Người Trẻ Mỹ Gốc Việt Lãnh Đạo Các Phòng Thương Mại Mỹ Việt |
Tác Giả: Thanh trúc, phóng viên RFA | |||
Thứ Năm, 27 Tháng 1 Năm 2011 09:44 | |||
Những người trẻ ấy là giám đốc điều hành hay chủ tịch hoặc thành viên các Phòng Thương Mại Mỹ Việt Vào tuần lễ đầu tiên của năm 2011, một hội nghị với chủ đề Sự Tăng Trưởng Của Tiểu Thương Và Nghệ Thuật Kinh Doanh, do Ủy Ban Khởi Xướng Các Vấn Đề Người Mỹ Gốc Á Và Thái Bình Dương của Nhà Trắng tổ chức tại vùng Silicon Valley, còn được mệnh danh là thung lũng điện tử của thành phố San Jose miền Bắc Calif
Các cơ sở thương mại Việt Nam ở Little Saigon, Cali Trong gần bảy trăm người đến nghe bộ trưởng Bộ Thương Mại Mỹ nói chuyện cùng với một số nhân vật quan trọng trong hành pháp cũng như lập pháp, điển hình dân biểu Mỹ gốc Nhật Mike Honda mà kiến thức và sự hiểu biết về ngành thương mại của người Châu Á khiến cử tọa đặc biệt chú ý. Người ta thấy rất đông đại diện các doanh nghiệp, các công ty, các hội đoàn kinh doanh của người Mỹ gốc Á và Châu Á Thái Bình Dương, bên cạnh những khuôn mặt trẻ trung Mỹ gốc Việt trong tiểu bang hay đến từ các nơi xa. Những người trẻ ấy là giám đốc điều hành hay chủ tịch hoặc thành viên các Phòng Thương Mại Mỹ Việt, một danh từ khá quen thuộc nhưng hãy còn xa lạ vì thiếu sự tham gia của giới tiểu thương Mỹ gốc Việt bao năm nay. Đề tài của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi Hôm Nay: người trẻ Mỹ gốc Việt và những Phòng Thương Mại Mỹ Việt ở Hoa Kỳ cho đến lúc này. Giới trẻ Mỹ gốc Việt với tầm nhìn kinh doanh Tiểu bang Nevada có dân số Á Đông rất lớn và đang phát triển rất nhiều. Tôi tới đây là để kiếm nhưng cơ hội mới, kiếm những lợi ích để giúp cho những người tiểu thương, những cơ sở hay những phát triển mới ở Nevada có được nhiều cơ hội . Hội nghị về sự tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và nghệ thuật kinh doanh cho người Mỹ gốc Á và Châu Á Thái Bình Dương diễn ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ chưa thoát ra khỏi sự suy thoái và nạn thất nghiệp vẫn đe dọa mọi người. Vì thế theo lời bộ trưởng Bộ Thương Mại Gary Locke: “Rằng đây là một hội nghị vô cùng quan trọng và có giá trị đối với những ai muốn khởi sự một doanh nghiệp nhỏ, rằng gần 40% công việc làm của nước Mỹ đến từ những công ty chưa từng ra đời hồi thập niên 1980, đó là sức mạnh mà cũng là sự hứa hẹn của nghệ thuật kinh doanh, trong đó có khả năng kinh doanh của người Mỹ gốc Châu Á. BT.Thương Mại Gary Locke Rằng đây là một hội nghị vô cùng quan trọng và có giá trị đối với những ai muốn khởi sự một doanh nghiệp nhỏ, rằng gần 40% công việc làm của nước Mỹ đến từ những công ty chưa từng ra đời hồi thập niên 1980, đó là sức mạnh mà cũng là sự hứa hẹn của nghệ thuật kinh doanh, trong đó có khả năng kinh doanh của người Mỹ gốc Châu Á. Hơn một triệu công ty cở trung và cở nhỏ do người Mỹ gốc Châu Á và Thái Bình Dương làm chủ trên đất Mỹ, bộ trưởng thương mại Mỹ nói tiếp, có tổng vốn bán buôn hơn ba trăm tỷ đô, có sức thuê mướn đến 50% nhân lực trong các cộng đồng AAPI tức Mỹ gốc Á và Châu Á Thái Bình Dương. Đây là những số liệu vô cùng quan trọng đối với các bạn trẻ Mỹ gốc Việt có tầm nhìn cũng như có khuynh hướng dấn thân vào giòng chính qua con đường phát triển kinh doanh cho cộng đồng của mình ngay trên đất Mỹ. Thành viên của phòng thương mại Mỹ Việt Sacramento Đó là lý do Nguyễn Tâm, chủ tịch Phòng Thương Mại Mỹ Việt quận Cam, Nguyễn Mai, chủ tịch Phòng Thương Mại Mỹ Việt Sacramento, Nguyễn Duy, giám đốc điều hành Phòng Thương Mại Mỹ Việt Nevada, tìm cách networking, nghĩa là tạo mạng lưới nối kết làm việc chung với nhau trong cùng mục đích. Với họ, networking là phương cách làm việc của thời hiện đại. Phòng Thương Mại Mỹ Việt ở quận Cam, Nam California, nơi có khu Little Saigon với đông đảo người Việt nhất Hoa Kỳ, được thành lập trước nhất và lâu đời nhất, từ 1985, như đương kim chủ tịch Nguyễn Tâm trình bày:
“Hơn một triệu công ty cở trung và cở nhỏ do người Mỹ gốc Châu Á và Thái Bình Dương làm chủ trên đất Mỹ, bộ trưởng thương mại Mỹ nói tiếp, có tổng vốn bán buôn hơn ba trăm tỷ đô, có sức thuê mướn đến 50% nhân lực trong các cộng đồng AAPI tức Mỹ gốc Á và Châu Á Thái Bình Dương. Tôi học bác sĩ y khoa nhưng sau khi tốt nghiệp tôi đã không theo chuyên ngành mà lại đi theo ngành tôi mê thích là Quản Trị Kinh Doanh như định hướng của tôi là thương mại hơn là y khoa. Miền Bắc của California, thành phố đông người Việt San Jose, cũng đã có một tổ chức tương tự, Hiệp Hội Doanh Gia với giám đốc David Dương. Tại Sacramento, Nguyễn Mai, chuyên ngành Marketing and Business Management, Tiếp Thị và Quản Trị Kinh Doanh, trình bày lý do và sự hình thành của Phòng Thương Mại Mỹ Việt Sacramento dù xem ra non trẻ so với bên quận Cam Nam California. Từ trước Mai chỉ làm cho những hãng xưởng của Mỹ thì những tiếp xúc của Mai là với người Mỹ mà thôi. Lúc vào cộng đồng Việt Nam ở Sacramento Mai cũng có sinh họat trong OCA tức Organisation Of Chinese American, thì Mai hiểu được là cộng đồng người Mỹ gốc Á và Châu Á Thái Bình Dương có nhiều tổ chức bên Sacramento rất lớn những mà không có sự hiện diện của người Việt Nam mình. Cộng đồng Việt Nam của mình ở Sacramento từ ba đến bốn chục ngàn người mà mình không có được một tiếng nói không có access không có hướng để mà giúp đỡ cho mình, không những là vấn đề thương mại mà còn những chương trình nhu y tế, chương trình cho người lớn tuổi, chương trình cho trẻ em,Mai thấy rất là thiệt thòi và rất là tiếc. Muốn cộng đồng mạnh phải xây dựng thương mại cho mạnh Theo cô, những người Việt lớn tuổi qua Mỹ đầu tiên đã đi làm rồi chắt chiu dành dụm tiền bạc để lập một cơ sở tiểu thương nhưng chưa chắc gì họ đã thành công mà tại vì lúc đó kinh tế Mỹ lên, chưa chắc gì họ có những phương tiện và những quyền lợi hay những chương trình hướng dẫn cho họ về cách làm ăn theo kiểu Mỹ theo cái structure của Mỹ hay là chính sách của chính phủ về thuế về luật định. Nguyễn Mai nêu thí dụ về những người mở nhà hàng, vì không nắm rõ luật và nguyên tác vệ sinh mà nhiều chủ nhân đã bị phạt rất nặng hay bị đóng cửa tiệm chẳng hạn . Đương nhiên không phải lỗi của họ mà tại vì họ thiếu thông tin thiếu hiểu biết về nhưng điều đó, Mai thấy tiếc cho những người làm lụng cực khổ một tuần bảy ngày một ngày mười mấy tiếng, tạo nên đồng tiền để nuôi nấng gia đình. Vì lý do đó em vào cái United Business Networking International thì em học hỏi và quen được những người bạn Việt Nam, thấy được rằng xây dựng cái cộng đồng mạnh là bằng xây dựng thương mại cho mạnh, sau đó thì cộng đồng của mình bước lên một bước nữa vào dòng chính. “Cộng đồng Việt Nam nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ đến ngày hôm nay vẫn là ngành Nails. Nói tới phòng thương mại và sự tham gia của ngành Nails, nói về vấn đề có một sự tổ chức đoàn kết trong ngành Nails giữa các chủ tiệm Nails với nhau thì Tâm thấy chưa có một cái tổ chức chung. Anh Tam Nguyen và dân biểu Mike Honda. Photo by Thanh Trúc RFA A. Nguyễn Tâm, GĐ điều hành Tiếp lời Mai, Nguyễn Tâm nói là anh cũng đồng ý như vậy. Đưa ra thí dụ thực tế nhất về những người Việt trong ngành thẩm mỹ móng tay, mà người bên này gọi tắt là làm Nails, đã chiếm lĩnh và thành công trong lãnh vực này nhưng cho đến giờ cũng chưa thể lập ra cho mình một nghiệp đoàn để khi hữu sự thì được giúp đỡ. Người Việt Nam đã chiếm lĩnh ngành Nails tại nước Mỹ và rất thành công trong lãnh vực này, mấy hệ thống tiệm Nails lớn nhất tại Hoa kỳ cũng toàn là người Việt Nam. Đến nỗi mà State Board trong tiểu bang Cali là có một cô Việt Nam, coi như cao cấp nhất trong lãnh vực này, thì trong State Board là có người Việt Nam rồi. Nếu chọn một nghành thương mại người Việt mà đã nuôi bao nhiêu gia đình ở tại Hoa Kỳ và đã gởi bao nhiêu tỷ đô la về Việt Nam thì cũng là ngành Nails mà người Việt đã thành công. Rất tiếc đến ngày hôm nay chưa có một cái hội đoàn nào mạnh trong lãnh vực này. Là những người trẻ có nền tảng học vấn ở Hoa Kỳ, mạnh dạn tham gia vào những Phòng Thương Mại Mỹ Việt cũng là cách phục vụ và thể hiện ước mơ xây dựng một cộng đồng đi vào dòng chính. Tâm còn ao ước về tầm nhìn đường dài cho Phòng Thương Mại của mình. Ví dụ tạo được cái nền mạnh cho thế hệ thứ hai để các bạn sinh trưởng bên này cũng như các bạn từ Việt Nam sang đây được đoàn kết với nhau để làm việc tại đây để cộng đồng Việt Nam mình càng ngày càng mạnh hơn, tạo một tiếng nói trong thương mại cũng như các lãnh vực, để khi mình đi họp trên Washington DC hay là White House hay là với các thượng nghị sĩ là mình có một tiếng nói chung và càng ngày các Little Saigon chung quanh nước Mỹ càng mạnh hơn. Còn Nguyễn Mai, chủ tịch Phòng Thương Mại Mỹ Việt Sacramento, nơi mà hôm thứ Ba vừa rồi đã tổ chức kỷ niệm một năm thành lập khu Little Saigon ở đây: Cái khó cái challenge (thử thách ) của tụi em là p[hải hy sinh thời gian rất nhiều. Năm đầu tụi em ấn định là chỉ thông tin và kêu gọi họ mời họ đến nhưng tại sao người Việt Nam của mình không đến? Là tại vì họ hỏi tôi đến để làm gì, có ích lợi gì? Và thường người Việt Nam của mình không đưa lên tiếng nói. Thí dụ trong khu thương mại toàn người Việt và người Châu Á tức người Việt gốc Hoa, nhiều người bị ăn cướp mà không lên tiếng vì sợ. Em nghĩ mình phải hướng dẫn phải đích thân tới nói chuyện với họ thì lúc đó họ mới hiểu lý do tại sao cần vào những hiệp hội này. Bây giờ bên Sacramento tụi em đã có những sự thành công đó là tại vì tụi em may mắn xây dựng được sự tin tưởng. Sau đó họ mới chia sẻ và mình mới có thể đưa ra những chương trình để họ gia nhập. Còn nhiều người họ nhập vào là vì họ đã bị phạt đã trải qua những vấn đề . Thí dụ ngành Nails đã bị phạt năm mười ngàn lúc đó họ mới đi kiếm tụi em. Quảng cáo của một tiệm làm Nails. AFP Đó là ý nghĩ chung, khó khăn chung mà cũng là ao ước chung của các bạn trẻ trong Phòng Thương Mại Mỹ Việt hay Hiệp Hội Doanh Gia Việt Mỹ hay bất cứ tên gì khác có cùng mục đích. Có lẽ vì thế mà khi gặp nhau trong Hội Nghị Về Sự Tăng Trưởng Doanh Nghiệp Nhỏ Và Nghệ Thuật Kinh Doanh, tổ chức cho các doanh gia Mỹ gốc Á và Châu Á Thái Bình Dương, các bạn trẻ Nguyễn Duy, Nguyễn Tâm, Nguyễn Mai vân vân đã tìm cách networking với nhau để làm việc. Dưới mắt luật sư Nguyễn Hoàng Dũng, từng họat động nhiều trong lãnh vực thương mại, từng có chân trong Ban Cố Vấn Về Các Vấn Đề Mỹ Gốc Á Và Châu Á Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Bush từ 2004 đến 2007, networking là hình thức hay nhất để mang lại thành công cho những Phòng Thương Mại Mỹ Việt ở Hoa Kỳ: Từ vài trăm ngàn năm 1975 đến nay đã lên cả triệu người, cái chính của chúng ta vẫn là thương mại. Trong cái chính của thương mại đó vẫn là tiểu thương. Những cơ sở thương mại nhỏ cần phải đoàn kết với nhau để có thể giúp đỡ lẫn nhau trong lúc cần thiết. Những người trẻ Mỹ gốc Việt hiện nay đang tham gia và thành lập những Phòng Thương Mại Việt Mỹ trong các cộng đồng Việt Nam là điều đáng mừng, đáng khích lệ và thực sự là rất cần thiết cho sinh họat của cộng đồng trong giòng chính. Từ vài trăm ngàn năm 1975 đến nay đã lên cả triệu người, cái chính của chúng ta vẫn là thương mại. Trong cái chính của thương mại đó vẫn là tiểu thương. Những cơ sở thương mại nhỏ cần phải đoàn kết với nhau để có thể giúp đỡ lẫn nhau trong lúc cần thiết. Do đó một Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở quận Cam, một Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở San Jose, ở Sacramento hoặc ở Las Vegas sẽ không mạnh bằng một tập thể các Phòng Thương Mại Việt Mỹ trên tất cả các tiểu bang . Đây là tiếng nói đáng kể để được chú ý đến. Thanh Trúc vừa giới thiệu đến quí thính giả vài khuôn mặt trẻ Mỹ gốc Việt, lãnh đạo những Phòng Thương Mại Mỹ Việt ở Hoa Kỳ. Câu chuyện của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngưng. Thanh Trúc sẽ trở lại tối thứ Năm tuần tới.
|