Home CĐ Việt Du Học Mỹ Tổng quan quy trình nộp hồ sơ đại học Hoa Kỳ

Tổng quan quy trình nộp hồ sơ đại học Hoa Kỳ PDF Print E-mail
Tác Giả: VietAbroader   
Thứ Ba, 02 Tháng 12 Năm 2008 06:58

Jump to: navigation, search

Đại học Hoa Kỳ

Khác với kì thi đại học ở Việt Nam, các tru­ờng đại học ở Mỹ tuyển sinh thông qua một quy trình tư­ơng đối phức tạp và kéo dài. Ngoài kết quả học ở trường, ban tuyển sinh (admission committee) còn quan tâm đến nhiều rất yếu tố khác để đ­ưa ra quyết định cuối cùng. Thông th­uờng, họ sẽ yêu cầu học sinh chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau để xem xét và đánh giá. Bộ hồ sơ này không chỉ nói lên điểm số và thành tích của học sinh mà còn là ph­ương tiện để học sinh tự giới thiệu về bản thân từ những ph­uơng diện khác nhau bao gồm thể thao và các hoạt động ngoại khóa khác. Cũng vì thế nên để có đư­ợc một bộ hồ sơ có sức thuyết phục, học sinh sẽ phải bỏ ra không ít thời gian và công sức. Quy trình hoàn thành một bộ hồ sơ cũng là một quy trình khá phức tạp với nhiều công đoạn, đòi hỏi sự chuẩn bị và lên kế hoạch chu đáo.

Hạn nộp hồ sơ (application deadline) là điều đầu tiên cần lưu ý. Hầu hết các trường đại học ở Mỹ có hạn nộp hồ sơ (Regular Decision) là ngày 1 tháng 1, có nghĩa là dấu bưu điện trên hồ sơ của bạn phải trước hoặc trong ngày 1 tháng 1. Nếu học sinh nộp theo dạng Early Decision hay Early Action thì hạn nộp hồ sơ thường là trong tháng 11.

Một số trường có hạn nộp hồ sơ sớm hơn, và cũng có trường có hạn nộp muộn hơn, nên học sinh cần tìm hiểu kĩ trên website của các trường để có thể lên kế hoạch đúng và không bị chậm hạn nộp hồ sơ.

Sau đây là các yếu tố và khâu chuẩn bị cần thiết.  

Mục lục

[Sửa]

1. Quá trình học phổ thông

Chư­ơng trình và kết quả học của học sinh trong những năm cấp III được coi là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất. Các tr­ường không chỉ quan tâm đến điểm số mà còn cả mức độ khó của ch­ương trình học - yếu tố này gọi là academic rigor. Như­ng thế nào là khó và cần phải khó đến mức nào?

Hệ thống giáo dục ở Mỹ (hoặc một nư­ớc có nền giáo dục tư­ơng tự), cho phép học sinh có quyền chọn khóa học theo môn và độ khó. Đối với các học sinh từng học tại Mỹ, lịch học có càng nhiều các lớp AP (Advanced Placement) và honor thì sẽ càng đ­ợc coi là khó và càng đư­ợc đánh giá cao. Đối với những trư­ờng không có AP, IB và honor classes (hoặc không cho phép đăng ký học AP, IB, và honor), học sinh có thể viết thư giải thích khi nộp đơn vào các tr­ường đại học. Với họ, điều quan trọng là học sinh luôn tận dụng triệt để những tài nguyên sẵn có. (Về AP classes và việc chọn các môn học sao cho hợp lý, xin tham khảo thêm các bài viết về việc học cấp III ở Mỹ).

Đối với các học sinh học ở Việt Nam thì mức độ khó của chương trình không phải là yếu tố quá quan trọng (vì chương trình học của mọi học sinh đều giống nhau). Tuy nhiên, việc học tại trường chuyên, lớp chọn cùng với việc giải thành phố, quốc gia (đặc biệt là giải quốc gia) đều là những yếu tố rất có lợi (Có nhiều người tưởng lầm rằng các trường đại học nước ngoài không coi trọng giải học sinh giỏi của Việt Nam và vì thế mà bỏ thi). Ngoài ra, học sinh cũng nên lưu ý là giáo trình Toán và một số môn khoa học ở Việt Nam khó hơn giáo trình ở Mỹ rất nhiều (hầu hết đều tương đương với trình độ AP). Học sinh có thể giải thích kỹ hơn về điều này ở phần sau (Writing the Application).

 [Sửa]

2. Các kỳ thi chuẩn hóa

Đối với học sinh Việt Nam, đa số các trường đại học ở Mỹ yêu cầu điểm TOEFL và SAT. Một số trường còn yêu cầu cả điểm SAT II. Học sinh có thể thi các kì thi này từ trước hoặc trong hè năm lớp 11 để tránh tình trạng ôn tập và thi dồn dập các kì thi trong các tháng liên tiếp trong khi phải chuẩn bị các phần khác của hồ sơ. Ngoài ra thi sớm còn cho phép học sinh có điều kiện để ôn và thi lại nếu như điểm thi lần đầu tiên không được như mong đợi.

a. SAT I

Đa số học sinh sẽ phải thi SAT I vì ngay cả khi 1 số tr­ường không yêu cầu thì điểm SAT I vẫn sẽ giúp ích rất nhiều (Khoảng 5 năm tr­ước, học sinh Việt Nam khi apply vào các trư­ờng top ở Mỹ không phải thi SAT I. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng học sinh Việt Nam thi SAT I ngày càng nhiều và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nên kì thi này gần nh­ư là bắt buộc). Thông thường, các trư­ờng đại học lớn (có số lư­ợng học sinh apply đông) coi trọng điểm trung bình (GPA) và điểm SAT I hơn là các liberal arts colleges và những tr­ường có quy mô nhỏ hơn.

Yêu cầu điểm SAT này tuỳ thuộc vào “tiêu chuẩn” của mỗi trư­ờng và đa số học sinh đều tham khảo mức điểm SAT I trung bình của các tr­ường để đưa ra chọn lựa đúng đắn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc điểm SAT thấp hơn điểm trung bình của trường khoảng 100 điểm không phải là điều quá đáng lo lắng. Các trường đều hiểu rằng sinh viên quốc tế gặp nhiều khó khăn khi làm phần Critical Reading. Ngoài ra, các phần khác trong hồ sơ luôn có những ảnh hưởng nhất định đẻ bù cho điểm yếu này.

b. SAT II

Khác với SAT I, SAT II được chia ra từng môn thi, trong đó có Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử thế giới, Sử nước Mỹ, Văn học... Hầu hết các trường hàng đầu sẽ yêu cầu học sinh thi SAT II. Đối với những trường không yêu cầu, điểm SAT II cao luôn là 1 lợi thế. Mọi người cho rằng học sinh Việt Nam luôn đạt điểm cao trong các môn tự nhiên của SAT II. Do đó, việc thi SAT II luôn được khuyến khích.

c. ACT

ACT bao gồm cả Ngôn ngữ, Toán, và các môn Khoa học nên nó có thể dùng để thay thế cho cả SAT I và SAT II. Hầu hết các trường đều nói rằng họ chấp nhận cả SAT I + SAT II lẫn ACT nhưng trên thực tế, ACT chỉ phổ biến ở một vài bang. Ngoài ra, SAT II có tính chuyên sâu cao hơn nên vẫn thường được coi trọng hơn là ACT. Tuy nhiên, đối với những trường có truyền thống sử dụng điểm ACT thì đây cũng là một sự lựa chọn đáng cân nhắc. (Lưu ý rằng ACT không có tổ chức thi ở Việt Nam).

d. TOEFL

Đối với học sinh quốc tế, TOEFL là bắt buộc đến 99% (chỉ trừ trường hợp hcọ sinh đã học nhiều năm ở một nước nói tiếng Anh). Chỉ một số ít trường chấp nhận IELTS, vì vậy TOEFL giúp học sinh có nhiều lựa chọn và tăng khả năng được nhận. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của TOEFL không bằng SAT. Cũng giống như điểm SAT I, mỗi trường có mức điểm TOEFL chuẩn riêng. Bạn cũng nên lưu ý rằng một số trường đại học công lớn sẽ sơ loại hồ sơ của bạn bằng điểm TOEFL và điểm SAT I.

Xem chi tiết: SATTOEFL

[Sửa]

3. Lựa chọn trường

Đây là một công đoạn tốn khá nhiều thời gian, chuẩn bị càng sớm càng tốt là lời khuyên mà nhiều anh chị đi trước nêu ra. Rất nhiều người đã lên danh sách sơ bộ các trường họ dự định nộp hồ sơ trong hè lớp 11 để có thể dành thời gian tìm hiểu thêm vào đầu năm lớp 12. Nhiều người cho rằng không nên chần chừ quá lâu trong việc chọn hay không chọn một trường vào danh sách, vì quyết định được càng sớm, học sinh sẽ có càng nhiều thời gian để tìm hiểu về trường và có thể lên kế hoạch cụ thể.

Xem chi tiết: Tìm và chọn trường đại học Hoa Kỳ

[Sửa]

4. Viết luận văn, hoàn thành hồ sơ sơ bộ

Luận văn là một phần vô cùng quan trọng trong hồ sơ tuyển sinh – đây là nơi học sinh có thể thể hiện chính mình, những suy nghĩ, tình cảm không có chỗ bộc lộ trong những lá đơn xin học khác, và đây cũng chính là nơi để Ban tuyển sinh tìm hiểu rõ hơn, hiểu hơn về học sinh. Chính vì lý do này mà bài luận văn cần được hết sức quan tâm và dành nhiều thời gian. Nhiều người cho rằng học sinh nên suy nghĩ xem mình sẽ viết về điều gì ngay từ khi có dự định làm hồ sơ học đại học ở Mỹ. Việc chuẩn bị sớm sẽ giúp học sinh có thời gian suy nghĩ sâu sắc về nhiều vấn đề mà có thể bình thường không để tâm tới, hơn nữa, học sinh sẽ có nhiều thời gian để viết và sửa lại bài luận văn của mình nhiều lần. Đây là một phần hết sức quan trọng cần đặc biệt lưu ý. Sau khi hoàn thành bài luận, học sinh có thể hoàn thành “phần 1” của hồ sơ, tức là phần thông tin cá nhân, liệt kê điểm thi, các hoạt động ngoại khoá, thành tích đạt được, vv…

Xem chi tiết: Bài luận

[Sửa]

5. Thư giới thiệu

Tuỳ thuộc vào mối quan hệ với thầy cô giáo mà học sinh dự định nhờ viết thư giới thiệu, học sinh có thể lựa chọn thời điểm phù hợp để người đó viết. Nếu như thầy, cô giáo đã dạy từ năm lớp 10, 11 thì học sinh có thể nhờ viết thư ngay từ đầu năm lớp 12. Nếu như thầy, cô giáo mới bắt đầu dạy bạn từ lớp 12 thì bạn có thể chờ đến giữa học kì để thầy, cô có thời gian hiểu hơn về bạn. Công việc này hoàn thành càng sớm càng tốt để bạn có thời gian chuẩn bị cho các phần khác của hồ sơ.

Xem chi tiết: Thư giới thiệu

[Sửa]

6. Hoạt động ngoại khóa

Ngoài kết quả học và điểm thi, các tr­ường đại học ở Mỹ cũng khá coi trọng các hoạt động ngoại khoá. Qua đó, họ sẽ đánh giá sự năng động và khả năng lãnh đạo của bạn.

Tại các tr­ường cấp III của Mỹ có vô vàn các câu lạc bộ học sinh khác nhau. Bạn đừng ngại mất thời gian mà không đăng ký tham gia. Ngay cả khi bạn không thực sự thích những hoạt động này thì club/team membership cũng giúp cho cái resume của bạn trông oai hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng đừng có quá ôm đồm. Sẽ tốt hơn nếu bạn tham gia một vài hoạt động với great commitment, và càng tốt nếu club/team mà bạn tham gia đạt đ­ợc một thành tích đáng kể nào đó.

Nhưng ở Việt Nam làm gì có câu lạc bộ này nọ? May lắm thì cũng có mấy cái Đoàn Đội đấy, nhưng chỏ là cái danh hão thôi. Thế mà cái danh hão đấy cũng có ích lắm đấy nhé. Lớp trưởng, lớp phó, bí thư,...nếu đem dịch sang tiếng Anh đều nghe oai như cóc. Mà nếu ngồi nhâm nha suy nghĩ thì học sinh Việt Nam mình cũng có nhiều hoạt động hay đáo để.

Xem chi tiết: Hoạt động ngoại khóa

 [Sửa]

7. Hồ sơ bổ sung

Ngoài phần bắt buộc hầu như các trường đều yêu cầu bạn gửi thêm một phần bổ sung theo mẫu của trường, và phần lớn các trường yêu cầu thêm một bài luận văn bổ sung. Đây cũng là một phần rất quan trọng, vì bài luận văn trong hồ sơ sơ bộ có thể được dùng để gửi cho nhiều trường một lúc, trong khi bài luận văn bổ sung là viết theo đề của trường, nên mang tính chất riêng hơn. Hầu hết các trường ra câu hỏi: vì sao bạn muốn học ở trường chúng tôi? Vì thế, đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện sự hiểu biết của mình về trường. Tuyệt đối không nên để đến sát ngày hết hạn mới viết.

[Sửa]

Xem thêm

Tìm và chọn trường đại học Hoa Kỳ

Bộ hồ sơ

[Sửa]

Tham khảo

The Cruel Process - Where to Begin

[Sửa]