoại khoá của bạn vào các mục tương ứng, sau đây là 1 số hoạt động tiêu biểu mà các học sinh Việt Nam hay làm:
- Ở cuối Common Application có phần Additional Information để bạn điền những thông tin bạn muốn cho Ban tuyển sinh biết mà lại không có ở trong form. Đây là cơ hội để bạn làm rõ những hoạt động ngoại khóa, những thành tích mà bạn đạt được. - Bạn nên kiểm tra lại cẩn thận, Print Preview trước khi nộp đơn. [Sửa] Xem thêm[Sửa] Liên kết ngoàiLấy từ « http://vietabroader.org/vapedia/index.php?title=Application_Form »
|